I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, những thách thức và
nhiệm vụ của chúng ta.
- Thấy được những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: Có ý trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Trung thực: có sự tự tin, sống thật thà, thẳng thắn trong việc thể hiện suy nghĩ,
tình cảm của bản thân.
- Nhân ái: Học sinh có sự đồng cảm, yêu thương đối với con người nhất là đối với
những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh và văn
hóa.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng đưa ra được các biện pháp
giải quyết; liên hệ thực tế tình hình trẻ em hiện nay trên thế giới.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích
văn bản nhật dụng.
+ Học sinh nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý ngĩa của văn bản.
+ Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận sau khi tìm hiểu văn bản
hoặc trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố nghệ thuật trong
văn bản.
23 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 6 đến 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14/9/2020 (9B)
TIẾT 6 – BÀI 3 - VĂN BẢN:
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CUẢ TRẺ EM
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, những thách thức và
nhiệm vụ của chúng ta.
- Thấy được những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: Có ý trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Trung thực: có sự tự tin, sống thật thà, thẳng thắn trong việc thể hiện suy nghĩ,
tình cảm của bản thân.
- Nhân ái: Học sinh có sự đồng cảm, yêu thương đối với con người nhất là đối với
những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh và văn
hóa.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có khả năng đưa ra được các biện pháp
giải quyết; liên hệ thực tế tình hình trẻ em hiện nay trên thế giới.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích
văn bản nhật dụng.
+ Học sinh nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý ngĩa của văn bản.
+ Trình bày (viết và nói) được kết quả cảm nhận sau khi tìm hiểu văn bản
hoặc trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố nghệ thuật trong
văn bản.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: bài soạn, tham khảo tài liệu có liên quan, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, Nêu và giải quyết vấn đề, PP phân tích, Hoạt
động nhóm.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thực trạng cuộc sống trẻ em trên thế giới?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi giữa hai đội. Yêu cầu: Đọc các câu thơ, câu
danh ngôn hoặc hát các câu hát về trẻ em.
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về những thực tế, những cuộc sống khổ cực trên
nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện
nay. Vậy cơ hội đặt ra cho cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc bảo vệ, chăm
sóc trẻ em là gì?.....
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
* Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, PP
phân tích
* Kĩ thuật : Đặt câu hỏi
- HS đọc phần 3/ sgk.
? Em hiểu ''cơ hội'' như thế nào?
? Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện
nay có những điều kiện thuận lợi gì ?
? Nghệ thuật thuyết minh ở phần này
có gì độc đáo?
? Qua cách trình bày trên em thấy
những thuận lợi đó sẽ ảnh hưởng ntn
đến vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em?
? Những cơ hội đó xuất hiện ở Việt
Nam như thế nào ?
- Trẻ em được quan tâm chăm sóc
trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.
? Em biết gì về chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước ta về công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ em trong giai đoạn hiện nay?
- GV cung cấp thêm tư liệu:
+ Đầu tư cho giáo dục
+ Xây dựng nhiều trường học cho trẻ
em khuyết tật.
+ Xây dựng bệnh viện nhi, công viên,
II. Đọc- Hiểu văn bản.
3. Những cơ hội.
- Đoàn kết, liên kết chặt chẽ các quốc
gia, bảo vệ sinh mạng.
- Công ước về quyền trẻ em tạo ra cơ hội
mới.
- Sự hợp tác quốc tế ngày càng có hiệu
quả
- Tăng cường phúc lợi trẻ em
-> Giải thích kết hợp chứng minh.
=> ĐK thuận lợi cơ bản để cộng đồng
quốc tế đẩy mạnh, tăng cường việc chăm
sóc, bảo vệ trẻ em.
nhà hát, nhà xuất bản cho TN...
? Từ đó em nghĩ gì về nhiệm vụ của bản
thân ?
HS: Tự liên hệ bản thân.
GV: Chuyển ý mục 4
- HS theo dõi phần cuối văn bản.
? Trên cơ sở những thách thức và cơ
hội, VB đã nêu lên những nhiệm vụ
cần làm với trẻ em là gì ?
- HS tóm tắt các nhiệm vụ.
? Tại sao nhiệm vụ: " tăng cường sức
khoẻ và chế độ dinh dưỡng'' được đặt
lên hàng đầu ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật
thuyết minh trong đoạn này? Các
nhiệm vụ nêu ra có tính chất như thế
nào ?
? Có thể thấy nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục
trẻ em là những vấn đề như thế nào?
? Phần cuối của văn bản đã nhấn mạnh
điều gì? Lời kết thúc đó đã thể hiện
thái độ nào của cộng đồng quốc tế về
vấn đề trẻ em ?
4. Nhiệm vụ.
- Tăng cường sức khoẻ, chất dinh dưỡng
cho trẻ em.
- Quan tâm hỗ trợ trẻ em tàn tật, khó
khăn,
- Tăng cường vai trò của người phụ nữ,
- Phát triển giáo dục cho trẻ em.
- Xây dựng môi trường g/dục tốt cho trẻ
em
- Tạo cho trẻ em biết về nguồn gốc lai
lịch của mình.
- Khích thích trẻ em tham gia các hoạt
động văn hóa, xã hội
- Khôi phục nền kinh tế của đất nước.
-> Liệt kê, lập luận chặt chẽ.
=> Nhiệm vụ cụ thể, toàn diện, bao quát
trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội)
mọi đối tượng, mọi cấp độ.
(gia đình, xã hội, quốc gia, quốc tế)
Nhiệm vụ lớn lao, nặng nề, nhưng hết
sức vẻ vang.
- Sự nỗ lực của các nước và sự hợp tác
quốc tế.
=> Dứt khoát, quyết tâm cao độ của
cộng đồng quốc tế.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
? Nhận xét chung về nghệ thuật nghị
luận?
? Bản tuyên bố đó giúp em nhận thức
được gì về vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ
em? Vì sao ?
? Văn bản có ý nghĩa như thế nào?
- Lập luận chặt chẽ, có lí có tình; kết hợp
giữa lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, xác thực;
suy luận lô gíc.
2. Nội dung:
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo sự phát triển
trẻ em là vấn đề quan trọng, cấp bách, có
ý nghĩa toàn cầu.
- Đó là nhiệm vụ của toàn thể nhân loại
vì một tương lai tốt đẹp :" Trẻ em hôm
nay, thế giới ngày mai".
* Ý nghĩa: Văn bản nêu lên nhận thức
đúng đắn và hành động phải làm vì
quyền sống, quyền được bảo vệ và phát
triển của trẻ em.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
? Em có suy nghĩ gì về vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên đất nước ta nói chung
và ở địa phương em nói riêng?
Gợi ý:
- Đảng, Nhà nước, các tổ chức XH rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ
em:
- Nước ta là một trong những nước đầu tiên kí công ước về trẻ em của LHQ, năm
1989.
- Quốc hội cũng thông qua Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- Có nhiều cơ quan, tổ chức cùng quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục
trẻ em.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Những suy nghĩ của em khi nhận được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà
trường và xã hội?
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO.
- Tìm các bài viết về quyền của trẻ em.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.
Yêu cầu: Đọc và tìm hiểu ví dụ trong sgk.
Ngày dạy: 15 /9/2020 (9B)
TIẾT 7 – BÀI 1: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
- Nhận biết các phương châm hội thoại: về lượng, phương châm về chất.
- Biết được những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại và nguyên
nhân vi phạm.
2. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc, tích cực trong học tập.
- Trung thực: có sự tự tin, thật thà, thẳng thắn trong quan hệ giao tiếp.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện và sữa chữa được các trường
hợp vi phạm trong quan hệ giao tiếp.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích
tình huống giao tiếp.
+ Trình bày (viết và nói) được đảm bảo đúng yêu cầu cần đạt trong giao tiếp
trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết và phân tích được những tình huống giao tiếp chưa phù hợp.
Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp nhằm giao tiếp đạt hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu, nắm vững kiến thức.
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, bảng phụ
- Dự kiến phương án tích hợp – liên hệ: TV – Văn (Truyện cười dân gian)
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Ở lớp 8 các em đã được học về hành động nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội
thoại. Vì vậy các em đã có những kiến thức nhất định về hội thoại. Tuy nhiên
phương châm hội thoại là một vấn đề hoàn toàn mới. Hội thoại nghĩa là nói chuyện
với nhau, là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người và hội thoại chủ yếu bằng
ngôn ngữ.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV dùng bảng phụ chép VD1.
- HS đọc, phân tích đoạn hội thoại.
? Trong đoạn hội thoại An và Ba đã
thực hiện mấy lượt lời? ( 2).
- HS chú ý lượt lời thứ 1.
? Trong lượt lời thứ nhất, An hỏi Ba
vấn đề gì ? Câu trả lời của Ba có làm
An thoả mãn không? Vì sao?
( Thoả mãn, vì nêu đúng thông tin An
cần biết -> đáp ứng đúng yêu cầu
cuộc giao tiếp)
- HS theo dõi lượt lời thứ 2.
? Câu trả lời của Ba “ở dưới nước” có
đáp ứng điều An cần biết không? Vì
sao?
? Theo em cần phải trả lời như thế nào
cho đúng? ( Ba học bơi ở địa điểm
nào: hồ, sông, ao, hay bể bơi...)
? Từ đó em rút ra bài học gì về giao
tiếp?
- HS đọc truyện cười: Lợn cưới áo
mới.
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh “áo
mới” chỉ cần hỏi và trả lời như thế
nào là phù hợp?
- HS trả lời.
? Vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao
I. Phương châm về lượng.
1. Ví dụ:
* VD1: Đoạn đối thoại /sgk
- Lượt lời 1:
An: - Cậu có biết bơi không?
Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi
nữa.
- Lượt lời 2:
An: - Cậu học bơi ở đâu vậy?
Ba: - ... ở dưới nước.
- Câu trả lời không đáp ứng điều An
muốn biết.
-> Thiếu nội dung giao tiếp ( thiếu
lượng)
=> Khi nói cần phải có nội dung đúng
với yêu cầu của giao tiếp, không nên
nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi
hỏi.
* VD2:
Truyện cười: Lợn cưới áo mới
- Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần
nói.
tiếp?
? Từ việc tìm hiểu hai VD trên, em rút
ra nhận xét gì khi giao tiếp?
- HS đọc ghi nhớ/sgk
- GV đưa tình huống củng cố phần 1:
? Em có nhận xét gì về câu trả lời
trong cuộc đối thoại sau:
A: Cậu học lớp nào?
B: Tớ là học sinh giỏi nhất lớp 9A.
=> không tuân thủ phương châm về
lượng, nói thừa thông tin: " giỏi nhất"
- GV chuyển ý mục II
- HS đọc truyện cười.
? Truyện phê phán thói xấu nào?
(Phê phán tính khoác lác)
? Em có nhận xét gì về điều 2 anh
chàng này nói?
? Từ sự phê phán trên của câu chuyện,
em thấy khi giao tiếp ta cần tuân thủ
yêu cầu nào?
- HS đọc ghi nhớ/sgk.
- GV nêu tình huống: Nếu không chắc
chắn vì sao bạn mình nghỉ học thì em
có trả lời cô giáo là bạn ấy nghỉ học vì
ốm không? Vì sao?
* Thực hành: làm bài tập 1 (sgk/T10)
Phân tích lỗi trong các câu sau.
- Hs hoạt động nhóm đôi (2 phút)
- Hs lên bảng thực hiện.
- HS đọc yêu cầu BT.1.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
? Xét về lượng mỗi câu mắc lỗi gì? Vì
sao?
- HS xét từng trường hợp.
=> Không nên nói nhiều hơn những gì
cần nói.
2. Bài học: (sgk)
II. Phương châm về chất.
1. Ví dụ:
Truyện cười: Quả bí khổng lồ.
* Nhận xét:
- Quả bí to bằng cả cái nhà.
- Cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
-> Nói sai sự thật, chưa có bằng
chứng xác thực.
-> Vi phạm phương châm về chất.
2. Bài học : (sgk)
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
=> thừa cụm từ "nuôi ở nhà'' vì từ
''gia súc'' đó hàm chứa ý ''thú nuôi ở
nhà''.
b. Én là loài chim có hai cánh.
=> thừa cụm từ ''hai cánh'' vì bất cứ
- HS đọc nêu yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý: Vận dụng sự hiểu biết về
nghĩa của từ và căn cứ vào vào văn
cảnh để điền cụm từ thích hợp.
- HS điền trên bảng phụ.
? Các từ điền đều liên quan đến
phương châm hội thoại nào?
- HS đọc truyện cười trong sgk.
? Chỗ nào trong câu chuyện vi phạm
phương châm hội thoại? Vi phạm
phương châm nào?
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- GV chia nhóm HS thảo luận để giải
thích hai trường hợp. (2’)
- HS nêu yêu cầu của bài tập 5?
- GV hướng dẫn cách giải nghĩa.
- HS giải thích
? Những thành ngữ đó liên quan đến
phương châm hội thoại nào.
loài chim nào cũng có hai cánh.
2. Bài tập 2
Chọn từ điền:
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Nói dối.
c. Nói mò.
d. Nói nhăng, nói cuội.
e. Nói trạng.
=> Đều liên quan đến phương châm
hội thoại về chất.
3. Bài tập 3
- Thừa câu:'' Rồi có nuôi được
không?''
=> Vi phạm phương châm về lượng.
4. Bài tập 4
a. Sử dụng trong trường hợp người
nói tôn trọng phương châm về chất.
(người nói dùng để báo cho người
nghe biết là tính xác thực của thông
tin đưa ra chưa được kiểm chứng.)
b. Sử dụng trong trường hợp người
nói tôn trọng phương châm về lượng.
(báo cho người nghe biết việc nhắc lại
nội dung cũ là do chủ định của người
nói.)
5. Bài tập 5
- Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều,
bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
- Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt.
- Cãi chày, cãi cối: cố tranh cãi nhưng
không có lí lẽ gì.
- Khua môi, múa mép: nói ba hoa,
khoác lác.
- Nói dơi, nói chuột: nói lăng nhăng,
linh tinh, không thực.
- Hứa hươu, hứa vượn: không thực
hiện.
=> Không tuân thủ phương châm về
chất.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
- Tập viết các đoạn hội thoại vi phạm 2 phương châm trên.
- Lấy một Ví dụ vi phạm phương châm về chất ? (trong thực tế)
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO.
- Sưu tầm 1 số đoạn thoại trong thực tế có vi phậm về lượng và chất
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại ( tiếp theo).
Yêu cầu: Đọc và xác định nội dung của các ví dụ liên qua phương châm
hội thoại nào?
********************************************
Ngày dạy: 16/9/2020 (9B)
TIẾT 8
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được nội dung phương châm về phương châm quan hệ, cách thức
và lịch sự.
- Nhận biết các phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, cách thức và lịch
sự.
- Biết được những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại và nguyên
nhân vi phạm.
2. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc, tích cực trong học tập.
- Trung thực: có sự tự tin, thật thà, thẳng thắn trong quan hệ giao tiếp.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện và sữa chữa được các trường
hợp vi phạm trong quan hệ giao tiếp.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích
tình huống giao tiếp.
+ Trình bày (viết và nói) được đảm bảo đúng yêu cầu cần đạt trong giao tiếp
trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết và phân tích được những tình huống giao tiếp chưa phù hợp.
Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp nhằm giao tiếp đạt hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu, nắm vững kiến thức.
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, bảng phụ
- Dự kiến phương án tích hợp – liên hệ: TV – Văn (Truyện cười dân gian)
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Khái niệm phương châm về lượng, chất? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV đưa ra các tình huống và yêu cầu HS đóng vai thể hiện các tình huống đó ?
? Cách nói trong các tình huống này sẽ ảnh hưởng ntn tới giao tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
* Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu
và giải quyết vấn đề, PP phân tích mẫu,
PP luyện tập thực hành.
* Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu
hỏi.
- HS đọc VD.
? Em hiểu ntn về thành ngữ?
(Chú ý các từ: ''ông'', ''bà'', ''gà'',''vịt'')
? Câu thành ngữ dùng để chỉ tình huống
hội thoại nào?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình
huống hội thoại trên?
? Qua đó em rút ra bài học gì trong giao
tiếp, cần tránh điều gì?
- GV khái quát đó là p/c quan hệ.
- HS đọc ghi nhớ.
? Trong tiếng Việt còn có câu thành ngữ
nào có ý nghĩa tương tự (''Ông chẳng bà
chuộc'' )
- HS làm BT nhanh: Câu nói sau có tuân
thủ p/c quan hệ không? (HS K, G)
Khách: - Nóng quá!
Chủ: - Mất điện rồi.
- P/c quan hệ vẫn được tuân thủ vì
người nghe hiểu và đáp lại câu nói theo
hàm ý.
- GV giới thiệu VD /sgk
? Hai thành ngữ sau dùng để chỉ những
cách nói như thế nào?
I. Phương châm quan hệ.
1. Ví dụ:
- ''Ông nói gà, bà nói vịt''
- Mỗi người nói một ý, không khớp
nhau.
- Nói không đúng đề tài, lạc đề, giao
tiếp không đạt hiệu quả.
=> Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh
nói lạc đề.
=> Phương châm quan hệ
2. Bài học.
II. Phương châm cách thức.
1. Ví dụ.
VD1:
- Dây cà ra dây muống -> Nói dài
dòng, rườm rà.
? Những cách nói đó ảnh hưởng ntn đến
giao tiếp?
- GV giới thiệu VD 2
? Có thể hiểu câu trên theo mấy cách?
- GV gợi ý: Cách hiểu tuỳ thuộc việc
xác định tổ hợp từ ''ông ấy'' bổ nghĩa
cho từ ngữ nào?
? Như vậy đây là câu nói có nội dung
thông báo ntn?
? Để người nghe không hiểu lầm có thể
diễn đạt lại nội dung trên như thế nào?
? Vậy trong giao tiếp phải tuân thủ điều
gì về cách thức?
(Người nói phải nắm vững quy tắc về
ngữ âm, ngữ pháp và có vốn từ ngữ
phong phú)
- HS đọc ghi nhớ /sgk.
- HS đọc truyện.
? Truyện có mấy nhân vật?
? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong
truyện đều cảm thấy mình nhận được
của người kia một cái gì?
? Theo em mỗi người đã nhận được điều
gì?
- GV liên hệ thực tế.
? Từ câu chuyện trên có thể rút ra bài
học gì? không nên có thái độ như thế
nào với người đối thoại?
HS: Đọc ghi nhớ 3 SGK
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Lúng búng như ngậm hạt thị -> Nói ấp
úng, không rành mạch, không thoát ý.
-> Người nghe khó tiếp nhận, tiếp
nhận không đúng, giao tiếp không đạt
hiệu quả.
VD2:
Tôi đồng ý với những nhận định về
truyện ngắn của ông ấy.
+ Cách 1: Cụm từ “ ông ấy ” bổ nghĩa
cho “ nhận định”: Tôi đồng ý với
những nhận định của ông ấy về truyện
ngắn nào đó)
+ Cách 2: Cụm từ “ ông ấy ” bổ nghĩa
cho “ truyện ngắn”: Tôi đồng ý với
những nhận định (của ai đó) về truyện
ngắn của ông ấy.
=> Nội dung mơ hồ, không rõ ràng.
- Cần nói ngắn gọn, rành mạch.
- Tránh nói mơ hồ.
=> Phương châm cách thức.
2. Bài học.
III. Phương châm lịch sự
1. Ví dụ: Truyện: Người ăn xin
* Nhận xét
- Cả hai đều nhận được tình cảm mà
người kia dành cho mình đặc biệt là
của cậu bé với ông lão ăn xin.
- Cảm nhận được tình cảm chân thành
và sự tôn trọng dành cho mình => giao
tiếp đạt hiệu quả.
- Trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng
người khác.
=> Phương châm lịch sự
2. Bài học: ( SGK)
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
HS: đọc yêu cầu bài tập, tìm hiểu ý
nghĩa từng câu và ý nghĩa chung.
? Qua những câu TN - CD đó ông cha ta
muốn khuyên dạy điều gì?
? Tìm thêm một số câu có nội dung
tương tự?
- Một câu nhịn là chín câu lành.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
? Biện pháp tu từ nào liên quan trực tiếp
đến p/c lịch sự?
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- HS điền vào bảng phụ.
? Các từ ngữ trên chỉ những cách nói
liên quan đến phương châm hội thoại
nào?
? Giải thích vì sao người nói đôi khi
phải dùng những cách nói như a, b, c
trong sgk đã nêu?
? Nêu yêu cầu bài 5.
? Giải thích các thành ngữ và cho biết
mỗi thành ngữ liên quan đến p/c hội
thoại nào?
+ Các câu tục ngữ, ca dao khẳng định
vai trò của ngôn ngữ trong đời sống.
+ Khuyên ta trong giao tiếp nên dùng
những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
* Một số câu tương tự :
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ
nghe.
- Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan
thử lời.
2. Bài tập 2:
* Phép tu từ nói giảm nói tránh.
- VD: Bài văn dở quá.
=> Bài văn chưa được hay lắm. (Nói
giảm nói tránh)
3. Bài 3:
* Thứ tự điền:
a. Nói mát d. Nói leo
b. Nói hớt
c. Nói móc e. Nói ra đầu ra đũa
- Các từ chỉ cách nói liên quan đến:
P/c lịch sự: a, b, c, d; P/c cách thức: e.
4. Bài 4:
a. Khi người nói muốn hỏi một vấn đề
nào đó không thuộc đề tài đang trao
đổi. ( phương châm quan hệ)
b. Người nói muốn ngầm xin lỗi người
nghe về những điều mình sắp nói.
( phương châm lịch sự )
c. Người nói muốn nhắc nhở người
nghe phải tôn trọng. ( phương châm
lịch sự)
5. Bài 5:
+ Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa
xói, thô bạo. - > ( p/c lịch sự)
+ Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái
ý người khác, khó tiếp thu. -> ( p/c
lịch sự)
+ Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc,
chì chiết. -> ( p/c lịch sự)
+ Nửa úp, nửa mở: Nói mập mờ, ỡm
ờ, không nói hết ý. -> ( p/c cách thức)
+ Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh
đá, nói át người khác. -> ( p/c lịch sự)
+ Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh
không muốn tham dự một việc nào đó,
không muốn đề cập một vấn đề nào đó
mà người đối thoại đang trao đổi. -> p/c
quan hệ)
+ Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói
không khéo, thiếu tế nhị. -> ( p/c lịch sự)
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
• Lấy vd trong thực tế về các tình huống vi phạm phương châm hội thoại.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO.
- Sưu tầm 1 số đoạn thoại trong thực tế có vi phậm về quan hệ, cách thức và lịch sự;
Sưu tầm các bài tập về PC hội thoại
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị bài “ Các phương châm hội thoại” ( tiếp)
Yêu cầu tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm về lượng,
phương châm về chất trong một hội thoại.
**********************************************
Ngày dạy:18 /9/2020 (9B)
TIẾT 9 - BÀI 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được: Mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình
huống giao tiếp, hiểu được phương châm hội thoại là những qui định bắt buộc
trong mọi tình huống giao tiếp, song vì nhiều lí do khác nhau các phương châm hội
thoại có khi không được tuân thủ.
- Biết được những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại và nguyên
nhân vi phạm.
2. Phẩm chất.
- Trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc, tích cực trong học tập.
- Trung thực: có sự tự tin, thật thà, thẳng thắn trong quan hệ giao tiếp.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện và sữa chữa được các trường
hợp vi phạm trong quan hệ giao tiếp.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích
tình huống giao tiếp.
+ Trình bày (viết và nói) được đảm bảo đúng yêu cầu cần đạt trong giao tiếp
trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết và phân tích được những tình huống giao tiếp chưa phù hợp.
Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp nhằm giao tiếp đạt hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu, nắm vững kiến thức.
- Soạn bài, tham khảo tài liệu có liên quan, bảng phụ
- Dự kiến phương án tích hợp – liên hệ: TV – Văn (Truyện cười dân gian)
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu h
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_6_den_10_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf