1.2. Về kỹ năng:
- Thành thạo kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện cười theo đặc trưng thể loại
- Có khả năng phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể diễn cảm được truyện
11 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 48: Treo biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết: 48
Ngày giảng:
Văn bản
TREO BIỂN
(Truyện cười)
1. MỤC TIÊU
1.1. Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm truyện cười, đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.
- Hiểu được cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.
1.2. Về kỹ năng:
- Thành thạo kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện cười theo đặc trưng thể loại
- Có khả năng phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể diễn cảm được truyện
* Giáo dục kĩ năng sống
- Tự nhận thức giá trị của việc nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và bảo vệ chủ kiến của cá nhân.
- Ứng xử có trách nhiệm trong việc góp ý cho người khác.
- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận về bài học trong truyện.
1.3. Về thái độ:
- Ý thức giữ gìn chủ kiến của chính mình, không bị dao động bởi ý kiến của người khác.
- GD đạo đức: Giáo dục phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân
=> GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.
1.4. Phát triển năng lực:
* Các năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực riêng: giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ, tự quản bản thân.
- Năng lực đọc-hiểu, trình bày vấn đề
* Các phẩm chất:
- Tự lập, tự tin, tự chủ
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: sgk, giáo án theo chuẩn KT-KN, tranh ảnh, tài liệu tham khảo, video, máy chiếu.
- Học sinh: sgk, vở ghi, soạn theo hướng dẫn của giáo viên
3. PHƯƠNG PHÁP
- Đọc sáng tạo, thuyết trình, phát vấn, bình giảng, làm việc theo nhóm, trò chơi, đóng vai
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định và tổ chức lớp (1 phút)
4.2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp bài mới
4.3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
KHƠI ĐỘNG (1 phút)
Cười là một đặc tính tự nhiên, vốn có của con người. Ca dao xưa từng nói:
Người ta có miệng có môi
Khi buồn khi khóc khi vui khi cười.
Đặc biệt, cười còn là nhu cầu cần thiết cho cuộc sống con người
Cấm ăn cấm nói cấm cười
Cấm ba thứ ấy còn vui nỗi gì
Từ những đặc tính đó, chúng ta có thể loại truyện cười trong văn học dân gian. Vậy truyện cười là gì? Tiếng cười trong văn học dân gian có ý nghĩa như thế nào? Cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu qua một truyện cười tiêu biểu: TREO BIỂN
HÌNH HÀNH KIẾN THỨC
A. GIỚI THIỆU CHUNG (5 phút)
* Hoạt động 1: Giới thiệu chung
- Mục đích: HS nắm được các kiến thức cơ bản về tác giả, thể loại truyện cười
- Phương pháp: phát vấn, thuyết trình, trò chơi
- Thời gian: 4 phút
- Cách thức tiến hành
? Em hãy nêu tác giả của truyện Treo biển?
? Treo biển được sáng tác theo thể loại nào?
TRÒ CHƠI THÁCH ĐỐ
- Luật chơi:
+ Lớp chia thành hai đội chơi.
+ GV đưa ra câu hỏi đầu tiên, lựa chọn HS trả lời. HS trả lời đúng được quyền đặt câu hỏi liên quan tới thể loại truyện cười và chỉ định người trả lời. Hết hai vòng câu hỏi, trò chơi kết thúc. Những câu hỏi không trả lời được, GV sẽ là cố vấn học tập giải đáp.
+ Căn cứ số câu trả lời đúng để phân định thắng thua cho đội chơi.
Câu hỏi của GV:
? Thế nào là truyện cười?
- Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Câu hỏi của HS:
? Hiện tượng đáng cười là gì?
- Hiện tượng đáng cười: ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên, những thói hư, tật xấu trong xã hội (thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói)
? Tác giả dân gian sáng tác truyện cười nhằm mục đích gì?
- Tạo ra tiếng cười mua vui
- Phê phán thói hư tật xấu
? Có mấy loại truyện cười?
- Có hai loại: truyện hài hước (truyện cười thiên về ý nghĩa mua vui) và truyện châm biếm (thiên về ý nghĩa phê phán).
? Nhân vật trong truyện cười có đặc điểm gì đặc biệt?
- Ít nhân vật
- Nhân vật không có tên cụ thể
? Tại sao nhân vật chính lại không có tên cụ thể?
- Nhân vật chính là đối tượng chủ yếu của tiếng cười, tập trung vào cái đáng cười của nhân vật, chứ không phải làm nổi bật chân dung, tính cách nhân vật.
? Các sự việc trong tryện cười có đặc điểm gì?
- Sự việc ít, đơn giản.
? Dung lượng truyện cười như thế nào?
- Ngắn gọn
? Theo bạn, ngôn ngữ truyện cười có đặc điểm gì?
- Giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng sắc sảo.
GV chiếu slide sơ đồ đặc điểm truyện cười.
Chuyển: Vậy, những đặc điểm trên được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Treo biển, chúng ta cùng tìm hiểu phần B. Đọc hiểu văn bản
1. Tác giả: dân gian
2. Tác phẩm
- Thể loại: truyện cười
B. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
* Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản
Bước 1. Đọc, chú thích
- Mục đích: HS nắm được cách đọc văn bản truyện cười; nhận diện PTBĐ, ngôi kể trong tác phẩm.
- Phương pháp: phát vấn
- Thời gian: 4 phút
- Cách thức tiến hành
? Theo em, nên đọc truyện với giọng như thế nào?
- Giọng đọc hài hước nhưng kín đáo, chú ý ngữ điệu nói của các nhân vật khác nhau.
GV tổ chức cho HS đọc phân vai nhân vật
-> Nhận xét và rút kinh nghiệm
? Em hiểu thế nào là cá ươn?
- cá không còn tươi, đã có mùi hôi.
? Thế nào là bắt bẻ?
- vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi
? Truyện Treo biển được sáng tác theo phương thức biểu đạt nào?
? Truyện kể theo ngôi kể thứ mấy?
1. Đọc, chú thích
- PTBĐ: tự sự
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
Bước 2. Kết cấu, bố cục
- Mục đích: HS nắm được cách chia bố cục văn bản
- Phương pháp: phát vấn
- Thời gian: 2 phút
- Cách thức tiến hành
? Bố cục của truyện có thể chia làm mấy phần?
? Em hãy nêu giới hạn và nội dung của từng phần?
(1) .. cá tươi”: tấm biển treo ở cửa hàng
(2) còn lại: Các ý kiến góp ý và phản ứng của nhà hàng
2. Kết cấu, bố cục
- 2 phần
Bước 3. Phân tích
- Mục đích: HS phân tích và thấy được những bài học ẩn chứa trong tác phẩm
- Phương pháp: phát vấn
- Thời gian: 20 phút
- Cách thức tiến hành
? Xác định nhân vật chính của truyện?
- Cửa hàng
? Truyện dùng từ cửa hàng, nhưng thực ra là muốn nói đến ai?
- Người chủ cửa hàng bán cá
TH: Dùng từ cửa hàng để ám chỉ tới người chủ bán hàng, đây là cách nói hoán dụ mà học kì II chúng ta sẽ được học cụ thể.
? Truyện kể về hoạt động nào của cửa hàng?
- Treo biển quảng cáo.
? Em có hay nhìn thấy các biển quảng cáo khi đi trên đường phố không?
- Có, rất nhiều. Hầu như cửa hàng nào cũng phải có biển quảng cáo.
? Các biển quảng cáo đó như thế nào?
- Được trang trí màu sắc bắt mắt, giới thiệu tên sản phẩm được bày bán trong cửa hàng.
? Theo em, treo biển để làm gì?
- Giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, nhằm thu hút khách và bán được nhiều hàng.
? Cửa hàng này cũng treo biển, biển đề chữ gì?
- Ở đây có bán cá tươi
? Em có nhận xét như thế nào về các từ được dùng để đặt tên biển quảng cáo
- Các từ ngữ thuộc lời ăn tiếng nói hàng ngày.
? Biển quảng cáo thể hiện được mấy thông tin?
- 4 thông tin
? Em hãy chỉ ra các thông tin đó?
? Em nhận xét gì về các thông tin được đề trên biển?
Chuyển: Tấm biển quảng cáo của nhà hàng dù rằng được đặt theo ngôn ngữ nói thường ngày, nhưng cũng đã đầy đủ được các thông tin cần thiết. Nếu cứ để biển như vậy mà bán hàng thì chẳng có gì để chúng ta phải bàn luận ở đây cả. Câu chuyện đến đây chưa có yếu tố gây cười.
? Theo em, đọc truyện này, chi tiết nào làm em cười?
? Em hãy đọc lên các ý kiến góp ý về tấm biển?
(1) Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà phải đề biển là cá tươi.
(2) Người ta chả nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là ở đây
(3) Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề có bán?
(4) Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa.
? Em có nhận xét gì về những lời góp ý này?
- Chỉ quan tâm đến một hoặc một số thành phần của câu quảng cáo
- Không thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của các thành phần khác.
? Những lời này được nói ra bởi mấy người?
4 người
? Họ là những ai và họ qua cửa hàng để làm gì?
- Người qua đường
- Khách đến mua cá
- Người láng giềng sang chơi
? Em có nhận xét gì về những người góp ý này?
- Những người không rõ lai lịch, không rõ học thức, chỉ đi qua hoặc mua hàng, không có chủ đích đến góp ý cho tấm biển đề ở cửa hàng.
G: Như vậy, việc góp ý cho tấm biển ở cửa hàng bán cá mang tính chất tự phát, ngẫu nhiên.
? Hơn nữa, họ còn góp ý với thái độ như thế nào?
- “Cười bảo” -> thiếu sự nghiêm túc khi góp ý.
? Vậy mà, sau khi được góp ý, cửa hàng đã có những biểu hiện như thế nào?
- Tiếp thu thông tin, lần lượt bỏ ngay các chữ đi
? Bỏ ngay là hành động như thế nào?
- Không suy nghĩ, bỏ đi các chữ theo lời gợi ý của người khác một cách nhanh chóng.
? Như vậy, sau ba lần góp ý đầu tiên, thông tin của tấm biến thay đổi như thế nào? Em hãy nêu nhận xét về tấm biển sau khi được thay đổi?
3. Phân tích
3.1. Tấm biển của cửa hàng
- Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI
địa hoạt loại chất
điểm động mặt hàng lượng
-> Ngắn gọn, đầy đủ thông tin cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
3.2. Các ý kiến góp ý và phản ứng của nhà hàng – chi tiết gây cười
Ý kiến góp ý
Phản ứng của nhà hàng
- Chỉ quan tâm đến một hoặc một số thành phần của câu quảng cáo
- Không thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của các thành phần khác.
- Sự góp ý mang tính chất tự phát, thiếu nghiêm túc.
- Không suy nghĩ thấu đáo mà nhanh chóng thay đổi biển treo theo bất kì lời góp ý nào, kể cả việc bỏ luôn tấm biển.
Các lần góp ý
Sự tiếp thu của
cửa hàng
Nhận xét
Gây cười
Ở đây có bán cá tươi
Đầy đủ thông tin
- Sự góp ý thiếu hiểu biết, không nghiêm túc của khách hàng
- Sự tiếp thu nhanh nhảu không suy nghĩ của cửa hàng.
1
Ở đây có bán cá
Thiếu TT chất lượng sản phẩm
2
Có bán cá
Cụt lủn, thiếu thông tin về địa điểm và chất lượng sản phẩm.
3
Cá
Cụt lủn, tối nghĩa
4
Vô lý, không chấp nhận được.
Cao trào của tiếng cười
? Với lời góp ý cuối cùng, nhà hàng phản ứng ra sao?
- Cất luôn cái biển đi.
? Em có suy nghĩ gì về hành động cất luôn biển đi của cửa hàng?
- Vô lý, không chấp nhận được. Cửa hàng nào cũng cần phải có biển quảng cáo để thu hút khách và làm ăn được thuận lợi hơn.
? Theo em, trong các chi tiết gây cười trên, khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất?
- Khi kết thúc truyện, nhà hàng cất nốt cái biển đi.
G: Đây cũng là một đặc điểm nữa của truyện cười. Kết thúc khá bất ngờ. Khi tiếng cười lên đến cao trào, thì đó là khi truyện kết thúc.
? Qua câu chuyện về việc treo biển của cửa hàng bán cá, tác giả dân gian muốn nói đến những kiểu người như thế nào trong xã hội?
- Ngầm nói tới những người không có chủ kiến.
? Dân gian có thái độ như thế nào đối với kiểu người này?
- Phê phán, chế giễu
? Kho tàng thành ngữ, tục ngữ dân gian có những câu nào nói về kiểu người này?
- Đồ ba phải, mười rằm cũng ư mười tư cũng gật.
- Đẽo cày giữa đường.
? Vậy em rút ra được những bài học gì cho mình?
CHIẾN THUẬT: CUỘC GIAO TIẾP VĂN HỌC
Hình thức: GV phát phiếu học tập cho 4 nhóm. HS liên hệ với bản thân, với thực tế xã hội để rút ra bài học cho riêng mình.
CÁCH GÓP Ý
CÁCH TIẾP THU
BÀI HỌC
CÁCH DÙNG TỪ
-> Tiêu biểu cho kiểu người không có chủ kiến -> chế giễu, phê phán.
3.3. Bài học
- Cách góp ý: nghiêm túc, chân thành và suy nghĩ chu đáo trước khi nói.
- Cách tiếp thu: phải có chủ kiến, tiếp thu nhưng chọn lọc và sáng tạo vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình.
- Cách dùng từ:
+ Dùng từ phải có nghĩa, chứa đủ thông tin cần thiết
+ Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
? Khái quát lại nội dung truyện?
? Trong truyện cười, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Gọi HS đọc ghi nhớ
? Qua truyện Treo biển, tác giả dân gian muốn nói lên điều gì?
4. Tổng kết
4.1. Nội dung
- Những nội dung cần thiết cho việc quảng cáo bằng ngôn ngữ trên tấm biển của nhà hàng
+ Ở đây: địa điểm cửa hàng
+ Có bán: hoạt động của nhà hàng
+ Cá: loại mặt hàng
+ Tươi: chất lượng hàng bán
- Chuỗi sự việc đáng cười diễn ra trong truyện gồm bốn lời góp ý và phản ứng của nhà hàng
4.2. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lý, cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ hàng.
- Sử dụng yếu tố gây cười
- Kết thúc truyện bất ngờ.
4.3. Ghi nhớ: sgk. 125
* Ý nghĩa :
- Truyện tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
C. LUYỆN TẬP (5 phút)
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
- Phương pháp : thực hành, phát vấn, thuyết trình
- Hình thức : GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. HS hoàn thành bài viết và trình bày trước lớp.
? Em hãy chỉ ra các đặc điểm cơ bản của thể loại truyện cười được thể hiện trong truyện Treo biển ?
- Hiện tượng đáng cười :
+ Lời góp ý thiếu nghiêm túc và sự hiểu biết
+ Sự tiếp thu vội vàng, không có chủ kiến của cửa hàng.
- Mục đích : tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ ; chế giễu, phê phán người thiếu chủ kiến
- Nhân vật chính : Chủ cửa hàng bán cá, không có tên tuổi
- Sự việc ít, đơn giản : treo biển – chữa biển – cất biển
- Dung lượng ngắn, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
- Kết thúc : nhà hàng cất biển đi -> Bất ngờ.
4.4. Củng cố (5 phút)
HS xem lại video truyện cười Treo biển
? Hãy kể tên những truyện cười mà em biết ?
- Lợn cưới, áo mới
- Nhưng nó phải bằng hai mày
- Tam đại con gà
- Đánh thế còn nhẹ
4.5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (2 phút)
* Hướng dẫn học bài : Học thuộc bài và kể tóm tắt chuyện Treo biển (tìm được cách sự việc chính)
* Hướng dẫn chuẩn bị bài: Đọc thêm Lợn cưới, áo mới
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Chia bố cục
- Chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của thể loại truyện cười trong truyện Lợn cưới, áo mới.
- Ghi lại các kiến thức khó
5. RÚT KINH NGHIỆM
TRƯỜNG THCS CAO THẮNG
TỔ VĂN – SỬ
PHIẾU HỌC TẬP
NHIỆM VỤ 1:
Qua truyện “Treo biển”, em rút ra được những bài học gì cho bản thân mình?
BÀI HỌC
CÁCH DÙNG TỪ
CÁCH TIẾP THU Ý KIẾN
CÁCH GÓP Ý
NHIỆM VỤ 2:
? Em hãy chỉ ra các đặc điểm cơ bản của thể loại truyện cười được thể hiện trong truyện Treo biển ?
1. Đối tượng : hiện tượng đáng cười là :
..
..
2. Mục đích :
..
3. Nhân vật chính : .
4. Sự việc : ...
5. Dung lượng : ...
6. Kết thúc : .
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_48_treo_bien.doc