Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 31: Bạn đến chơi nhà

1.2 Kĩ năng:

- Nhận biết thể loại của VB

- Đọc – hiểu VB thơ nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

- Phân tích một bài thơ nôm Đường luật

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trình bày một vấn đề trước đám đông.

- Ra quyết định: nhận ra và lựa chọn những đáp án đúng

 

docx11 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 31: Bạn đến chơi nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 31 Ngày giảng: Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ (Nguyễn Khuyến) 1. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức: - Nắm được sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến - Biết được sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. 1.2 Kĩ năng: - Nhận biết thể loại của VB - Đọc – hiểu VB thơ nôm Đường luật thất ngôn bát cú. - Phân tích một bài thơ nôm Đường luật * Giáo dục kĩ năng sống: - Giao tiếp: trình bày một vấn đề trước đám đông. - Ra quyết định: nhận ra và lựa chọn những đáp án đúng 1.3 Thái độ: - Yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước. * Liên môn, tích hợp: GD đạo đức: Giáo dục về tình cảm bạn bè đẹp đẽ, trách nhiệm giữa những con người => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG. 1.4. Phát triển năng lực: * Các phẩm chất: + Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó * Các năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; thưởng thức văn học, Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng: thưởng thức văn học, giao tiếp Tiếng Việt 2. CHUẨN BỊ - Giáo viên: - Tham khảo: “Những điều cần lưu ý”/SGV. - TK: “Thơ trung đại VN” – Gt Vhọc trung đại II. - Học sinh: SGK, vở ghi, soạn bài 3. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, bình giảng, gợi mở. 4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 4.1.Ổn định lớp: 1 phút 7C - 7D - 4.2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút Đọc bài thơ “QĐN” – pt giá trị biểu cảm của cụm từ “ta với ta” trong bài. Qua đó em hiểu tâm trạng của Bà huyện khi qua đèo như thế nào? * Yêu cầu: - Đọc thuộc diễn cảm bài thơ - Phân tích đại từ ta với ta hiểu theo số ít một mình bà lẻ loi đơn chiếc trên đỉnh Đèo Ngang đối lập với trời non nước bao la mênh mông rộng lớn- so sánh với cụm từ ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến ==>Nỗi niềm hiu quạnh 4.3 Bài mới: Tình bạn là một trong những đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử VHVN. “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng và thơ Nôm Đường luật nói chung về đề tài này. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Mục đích: Hs nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trình bày một phút - Thời gian: 4 phút - Cách thức tiến hành: ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến? Nêu SGK /104 - Ông làm quan dưới triều Nguyễn được 12 năm, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông kiên quyết từ quan trở về quê nhà sống cuộc đời thanh bạch. Nhưng bọn tay sai cho thực dân Pháp là Cao Khải và Lê Hoan tìm cách lôi kéo, mua chuộc ông. Ông đã tương kế, tựu kế. Trong một lần làm chủ khảo cuộc thi Vịnh Truyện Kiều do Lê Hoan chủ xướng ông đã kín đáo bầy tỏ lòng mình bằng thơ: Thằng bán tơ kia giở dói ra Làm cho bận đến cụ Viên già Lê Hoan biết cụ nói xỏ nhưng không biết làm thế nào đành ngậm ngùi nuốt hận A Giới thiệu chung 1.Tác giả: -Nguyễn Khuyến (1835- 1909) quê ở Hà Nam - Là nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc ? Em hiểu gì về những sáng tác của NK? -Nguyễn Khuyến còn để lại khoảng ba trăm bài thơ, cả chữ Hán và chữ Nôm, trong Quế Sơn thi tập. Thơ ông có hai mảng quan trọng là thơ trào phúng và thơ trữ tình - Ông để lại rất nhiều những bài thơ trào phúng sắc nhọn, sâu cay (Khác với Trần Tế Xương ) - Thơ trữ tình: - Những bài thơ viết về tình bạn gửi bạn, nói chuyện với bạn, gửi bác Châu Cầu, lụt lội hỏi thăm bạn, khóc Dương Khuê, Bạn đến chơi nhà - Viết về mùa thu ở thôn quê Việt Nam với tình yêu thiên nhiên (chùm thơ thu nổi tiếng: Thu Điếu (mùa thu câu cá), thu vịnh (Vịnh cảnh mùa thu), thu ẩm (mùa thu uống rượu). Thơ đồng quê: Những hồn xanh vườn tược, những mảnh vườn xinh xắn đáng yêu của quê nhà. =>Vì lẽ đó mà thi sĩ Xuân Diệu mệnh danh cho ông là: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam. ? Bài thơ Bạn đến chơi nhà viết trong hoàn cảnh nào? - Viết khi Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn, bài thơ thể hiện niềm vui khi bạn học xưa đến thăm nhà. ¨Đây là bài thơ hay được ca ngợi và truyền miệng - Thơ chữ Hán và chữ Nôm, trong Quế Sơn thi tập. - Thơ chữ nôm: + Đề tài: - Trào phúng, - Tình bạn - Làng quê VN 2. Tác phẩm: - Viết khi Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản Bước 1: Đọc, chú thích - Mục đích: Hs biết cách đọc và bước đầu cảm nhận văn bản - Phương pháp: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo. - Thời gian: 3 phút - Cách thức tiến hành: Giọng dí dỏm tươi vui, chú ý ngắt nhịp 4/3 Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc B. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc. hiểu chú thích: Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích - Nước cả: nước lớn. - Khôn: ko thể, khó, e rằng khó. - Rốn: cuống hoa. ? Xác định thể thơ? ? Nhắc lại cấu trúc thể thơ TNBCĐL. ? PTBĐ chính của bài thơ là gì? - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - PTBĐ: biểu cảm Bước 2: Kết cấu, bố cục - Mục đích: Hs nắm được bố cục văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp. - Thời gian: 1 phút - Cách thức tiến hành: ? Nhận xét về thể thơ ngắt nhịp và kết cấu thơ trong bài “Bạn đến chơi nhà”? Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không bị ràng buộc chặt chẽ bởi kết cấu 4 phần: Đề, thực. mà theo cấu trúc 1/6/1 Câu 1: Là câu đề: Lời chào - 6 câu tiếp: (phần thực và phần luận không có ranh giới.) Tình huống tiếp bạn. - C8: (ngắt nhịp 4/3 và 2/2/3).Khẳng định tình bạn. ® Đây là sự sáng tạo của nhà thơ. ? Em hãy hình dung diễn biến của cảm xúc đó ntn? - Câu 1: Niềm vui khi bạn về thăm. - 6 câu tiếp: Cảm xúc về gia cảnh. - Câu cuối: Cảm xúc về tình bạn. 2. Kết cấu bố cục: Vậy bài thơ viết nhằm kể sự nghèo kó hay bộc lộ tình cảm bạn bè? vì sao em lại khẳng định như vậy - Mục đích: Bộc lộ tình bạn chân thành. ® Sự nghèo khó được dùng như 1 phương tiện để tác giả nói lên tình bạn cao cả. ?Nội dung chính của bài thơ? ?Từ đó em hãy nêu cách lập ý của tác giả ? Yếu tố tự sự chỉ là cớ để biểu cảm. Niềm vui mừng khôn xiết, tình cảm chân thành khi có bạn học cũ đến thăm. Bước 3. Phân tích - Mục đích: Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, bình giảng - Thời gian: 23 phút - Cách thức tiến hành: Em hãy đọc câu thơ đầu 3. Phân tích 3.1. Câu 1- lời chào bạn ?Bài thơ nói về tình bạn giữa ai với ai? Có sách cho rằng: Người bạn đến thăm NK có thể là Dương Khuê. Dương Khuê 1839-1902 là người làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc tỉnh Hà Tây. Đậu cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, và là bạn thân của Nguyễn Khuyến, kém NK 4 tuổi sau đậu tiến sĩ, làm Tham tá nha Kinh lược Bắc Kì, rồi lam Tổng đốc Nam Định. Dương Khuê cũng là nhà thơ có tên tuổi cuối thế kỉ XIX. Dương Khuê đến thăm NK vào năm 1899, năm 1902 ông qua đời, NK làm bài thơ Khóc Dương Khuê nghẹn ngào đau đớn khi mất bạn. ? Lời chào bạn của tác giả ở câu 1 thể hiện qua những từ nào? Trạng ngữ chỉ thời gian: đã bấy lâu nay (Vừa chỉ thời gian xa cách nay mới gặp gỡ vừa thể hiện niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu.) Xưng hô : Gọi bạn là “bác”: ?Trạng ngữ chỉ thời gian “đã bấy lâu nay” và cách xưng hô “bác” có ý nghĩa gì? Trạng ngữ chỉ thời gian: đã bấy lâu nay: Tả niềm chờ đợi mong mỏi bạn đến chơi đã lâu. Xưng hô : Gọi bạn là “bác”: Cách xưng hô thân tình với bạn tri âm. ® gần gũi thân tình ? Cho thấy quan hệ tình bạn bè ở đây như thế nào? Câu thơ cho biết hai người ít gặp nhau Đã bấy lâu nay – NK gọi bạn là bác. Trong bài thơ Khóc Dương Khuê và một số bài thơ khác chúng ta đều thấy cách gọi đó của Nguyễn Khuyến - Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta - Ai lên thăm hỏi bác Châu Cầu Lụt lội năm nay bác ở đâu? Theo phong tục ở làng quê, Anh chị em ruột của bố mẹ được gọi là bác....Từ đó cho thấy =>... ?Từ đó em cảm nhận gì về tình cảm của NK khi bất ngờ gặp bạn? Câu thơ giống như lời chào hỏi giống với lời nói tự nhiên hàng ngày ta có cảm giác như nhà thơ không cần nghĩ ngợi cứ buột miệng ra là thành thơ, chào bạn thật tự nhiên và lời chào thành câu thơ. Chỉ có những nhà thơ bậc thầy như Nguyễn Khuyến mới có thể xuất khẩu thành thơ như vậy => Quan hệ gần gũi thân mật cởi mở trân trọng. -> Lời chào vồn vã, biểu lộ tâm trạng vui mừng khôn xiết. đọc 6 câu tiếp theo ? Nếu ở câu 1 là một lời chào hồ hởi thân tình thì ở các câu tiếp theo nhà thơ đã trình bày việc gì? Trình bày hoàn cảnh. 3.2. Mong muốn tiếp bạn và khả năng của mình ?Khi gặp lại bạn như thế lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào? Hoàn cảnh để tiếp bạn có được như mong muốn ko? ?Tìm các chi tiết trong bài thể hiện hoàn cảnh đó? - Trẻ: đi vắng - Chợ -> xa - Ao sâu - Vườn rộng - Cải, cà, Bầu, mướp - Trầu G: cho ghi bảng: Có rất nhiều thứ để đãi bạn Trẻ đi vắng, chợ ở xa, lấy ai sai bảo. Nhà đi vắng cả rồi biết lấy cái gì để đãi bạn đàng hoàng, sang trọng cho xứng với tấm lòng người bạn không quản đường xa tớ đây =>một tình thế éo le. Chữ thời trong câu thơ dùng để đưa đẩy giàu thời tìm đến khó thời lui Nó như một hư từ rất ít khi thấy xuất hiện trong thơ. Vì dễ rơi vào sự tầm thường nhạt nhẽo nhưng dưới ngòi bút của cụ Tam Nguyên Yên Đổ nó trở nên thanh thoát tự nhiên vô cùng chứng tỏ ông có một bản lĩnh nghệ thuật già dặn, điêu luyện. Cách nói hóm hỉnh vui tươi thôi thì loại trừ việc mua ở chợ, nhà có gì dùng nấy vậy. - Trẻ: đi vắng - Chợ -> xa =>Tình thế éo le ? Tiếp đãi bạn sang trọng không được, những câu tiếp theo tác giả trình bày việc tiếp đãi bạn theo cách nào? Cây nhà lá vườn Ao sâu- nước cả: không bắt được cá Vườn rộng-rào thưa: không đuổi được gà. ? Tiếp bạn bằng cây nhà lá vườn chủ nhà lại tiếp tục gặp hoàn cảnh khó khăn gì? - Ao sâu => ko bắt được cá - Vườn rộng => khó đuổi gà ? Trong 2 câu thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? - NT đối chặt chẽ với cách bằng trắc phân minh - Tính từ: Sâu- cả, rộng- thưa - Trạng từ chỉ tình thái: Khôn, khó - Trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa đương) → Hô ứng bổ trợ nhau được sử dụng thần tình khéo léo tự nhiên đã làm toát ý thơ. + Ao có rất nhiều cá nhưng nước lớn không thể quăng chài kéo lưới bắt cá được + Vườn rộng nhưng rào lại thưa đuổi chỗ này gà chạy sang chỗ kia => Khó bắt được => Khó khăn tiếp nối. ? Từ những món ăn sang trọng như gà, cá ko có để thiết bạn đến những món rau dưa dân dã đời thường thì như thế nào Em thấy trong vườn nt có những loại rau quả gì? Cải, cà, bầu, mướp Các thứ đó có sử dụng được không - Cải chửa ra cây, mới gieo trồng đang nhú xanh - Cà chưa thành quả, - bầu vừa rụng rốn=> Rụng cánh hoa để chuẩn bị tạo quả nhỏ li ti - Mướp đương ra hoa => chưa thụ phấn, chưa đến thời vụ Tất cả đều chưa ăn được Cải chửa ra cây Cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn Mướp đương hoa Chưa ăn được ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ này? - Nghệ thuật đối ở 2 câu thực và luận -Tình huống thơ rất lạ: Có tất cả hóa ra lại chẳng có gì không sử dụng được, không ăn được =>Đã lâu lắm rồi NK mới có bài thơ vui như thế. Cho ghi (bên) NT đối ở 2 câu thực và luận. Tình huống thơ rất lạ, Giọng thơ nhẹ nhàng tươi vui. ? Câu thứ 7 đã đi đến tận cùng của cái ko đó là gì? - Trầu không có Miếng trầu- không có =>Cách đùa vui dí dỏm, hóm hỉnh thân mật pha chút tự trào vui vui. Tg thậm xưng hóa, thi vị hóa cái nghèo. ? Theo P/tục VN: “Khách đến nhà ko trầu thì nước” và “miếng trầu làm...” NK rất nghiện trầu Đi đâu cũng giở những cối cùng chày (gàn dở) thì làm sao lại không có nổi miếng trầu. ? Có phải NK nghèo đến thế ko? Tại sao ô lại nói như vậy? Không - Cách tạo tình huống cho vui. Sau khi cáo quan lui về sống bình dị ở chốn vườn Bùi chốn cũ với năm gian nhà cỏ thấp le te và một cơ ngơi Chín sào tư thổ là nơi ở NK cái gì cũng có thậm chí còn phong lưu nữa là đằng khác. Cái hay của tác giả là cường điệu cái khó lên tối đa -tạo nên tiếng cười vui. Nói “ko” để khẳng định cái “có”. Đó là có 1 tấm lòng và quý hơn tất cả là tình bạn chân thành. Chúng ta thấy như NK đang dắt tay bạn ra xem vườn cây ao cá. Cá rất nhiều dưới ao bơi lội tung tăng. Đàn gà chạy khắp vườn cục tác kiếm mồi. Những luống rau cải mới gieo trồng bắt đầu nhú xanh, giàn bầu, giàn mướp có hoa vàng rực có ong có bướm đến tìm hoa hút mật Hai người bạn đang tận hưởng thú vui dân giã của một ông quan về ở ẩn. Cảnh vườn cây ao cá xinh xắn hữu tình, cây cối đang đơm hoa kết trái ẩn chứa sức sống tiềm tàng gần gũi mến yêu. Qua đó ta thấy bức tranh vừơn Bùi hiện lên lối sống vui tươi có hồn xanh vườn tược. Cảnh như được thu nhỏ lại của làng quê đất nước Việt Nam. Trong 6 câu thơ vừa phân tích,chúng ta thấy tác giả muốn nhấn mạnh cái không để khẳng định cái có trong thế đối lập của thể thơ Đường,Vậy cái có ở đó là gì? => Phần 3, ọc câu 8 3.3. Cảm xúc về tình bạn ?Em nhận xét cách dùng từ “Ta” trong trường hợp này? Đại từ nhân xưng “Ta”: Vừa là ngôi 1 vừa là ngôi 2 (là tác giả - là bạn) -> Sự sáng tạo tuyệt vời của Nguyễn Khuyến ? Phân tích cái hay của từ “Ta”trong câu thơ? Là ta, là bác, là hai chúng ta. Tuy hai nhưng là một – là một thể thống nhất không tách rời . => Hai chúng ta chan hòa trong tình bạn vui vẻ, thắm thiết, thủy chung. bạn đến chơi ko có gì (vật chất) để đãi bạn, nhưng có 1 điềù vô cùng quý giá: tình cảm thân thiết chân thành.Tình bạn cao hơn vật chất. Lần thứ hai chữ bác xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự kính trọng, Bác đã không quản tuổi già sức yếu, không quản đường sá xa xôi đến thăm tôi còn gì quý bằng tình bạn là trên hết, vật chất không thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. c Là sự gắn bó hòa hợp 2 tâm hồn. ? Câu 8 bộc lộ tình cảm của tác giả với bạn như thế nào? → Bộc lộ niềm vui trọng vẹn về một tình bạn trong sáng cao cả thiêng liêng, chân thành không vì vật chất tầm thường. ?NK có bạn thân đến chơi, nếu tiếp đón như vậy có được ko? Ý kiến của em? Mỗi người có 1 quan điểm riêng. đằng sau sự hóm hỉnh hắn có 1 mâm cơm... Điều đáng quý trong lời thơ: ko nên coi trọng vật chất, ko coi nhẹ tinh thần, Cái quý ở tình bạn: Tấm lòng chân thành. ?So sánh với cụm từ ta với ta trong bài thơ “QĐN” của Bà Huyện Thanh Quan ? * Giống: cấu tạo ngữ pháp, từ ngữ giống nhau (Số câu, số chữ, cách hiệp vần, đối thanh, đối ý.) * Ý nghĩa khác nhau: Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà -“ta” được dùng với nghĩa chỉ số ít. nói về cái tôi riêng lẻ, cô đơn ¨ là sự cô đơn lẻ loi -dùng với nghĩa chỉ số ít và số nhiều. nói về tình bạn sâu lặng . ¨ sự gắn bó ấm áp => qua đó ta thấy được sự sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ của hai nhà thơ nôm lỗi lạc. ? Qua bài thơ “BĐCN” em cảm nhận được điều gì? ? Vì sao bài thơ Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay nhất về tình bạn? ? Em cho biết bút pháp NT chủ yếu mà Nguyễn Khuyến đã sử dụng trong bài thơ? Ý nghĩa của nó đối với việc thể hiện nội dung? - Lời lẽ bình dị gắn với cs đồng quê cá, gà rau - Ngôn ngữ thuần nôm không có một từ Hán Việt, đọc lên nghe nhẹ nhàng thanh thoát tự nhiên - Tình huống thơ rất lạ, có tất cả nhưng hóa ra chẳng có gì. Nói cái thiếu mà vẫn không nghèo - Cấu trúc bài thơ không theo khuôn mẫu mà được Việt hóa thơ Đường - Nghệ thuật đối cách nói cường điệu phóng đại - Sử dụng thành công đại từ ta - Vận dụng thể thơ Đường đầy sáng tạo Gọi HS đọc ghi nhớ 4 Tổng kết 4.1. Nội dung - Lời chào bạn đến chơ nhà. - Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn. - Lời kết thể hiện cái nhìn thông thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn vào nhà. 4.2. Nghệ thuật: - Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà. - Lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. 4.3. Ghi nhớ: SGK ? Ý nghĩa của bài thơ? * Ý nghĩa của văn bản: Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay. C. Luyện tập - Mục đích: Hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp. - Thời gian: 4 phút - Cách thức tiến hành: C. Luyện tập Gọi HS đọc bài 1 - GV hướng dẫn HS làm Bài tập1/106 a.*Sau phút chia li Ngôn ngữ bác học quý phái trau chuốt điêu luyện. *Bạn đến chơi nhà: Ngôn ngữ thuần Việt.đạt trình độ cao trong sáng, giản dị, nhuần nhuyễn, gắn với c/sống thôn quê. giàu hình ảnh ca dao dân ca. b.- Qua ĐN:Cbỉ là 1 người, 1 tâm trạng cô đơn nhỏ bé giữa vu trụ bao la. - BĐCN: 2 người bạn già, cùng 1 tâm trạng,1 tâm sự, ấm áp trong tình bạn. 4.4. Củng cố: 2 phút ? Đọc thược lòng diễn cảm bài thơ 4. 5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài: 3 phút - Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn ngày nay - Học thuộc bài thơ - Học nội dung phần tổng kết - Soạn: Chữa lỗi về quan hệ từ + Ôn lại kiến thức về quan hệ từ + Trả lời câu hỏi SGK + Đánh dấu những kiến thức cần giải đáp 5. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_31_ban_den_choi_nha.docx
Giáo án liên quan