Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 64: Văn bản "Bếp lửa" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giầu tình thương, giầu

đức hi sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong TP trữ tình.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố MT, TS, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh TG đang ở xa TQ có mối

liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh TG đang ở xa TQ có mối

liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.

3. Thái độ: - HS có ý thức học bài, và có lòng yêu quý kính trọng với bà của mình.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 64: Văn bản "Bếp lửa" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 6/11/2019 Tiết 64 Văn bản: BẾP LỬA (Bằng Việt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giầu tình thương, giầu đức hi sinh. - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong TP trữ tình. 2. Kĩ năng: - Nhận diện, phân tích được các yếu tố MT, TS, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh TG đang ở xa TQ có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh TG đang ở xa TQ có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước. 3. Thái độ: - HS có ý thức học bài, và có lòng yêu quý kính trọng với bà của mình. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - N/c SGK- SGV- tài liệu chuẩn KTKN. Tranh vẽ phóng to. 2. Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. Lớp mình đi được bao nhiêu bạn? How many friends do you have in class? 2. Kiểm tra đầu giờ. a. KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ: "Đoàn thuyền thuyền đánh cá", nêu ND chính của bài? b. KT bài mới: - KT sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Trong bài: “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (đã học ở lớp 7), anh lính trẻ trên đường hành quân xa, nghe tiếng gà trưa lại chợt nhớ tới bà mình khum khum soi trứng và mắng yêu cháu đừng nhìn gà đẻ mà lang mặt. Tình cảm bà cháu thật cảm động. Một thanh niên khác đang du học tại Liên Xô (cũ) lại nhớ về bà mình, khi đang hàng ngày sử dụng bếp điện, bếp ga hiện đại, chợt thương về cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ đã xa. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung H: Giới thiệu những nội dung chính về Bằng Việt? - HS quan sát ảnh chân dung tác giả. H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? “Tôi viết bài thơ Bếp lửa năm 1963, lúc đang học năm thứ 2 Đại học tổng hợp Quốc gia Kiev (Ukrai na). Mùa đông nước Nga rất lạnh, phải đốt lò để sưởi. Ngồi sưởi lửa, tôi bỗng nhớ đến “Bếp lửa” quê nhà, nhớ bà tôi, nhớ ngời nhóm bếp. Xa bà, xa gia đình khi đã trưởng thành tức là có độ lùi xa để nhớ và suy ngẫm những giá trị tinh thần nên bài thơ viết rất nhanh. Viết “Bếp lửa, tôi chỉ muốn giãi bày tâm trạng thật của lòng mình” GV hướng dẫn cách đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, lắng đọng... GV đọc mẫu - 2HS đọc - NX. H: Bà dặn cháu đinh ninh, đinh ninh có nghĩa là gì? (Liên hệ: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) H: Ấp iu có nghĩa là gì? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản. a. Tác giả: - Bằng Việt - Nguyễn Việt Bằng sinh 1941. - Quê: Thạch Thất - Hà Tây. - Là nhà thơ trẻ nổi tiếng từ những năm 60 với giọng thơ trầm lắng, mượt mà, thường khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ. - Hiện là chủ tịch hội liên hiệp VHNT Hà Nội. b. Văn bản: - Bài thơ sáng tác năm 1963 - khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô - In trong tập thơ “Hương cây - Bếp lửa” (1969) của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích: a. Đọc: b. Chú thích: - Ấp iu: gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp, rất đúng với công việc nhóm bếp. (Ấp iu là một sáng tạo mới mẻ. Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ ấp ủ và nâng niu) H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Các phương thức biểu đạt trong bài thơ? H: Mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ được dẫn dắt ntn? H: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? - Mạch cảm xúc BT: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. - Cảm hứng chủ đạo: Tình cảm bà cháu, là nỗi nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của người cháu với bà mình cũng là với gia đình và quê hương đất nước. H: Tìm bố cục của bài thơ? Và nội dung chính của từng phần? + Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. + Khổ 2->6: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. + Khổ cuối: Người cháu không nguôi nhớ về bà. - HS đọc đoạn 1. H: Trong kí ức đầu tiên của người cháu có hình ảnh nào? H: Hình ảnh bếp lửa được miêu tả qua từ ngữ nào? H: NX nghệ thuật miêu tả? Tác dụng như thế nào? - HS quan sát tranh minh hoạ. Hình ảnh bếp lửa hồng sớm mai trong gia đình ở một miền quê yên tĩnh và gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc. H: Hình ảnh bếp lửa ấy gợi cho cháu nhớ đến ai? GV: Từ hình ảnh bếp lửa, liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa. 3. Thể loại, PTBĐ: - Thể loại: Thơ trữ tình, 8 tiếng (vần chân - liền) - PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự và bình luận 4. Bố cục: * Bố cục: 3 phần II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình ảnh “Bếp lửa”. - Hình ảnh “Bếp lửa”: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. -> Từ láy gợi tả, điệp ngữ => Hình ảnh bếp lửa gần gũi quen thuộc. “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” H: Vì sao nỗi nhớ thương bà lại gợi lên từ hình ảnh bếp lửa? (Những lo toan của người bà vùng quê nghèo gắn bó với bếp lửa) H: Nhận xét gì về câu thơ “biết mấy nắng mưa” trong lời thơ có ý nghĩa gì? (đa nghĩa) - Nắng mưa: từ đa nghĩa + Thời gian kéo dài cùng với nỗi vất vả kéo dài của người bà. + Nỗi lòng thương bà bền bỉ trong tâm hồn người cháu. H: Như vậy đoạn thơ đã hé mở về một tình cảm bà cháu như thế nào? - HS đọc phần 2. GV: Trong kí ức của người cháu, những kỉ niệm về bếp lửa và người bà dần hiện lên cùng thời gian. - GV phát phiếu học tập - HĐN (3’) + N1: Ấn tượng sâu đậm nhất về bếp lửa gắn với tuổi ấu thơ của cháu là gì? H: Mùi khói trong đoạn thơ này gợi hình ảnh 1 cuộc sống như thế nào để tác giả viết “Nghĩ lại.... còn cay”? GV: Liên hệ năm 1945, đất nước rơi vào tình cảnh đói kèm, 2 triệu người bị chết đói. + N2: Ấn tượng sâu đậm nhất về bếp lửa và bà trong quãng thời gian tuổi niên thiếu của cháu là gì? + Giặc đốt làng, nhà cháy: gợi hình ảnh người bà kháng chiến - yêu nước. H: Vì sao tiếng tu hú lại ám ảnh tâm trí người cháu đến thế? - Là âm thanh quen thuộc ở đồng quê, người xa nhà nhớ quê là nhớ tiếng tu hú, còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của 2 bà cháu. H: Qua đây em thấy nỗi buồn nào đang vang vọng trong lòng tác giả? -> Cách nói ẩn dụ => Tình bà cháu gắn liền với hình ảnh bếp lửa bền bỉ, sâu nặng. 2. Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà suy ngẫm về bà và cuộc đời bà * Những ấn tượng sâu đậm: - Tuổi ấu thơ: Năm bốn tuổi cháu đã quen mùi khói.......................................... Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu -> Gợi hình ảnh một cuộc sống nghèo khó ngày xưa. - Thời niên thiếu: + Tiếng tu hú: Tu hú kêu trên những cánh đồng xa ............................ Tú hú ơi! chẳng đến ở cùng bà.... => Nỗi nhớ nhà, nhớ quê, thương xót đời bà lận đận. Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi... ..... Cứ bảo nhà vẫn được bình yên. -> Lời thơ tự nhiên, cảm động, chân H: Em có nhận xét gì về lời thơ ở khổ thơ này? H: Qua đó em thấy hình ảnh người bà hiện lên như thế nào? H: Theo em người cháu nghĩ gì về bà kháng chiến khi viết lời thơ: “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? HS: Đọc khổ thơ 6. H: Suy nghĩ của cháu về cuộc đời của bà như thế nào? H: N3: Nhận xét gì về các từ ngữ trong khổ thơ trên? Ý nghĩa của việc dùng điệp từ nhóm ? ? Vì sao tác giả lại thốt lên rằng: “Ôi kì diệu và thiêng liêng bếp lửa” ? + Kì lạ: bếp lửa không gì dập tắt được, nó cháy lên trong mọi hoàn cảnh. GV bình: Hình ảnh bếp lửa thật giản dị, bình thường và phổ biến trong mọi gđ Việt Nam, nhưng “bếp lửa” cũng thật cao quý, kì diệu và thiêng liêng vì nó gắn liền với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa và người tạo nên tuổi thơ ấu của cháu. thành. => Người bà giàu đức hi sinh, là chỗ dựa tinh thần cho cháu. Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” -> Điệp ngữ, hình ảnh trừu tượng => Ngọn lửa ấm áp tình yêu thương con cháu, niềm tin kháng chiến. - Suy nghĩ về bà và cuộc đời bà: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi,...... bây giờ Nhóm bếp lửa ấm iu... Nhóm niềm yêu thương....... Nhóm nồi xôi gạo.... Nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ”. -> Điệp từ => Lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung. “Ôi kì diệu và thiêng liêng bếp lửa” -> Khẳng định => Bếp lửa: ấp ủ và sáng mãi tình cảm của bà cháu trong cuộc đời mỗi con người yêu gia đình, quê hương. * Hoạt động 3: Luyện tập - Đọc thuộc lòng 6 khổ thơ đầu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt * Hoạt động 4: Vận dụng - Cảm nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa (làm ở nhà) * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Viết đoạn văn ngắn khoảng 3-5 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ, liên hệ ngày nay. V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau - Tiếp tục tìm hiểu khổ thơ cuối; khái quát nội dung, nghệ thuật chính, ý nghĩa bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ “Bếp Lửa”. - Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. (HDĐT)

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_64_van_ban_bep_lua_nam_hoc_2019_2.pdf
Giáo án liên quan