Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 109 đến 113 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Vài nét sơ lược về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Mùa xuân nho

nhỏ.

- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế và tâm trạng của nhà thơ Thanh

Hải.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại

- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản

thơ

3. Thái độ:

Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và lí tưởng sống cho học sinh.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chân dung nhà thơ Thanh Hải

2. Học sinh: làm các bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

* Hoạt động 1: Khởi động

Hơn ba mươi năm trôi qua, mỗi khi tết đến, xuân về chúng ta lại được nghe bài ca:

“Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải. Nhà thơ muốn nói

cùng người đọc điều gì khi một mùa xuân mới đang về và khi chính bản thân nhà thơ

thì lại sắp vĩnh biệt tất cả mọi người?

pdf19 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 109 đến 113 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 11/5/2020 Tiết 109: Bài 23 MÙA XUÂN NHO NHỎ - Thanh Hải- A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Vài nét sơ lược về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế và tâm trạng của nhà thơ Thanh Hải. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và lí tưởng sống cho học sinh. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chân dung nhà thơ Thanh Hải 2. Học sinh: làm các bài tập III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Hơn ba mươi năm trôi qua, mỗi khi tết đến, xuân về chúng ta lại được nghe bài ca: “Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải. Nhà thơ muốn nói cùng người đọc điều gì khi một mùa xuân mới đang về và khi chính bản thân nhà thơ thì lại sắp vĩnh biệt tất cả mọi người? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2 Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV giới thiệu chân dung tác giả Thanh Hải. - Học sinh theo dõi chú thích dấu sao sgk. H.Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Hải? - GV nhấn mạnh: Ông tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Tham gia hai cuộc kháng chiến, bám trụ quê hương trong những năm tháng gay go ác liệt nhất của cách mạng. Huế giải phóng, ông vẫn gắn bó với quê hương, mặc dù bị bệnh hiểm nghèo song ông vẫn sống lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. - GV giới thiệu thêm một số bài thơ: Mồ anh hoa nở; Cháu nhớ Bác Hồ... H.(Tb) Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - GV: Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại cho đời. - GV nêu yêu cầu đọc: Giọng vui tươi, suy ngẫm, nhịp thơ lúc nhanh: bừng bừng, phấn khởi và khẩn trương; lúc chậm: khoan thai và càng về cuối bài càng lắng chậm, nhỏ dần. - GV đọc mẫu 1 lượt. 2 HS đọc - Nhận xét cách đọc. H. Em biết gì về: chim chiền chiện, lộc, phách tiền? - GV mở rộng: + Hoà ca: bài ca gồm nhiều âm sắc, giọng điệu hòa hợp. + Nốt trầm: Nốt nhạc ghi âm thấp, trầm. H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cách ngắt nhịp? Nhắc lại một số đặc điểm của thể thơ? Có gì đặc biệt ở bài thơ này? - Mỗi khổ 4 dòng, có khổ 5,6 dòng. Gieo vần nằm ở các câu giữa khổ thơ, vần bằng. - Ba khổ thơ cuối được đóng bằng thanh trắc ở tiếng cuối, tạo mạch cảm xúc say sưa, hối hả dâng trào. H.Bài thơ có sự kết hợp của các phương I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1.Tác giả, văn bản a.Tác giả: - Thanh Hải - Phạm Bá Ngoãn (1930- 1980); Quê Thừa Thiên –Huế. - Là người có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày đầu. b.Văn bản: - Bài thơ được sáng tác vào tháng 11/1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích: a. Đọc. b. Chú thích (Sgk) 3. Thể thơ: - Thể thơ: 5 tiếng - Ngắt nhịp: 3/2; 2/3. 3 thức biểu đạt nào? H. Theo em bài thơ được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? - Học sinh đọc 6 thơ đầu. H.Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên được thể hiện qua những hình ảnh và âm thanh nào? H.Cảnh sắc này gợi cho ta liên tưởng đến vùng quê nào? - Liên tưởng đến xứ Huế mộng mơ, quê hương của nhà thơ. H. Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ của tác giả qua những hình ảnh thơ trên? H. Chỉ bằng vài nét phác họa đó người đọc cảm nhận được không gian xuân ở đây như thế nào? - GV bình: Hình ảnh tiếng chim chiền chiện trong thơ ca đều gợi cảm xúc mê say. H. Trước mùa xuân của thiên nhiên tươi đẹp như thế cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua câu thơ nào? - Em hiểu 2 dòng thơ này như thế nào? - HS thảo luận cặp đôi 3 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. H. Sự chuyển đổi cảm giác đó nói lên tâm trạng gì của nhà thơ? - GV: Phải là người yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết và tinh tế thì tác giả mới có sự thay đổi về cảm nhận như thế. 4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả, lập luận. 5. Bố cục: 4 đoạn. + Khổ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. + Khổ 2+3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước. + Khổ 4+5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. + Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Cảm xúc mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. - Dòng sông xanh - Bông hoa tím biếc - Tiếng chim chiền chiện hót vang trời - Những giọt sương long lanh... - Tác giả sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, hình ảnh tiêu biểu của thiên nhiên xứ Huế. -> Không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng của tiếng chim chiền chiện, tất cả làm say đắm lòng người. Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. - Hứng: + Giọt mưa xuân long lanh + Giọt âm thanh tiếng chim (sự chuyển đổi cảm giác (ẩn dụ): Thị giác -> thính giác -> cảm nhận bằng xúc giác. -> Tâm trạng say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. 4 * Hoạt động 3: Luyện tập - HS - Đọc diễn cảm * Hoạt động 4: Vận dụng - Tỉnh thừa Thiên Huế thuộc thu vực miền nào ở nước ta? - Viết đoạn văn ngắn cảm nghĩ về thiên nhiên nơi cố đô Huế. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các tác phẩm viết về Huế. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nắm vững những nội dung vừa phân tích, học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị: Mùa xuân nho nhỏ (tiếp) Yêu cầu: tìm hiểu về mùa xuân của đất nước, con người và ước nguyện của nhà thơ. Ngày giảng: 12/5/2020 Tiết 110: Bài 23 MÙA XUÂN NHO NHỎ (Tiếp) Thanh Hải A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được - Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước. - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và lí tưởng sống cho học sinh. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Băng nhạc bài hát Mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn. 2. Học sinh: làm các bài tập III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 5 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Giờ trước các em đã thấy được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, cũng như tâm trạng say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời xứ Huế lúc vào xuân. Vậy vẻ đẹp mùa xuân đất nước được tác giả thể hiện qua những hình ảnh nào? Qua đó nhà thơ gửi gắm niềm khát vọng gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV khái quát nội dung tiết 1 chuyển tiết 2. - Học sinh đọc khổ thơ 2+3. H.(Tb) Bức tranh mùa xuân của đất nước được vẽ lên bằng những hình ảnh nào? H.(Kh-G) Tại sao khi nói về mùa xuân của đất nước tác giả lại nói tới hai hình ảnh trên? H.(Tb-Kh) Trong khổ thơ 2 hình ảnh nào có sức gợi cảm nhất? H.(Tb) Lộc được hiểu như thế nào? - Lộc: là cây non. - Lộc: tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của đất nước. H.(g-Kh) Hình ảnh lộc non gắn liền với người cầm súng, người ra đồng thể hiện ý nghĩa gì? - GV bình: Hình ảnh lộc trong khổ thơ tương trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước: Mùa xuân chiến khu – mùa xuân sản xuất. Cấu trúc sóng đôi của đoạn thơ chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược ấy: Người lính khoác trên mình cành lá ngụy trang mang theo sức sống mùa xuân – sức mạnh dân tộc bảo vệ tổ quốc. – Người nông dân đem mồ hôi, sức lao động cần cù, làm nên mùa xuân cho ruộng đồng. Máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữa lấy mùa xuân mãi mãi. II. Đọc - hiểu văn bản 2. Mùa xuân của đất nước. Mùa xuân người cầm súng... Mùa xuân người ra đồng... - Đó là những hình ảnh tiêu biểu, họ là những lực lượng tiêu biểu nhất cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. - Hình ảnh lộc non là hình ảnh gợi cảm. -> Hình ảnh lộc non đã theo người cầm súng, người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. 6 - HS theo dõi 2 câu cuối khổ 2 H.(Tb) Hai câu thơ tiếp theo thể hiện một không khí của mùa xuân đất nước như thế nào? H.(Tb-Kh) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong những câu thơ trên? Tác dụng? - GV liên hệ: Hình ảnh gợi nhớ hoàn cảnh đất nước ta những năm 80 với hai nhiệm vụ cơ bản (sẵn sáng chiến đấu bảo vệ tổ quốc và sản xuất xây dựng đất nước) gợi không khí khẩn trương, hào hùng của nhân dân những năm đánh Mỹ. - HS theo dõi khổ thơ 3 H.(Tb) Từ mùa xuân của đất nước, của cách mạng, nhà thơ có suy nghĩ gì về đất nước, nhân dân? H.(G-Kh) Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong những câu thơ trên? Tác dụng? H.(G-Kh) Qua đó mùa xuân đất nước được hiện lên như thế nào? H.(Tb) Từ đó nhà thơ có tình cảm như thế nào đối với đất nước? - Thương cảm, trân trọng, tự hào, tin tưởng vào tương lai của đất nước. - GV khái quát chuyển ý: Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất nước mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ về mùa xuân đất nước. H.(Tb) Theo em nhà thơ đã tâm niệm điều gì? Tâm niệm đó được thể hiện qua những hình ảnh nào? H.(Kh-G) Vì sao đang từ cách xưng hô “Tôi”, tác giả chuyển sang xưng “Ta”? Giữa hai cách xưng hô này có gì khác nhau? - Xưng hô “tôi” và “ ta” giống nhau đều là ngôi thứ nhất chỉ mình. Nhưng xưng "tôi" - Không khí: Tất cả - hối hả Tất cả - xôn xao -> Sử dụng điệp ngữ, từ láy, cấu trúc sóng đôi -> Hình ảnh đất nước vào xuân với không khí nhộn nhịp, hối hả, đầy sức sống. - Suy nghĩ về đất nước: + Đất nước gian lao + Đất nước tươi sáng -> Sử dụng hình ảnh so sánh -> Biểu lộ niềm tự hào về đất nước, niềm tin yêu hi vọng và ý chí vươn lên của dân tộc. => Mùa xuân đất nước hối hả, tràn đầy sức sống mãnh liệt sau hai cuộc chiến tranh đang vươn mình đứng dậy. 3. Tâm niệm của tác giả: con chim hót Ta làm một cành hoa một nốt trầm 7 là nghiêng về cá nhân riêng biệt, còn xưng “ta” thì có thể vừa chỉ số ít (tác giả) vừa chỉ số nhiều (tất cả, mọi người chúng ta). Dường như ước nguyện của cá nhân đã hoà vào dòng chảy của muôn người: Tất cả đều muốn cống hiến 1 phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước. H.(G-Kh) Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh thơ trong đoạn thơ trên? - GV: “Con chim” “cánh hoa”, “nốt nhạc trầm” là mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái gì đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời. H.(Tb) Qua đó thể hiện ước nguyện gì của nhà thơ? - GV nhấn mạnh: Hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của Thanh Hải. Đó là tài sức nhỏ bé của nhà thơ được góp vào mùa xuân chung của cuộc đời, của dân tộc - GV liên hệ quan niệm sống của một số người hiện nay. H. Bài thơ kết thúc như thế nào? Mùa xuân ta xin hát câu Nam ai, Nam Bình . đất Huế H.(G-Kh) Tác giả nhắc đến những câu ca dao, nhạc điệu có dụng ý gì? - GV: Tác giả như sống mãi với quê hương trong tiếng phách tiền âm vang ấy. H.(Tb) Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Sử dụng điệp ngữ “Ta làm” tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả với đất nước, với nhân dân. ->Ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ; lặng lẽ dâng cho đời. * Khổ thơ cuối. -> Bài thơ kết thúc bằng một âm điệu dân ca xứ Huế mênh mang mà tha thiết để biểu lộ tình yêu cuộc sống và khao khát được hiến dâng sức mình cho quê hương, đất nước. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Viết theo thể 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca - Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô. - Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ 8 H.(G-Kh) Bài thơ đã gợi cho em cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? - HS đọc ghi nhớ sgk. - GV mở băng cho học sinh nghe bài hát Mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn. luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn. 2. Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. IV. Luyện tập - Đọc diễn cảm - Bài hát minh hoạ. * Hoạt động 3: Luyện tập - HS - Đọc diễn cảm * Hoạt động 4: Vận dụng - Tỉnh thừa Thiên Huế thuộc thu vực miền nào ở nước ta? - Viết đoạn văn ngắn cảm nghĩ về thiên nhiên nơi cố đô Huế. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các tác phẩm viết về Huế. - Hát bài Mùa xuân nho nhỏ trên lớp V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nắm vững những nội dung vừa phân tích, học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị: tiết sau trả bài tập làm văn số 5 Ngày giảng: 13/5/2020 Tiết 111: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung, phương pháp làm bài, biết tự chữa lỗi về bố cục, câu văn, từ ngữ, diễn đạt, chính tả trong bài làm. - Khắc sâu hơn kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một vần đề tư tưởng, đạo lí. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá bài văn của mình và bạn nhằm giúp cho làm bài sau tốt hơn. 3. Thái độ: Từ bài làm cụ thể học sinh biết rút ra kinh nghiệm và sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: 9 - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: chấm bài, thống kê lỗi của học sinh, bảng phụ. 2. Học sinh: làm các bài tập III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS nhắc lại đề bài - GV chép đề lên bảng H. Xác định yêu cầu của đề? - Kiểu bài? - Nội dung nghị luận? - Hình thức? - Tư liệu lấy ở đâu? Dùng những cách lập luận nào để viết? - GV HDHS lập dàn ý. - GV nhận xét những ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh. * Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng làm ô nhiễm môi trường và mất vẻ đẹp cảnh quan xung quanh. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. I. Xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý. 1. Yêu cầu của đề. - Kiểu bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. - Nội dung: Bài viết phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề: Hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng hiện nay - Hình thức: Bài viết phải đảm bảo bố cục ba phần mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, dùng phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động,. - Tư liệu lấy trong thực tế, vốn sống trực tiếp và gián tiếp. 2. Dàn ý. II. Trả bài, chữa lỗi. 1. Trả bài: * Ưu điểm. - Nội dung: Đa số các em đã xác định được 10 *Ví dụ: Vứt rác bừa bãi là do người dân thiếu tự trọng. - Ô nhiễm môi trường luôn là tiêu khiển của các nhà báo, nhà văn. - Vứt rác bừa bãi cho cùng. - Trước kia ở nơi công cộng trước kia. - GV chuẩn bị một số lỗi trên bảng phụ, gọi học sinh lên bảng chữa. rõ được yêu cầu của đề bài: + Bài viết làm rõ được vấn đề cần bàn luận. + Biết cách viết một bài văn NL về một sự việc hiện tượng đời sống có vấn đề. + Bài lập luận tương đối chặt chẽ, lô gic, lấy dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục. - Hình thức: + Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. + Một số bài viết trình bày, chữ viết sạch đẹp; diễn đạt khá lưu loát. * Nhược điểm - Nội dung: + Một số bài viết còn sơ sài, nội dung chưa thật đầy đủ, các biểu hiện, biện pháp, tác hại đưa ra còn chung chung chưa cụ thể. + Một số bài viết phân tích quá kĩ tác hại của 1 loại rác thải là túi ni lông mà bỏ qua các loại rác thải khác. + Một số bài viết sử dụng từ ngữ không phù hợp, không hiểu nghĩa của từ, diễn đạt lủng củng, chưa hết ý, lặp từ. + Một số bài viết không có sự sáng tạo, dựa vào văn bản: Bệnh lề mề . - Hình thức: + Một số bài viết trình bày chưa khoa học, logic - đưa tác hại lên trước nguyên nhân, viết các luận điểm không tách riêng, không rõ ràng. + Một số bài sai lỗi chính tả nhiều, không viết hoa các chữ đầu dòng và sau dấu chấm. + Một số bài thiếu kết bài, lẫm lộn kết bài với thân bài. 2. Chữa lỗi: * Nội dung: - Vứt rác bừa bãi là do người dân thiếu tự trọng. -> Vứt rác bừa bãi là do người dân thiếu ý thức. - Ô nhiễm môi trường luôn là tiêu khiển của các nhà báo, nhà văn. -> Ô nhiễm môi trường luôn là đề tài của các nhà báo, nhà văn. 11 - GV ghi lỗi chính tả lên bảng, gọi 1 học sinh lên chữa. - Đọc bài viết khá: - Trả bài viết - Thống kê kết quả: - Vứt rác bừa bãi cho cùng. -> Vứt rác bừa bãi suy cho cùng là do ý thức của người dân chưa tốt. - Trước kia ở nơi công cộng trước kia. -> Trước kia ở nơi công cộng. * Hình thức: - Lỗi chính tả. + mình xẽ -> mình sẽ + trách nghiệm -> trách nhiệm + tuyên chuyền -> tuyên truyền + thỏa mãi -> thoải mái + hậu quả sấu -> hậu quả xấu * Hoạt động 3: Luyện tập - HS chữa những lỗi phổ biến. * Hoạt động 4: Vận dụng - Lập dàn ý cho đề tiếp theo trong sgk * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết bài với đề vừa lập dàn ý. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Viết bài hoàn chỉnh vào vở bài tập - Chuẩn bị bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngày giảng: 15/5/2020 Tiết 112: Bài 23 NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 2. Kĩ năng: - Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. - Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình. 3. Thái độ: Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: 12 - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS đọc văn bản trong sgk H. Vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì? H. Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản? H. Vấn đề nghị luận được triển khai bằng các luận điểm nào? H. Các luận điểm ấy được cụ thể hóa bằng những luận cứ nào? H. Tìm những câu văn nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản? I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) 1. Ví dụ. - Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính tốt đẹp, đáng quí của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. - Có thể đặt nhan đề cho văn bản: + Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ + Sa Pa không lặng lẽ. - Xao xuyến Sa Pa. - Sức mạnh của niềm đam mê... * Vấn đề được triển khai thông qua ba luận điểm. - Luận điểm 1: Vẻ đẹp yêu công việc của anh thanh niên: "Nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, .. + Luận cứ 1: hoàn cảnh sống: là người cô độc nhất thế gian, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn. + Luận cứ 2: Công việc: nghề khí tượng 13 H. Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận như thế nào? H.Nhận xét lời văn, bố cục của bài viết? - Từ nêu vấn đề -> phân tích, diễn giải -> Khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận. H. Vậy em hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? - HS đọc đoạn văn trong sgk H. Văn bản nghị luận vấn đề gì? kiêm vật lí địa cầu, thực chất công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chịu khó. + Luận cứ 3: Yêu công việc: quan niệm của anh về công việc “ta với công việc là đôi...” coi công việc là niềm vui. + Luận cứ 4: Lo tổ chức cuộc sống khoa học, nề nếp, ngăn nắp (nuôi gà, trồng hoa, đọc sách). Ta với công việc là đôi. - Luận điểm 2: Vẻ đẹp của lòng hiếu khách: "Anh thanh niên thật đáng yêu ở nỗi thèm người, .. + Luận cứ 1: Vui được đón khách, thái độ nhiệt tình với họa sĩ, cô kĩ sư trẻ, ân cần chu đáo (biếu tam thất cho vợ bác lái xe) + Luận cứ 2: Đón mọi người đến thăm nơi ở của mình, tặng hoa cho cô gái trẻ, say sưa kể về công việc của mình. + Luận cứ 3: Nhận xét về tấm lòng hiếu khách của anh thanh niên. + Luận điểm 3: Vẻ đẹp của lòng khiêm tốn. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trong .. + Luận cứ 1: Thấy đóng góp của mình là nhỏ so với người khác. + Luận cứ 2: Anh thấm thía cái nghĩa tình của mảnh đất Sa Pa. - Các luận điểm được nêu rõ ràng, ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý - Các luận cứ được sử dụng xác đáng, sinh động, bởi đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm. - Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ. 2. Bài học. (Sgk) II. Luyện tập. - Văn bản nghị luận về vấn đề: tình thế lựa 14 H.Câu văn nào mang luận điểm của văn bản? H. Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính nào? H. Từ đó, em hiểu thêm điều gì về nhân vật Lão Hạc? H. Để làm sáng tỏ các ý kiến tác giả đã dùng cách lập luận nào? chọn sống - chết và vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc. - Câu văn mang luận điểm: Từ việc miêu tả ... ngay từ đầu. - Những ý kiến chính: + Đấu tranh nội tâm giữa cái sống và cái chết dẫn đến sự lựa chọn cái chết. + Hành động chuẩn bị cho cái chết của lão Hạc. + Sự nhận thức, đánh giá về nhân vật lão Hạc. -> Một nhân cách đáng kính trọng một tấm lòng hi sinh cao cả. - Phân tích nội tâm, hành động của nhân vật Lão Hạc. * Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hiện ở trên * Hoạt động 4: Vận dụng - Nêu luận điểm luận cứ đoạn trích: Ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết bài nghị luận đoạn trích trên V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc lòng ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) Yêu cầu: Đọc kĩ các nội dung trong sgk và trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk. 15 Ngày giảng: 16/5/2020 Tiết 113: Bài 23 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 2. Kĩ năng: - Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). -Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 3. Thái độ: Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_109_den_113_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf