I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được vài nét sơ lược về tác giả văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt của bài thơ Viếng lăng Bác.
- Những cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ
Giáo dục HS tình cảm biết ơn và yêu mến, tự hào về Bác.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù:
- Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá những hình ảnh đẹp trong bài thơ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh hàng tre bên lăng Bác và cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
10 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 116+117 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 22/05/2020
Tiết 116 Bài 23
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được vài nét sơ lược về tác giả văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt của bài thơ Viếng lăng Bác.
- Những cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ
Giáo dục HS tình cảm biết ơn và yêu mến, tự hào về Bác.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù:
- Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá những hình ảnh đẹp trong bài thơ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh hàng tre bên lăng Bác và cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu về tác giả, xác định thể loại, bố cục, phương thức biểu đạt, mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ. Tìm hiểu cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: KT động não, KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và nêu nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của bài thơ ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Truyền hộp quà "
- GV phổ biến luật chơi.
- Trong hộp quà có các câu hỏi:
H. Nêu những hiểu biết của em về chủ tịch Hồ Chí Minh ?
H. Kể tên các bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh ?
H. Kể tên các bài thơ, bài hát viết về chủ tịch Hồ Chí Minh ?
H. Cảm nhận của em về Bác.
- GV giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV giới thiệu chân dung tác giả Viễn Phương.
H.Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Viễn Phương ?
- GV bổ sung: Thơ Viễn Phương giàu tình cảm và chất mơ mộng dù trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt của chiến trường. Giọng điệu thơ ông thường nhỏ nhẹ với một số bài thơ như: Mắt sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân. Là những bài thơ khá quen thuộc với bạn đọc hồi kháng chiến chống Mĩ.
H. Bài thơ được được ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- GV: bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, có thể thực hiện được mong ước được viếng Bác. Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng Bác.
- GV nêu yêu cầu đọc: Giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, đoạn cuối tha thiết.
- GV đọc mẫu -> HS đọc 1->2 lần.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc.
H. Nêu khái quát nội dung của bài thơ ?
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
H. Em hiểu thế nào là: tràng hoa, trung hiếu ?
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
H. Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ?
H. Xác định mạch cảm xúc của bài thơ ?
H. Từ mạch cảm xúc của bài thơ, em hãy xác định bố cục của bài thơ ?
- HS thảo luận cặp đôi 2 phút, chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- GVKL trên máy chiếu.
- HS đọc khổ thơ 1
H. Trong câu thơ đầu tiên tác giả đã dùng những từ ngữ xưng hô nào? Từ ngữ xưng hô đó thể hiện điều gì?
- Câu thơ đầu tiên như một lời thông báo xúc động nghẹn ngào của đứa con từ tuyến đầu Tổ Quốc về với cha già kính yêu sau bao ngày mong đợi “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
H. Tại sao ở nhan đề tác giả dùng “viếng” nhưng câu đầu bài thơ lại dùng từ “thăm” ?
- HĐ cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- Viếng: là đến chia buồn với thân nhân người đã chết.
- Thăm: là đến gặp gỡ, chuyện trò với người đang sống.
- Nhan đề dùng “Viếng” theo đúng nghĩa đen, trang trọng khẳng định một sự thật. Bác đã qua đời.
- “Thăm” dùng trong câu thơ này ngụ ý nói giảm, Bác như vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
H. Tới thăm lăng Bác, hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát và cảm nhận thấy là hình ảnh như thế nào ?
H. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì qua các hình ảnh thơ trên ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ?
- HĐ cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
- GV bình: Thành ngữ bão táp mưa sa chỉ những khó khăn, gian khổ, vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta dã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước. Đứng thẳng hàng là tinh thần đoàn kết đấu tranh không bao giờ khuất phục trước kẻ thù, tất cả vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và bác Hồ. Từ hình ảnh cây tre mà tác giả nghĩ tới đất nước và con người VN, tới Bác Hồ, suy nghĩ rất tự nhiên, lôgic. Vì vậy cây tre - VN - HCM đã trở thành những biểu tượng quen thuộc đối với nhân dân thế giới.
H. Tre - hình tượng của quê hương, của dân tộc còn được bắt gặp trong những tác phẩm nào ?
- Cây tre Việt Nam - Thép Mới
- Tre Xanh – Nguyễn Duy
H. Khổ thơ đầu đã diễn tả cảm xúc nào của nhà thơ ?
- GV: Đến với Bác, chúng ta được gặp dân tộc và nơi Bác nghỉ đời xanh mát bóng tre của làng quê Vịêt Nam. Dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam luôn ở bên Bác.
H. Em đã vào lăng viếng Bác chưa ? Cảm xúc như thế nào khi đứng trước lăng Bác ?
- HS tự bộc lộ
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả
- Viễn Phương (1928 - 2005), quê ở Tỉnh An Giang.
- Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam.
- Phong cách thơ: Nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, đậm chất thơ.
b. Văn bản: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976 khi tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích (Sgk)
3. Thể loại: Thơ trữ tình 8 chữ.
4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả.
5. Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng.
- Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người xếp hàng vào lăng.
- Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác.
- Khổ 4: Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi trở về.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Khổ thơ 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
-> Cách xưng hô “con” - “Bác” thể hiện tình cảm gần gũi, thiết tha, đầm ấm.
- Hàng tre: + bát ngát
+ xanh xanh
+ Bão táp mưa sa đứng
thẳng hàng.
- Sử dụng phép ẩn dụ, tính từ, thành ngữ -> Biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao của con người, dân tộc Việt Nam có sức sống bền bỉ, bất khuất, kiên
cường.
=> Cảm xúc tự hào về tổ quốc, con người Việt Nam trong trường kì lịch sử mà Bác là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Gv cho HS nghe video phổ nhạc của bài thơ
- Cảm xúc của tác giả như thế nào khi đứng trước lăng Bác ?
- GV khái quát nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ.
- Làm bài tập trong sgk (T72)
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm đọc các bài thơ, văn, câu chuyện viết về Bác.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc lòng bài thơ, cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
- Chuẩn bị: Viếng lăng Bác (Tiếp)
CHCB:
H. Cảm xúc của tác giả trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác ?
H. Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác ?
H. Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi rời lăng Bác ?
H. Rút ra nghệ thuật, giá trị nội dung, ý nghĩa của bài thơ ?
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: 26/5/2020
Tiết 117 Bài 23
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS tiếp tục nắm được
- Những cảm xúc của tác giả trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng, khi vào lăng viếng Bác cũng như tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi rời lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ
Giáo dục HS tình cảm biết ơn và yêu mến, tự hào về Bác.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù:
- Học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá những hình ảnh đẹp trong bài thơ.
- Cảm nhận được sự biết ơn và tấm lòng thành kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: Đọc lại bài thơ, tìm hiểu cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng và khi vào trong lăng Bác. Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi rời lăng Bác ?
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: KT động não, KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương ? Qua khổ thơ thứ nhất, em cảm nhận được cảm xúc nào của nhà thơ ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Từ nội dung kiểm tra bài cũ GV dẫn dắt vào bài mới. Ở khổ thơ thứ nhất chúng ta đã cảm nhận được phần nào cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác, vậy cảm xúc đó tiếp tục được thể hiện như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Đọc lại khổ thơ 2
H. Nếu ở khổ 1 tác giả nói tới hình ảnh hàng tre, thì đầu khổ 2 tác giả đề cập tới hình ảnh nào ? Tìm những câu thơ mang hình ảnh đó ?
- Hình ảnh mặt trời.
H. Trong hai câu thơ đầu có 2 hình ảnh mặt trời, hãy phân tích sự khác nhau giữa 2 hình ảnh đó ?
- HĐ cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GVKL
H. Hai câu thơ diễn tả cảm xúc gì của tác giả ?
- HS quan sát tranh minh họa trên máy chiếu.
H. Bức ảnh gợi liên tưởng rõ nhất đến lời thơ nào trong đoạn thơ ?
- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
H. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ trên ? Tác dụng ?
- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ -> hình ảnh thực
- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ->
- HĐ cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GVKL
H. Từ đó cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào ?
- GV kể thêm 1 số câu chuyện, hình ảnh nói về tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đọc thuộc lòng khổ thơ 3.
H. Khi đứng trong lăng Bác - Tác giả có sự liên tưởng, theo em đó là liên tưởng nào ?
H. Lời thơ đầu giúp em hiểu được BPTT nào đã được tác giả sử dụng? Tác dụng ?
H. Hình ảnh “ vầng trăng dịu hiền “ gợi tả không gian ở trong lăng Bác như thế nào?
H. Hình ảnh này còn gợi ta nhớ tới điều gì ?
- Những bài thơ ngập tràn ánh trăng của người ?
H. Tác giả sử dụng BPNT gì ở lời thơ thứ hai, tác dụng ?
H. Hình ảnh mặt trời và mặt trăng giúp em cảm nhận như thế nào về Bác ?
H. Hai câu thơ gợi tả hình ảnh Bác trong lăng như thế nào ?
H. Trong sự thanh bình ấy tác giả đã trở về thực tại bằng câu thơ nào ?
- Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
H. Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong câu thơ trên ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
H. Từ nào trong hai câu thơ có sức biểu cảm trực tiếp? - Nhói
H. Nhói có nghĩa là gì ? Qua đó tác giả muốn diễn tả điều gì ?
+ Nhói: là đau đột ngột, quặn thắt.
+ Nhói ở trong tim: là nỗi đau tinh thần.
H. Qua những hình ảnh thơ trên đã bộc lộ tình cảm nào của nhà thơ ?
- GV bình: Bằng tình cảm tha thiết, tác giả thấy Bác đang ở cùng ta, đang nằm thanh thản như trong giấc ngủ. Nhưng lí trí nhắc nhở đến một sự thật: cảnh chia lìa âm dương đôi ngả. Bởi thế mới có cảm giác đau nhói trong tim. Sự hòa trộn tình cảm, lí trí đã tạo nên một hình tượng thơ độc đáo nói về nỗi đau mất mát và tình cảm thương nhớ đối với vị lãnh tụ kính yêu.
- HS đọc khổ thơ cuối
H. Còn đứng trong lăng Bác, mà nhà thơ đã nghĩ đến ngày xa Bác. Hãy tìm câu thơ diễn tả tâm trạng của tác giả khi phải dời lăng Bác?
H. Em hiểu gì về cụm từ “ thương trào nước mắt” ?
Tiếng khóc thổn thức cố kìm nén
H. Lời thơ giúp em hiểu gì về tâm trạng của tác giả ?
H. Từ tâm trạng đó khiến nhà thơ nảy sinh ước muốn gì ?
H. Tác giả sử dụng BPNT gì ở những lời thơ trên ?
- Tác dụng của các BPNT đó?
- Từ đó tác giả thể hiện tấm lòng như thế nào với Bác ?
- HS thảo luận nhóm 4 -3 phút, chia sẻ, các nhóm nhận xét, bổ sung
- GVKL trên máy chiếu
- HĐ cặp đôi 4 phút: tôi hỏi bạn trả lời.
- Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi và trả lời về nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của văn bản.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- GVKL trên máy chiếu
II. Đọc- hiểu văn bản
2. Khổ thơ 2: Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác.
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
-> Hình ảnh thực: Mặt trời thiên nhiên
- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
-> Hình ảnh ẩn dụ ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Bác và sự kính trọng của nhà thơ đối với Bác.
-> Lòng ngưỡng mộ về sự trường tồn vĩ đại của Bác và sự biết ơn của nhà thơ đối với Bác.
+ Hình ảnh ẩn dụ: tràng hoa: Dòng người xếp thành hàng vào lăng như những tràng hoa vô tận và dâng lên Bác những tình cảm cao đẹp (kính yêu, biết ơn, tôn kính vô hạn).
+ Hình ảnh hoán dụ: Bảy mươi chín mùa xuân: biểu tượng cho 79 tuổi đời của Bác đã dâng cho đời bao hoa trái.
=> Tấm lòng thành kính, biết ơn của nhân dân cả nước đối với Bác.
3. Khổ thơ 3: Cảm xúc trong lăng.
- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
+ Nói giảm nói tránh (ngủ )
-> Nhà thơ như cố giấu đi nỗi đau. Bác như vừa chợp mắt sau những giờ làm việc vất vả.
- Không gian yên tĩnh, thanh bình, trang nghiêm, trong trẻo.
+ Ẩn dụ: vầng trăng dịu hiền - tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác.
-> Bác vĩ đại như một mặt trời nhưng cũng hiền hậu, dịu dàng như mặt trăng.
=> Hình ảnh Bác trong lăng đẹp, thanh thản trong tình thương mến, kính yêu của nhân dân cả nước.
- Trời xanh là mãi mãi: hình ảnh ẩn dụ, ca ngợi sự bất tử, vĩnh hằng của Bác.
- Động từ Nhói: diễn tả nỗi đau xót trước sự ra đi của Bác.
=> Tình cảm thương mến, niềm xót xa trước sự ra đi của Bác.
4. Khổ thơ cuối: Tâm trạng và ước nguyện của tác giả khi rời lăng Bác.
- Mai về miền Nam thương trào nước mắt
-> Tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung không muốn rời xa Bác.
- Muốn làm:
+ Con chim
+ Đoá hoa toả hương thơm
+ Cây tre trung hiếu
+ ẩn dụ ( cây tre nhập vào hàng tre )
+ Điệp ngữ
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng (hình ảnh cây tre được lặp lại )
-> Ước nguyện giản dị, chân thành muốn hoá thân vào thiên nhiên để gửi lòng mình bên Bác.
=> Tấm lòng kính yêu, lời hứa thuỷ chung của nhân dân, nhà thơ đối với Bác, nguyện trung thành với con đường cách mạng mà Bác đã chọn.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết.
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, mang tính biểu tượng.
- Thể thơ tám chữ, ngôn ngữ bình dị.
2. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
3. Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Gv cho HS nghe video phổ nhạc của bài thơ
- Cảm xúc của tác giả như thế nào khi vào trong lăng Bác ?
- Khi rời lăng tác giả có cảm xúc gì ?
- GV khái quát nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Viết một đoạn văn bình khổ 2 của bài thơ.
- Làm bài tập trong sgk (T72)
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm đọc các bài thơ, văn, câu chuyện, bài hát viết về Bác.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc lòng, nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
- Chuẩn bị: Ôn tập về thơ hiện đại Việt Nam (Học kì I)
Yêu cầu: ôn lại những nét chính về tác giả, thể loại, PTBĐ, giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các bài thơ. Phân tích một số đoạn thơ hay trong các bài thơ.....
Lập bảng thống kê theo mẫu.
TT
Tên văn bản
Tác giả
Năm ST
Thể loại
PTBĐ
Nghệ thuật
Nội dung (Giá trị nội dung)
Ý nghĩa
----------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_116117_nam_hoc_2019_2020_truong_t.docx