I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
* VB Bếp lửa:
- Tiếp tục cho HS hiểu những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà
giàu yêu thương, giàu đức hy sinh.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp các yếu tố tự sự,
miêu tả và bình luận trong tác phẩm trữ tình.
* VB Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
- Nắm được vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Thấy được tình cảm bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất
nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của
khúc hát ru thiết tha trìu mến.
2. Kĩ năng:
* VB Bếp lửa:
- Nhận diện được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận, biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ
quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm yêu quê hương đất nước.
* VB Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
- HD HS phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua khúc hát ru của bà
mẹ, của tác giả.
- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu
nước.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 65: Văn bản "Bếp lửa" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 8/11/2019
Tiết 65
Văn bản: BẾP LỬA (Bằng Việt)
HDĐT: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
(Nguyễn Khoa Điềm)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
* VB Bếp lửa:
- Tiếp tục cho HS hiểu những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà
giàu yêu thương, giàu đức hy sinh.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp các yếu tố tự sự,
miêu tả và bình luận trong tác phẩm trữ tình.
* VB Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
- Nắm được vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Thấy được tình cảm bà mẹ Tà Ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất
nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của
khúc hát ru thiết tha trìu mến.
2. Kĩ năng:
* VB Bếp lửa:
- Nhận diện được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận, biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ
quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm yêu quê hương đất nước.
* VB Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:
- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
- HD HS phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua khúc hát ru của bà
mẹ, của tác giả.
- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu
nước.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Ảnh chân dung nhà thơ “Nguyễn khoa Điềm”.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Lớp mình đi được bao nhiêu bạn?
How many friends do you have in class?
2. Kiểm tra đầu giờ.
a. KT bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt?
b. KT bài mới:
? Tác giả của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV dẫn vào bài, giới thiệu nội dung tiết học.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- HS đọc khổ thơ cuối.
H: Nội dung của khổ thơ trên?
- Đây chính là lời tự bạch của người cháu
đi xa khi đã trưởng thành.
H: Người cháu tự thấy mình đã có
những may mắn gì trong cuộc sống?
- Được đi học ở nước ngoài, tiếp nhận
những điều tốt đẹp.
H: Nhưng người cháu vẫn cảm thấy
lòng mình không thanh thản vì sao?
-> Nhưng người cháu không quên ánh
sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà - nơi quê
hương.
H: Câu thơ cuối sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì?
H: Câu cuối với câu hỏi tu từ nhắc nhở
ta điều gì?
Hs thảo luận nhóm 4 phút
Hs trình bày, nhận xét
Gv nhận xét chốt
+ Không được quên những lận đận đời bà.
+ Không được quên tấm lòng ấm áp của
bà.
+ Không được quên những tận tuỵ, hy
sinh của bà.
- GV liên hệ: Trong cuộc sống đầy đủ,
niềm vui dễ dàng trăm ngả, điều đó có thể
A-Văn bản Bếp lửa.
3. Người cháu đã trưởng thành đi xa
nhưng không nguôi nhớ về bà:
“ .... có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, ”
-> Điệp từ, từ khẳng định.
- Tự nhắc mình:
“Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.
-> Câu hỏi tu từ
=> Không bao giờ quên quá khứ, quên
hình ảnh bà và bếp lửa của 1 thời thơ ấu
nghèo khó, gian nan mà ấp áp tình nghĩa.
khiến ta quên mất những điều bình thường
mà thiêng liêng, kì diệu như bếp lửa của
bà...
H: Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
H: Bài thơ đã cho ta thấy được tình
cảm nào?
H: Từ kỉ niệm về tuổi thơ nhà thơ cho
ta hiểu thêm điều gì?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
H: Nêu những hiểu biết của em về nhà
thơ Nguyễn khoa Điềm?
H: Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Những năm tháng quyết liệt của cuộc
kháng chiến chống Mĩ trên cả hai miền
Nam - Bắc.
HD cách đọc bài thơ.
- Giọng đọc tha thiết, lưu ý các đoạn điệp
khúc.
- GV đọc mẫu - 2 HS đọc - NX.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+ Xây dựng hình ảnh thơ cụ thể, gần gũi,
gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu
tượng.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với
miêu tả, tự sự và bình luận.
+ Thành công ở sự sáng tạo hình ảnh bếp
lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm
điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và
suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
2. Nội dung:
+ Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về
người bà và tình bà cháu.
+ Thể hiện lòng kính yêu trân trọng và
biết ơn của người cháu đối với bà, đối
với gia đình, quê hương, đất nước.
3- Ý nghĩa: Từ những kỉ niệm tuổi thơ
ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu
thêm về những người bà, những người
mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
* Ghi nhớ: sgk/
B- HDĐT: Khúc hát ru những em bé
lớn trên lưng mẹ.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm (1943).
- Quê: Thừa Thiên Huế.
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ.
b. Văn bản:
- Bài thơ sáng tác năm 1971, khi tác giả
đang công tác ở chiến khu Miền tây
Thừa Thiên.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
a. Đọc:
- HS giải nghĩa từ “A-kay”?
(con: DT chung); Cu Tai (bé trai tên là
Tai)
H: Cho biết thể thơ và PTBĐ chính ?
H: Nhận xét gì về nhan đề bài thơ?
- Đọc lại 3 lời ru của tác giả ở 3 đoạn.
H: Hiện lên trong lời ru thứ nhất người
mẹ đang làm gì?
H: Em có nhận xét gì về công việc này?
(công việc nặng nhọc)
H: Theo em câu thơ nào hay nhất, xúc
động nhất vì sao?
- Câu thơ giàu tính tạo hình như vẽ lên
trước mắt người đọc cái dáng vất vả
nghiêng nghiêng của mẹ và trên lưng em
bé cũng đang chìm vào giấc ngủ say, cả
người em bé áp vào lưng mẹ.
H: Hãy phân tích cái hay trong công
việc của mẹ ở lần ru thứ nhất?
H : Công việc của mẹ trong lời ru thứ
2?
H: Trong câu thơ tác giả đã sử dụng
biện pháp nghệ thuật nào? Hãy phân
tích cái hay của biện pháp nghệ thuật
đó?
H: Công việc của người mẹ Tà Ôi trong
lời ru thứ ba có gì khác trước?
b. Chú thích: sgk
3. Thể thơ, PTBĐ:
- Thể thơ: 8 tiếng.
- PTBĐ: biểu cảm+ tự sự
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhan đề độc đáo
- Quen thuộc : khúc hát ru.
- Nhan đề mới mẻ gây sự tò mò ngạc
nhiên.
2. Hình ảnh người mẹ qua 3 lời ru.
a. Qua ba lời ru của nhà thơ.
* Lời 1.
- Mẹ địu con giã gạo, nuôi bộ đội.
- Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
-> giàu tính tạo hình, từ láy, hoán dụ
=> Cuộc sống đói khổ, tình thương yêu
của mẹ vẫn luôn dành cho con.
* Lời 2.
Mẹ địu con, tỉa bắp trên núi. Mặt trời của
bắp - Mặt trời của mẹ.
-> Nghệ thuật ẩn dụ.
=> Con là niềm tự hào, niềm vui, nguồn
hạnh phúc của mẹ.
* Lời 3.
- Mẹ địu con chuyển lán, đạp rừng, giành
trận cuối.
-> Động từ, điệp từ
=> Từ công việc của người hậu phương
trở thành người mẹ chiến sĩ trên trận
H: Hai câu thơ: Từ trên... Trường Sơn
em hiểu như thế nào?
GV: Nhận xét, củng cố, kết luận
+ Cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện.
+ Sự lớn mạnh nhanh chóng của những
chiến sĩ trẻ tuổi trên lưng mẹ từ trong đói
khổ mà ra, mà nên.
+ Truyền thống anh hùng của người phụ nữ
Việt Nam: giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
H: Qua phân tích em nhận thấy bà mẹ
Tà Ôi hiện lên như thế nào?
- Đọc lời ru 1 - 2 - 3.
H: Qua ba lời ru, em thấy người mẹ Tà
Ôi đã bộc lộ tình cảm với em Cu Tai
như thế nào?
H: Em hãy so sánh và rút ra kết luận gì
về sự phát triển tình cảm của người mẹ
qua ba lời ru?
H: Qua ba lời ru em thấy người mẹ đó
mơ ước những gì?
H: So sánh, nhận xét về những ước mơ
của mẹ đối với a-kay ở từng lời ru? Vì
sao?
H: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì?
H: Bài thơ đã xây dựng hình tượng
người mẹ như thế nào qua hình ảnh
người mẹ dân tộc Tà Ôi .
tuyến đánh Mĩ ngay trên quê hương buôn
làng.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
-> Khái quát hình tượng nghệ thuật:
=> Sự thần kì của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước
=> Người mẹ Việt Nam đói khổ nhưng
anh hùng, một lòng một dạ với cách
mạng, giàu tình yêu thương con, gắn với
tình yêu buôn làng, bộ đội và sự nghiệp
chung của đất nước.
b, Qua ba lời ru của mẹ
Mẹ thương a- kay, mẹ thương bộ đội Mẹ
thương a- kay, mẹ thương làng đói.
Mẹ thương a-kay,mẹ thương đất nước.
-> Cấu trúc đối xứng, điệp ngữ
=> Sự trưởng thành trong tình cảm và
suy nghĩ của người mẹ.
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.
Mai sau con lớn làm người tự do.
-> Điệp ngữ
=>Mơ ước của mẹ phát triển mở rộng
với ước mơ về nhân dân, đất nước, cách
mạng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Sử dụng thành công giọng điệu hát ru,
hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá.
- Cách kết cấu hợp lí , lô- gíc
2. Nội dung.
- Người mẹ Tà ôi anh hùng, đảm đang,
gắn liền tình yêu con với lòng yêu nước.
* Hoạt động 3: Luyện tập
? Viết một đoạn văn từ 5- 7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong
bài thơ.
- Hình ảnh bếp lửa trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ là sợi dây xâu chuỗi cảm xúc và
ý nghĩa toàn bài. Nó soi sáng chân dung, vóc dáng, nghĩa tình của bà với con cháu với
xóm làng với quê hương, đất nước. Từ hình ảnh bếp lửa của tuổi thơ BV đã giúp người
đọc nhận ra những kỉ niệm của tuổi thơ luôn có sức tỏa sáng và nâng đỡ cuộc đời con
người, để con người biết thêm yêu gia đình, quê hương, đất nước.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Có ý kiến cho rằng hình ảnh người bà của BV cũng là hình ảnh người bà của tất cả
chúng ta”. Ý kiến của em như thế nào?
Hs nghe, trình bày, nhận xét
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (hs làm ở nhà)
? Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc
của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thỏ VN hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài
ấy, ghi rõ tên tác giả.
V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau
- Học nội dung, nghệ thuật chính của 2 văn bản.
- Học thuộc lòng bài thơ “Bếp Lửa”.
- Đọc chuẩn bị bài: Lặng lẽ Sa Pa
+ Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Thành Long, hoàn cảnh sáng tác văn bản.
+ Đọc trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi SGK.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_65_van_ban_bep_lua_nam_hoc_2019_2.pdf