I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS hiểu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
- Hiểu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân
vật.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Giúp học sinh có lòng yêu nước, yêu quê hương; càng thêm yêu
mến, trân trọng và cảm phục sự hi sinh to lớn của những người lính trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ. Có ý thức Sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
- Nhân ái: Học sinh có được cảm thông trước tình cảm cha con sâu nặng trong
hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, ý thức được
trách nhiệm của công dân với đất nước.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có khả năng phân tích và lí giải được
tình huống truyện; Nêu và giải thích được ý nghĩa của truyện đối với bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
22 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 48 đến 52 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 09/11/2020 (9A3); 10/11/2020 (9A2); 11/11/2020(9A2,3)
TIẾT 48+49
VĂN BẢN: CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Trích) ( Nguyễn Quang Sáng )
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS hiểu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
- Hiểu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân
vật.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Giúp học sinh có lòng yêu nước, yêu quê hương; càng thêm yêu
mến, trân trọng và cảm phục sự hi sinh to lớn của những người lính trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ. Có ý thức Sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
- Nhân ái: Học sinh có được cảm thông trước tình cảm cha con sâu nặng trong
hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, ý thức được
trách nhiệm của công dân với đất nước.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: có khả năng phân tích và lí giải được
tình huống truyện; Nêu và giải thích được ý nghĩa của truyện đối với bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
* Năng lực văn học:
- Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ngôn ngữ của tác
phẩm để đọc hiểu văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống
Mĩ cứu nước.
+ Nhận diện đề tài, chủ đề, thể loại, cảm hứng, tình huống, nhân vật, ngôi kể,
một số nét đặc sắc nghệ thuật cơ bản,
+ Phân tích, đánh giá tình huống truyện, nhân vật chính, hiểu được ý nghĩa tư
tưởng, những tìm tòi về nghệ thuật,
- Vận dụng những kiến thức kĩ năng để đọc các truyện khác cùng thể loại, đề tài,
cảm hứng,
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Ảnh chân dung nhà văn, bảng phụ, tranh minh họa.
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi - đọc tóm tắt truyện.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, hoạt động
nhóm.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc hai khổ thơ đầu trong bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
?Cảm nhận của em về hình ảnh những người lính lái xe trong văn bản “Bài thơ
về tiểu đội xe không kính”?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Tìm những câu ca dao, thơ nói về tình cảm gia đình?
- Nội dung của những câu ca dao hoặc câu thơ trên?
- GV giới thiệu bài: Không ít những tình huống éo le xảy ra trong cuộc sống,
nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm của con
người. Truyện ngắn: “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được xây
dựng trên cơ sở những tình huống ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống
Mĩ gian lao. Qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ, chiến sĩ.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
? Sơ lược hiểu biết của em về nhà văn
Nguyễn Quang Sáng?
- HS quan sát ảnh chân dung nhà văn.
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của truyện
ngắn?
GV nêu yêu cầu đọc: Giọng kể của nhân
vật anh Ba: trầm tĩnh, cảm động, hơi
buồn, những câu đối thoại, đoạn văn
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản.
a. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932.
- Quê: Chợ Mới - An Giang.
- Nhà văn nổi tiếng, am hiểu cuộc sống
và con người Nam Bộ.
- Viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu
thuyết, kịch bản phim với lối viết giản
dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, đậm đà
màu sắc địa phương Nam Bộ.
- TP chính: Con chim vàng (1958), Đất
lửa, Mùa gió chướng, Cánh đồng
hoang, Chiếc lược ngà...
b. Văn bản:
- Viết năm 1966, tại chiến trường Nam
Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
đang diễn ra quyết liệt.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
a. Đọc - kể:
miêu tả tâm trạng đọc với giọng điệu phù
hợp.
GV đọc mẫu phần đầu truyện.
HS đọc tiếp -> muốn bắt nó về.
HS tóm tắt phần tiếp theo đến hết.
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, khi con
gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm.
- Bé Thu không nhận ra cha... Em đã đối
xử với ba như với người xa lạ.
- Đến hôm ông Sáu lên đường, bé Thu
mới nhận ra cha...
- Ở chiến khu, ông Sáu dồn tình thương
nhớ con khắc cây lược ngà...
? Giải thích các từ: tập kết, nhà chòi, vết
thẹo, nói trổng, cái vá, mét...?
? Em có nhận xét gì về từ ngữ mà tác giả
sử dụng trong văn bản? (Sử dụng nhiều
từ địa phương Nam Bộ)
? Cho biết thể loại và PTBĐ của văn
bản?
? Xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi
kể đó? Nhân vật chính?
? Hãy nêu tình huống truyện? Tình
huống nào gây xúc động nhất?
- Hai tình huống truyện:
+ Cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau 8 tám
năm xa cách, nhưng thật trớ trêu bé Thu
không nhận cha. Đến lúc em nhận ra cha
và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông
Sáu lại phải ra đi.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình
yêu thương và mong nhớ đứa con vào
việc làm chiếc lược ngà để tặng con,
nhưng chiếc lược ngà chưa kịp gửi đến
tay con thì ông Sáu đã hi sinh.
- HS đọc phần đầu truyện.
* Tóm tắt văn bản.
b. Từ khó: SGK
3. Thể loại - PTBĐ:
- Thể loại: Truyện ngắn.
- PTB: Tự sự - miêu tả - bình luận
- Ngôi kể: thứ nhất xưng: tôi - bác Ba.
- Nhân vật chính: bé Thu, ông Sáu.
4. Bố cục:
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nhân vật bé Thu.
a. Trong những ngày ông Sáu về
thăm nhà.
* Trước khi nhận ông Sáu là cha.
? Bé thu đã có phản ứng gì khi nghe ông
Sáu gọi mình là con và xưng ba?
? Bé Thu đã tròn đôi mắt nhìn đó là đôi
mắt nhìn như thế nào?
- Mở to, không chớp sự ngạc nhiên.
? Bé Thu đã “ vụt chạy” và kêu thét lên “
Má! Má!”. Đó là những cử chỉ như thế
nào?
- Nhanh, mạnh, biểu lộ ý định cầu cứu.
? Nhận xét gì về cách miêu tả của tác
giả?
? Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện
thái độ và cảm xúc gì của bé Thu lúc ấy?
GV: Con bé quá ngạc nhiên bất ngờ,
không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tiếp sau
sự sợ hãi, sợ bị lừa, sợ bị bắt, nó đã từng
chứng kiến khối chuyện tương tự từ khi
nó bắt đầu biết ở ngay chính nơi này.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp
đôi.
? Trong hai ngày tiếp theo thái độ và tình
cảm của bé Thu diễn ra như thế nào?
Tìm những chi tiết về lời nói, hành động
của bé Thu?
? Bình thường đó là cách nói được dùng
trong quan hệ nào?
- Quan hệ ngang bằng, suồng sã.
? Với cách nói ấy, bé Thu muốn tỏ thái
độ như thế nào đối với ông Sáu?
- Không nhận ông Sáu là ba.
? Trong bữa cơm bé Thu đã có phản ứng
như thế nào?
? Nhận xét thái độ và hành động của bé
Thu qua lời nói và hành động trên?
? Nếu ở trong hoàn cảnh đó em sẽ xử sự
như thế nào?
? Phản ứng cự tuyệt của bé Thu có phải
là dấu hiệu của đứa trẻ hư không? Vì
sao?( HS TL bàn 1 phút)
- Nghe gọi: con bé giật mình, tròn mắt
nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, mặt tái đi, vụt
chạy, kêu thét lên “Má! Má!”
-> Tả cụ thể, hợp lí, sinh động, với
những đông từ mạnh.
=> Thái độ ngạc nhiên, hoảng hốt, lo
lắng, sợ hãi.
* Trong hai ngày tiếp:
- Nói trống không, không chịu gọi ba:
Vô ăn cơm! Cơm chín rồi!
- Khi nấu cơm: Nhất định không nhờ
ông Sáu giúp, nói trống không:
Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái!
Cơm sôi rồi nhão bây giờ!
- Hành động: lấy đũa xoi vào chén hất
cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho. + Bị
ông Sáu đánh nhưng không khóc mà
nhảy xuống xuồng bỏ sang nhà ngoại.
=> Cự tuyệt, quyết liệt, cứng cỏi ương
ngạnh, không chấp nhận ông Sáu là ba.
- Bé không chấp nhận một người khác
với cha mình trong ảnh, nó chưa hiểu
nguyên nhân của vết sẹo dữ dằn trên mặt
ông Sáu, nên mới phản ứng ương ngạnh
như vậy.
? Có ý kiến cho rằng: sự ương ngạnh của
bé Thu không hoàn toàn đáng trách,
nhưng có ý kiến cho rằng sự ương ngạnh
đó là hoàn toàn đáng trách? Vậy ý kiến
của em như thế nào?
- Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn
không đáng trách trong hoàn cảnh xa
cách và trắc trở của cuộc chiến tranh, nó
còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được
những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời
sống và người lớn cũng không ai kịp
chuẩn bị cho bé Thu đón nhận những khả
năng bất thường, nên bé Thu không tin
ông Sáu là ba mình. Chỉ vì trên mặt ông
có vết sẹo khác hình ba mà nó đã được
biết.
- Em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là
ba. Trong cái cứng đầu của em có ẩn
chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về 1 tình
yêu dành cho người cha khác.
- Đây chính là chi tiết gợi mở tính cách
mạnh mẽ, cá tính, thông minh, gan dạ
của cô giao liên sau này.
? Qua phân tích ta hiểu thêm về bé Thu
là người như thế nào?
? Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn trên?
TIẾT 2
HS đọc: Sáng hôm sau... giày vò anh.
? Kể tóm tắt nội dung đoạn trích?
? Trong buổi sáng cuối cùng, trước giờ
phút ông Sáu phải lên đường, vẻ mặt bé
Thu được miêu tả như thế nào?
? Nhận xét cách miêu tả của tác giả?
? Với vẻ mặt ấy biểu lộ 1 nội tâm như
thế nào?
=> Thể hiện tình cảm sâu sắc, mạnh
mẽ, rạch ròi của bé Thu nhưng cũng rất
hồn nhiên, ngây thơ trong sáng.
* Luyện tập:
- Tóm tắt truyện.
b. Bé Thu khi nhận ra ông Sáu là ba
- Sáng hôm sau ông Sáu phải ra đi.
+ Đôi mi cong dài, không chớp, đôi mắt
như to hơn.
+ Cái nhìn: ngơ ngác, không lạ lùng,
nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
-> Miêu tả nội tâm nhân vật.
=> Nội tâm trong sáng, không còn lo
(Muốn nhận ba nhưng không dám vì trót
làm ba giận)
? Bé Thu đã phản ứng như thế nào khi
nghe tiếng ông Sáu nói “ Thôi! Ba đi
nghe con!”?
? Tiếng kêu thét gọi ba của Thu ở đây có
gì giống và khác với tiếng kêu thét gọi
má ở đầu văn bản?
- Không còn là tiếng kêu biểu lộ sự sợ
hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương
ruột thịt.
? Tác giả đã bình luận tiếng kêu đó của
bé Thu như thế nào?
- Tiếng kêu đứt quãng như nghẹn lại, nấc
lên... Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”
(Tình huống tạo xúc động cho mọi người)
? Không chỉ thế ở bé Thu còn có những
hành động, cử chỉ, lời nói nào?
? Nhận xét về những cử chỉ và hành
động và lời nói của bé Thu?
? Chứng kiến cảnh tượng đó mọi người
có thái độ như thế nào? Vì sao?
- Có người không cầm được nước mắt...
-> Xúc động trước tình cảm cha con bị
dồn nén...
? Vì sao bé Thu lại có sự thay đổi về tình
cảm và thái độ với ông Sáu như vậy?
- Được bà giải thích -> sự nghi ngờ được
giải toả.
? Nhận xét nghệ thuật khắc họa và miêu
tả tâm lí nhân vật bé Thu trong truyện?
-> Tả ấn tượng, phù hợp tâm lí trẻ, giải
thích khéo léo hợp lí. Miêu tả qua dáng
vẻ, cử chỉ, hành động, lời nói kết hợp
lắng, sợ hãi nữa.
+ Kêu thét lên: Ba... a... ba...
=> Đó là tiếng nói của tình yêu thương
ruột thịt.
- Hành động, cử chỉ, lời nói:
+ Vừa kêu vừa chạy nhanh như 1 con
sóc, nó chạy thót lên và dang 2 tay ôm
chặt lấy cổ ba, nói trong tiếng
khóc...không cho ba đi..
+ Hôn ba nó cùng khắp: hôn tóc, hôn
cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên
má của ba nó nữa.
+ Đồng ý cho ba đi... mếu máo: Ba về!
Ba mua cho con một cây lược nghe ba!
=> Hành động gấp gáp, thể hiện tình
yêu thương ba một cách hồn nhiên, nồng
thắm ngây thơ và chân thành, kính trọng,
muốn giữ ba lại.
bình luận để bộc lộ nội tâm nhân vật.
? Từ đó bé Thu hiện lên với những tính
cách nào?
HS đọc lại phần đầu truyện,
? Vì sao ông Sáu khao khát được gặp
con?
? Sau tám năm xa cách, khi được về
thăm nhà và gặp con, ông Sáu đã thể
hiện tình cảm của người cha qua những
chi tiết miêu tả nào?
? Tâm trạng của ông Sáu lúc đó như thế
nào?
? Song bé Thu có đáp ứng niềm mong
đợi của người cha hay không?
? Ông Sáu được miêu tả ntn?
? Thể hiện tâm trạng gì của ông Sáu?
? Trong ba ngày phép, ông Sáu mong
mỏi nhất điều gì?
? Trong buổi chia tay, nhìn bé Thu tình
cảm của ông Sáu như thế nào?
? Em nghĩ gì về đôi mắt nhìn con của
người cha?
? Khi bé Thu cất tiếng gọi ba thái độ của
ông Sáu như thế nào? Vì sao ông Sáu lại
khóc?
- Đó là nước mắt sung sướng, cảm động,
hạnh phúc nghẹn ngào của người cha
cảm nhận được tình ruột thịt từ con
mình.
? Ánh mắt và nước mắt ấy cho thấy 1
người cha như thế nào?
GV: Dẫn dắt phần cuối truyện.
=> Tính cách sâu sắc, mạnh mẽ, dứt
khoát, cứng cỏi, hồn nhiên, ngây thơ, chân
thật mãnh liệt trong tình yêu thương.
2. Nhân vật ông Sáu:
- Tám năm xa nhà, ông Sáu chưa một
lần gặp con.
* Lần đầu tiên gặp con:
- Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã
nhảy thót lên bờ.
- Vừa gọi vừa chìa tay đón con.
=> Vui, tin đứa con sẽ chạy đến với
mình.
+ Bị con từ chối.
+ Đứng sững lại, nhìn theo con, nõi đau
khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng
thương.
+ Hai tay buông xuống như bị gãy.
=> Buồn bã, hụt hẫng, thất vọng.
* Những ngày đoàn tụ: (3 ngày phép)
Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi
mình là ba.
- Nhìn con với đôi mắt trìu mến lẫn
buồn rầu.
- Vừa ôm con, vừa lau nước mắt...
- Ông sung sướng - xúc động
=> Người cha luôn nâng niu, giữ gìn
tình phụ tử.
* Những ngày xa con: (ở chiến khu)
? Khi trở lại khu căn cứ tình cảm của ông
Sáu với bé Thu diễn biến như thế nào?
? Tác giả miêu tả ông Sáu làm chiếc lược
ngà như thế nào?
? Sau khi hoàn thành ông đã khắc dòng
chữ gì lên sống lưng lược?
? Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật ông Sáu trong truyện?
? Việc ông Sáu dồn hết tâm lực để làm
chiếc lược bằng ngà nói lên điều gì?
Tình cha con thắm thiết, sâu nặng.
? Vì sao tác giả lại đặt nhan đề '' Chiếc
lược ngà ''? Chiếc lược ngà có ý nghĩa
gì? (Thảo luận nhóm 2 Phút)
(Cây lược làm dịu đi nỗi ân hận và chứa
đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ
thương, mong đợi của người cha đối với
đứa con xa cách. Nhưng rồi một tình
cảnh đau thương lại đến với cha con ông
Sáu: Ông hi sinh khi chưa kịp trao tận
tay con chiếc lược...)
? Với tất cả những tình cảm của ông Sáu
cho thấy Thu có một người cha ntn?
- Liên hệ: Nói với con - Y Phương
Và thực tế chiến tranh - gia đình li tán.
? Nêu những thành công về nghệ thuật?
? Sau khi học và đọc truyện em có cảm
xúc và suy nghĩ gì?
? Truyện còn có ý nghĩa gì?
- Khổ tâm, ân hận vì đã đánh con, nhớ
lời dặn của con, tìm khúc ngà làm chiếc
lược cho con.
- Cưa từng chiếc răng lược, thận trọng,
tỉ mỉ, và cố công như người thợ bạc.
-'' Yêu nhớ tặng Thu con của ba ''.
- Trước khi mất: Trao cây lược vào tay
người bạn chiến đấu.
-> Miêu tả tâm trạng, cử chỉ, hành động
để bộc lộ nội tâm nhân vật.
=> Tình cảm yêu mến nhớ thương của
người cha đối với con.
=> Một người cha chịu nhiều thiệt thòi
nhưng vô cùng độ lượng, tận tụy với tình
yêu thương con sâu sắc, thắm thiết.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện bất ngờ, tự
nhiên, hợp lí.
- Miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách
nhân vật thành công.
2. Nội dung: Truyện thể hiện thật cảm
động tình cha con sâu nặng và cao đẹp
trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
3. Ý nghĩa:
Là câu chuyện cảm động về tình cha
con sâu nặng, Chiếc lược Ngà cho ta
hiểu thêm về những mất mát to lớn của
chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
- Chi tiết nào trong truyện làm cho em ấn tượng sâu sắc nhất ? vì sao ?
- Cảm nhận về tình cha con của bé Thu.
HĐ 4: VẬN DỤNG.
? Đóng vai nhân vật bé Thu kể lại diễn biến tâm trạng của nhân vật.
HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO.
- Tìm đọc các bài viết về tác giả và tác phẩm.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá
+ Yêu cầu: Đọc trước văn bản, tìm hiểu vài nét chính về tác giả, nghiên cứu trả
lời các câu hỏi hướng dẫn trong sgk
Ngày dạy: 12/11/2020 (9A3); Chiều 12/11/2020 (9A2)
TIẾT 50
Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(Mục I, II, III, IV)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá kiến thức từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( Từ đơn, từ phức,
thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Giúp học sinh có ý thức tích cực, tự giác trong việc học tập; chịu
khó tìm tòi theo yêu cầu bài học.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tạo lập được văn bản có sử dụng các từ
láy và thành ngữ.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,
viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện thành thạo kĩ năng nhận biết và vận dụng các loại từ láy, thành
ngữ vào trong bài viết.
+ Trình bày (viết và nói) ngắn gọn được những nội dung kiến thức trọng tâm về:
Từ đơn, từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa
của từ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng, bảng phụ.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp,Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, hoạt động
nhóm.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, Sơ đồ tư duy.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Từ được chia ra làm mấy loại? Cho ví dụ?
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV giới thiệu bài: Để củng cố lại những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp
6 - 9 và giúp các em biết cách vận dụng những kiến thức đó vào giao tiếp, đọc - hiểu
văn bản và tạo lập văn bản...
HOẠT ĐỘNG 2 + 3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI + LUYỆN
TẬP.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV giới thiệu nội dung 1.
HS nhắc lại các khái niệm.
? Em hiểu từ là gì.
? Thế nào là từ đơn, từ phức.
? Từ ghép khác từ láy ở điểm nào?
? Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt?
Giáo viên hướng dẫn làm bài tập.
? Nêu yêu cầu của bài tập?
? Nhận diện các từ ghép và từ láy?
- Học sinh lên bảng làm bài tập, nhận
xét, sửa chữa.
- Giáo viên lưu ý trường hợp các từ
ghép ngẫu nhiên có quan hệ về âm
( giống phụ âm đầu ), giữa các yếu tố
có quan hệ ngữ nghĩa, khác với từ láy
( giữa các tiếng có quan hệ láy âm
nhau).
? Hãy phân loại các từ láy sau theo
tiêu chí nghĩa giảm nhẹ hoặc mạnh
thêm so với yếu tố gốc?
? Từ đó em rút ra bài học gì về cách
dùng từ ghép và cách dùng từ láy?
=> Lựa chọn từ ngữ phù hợp, diễn đạt
chính xác nhằm đạt mục đích giao
tiếp.
? Thành ngữ là gì?
? Tục ngữ là gì?
I. Từ đơn và từ phức.
1. Lý thuyết
- Khái niệm từ.
- Từ đơn: từ có một tiếng.
- Từ phức: Từ có hai tiếng trở lên.( gồm từ
ghép và từ láy)
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.
+ Từ láy: các tiếng có sự hòa phối âm thanh.
- Sơ đồ cấu tạo từ :
Từ
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy
2. Bài tập
a. Nhận diện từ ghép, từ láy:
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc,
tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường
nhịn, rơi rụng, mong muốn.
- Từ láy : nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa
xôi, lấp lánh.
b. Phân loại từ láy:
- Từ láy giảm nhẹ: trăng trắng, đèm đẹp,
nho nhỏ, xôm xốp, lành lạnh.
- Từ láy tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát
sàn sạt, nhấp nhô.
II. Thành ngữ.
1. Khái niệm
- Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo ổn
định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Thành ngữ có tính hình tượng, biểu trưng
và giàu cảm xúc.
- Tục ngữ: là những câu nói dân gian có
HĐ cặp đôi
? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
Thành ngữ Tục ngữ
- Có cấu tạo là 1
cụm từ, chưa
thành câu.
- Sử dụng không
độc lập, có tác
dụng bổ sung ý
nghĩa cho thành
phần câu hoặc
tự mình làm
thành phần câu.
- Có cấu tạo là
một câu.
- Sử dụng tương
đối độc lập, biểu
thị kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm
tự nhiên, xã hội.
? Trong 5 ví dụ của bài tập, trường
hợp nào là thành ngữ, tục ngữ. Hãy
giải nghĩa?
? Kiểm chứng bằng cách nào.
+ Thành ngữ : ngữ cố định, biểu thị
một khái niệm.
+ Tục ngữ thường là một câu biểu thị
phán đoán, nhận định.
? Nêu yêu cầu của bài tập.
Chia nhóm thi viết các thành ngữ.
Nhận xét, công bố kết quả.
HĐ cá nhân
? Đặt câu với một thành ngữ trong
đặc điểm ngắn gọn, biểu thị phán đoán,
nhận định.
2. Bài tập
a. Bài 1
* Tục ngữ :
- "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" :
hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh
hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức
con người.
- ''Chó treo mèo đậy'': giữ gìn thức ăn, với
chó thì phải treo lên cao, với mèo phải đậy
lại.
* Thành ngữ:
- Đánh trống bỏ dùi: việc làm không đến
nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
- Được voi đòi tiên: tham lam, được cái
này, muốn cái kia.
- Nước mắt cá sấu: thông cảm, thương xót
giả dối, lừa người khác.
b. Bài 2
Mẫu :
- Thành ngữ chứa yếu tố động vật: mèo
mả gà đồng, đầu voi đuôi chuột, mỡ để
miệng mèo, rồng đến nhà tôm,..
- Thành ngữ chứa yếu tố thực vật: cây nhà
lá vườn, nước đổ lá khoai, dây cà ra dây
muống.
c. Bài 3:
Thành ngữ sử dụng trong văn chương:
nhóm?
? Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng
thành ngữ trong văn chương.
VD: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu, mặt ngựa ào ào như xôi.
(Nguyễn Du)
? Nghĩa của từ là gì.
? Giải nghĩa từ bằng những cách nào.
? Chọn cách hiểu đúng về nghĩa của
từ ?
? Vì sao cách giải thích (b) về nghĩa
của từ ''độ lượng'' là đúng ?
? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là
gì?
? K/n từ nhiều nghĩa, cho ví dụ về từ
nhiều nghĩa ?
? Từ tiếng Việt chuyển nghĩa theo
những phương thức nào ?
GV : mở rộng : Trong nghĩa của từ
còn có thể có các nghĩa bị hạn chế về
phạm vi sử dụng, như nghĩa văn
chương, nghĩa thuật ngữ, nghĩa địa
phương.
VD : nghĩa đẹp của từ hoa nha nghĩa
văn chương ; nghĩa hợp chất mà phân
tử có một hay nhiểu nguyên tử kim
loại liên kết với 1 hay nhiều gốc a xít
- Kẻ cắp bà già.
- Kiến bò miệng chén.
- Hồn lạc phách xiêu.
- Bảy nổi ba chìm.
- Đầu trâu, mặt ngựa.
III. Nghĩa của từ.
1. Lý thuyết:
- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính
chất, quan hệ, hoạt động) mà từ biểu thị.
- Có 3 cách giải nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm.
+ Mô tả sự vật, hoạt động, ..
+ Đưa ra những đồng nghĩa, trái nghĩa.
2. Bài tập
- Chọn a.
- Chọn b.
-> Vì cách giải thích a không hợp lý khi
lấy ngữ tính từ để định nghĩa tính từ.
IV. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ
nhiều nghĩa.
1. Lý thuyết:
* HTCN: Là hiện tượng nghĩa của từ thay
đổi, tạo ra từ nhiều nghĩa.
+ Nghĩa gốc: xuất hiện từ đầu làm cơ sở
cho nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: được sinh ra trên cơ sở
nghĩa gốc.
* Từ nhiều nghĩa: Là từ có từ hai nghĩa trở
lên.
- Phương thức chuyển nghĩa của từ : 2
phương thức : Ẩn dụ, hoán dụ.
của từ muối ; nghĩa tốt của từ ngôn là
nghĩa địa phương.
Như vậy, HS cũng cần biết có các loại
nghĩa như vậy trong từ để lưu ý khi
đọc VB hoặc tạo lập VB.
HS đọc bài tập.
? Giải thích cách dùng từ ''hoa'' trong
câu thơ của Nguyễn Du.
- Giáo viên tích hợp nội dung giờ văn
học.
2. Bài tập
- ''hoa'' trong ''thềm hoa'',''lệ hoa'' được
dùng với nghĩa chuyển.
+ Về tu từ cú pháp: Hoa- Định ngữ
+ Tu từ từ vựng: Hoa - đẹp, sang trọng,
tinh khiết ( Trong câu thơ)
-> Không phải hiện tượng chuyển nghĩa
làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, mà là hiện
tượng chuyển nghĩa lâm thời (tồn tại trong
văn cảnh).
HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 2 từ láy.
HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO.
- Tìm đọc các bài viết trong đó có sử dụng từ láy, thành ngữ hoặc các từ nhiều nghĩa.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị nội dung tiết 51 : Tổng kết về từ vựng ( tiếp theo)
- Yêu cầu:
+ Chuẩn bị các nội dung lý thuyết, bài tập từ mục V đến mục VII sgk T124.
+ Xem lại khái niệm (Từ đồng âm, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa).
+ Tìm thêm một số ví dụ về: Từ đồng âm, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa.
+ Làm bài tập trong các phần luyện tập.
Ngày dạy: Chiều: 13/11/2020 (9A2); Chiều 13/11/2020 (9A3)
TIẾT 51
Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Mục V, VI, VII)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Tiếp tục hệ thống hoá, củng cố kiến thức về từ vựng đã học: Từ đồng
âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Giúp học sinh có ý thức tích cực, tự giác trong việc học tập; chịu
khó tìm tòi theo yêu cầu bài học.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sá
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_48_den_52_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf