I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm
truyện( hoặc đoạn trích).
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài
nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
3. Thái độ: Khuyến khích hs phát huy những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân khi
học và làm bài .
4. Định hướng năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ, cảm thụ tác phẩm văn học.
4.2. Phẩm chất: Tự tin trong giao tiếp, có trách nhiệm trong xây dựng tình bạn,
xây dựng tập thể lớp, trung thực, nhân ái, đoàn kết, khoan dung với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, phiếu học tập
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?
25 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 111 đến 115 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/5/2020
Ngày dạy: 19/5/2020
Tiết 111
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM
TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (VIẾT Ở NHÀ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm
truyện( hoặc đoạn trích).
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài
nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
3. Thái độ: Khuyến khích hs phát huy những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân khi
học và làm bài .
4. Định hướng năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ, cảm thụ tác phẩm văn học.
4.2. Phẩm chất: Tự tin trong giao tiếp, có trách nhiệm trong xây dựng tình bạn,
xây dựng tập thể lớp, trung thực, nhân ái, đoàn kết, khoan dung với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, phiếu học tập
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
PP: hợp tác, nêu và giải quyết vấn
đề...
KT: đặt câu hỏi, động não...
I. Đề bài nghị luận về một tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích):
Gv gọi hs đọc đề bài từ đề 1- 4
? Các đề trên yêu cầu nghị luận về
vấn đề gì?
? Các từ “Suy nghĩ”, “phân tích”
cho ta biết giữa các đề có có sự
giống nhau và khác nhau ntn?
HS thảo luận nhóm cặp
- Đại diện các cặp trình bày, nhận
xét, bổ sung.
- GVNX
GV: Nhấn mạnh: không có bài văn
nào rạch ròi hai thao tác trên .....
PP: hợp tác, nêu và giải quyết vấn
đề...
KT: đặt câu hỏi, động não...
HS đọc đề bài
Gv chép đề bài lên bảng
? Khi làm bài cần theo những bước
nào ?
- HSTL
- Gv khái quát, dẫn
? Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn
đề gì?
? Xác định yêu cầu của đề?
? Em hiểu ntn về yêu cầu trên ?
? Phạm vi nghị luận ?
? Bài viết cần phải có những ý cơ
bản nào ?
HS TL
GV:khái quát
? Qua đây em hiểu thế nào là tìm
hiểu đề? Tìm ý?
GV nhấn mạnh
Gv cho hs đọc kĩ phần này trong sgk
? Bố cục bài gồm mấy phần?
? Phần mở bài cần đảm bảo yêu cầu
Ví dụ: Đọc các đề bài
* Giống nhau đều là kiểu bài nl về tp truyện
hoặc đoạn trích
* Khác nhau
- “Suy nghĩ” là sự xuất phát từ sự cảm, hiểu
của mình để nx đánh giá tác phẩm (có tính
chất mở)
-“Phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (Cốt
truyện nv sự việc, tình tiết .....) để lập luận và
sau đó nhận xét.
II. Các bước nghị luận về một tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích):
Đề bài: Suy nghĩ về nv ông Hai trong truyện
ngắn Làng của KL
1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
* Tìm hiểu đề :
- Vấn đề : nhân vật ông Hai.
- Yêu cầu : nêu suy nghĩ
-> Nêu những cảm nhận, suy nghĩ của bản
thân về nhân vật ông Hai...
- Phạm vi : trong văn bản ‘‘Làng’’ của nhà
văn Kim Lân, có thể liên hệ với những hình
ảnh của những người nông dân trong kháng
chiến chống Pháp ở tác phẩm khác.
* Tìm ý :
- Tính cách nổi bật của ông Hai .
- Những bộc lộ về tình yêu làng yêu nước
của ông Hai.
- Các chi tiết chứng tỏ lòng yêu làng yêu
nước
2. Lập dàn bài: SGK/ 66
gì?
? Phần thân bài?
? Phần kết bài ?
? Lập dàn ý cần đảm bảo những yêu
cầu cơ bản gì?
HSTL
GV: Chốt
Gv cho hs đọc trong sgk/ 66,67.
? Khi viết bài cần lưu ý điểm gì ?
Gv: cho học sinh tập viết một số
đoạn trong bài
- Gọi hs đọc, nhận xét
? Sau khi viết bài xong cần làm gì ?
? Vì sao cần đọc và sửa chữa lại bài
HSTL
? Tóm lại khi làm bài văn nghị luận
về tác phẩm truyện hay đoạn trích
cấn trải qua mấy bước?
HS khái quát
? Yêu cầu cụ thể của từng bước?
Gv khái quát -> phần ghi nhớ /68
( HS đọc)
- Mở bài: Giới thiệu tp & nêu ý kiến đánh giá
sơ bộ của mình
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính của vấn
đề nghị luận . Nghệ thuật đặc sắc của nhà
văn.
- Kết bài: Nhận định đánh giá chung của
mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
3. Viết bài
HS đọc/ sgk/ 66,67
- Bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá
về đặc điểm nổi bật của nvật, về đặc sắc
trong cách thể hiện của nhà văn, các lđ của
nv phải được phân tích, chứng minh - nghĩa
là trình bày có căn cứ – bằng những dẫn
chứng cụ thể sinh động của tp . Các đoạn cần
có sự liên kết hợp lí tự nhiên.
4. Đọc lại và sửa chữa
* Bài học Ghi nhớ /68
* Hoạt động 3: Luyện tập:
Gv chép đề bài lên bảng
Gv : chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1: Xác định yêu cầu, tìm ý
Nhóm 2 : Lập dàn ý
Nhóm 3: Viết mở bài
Nhóm 4: Viết một đoạn trong phần thân
bài.
HS chia nhóm
Làm theo yêu cầu
Gọi hs trình bày, nhận xét, sửa .
III. Luyện tập
1. Đề bài : Suy nghĩ của em về truyện
ngắn Lão Hạc của Nam Cao
2. Luyện tập :
* Hoạt động 4: Vận dụng:
- Trình bày cách làm kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)?
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng:
- Về tiếp tục viết phần mở bài. Chuẩn bị phần cũn lại cách làm bài nghị luận về
tác phẩm truyện hoặc đoạn trích”
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập - tập viết bài hoàn chỉnh với đề bài ở
phần luyện tập.
* Đề bài viết số 6: Em hãy viết bài văn khoảng 300 chữ phân tích diễn biến
tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết
thúc truyện.
- Chuẩn bị bài mới: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ Tìm hiểu thế nào là Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Ngày soạn: 18/5/2020
Ngày dạy: 20/5/2020
Tiết 112
Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra
viếng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một
khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu, lòng thành kính với Bác .
4. Định hướng năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ, cảm thụ tác phẩm văn học.
4.2. Phẩm chất: Tự tin trong giao tiếp, có trách nhiệm trong xây dựng tình bạn,
xây dựng tập thể lớp, trung thực, nhân ái, đoàn kết, khoan dung với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2.Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ? Phân tích
những ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước được gửi gắm qua khổ
4,5?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động: Cho hs quan sát hình ảnh người dân Việt Nam lúc
nghe tin Bác qua đời và hình ảnh những đoàn người vào lăng viếng Bác.
? Hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì?
-> Hs nêu suy nghĩ của mình:
-> GV vào bài:
* Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm
PP: hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề..
KT: đọc tích cực, đặt câu hỏi, động
não...
- GV tổ chức các nhóm ( 2 nhóm ) HS
lên bảng trình bày những nội dung đã
tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (đã chuẩn
bị ở nhà) thời gian 7 phút.
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác
giả
? Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm ?
- Yêu câu hs xác định giọng đọc.
- GVHD giọng đọc: gọi 1 vài hs khác
đọc, nhận xét.
- GVnhận xét.
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
? Phương thức biểu đạt ?
? Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là
gì?
? Dựa vào mạch cảm xúc đó em cho biết
bố cục của bài thơ?
PP: hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề,
nhóm.
KT: đặt câu hỏi, trả lời.
Hoạt động cả lớp:
? Đọc câu thơ mở đầu bài thơ ?
? Giải thích nghĩa của từ “viếng, thăm”?
- “Viếng”: đến chia buồn với người đã
chết. “Thăm”: đến gặp gỡ, trò chuyện
với người đang sống .
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả.
- Sinh 1928 quê ở An Giang .
- Là nhà thơ tham gia 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp & Mĩ .
b. Văn bản
- Ra đời năm 1976, sau khi cuộc kháng
chiến chống Mĩ kết thúc ....
- In trong tập “Như mây mùa xuân”.
2. Đọc - chú thích.
a. Đọc
b.Tìm hiểu chú thích
3. Thể thơ:
- Thể thơ : 8 chữ (xen với vài dòng 7
hoặc 9 chữ)
4. PTBĐ: Biểu cảm + miêu tả.
- Niềm xúc động thiêng liêng, thành
kính, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn xót đau
khi tác giả ra viếng lăng Bác.
5. Bố cục : 3 phần
- Khổ1, 2 : Cảm xúc của tác giả về cảnh
bên ngoài lăng và trước dòng người vào
lăng viếng Bác
- Khổ 3: Xúc cảm suy nghĩ của tg về Bác
khi vào trong lăng
- Khổ 4: Niềm mong ước tha thiết của tg
khi sắp phải trở về miền Nam.
=> Bố cục đơn giản, tự nhiên, hợp lí .
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Cảm xúc của tác giả trước lăng Bác:
a. Cảm xúc cảnh bên ngoài lăng :
“ Con ở miền Nam ra thăm lăng bác”
- NT: nói giảm nói tránh
? Nghệ thuật đó có tác dụng gì?
- “Thăm”: ngụ ý nói giảm, Bác vẫn còn
sống mãi trong lòng nd MN, gợi sự thân
mật gần gũi
? NX về cách xưng hô của tác giả ?
Cách xưng hô ấy có nhằm thể hiện dụng
ý gì ?
-Thể hiện tình cảm thân thương, xúc
động, thành kính của tác giả đối với Bác
- đó là tình cảm của một con đối với một
người cha .
? Tóm lại câu thơ mở đầu cho ta biết
điều gì?
GV: Giảng ......
? Ra thăm lăng bác, hình ảnh đầu tiên tg
bắt gặp là gì ?Tìm câu thơ ?
? Hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu
gợi cho em có liên tưởng gì ?
- Tre là hình ảnh thân thuộc của làng
quê, con người VN, tượng trưng cho con
người VN bất khuất, kiên cường. Tre
xanh màu đất nước, màu dân tộc .
? Những biện pháp nt nào được sử dụng
trong 3 câu thơ trên ? Tác dụng?
– Gợi lên tinh thần đoàn kết không bao
giờ khuất phục và những khó khăn gian
khổ mà nhân dân ta phải trải qua trong
thời kì dựng nước và giữ nứơc.
? Qua ba câu thơ trên, em có cảm nhận
gì về quang cảnh bên ngoài lăng Bác?
? Nhận xét về tâm trạng của tác giả
trong khổ thơ này ?
Gv: Bình ...........
Gọi hs đọc khổ 2
- GV Chia lớp thành 2 nhóm . Giao mỗi
nhóm 1 bảng phụ. Trên giấy chia các
phần
- Giao câu hỏi cho HS:
? Tìm câu thơ diễn tả cảm xúc của tác
giả trước lăng Bác ?
+ Xưng: “con- Bác” - đậm chất Nam bộ
-> Là giới thiệu của nhà thơ: nhà thơ là
một người con từ miền nam xa xôi ra
thăm Bác.
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng................................
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
-> NT: ẩn dụ “Hàng tre”, nhân hoá -
“đứng thẳng hàng”
+Thành ngữ “bão táp ma sa”
=> Lăng Bác giản dị, gần gũi giữa những
hàng tre. Tre còn là biểu tượng của dân
tộc VN, con người VN đang canh gác
cho Bác ngủ .
- Tâm trạng xúc động, vừa thương xót
vừa tự hào .
b. Cảm xúc trước dòng người vào lăng
viếng Bác
“ Ngày ngày mặt trời đi ........
? Hai câu thơ trên tác giả sử dụng nghệ
thuật gì ?
? Phân tích sự khác nhau của 2 hình ảnh
“mặt trời” ở hai câu thơ trên ?
- “Mặt trời trên lăng” – hình ảnh thực ;
“mặt trời trong lăng” – hình ảnh ẩn dụ-
chỉ Bác
? Tác giả ví Bác như mặt trời ý muốn
nói lên điều gì ?
? Qua đó, em cảm nhận được gì về tâm
trạng của tác giả?
- Mỗi cá nhân suy nghĩ, viết câu trả lời
vào phần giấy của mình trên khăn trải
bàn
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi
kq vào giữa “ khăn phủ bàn”
- Đại diện các nhóm trình bày kết qua.
Các nhóm khác tham gia phản hồi góp
ý.
- GV nhận xét, kết luận
GV: Bình, liên hệ: Lưu Hữu Phước –“
HCM - ánh thái dương toả sáng đời
đời” hay Tố Hữu trong bài “ Sáng tháng
năm” – Người rực rỡ một mặt trời cách
mạng – Mà đế quốc là loài rơi hốt hoảng
- Đêm tàn bay chập choạng dưới chân
người”.
Hoạt động cặp đôi 2p
? Hình ảnh gây ấn tượng tiếp theo với
tác giả là gì ?
- Hình ảnh dòng người vào lăng viếng
Bác
? Hình ảnh dòng người vào lăng viếng
Bác được diễn tả qua câu thơ nào?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? Tác
dụng ?
- GV yêu cầu thảo luận -> gọi HS đại
diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ
sung .
................ ..... rất đỏ ”
- NT:Từ láy, ẩn dụ, hình ảnh sóng đôi .
-> Góp phần vĩnh viễn hoá, bất tử hoá
hình tượng Bác trong lòng mọi người,
giữa thiên nhiên vũ trụ, đồng thời ngợi ca
sự vĩ đại, công lao trời biển, sinh thành
của người với nhân dân & các thế hệ con
người VN .
=> Tâm trạng xúc động, tự hào.
“ Ngày ngày .........................
.......................mùa xuân”
- NT : Điệp từ “ngày ngày” - Thời gian
dài vô tận, vĩnh cửu không bao giờ
ngừng .
+ So sánh ẩn dụ “ Kết tràng hoa- bảy
- GVNX, kết luận
GV: Bình ...liên hệ : “Theo chân Bác” –
Tố Hữu viết “Bảy mươi chín mùa xuân
trong sáng - vào cuộc trường sinh nhẹ
cánh bay”
? Qua cách diễn tả trên cho thấy tình
cảm gì của tác giả và của nhân dân với
Bác ?
? Bức tranh trong sgk cho em liên tưởng
nhất đến lời thơ nào ?
HSTL
? Như vậy phần đầu bài thơ gợi lên
quang cảnh lăng Bác ntn?
? Tình cảm, cảm xúc của tác giả qua hai
khổ thơ?
mươi chín mùa xuân”–> dòng người kết
thành vòng tròn như tràng hoa dâng lên
“79 mùa xuân” – 79 tuổi của Bác đẹp
như những mùa xuân.
-> Sự tôn kính, nhớ thương khôn nguôi
của tác giả và của nhân dân đối với Bác .
=> Thanh cao, rực rỡ, gần gũi, trang
nghiêm.
=> Tình cảm nhớ thương, niềm xúc
động, tự hào pha lẫn sự xót xa của tác giả
khi được tận mắt chứng kiến quang cảnh
bên ngoài lăng Bác.
* Hoạt động 3: Luyện tập:
- Đọc lại bài thơ ? Nêu cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu?
Hoạt động 4: Vận dụng:
- Cho hs đọc thêm một số bài thơ “ Thăm nơi Bác ở”- Tố Hữu. “ Về thăm nhà
Bác” – Nguyễn Duy ....
* Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng:
- Bài thơ được nhạc sĩ Dân Huyền phổ nhạc – về sưu tầm - hát
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc bài thơ, chuẩn bị tiết 2 giờ sau học.
+ Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng .
+ Cảm xúc của tác giả khi rời lăng
Ngày soạn: 19/5/2020
Ngày dạy: 21/5/2020
Tiết 113
Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC (Tiết 2)
(Viễn Phương)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra
viếng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng :
- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một
khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu, lòng thành kính với Bác .
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ, cảm thụ tác phẩm văn học.
4.2. Phẩm chất: Tự tin trong giao tiếp, có trách nhiệm trong xây dựng tình bạn,
xây dựng tập thể lớp, trung thực, nhân ái, đoàn kết, khoan dung với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, động não.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ “ Viếng lăng Bác” ? Qua 2 khổ thơ
đầu em có cảm nhận gì về quang cảnh bên ngoài lăng Bác và tâm trạng của nhà thơ?
* Hoạt động 1: Khởi động: GV cho HS nghe bài hát “ Viếng lăng Bác”
? Cảm nhận của em khi nghe bài hát?
-> Hs nêu cảm nhận:
-> GV vào bài:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm
PP: hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề,
nhóm.
KT: đặt câu hỏi, trả lời.
Hoạt động cả lớp:
II. Đọc, hiểu văn bản (Tiếp)
2. Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả khi vào
trong lăng .
HS đọc khổ 3
? Khi vào lăng tác giả đã có cảm nhận
ntn? Tìm câu thơ ?
? Theo em hiểu "Giấc ngủ bình yên"
của Bác là một giấc ngủ ntn?
- HSTL
- Gv nhấn mạnh
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì qua hình ảnh vầng trăng? Tác
dụng ?
GV: Diễn tả chính xác và tinh tế sự
yên tĩnh và trang nghiêm, ánh sáng
dịu nhẹ, trong trẻo của không gian
trong lăng Bác.
-> Gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp,
trong sáng hiền hậu của Bác & những
vần thơ tràn đầy ánh trăng của người .
? Hai câu thơ trên gợi cho em cảm
nhận gì về Bác ?
? Được nhìn ngắm bác ngủ nhà thơ có
cảm xúc ntn? Diễn tả qua những câu
thơ nào ?
? Câu thơ trên được tg sử dụng nghệ
thuật gì ? Tác dụng ?
? Biết Bác sẽ còn sống mãi với non
sông VN, nhưng sao tác giả vẫn cảm
thấy đau nhói ?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV: nhấn mạnh
? Qua đó thấy đựơc tình cảm của tác
giả đối với bác ntn?
GV: Bình.... liên hệ “ Trời tuôn nước
mắt đời tuôn mưa” năm xưa khi khóc
Bác .
HS đọc khổ cuối
Hoạt động nhóm( 5p)
?Trong giây phút khi sắp phải xa Bác
tâm trạng của tác giả được diễn tả qua
những câu thơ nào ?
? Nhận xét gì về tâm trạng của tác giả
lúc này ntn ?
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
- NT: ẩn dụ tượng trưng “vầng trăng dịu
hiền”
-> Diễn tả sự yên tĩnh và trang nghiêm, gợi
lên tâm hồn cao đẹp, yêu trăng, yêu thiên
nhiên của người
=> Bác như đang ngủ một cách êm đềm.
“ Vẫn biết trời xanh .......
................... nhói ở trong tim”
-> NT: ẩn dụ “trời xanh”- Bác vẫn sống
vĩnh viễn, mãi mãi như trời xanh .
+ Từ láy, cặp quan hệ từ - Tâm trạng đau
xót thương tiếc của tác giả .
=> Tình cảm yêu kính chân thành, xúc
động khôn nguôi của tác giả và cũng là t/c
của dân tộc VN với Bác.
3. Cảm xúc của tác giả khi rời lăng
“ Mai về miền Nam thương trào ...”.
- Xúc động mãnh liệt, không kìm nén đựơc
của tác giả khi phải xa Bác .
? Trong tâm trạng xúc động đó nhà
thơ có ước muốn gì ? Tìm câu thơ ?
? Nhận xét gì về nhịp điệu và nghệ
thuật của những câu thơ trên? Tác
dụng?
? Hình ảnh nào lại xuất hiện ở khổ
cuối? có ý nghĩa gì?
- Mỗi cá nhân suy nghĩ, câu trả lời
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến,
ghi kq
- Đại diện các nhóm trình bày kết qua.
Các nhóm khác tham gia phản hồi
góp ý.
- GV nhận xét, kết luận
PP: nêu và giải quyết vấn đề...
KT: đặt câu hỏi, động não...
? Nêu những nét đặc sắc về NT của
văn bản
? Tư tưởng chủ đề của bài thơ ?
?Ý nghĩa bài thơ?
“ Muốn làm con chim.......
.................cây tre trung hiểu chốn này”
-> NT: Nhịp điệu dồn dập, điệp ngữ “
muốn làm”- nhắc lại 3 lần
=> Nhấn mạnh sự lưu luyến muốn hoá
thân, hoà nhập vào cảnh vật ở bên lăng
Bác để gần Bác mãi mãi.
- Hình ảnh cây tre lại xuất hiện : bổ sung
thêm nghĩa trung- hiếu, đồng thời nó tạo
cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng .
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết.
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, mang
tính biểu tượng.
- Thể thơ tám chữ, ngôn ngữ bình dị.
2. Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng
thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhà thơ và mọi người đối với BH khi vào
lăng viếng Bác.
3. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc
động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc
của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Phân tích cảm xúc của nhà thơ trước lăng.
* Hoạt động 4: Vận dụng.
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả khi vào trong lăng?
- Tâm trạng của tác giả trước khi ra về ?
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Bài thơ được nhạc sĩ Dân Huyền phổ nhạc – về sưu tầm - hát .
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc bài thơ và phần ghi nhớ, làm bài tập .
- Chuẩn bị bài : Đọc trước văn bản: Sang thu; Nói với con
+ Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản, thể thơ.bố cục,...
Ngày soạn: 19/5/2020
Ngày dạy: 21/5/2020
Tiết 114.
TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
Văn bản: SANG THU - Hữu Thỉnh -
NÓI VỚI CON - Y Phương -
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức :
- Những cảm nhận và những ẩn ý của TG gửi gắm trong bài thơ.
- Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Chỉnh về sự biến đổi của đất trời
cuối hạ sang đầu thu.
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương .
- Bước đầu hiểu được hình ảnh và cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể,
gợi cảm của tác giả trong bài thơ
2.Kĩ năng :
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
- Đọc diễn cảm thơ trữ tình.
3. Thái độ :
- Quan sát và cảm nhận sự thay đổi của thiên nhiên theo mùa.
-Yêu mến thiên nhiên đất nước; tình yêu gia đình, quê hương .
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ, cảm thụ tác phẩm văn học.
4.2. Phẩm chất: Tự tin trong giao tiếp, có trách nhiệm trong xây dựng tình bạn,
xây dựng tập thể lớp, trung thực, nhân ái, đoàn kết, khoan dung với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác”. Cảm nhận của em về hình ảnh hàng
tre, vầng trăng trong bài thơ? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài
thơ.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động:? Kể tên những bài thơ viết về mùa thu mà em biết?
-> Hs kể.
GV vào bài: Với các thi nhân mùa thu luôn mang đến cho họ những cảm xúc,
những cách miêu tả riêng mang dấu ấn cá nhân. Nếu như Với nhà thơ xuân diệu thu
là dáng buồn với màu áo mơ phai. Và Với Thế Lữ mang đến cho chúng ta một mùa
thu với âm thanh đầy tinh tế “ Con nai vàng ngơ ngác- đạp trên lá vàng khô” Thì
trong “Sang thu” của mình hữu thỉnh lại dựng lên một bức tranh chuyển mình của
vạn vật trước thời gian giao mùa. Một sự chuyển mình vào thu đầy nhẹ nhàng tinh tế.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: vấn đáp- gợi mở, dạy học
nhóm, dạy học hợp đồng,.
- KT: Thảo luận, động não, chia
nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ,
hỏi- trả lời.
? Giới thiệu những nét chính về tác
giả.
? Nêu thời gian và hoàn cảnh sáng tác
của bài thơ ?
? Em sẽ đọc văn bản với giọng đọc
ntn?
HS đọc-> GV đọc mẫu nếu cần
+Y/cầu hs chú ý các chú thích khi
tìm hiểu bài
? Văn bản thuộc thể loại gì ?
? Đề tài của bài thơ?
? Phương thức biểu đạt của bài thơ ?
? Xác định cấu trúc của bài thơ ?
*PP: Hợp tác nhóm, cặp; đàm thoại.
*KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi
và trả lời, kĩ thuật trình bày một phút,
kĩ thuật thảo luận.
HS theo dõi khổ 1
? Sự biến đổi của đất trời sang thu
được tác giả cảm nhận qua những
hình ảnh, dấu hiệu gì ?
A. Văn bản: Sang thu
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả:
- Nguyễn Hữu Thỉnh (1942), quê Vĩnh
Phúc.
- Ông là nhà thơ thường viết về đề tài con
người và cuộc sống ở nông thôn về mùa
thu
b. Văn bản
- Sáng tác 1977 in tập “Từ chiến hào đến
thành phố” 1991.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
a. Đọc
b. Chú thích (sgk)
3. Thể thơ, đề tài, bố cục:
- Thể thơ: năm chữ
- Đề tài: Mùa thu
- Biểu cảm kết hợp với miêu tả .
4. Bố cục: 2 phần :
+ Khổ 1: Cảm nhận về không gian làng
quê lúc chớm thu.
+ Khổ còn lại : Cảm nhận không gian
đất trời lúc sang thu .
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Cảm nhận về dấu hiệu sang thu.
“ Bỗng nhận ra hương ổi
? Từ “ bỗng” diễn tả trạng thái nào?
“hương ổi” cho em cảm nhận gì ?
? Em có cảm nhận gì về từ “phả” “
gió se” “ chùng chình” ?
- “Phả” – thổi, đưa, bay, lan toả,...
nhưng từ phả có giá trị hơn bởi nó
diễn đạt đươc sự đột ngột bất ngờ,
thiên nhiên đang có sự biến đổi mạnh
mẽ .“ gió se”: gió heo may nhẹ, khô
và hơi lạnh
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_111_den_115_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf