Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 63: Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được niềm vui của người lao động trên biển.

- Khí thế của người lao động trên biển trong công việc.

- Cảm nhận được niềm say mê và hào hứng của người lao động trong công việc khi

được làm chủ đất nước.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu nắm được nghệ thuật miêu tả, cảm hứng của tác giả trong bài thơ.

- Nắm được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện khí thế và niềm

vui của người lao động.

- Cảm hứng về thiên nhiên về con người lao động trên biển.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, yêu lao động, ý thức bảo vệ thiên nhiên

môi trường, đặc biệt là môi trường biển và nguồn lợi thuỷ sản của nước ta.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- N/cứu SGK – SGV, tài liệu chuẩn KTKN.

- Tranh minh họa đoàn thuyền đánh cá.

2. Học sinh:

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 63: Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 5/11/2019 Tiết 63: Văn bản ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (Huy Cận) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được niềm vui của người lao động trên biển. - Khí thế của người lao động trên biển trong công việc. - Cảm nhận được niềm say mê và hào hứng của người lao động trong công việc khi được làm chủ đất nước. 2. Kĩ năng: - Bước đầu nắm được nghệ thuật miêu tả, cảm hứng của tác giả trong bài thơ. - Nắm được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện khí thế và niềm vui của người lao động. - Cảm hứng về thiên nhiên về con người lao động trên biển. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, yêu lao động, ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường, đặc biệt là môi trường biển và nguồn lợi thuỷ sản của nước ta. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - N/cứu SGK – SGV, tài liệu chuẩn KTKN. - Tranh minh họa đoàn thuyền đánh cá. 2. Học sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, đọc tích cực 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định. Lớp mình đi được bao nhiêu bạn? How many friends do you have in class? 2. Kiểm tra đầu giờ. a. Kiểm tra bài cũ: H: Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu và cho biết nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ? b. Kiểm tra bài mới: H: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá được giới thiệu NTN? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động * Trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, người lao động, với sự phấn khởi, hào hứng cùng những con thuyền mạnh mẽ lướt sóng ra khơi, niềm vui đó đựơc thể hiện ntn? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Gv: Hệ thống kiến thức tiết1 Hs: Đọc lại văn bản Hs: Đọc khổ thơ 3,4,5,6. H: Lúc này biển cả được hiện lên qua những từ ngữ, những hình ảnh thơ nào? H: Qua những hình ảnh đó, em có cảm nhận gì về khung cảnh biển đêm? GV nhấn mạnh: Đó là một bức tranh rộng lớn, nhiều màu sắc H: Hãy nêu những hình ảnh miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển? Những hình ảnh đó cho thấy điều gì ? H: Hình ảnh con người lao động trên biển được miêu tả ntn? H: Tác giả miêu tả cảnh đánh cá trên biển với cảm hứng nào? GV: những hình ảnh trên có thể không hoàn toàn đúng như trong thực tế, nhưng đã làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống, biểu hiện ước mơ của con người muốn hoà nhập và chinh phục thiên nhiên. Cảm hứng lãng mạn đã giúp cho tác giả phát hiện được những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm, trong niềm vui phơi phới của người lao động. H: Cảm hứng của nhà thơ được nối tiếp ntn khi viết về các loài cá trên biển? II. Đọc – hiểu văn bản 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi 2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. - Khung cảnh biển đêm: + “gió”, “trăng”, “mây cao”, “biển bằng”: không gian rộng lớn, thoáng đãng. + “lấp lánh đuốc đen hồng”, “vàng choé”, “vàng loé”: màu sắc lấp lánh ánh sáng, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn kỳ ảo của biển khơi. - Cảnh đánh cá trên biển: + “lái gió’, “buồm trăng”, “lướt”, “dò bụng biển”, “dàn đan thế trận”: con thuyền trở nên kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên. + “hát gọi cá”, “gõ thuyền”, “kéo xoăn tay”: say sưa, hào hứng chinh phục thiên nhiên. - Hình ảnh các loài cá: + “Cá nhụ, cá chim cùng cá đé”, “cá H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để sáng tạo hình ảnh cảnh đánh cá trên biển? Tác dụng? GV bổ sung và chốt. - Giáo viên giảng thêm Hs: Đọc khổ thơ cuối. H: Cảnh đoàn thuyền trở về được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào? H: Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ? H: Vẫn là “Câu hát căng buồm với gió khơi” như mở đầu bài thơ nhưng ý thơ có gì khác?. H: Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? H: Bài thơ khắc họa điều gì? H: Trình bày. Gv: Chốt => ghi nhớ. Hs: Đọc ghi nhớ H: Bài thơ thể hiện điều gì? song”, lại thêm “cá bạc”, “cá thu”: phong phú các loại cá. + “đen hồng”, “vàng choé”: màu sắc lung linh, huyền ảo. => Với thủ pháp phóng đại kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sử dụng động từ, tính từ, phép ẩn dụ, liệt kê, so sánh, nhân hóa.... => Thiên nhiên kì vĩ, biển cả giàu có, con người hăng say chinh phục thiên nhiên trong niềm say mê yêu cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động. 3. Cảnh đoàn thuyền trở về. - “Câu hát căng buồm”; “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”; “Mặt trời đội biển”; “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. - Nghệ thuật nhân hoá, cách nói khoa trương đã nâng con người lên ngang tầm với trời biển. => Câu hát cất lên sau một đêm lao động miệt mài trở về trong cảnh huy hoàng của thiên nhiên. Đó là niềm vui với thành quả lao động đã đạt được. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật + Sử dụng bút pháp lãng mạn với các nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại. + Xây dựng hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng phong phú đọc đáo. + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu; âm hưởng khỏe khoắn. 2- Nội dung: Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. 3- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước, của những người lao động mới. *Ghi nhớ (Sgk/142) Hoạt động 3: Luyện tập TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút) 1 Nhận xét nào nói đúng nhất về chủ đề bài thơ ?HĐ cặp đôi A. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển đêm B. Bài thơ là bức tranh tráng lệ và hào hùng về đoàn thuyền đánh cá. C. Bài thơ là khúc tráng ca ngợi thiên nhiên đất nước. D. Bài thơ là khúc tráng ca ngợi thiên 2. Hãy chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ qua đoạn thơ:HĐ cá nhân “ Cá nhụ, cá chim.......nước Hạ Long” Hoạt động 4: Vận dụng H: Viết đoạn văn phân tích khổ cuối bài thơ? Gv: Chú ý hình ảnh đoàn thuyền trở về trong thời gian nào? không gian ra sao? Cảnh trở về gợi một cuộc sống gì của người dân làng chài Hs: Viết trình bày ý kiến Gv: Nhận xét chuẩn xác. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Thông qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, hãy vẽ một bức tranh về “Đoàn thuyền đánh cá? Gv treo tranh cho hs tham khảo. V. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết học sau - Về nhà học thuộc bài thơ. - Vẽ bức tranh thể hiện nội dung của khổ thơ 1-2. - Đọc và tìm hiểu bài thơ "Bếp lửa" + Tác giả, hoàn cảnh sáng tác và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_63_van_ban_doan_thuyen_danh_ca_na.pdf
Giáo án liên quan