I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí .
2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về
một tư tưởng đạo lí.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực học tập .
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ, cảm thụ tác phẩm văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2.Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Kết hợp khởi động
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn. GV đặt câu hỏi: Thế nào là nghị
luận về một sự việc hiện tượng đời sống? Cách làm ?
Ai giơ tay nhanh và trả lời chính xác sẽ chiến thắng.
21 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 106 đến 110 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/5/2020
Ngày dạy: 9A2: 12/5/2020
Tiết 106
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí .
2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về
một tư tưởng đạo lí.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực học tập .
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ, cảm thụ tác phẩm văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2.Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Kết hợp khởi động
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn. GV đặt câu hỏi: Thế nào là nghị
luận về một sự việc hiện tượng đời sống? Cách làm ?
Ai giơ tay nhanh và trả lời chính xác sẽ chiến thắng.
-> GV cho điểm, vào bài:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm
PP: hợp tác, nêu và giải quyết vấn
đề...
KT: đặt câu hỏi, động não...
Gọi hs đọc các đề ( từ đề 1-10)
? Các đề bài trên có điểm gì giống
nhau ? Chỉ ra sự giống nhau đó ?
? Các đề bài trên có điểm nào khác
nhau?
- HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư
tửơng đạo lí.
1. Tìm hiểu các đề bài :
- Giống : đều nghị luận về một vấn đề tư
tưởng đạo lí .
- Khác : Đề 1,3 ,10 là đề có mệnh lệnh.
+ Các đề còn lại là đề mở, không có
mệnh lệnh .
Gv: Tuy nhiên sự khác biệt ở hai dạng
đề này không lớn lắm . Đề có mệnh
lệnh cần thiết khi đối tg bàn luận
(NL) là một tư tửơng thể hiện trong
một truyện ngụ ngôn. Còn khi đề chỉ
là một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý
đòi hỏi người viết bài nl lấy tư tưởng
đạo lí làm nhan đề để viết một bài nl .
Chúng ta sẽ quen với dạng đề không
có yc riêng về CM , GT, BL, khi làm
bài ta phải tự vận dụng GT, BL, CM
tư tưởng đạo lí nêu trong đề , bày tỏ
suy nghĩ đánh giá của mình về tư
tưởng đạo lí ấy .
Hoạt động cá nhân ( 1 P)
? Mỗi em nghĩ ra một đề bài tương tự
- HS tự đặt một đề bài tương tự
? Đề bạn vừa tìm đựơc có phù hợp
với kiểu bài mà ta đang tìm hiểu hay
không?
? Đề bài đó thuộc kiểu đề có mệnh
lệnh hay không có mệnh lệnh?
- HS nhận xét
- GV Tổng hợp.
PP: hợp tác, nêu và giải quyết vấn
đề...
KT: đặt câu hỏi, động não...
Gv cho hs sinh đọc đề sgk/ 52
? Thông thường một bài văn nghị
luận tiến hành theo mấy bước?
- HSTL
- Gv khái quát
Hoạt động cá nhân (2P)
? Đề bài thuộc thể văn gì?
? Vấn đề nghị luận?
? Vấn đề đó thuộc phạm trù gì trong
đời sống?
? Yêu cầu của đề?
? Để làm tốt bài này cần phải có
những kiến thức gì ?
- Hiểu biết về tục ngữ VN, về phong
tục, tập quán, văn hoá dân tộc...
- Vận dụng các tri thức về đời sống :
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn
đề tư tưởng đạo lí .
1. Ví dụ:
* Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước
nhớ nguồn”
1.1. Tìm hiểu đề và tìm ý
Tìm hiểu đề :
- Thể loại: nghị luận
- Vấn đề : câu tục ngữ “ Uống nước nhớ
nguồn”
-> Tư tưởng đạo lí
- Yêu cầu: nêu suy nghĩ
- Phạm vi dẫn chứng: tục ngữ, đời sống.
tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh
nghiệm
? Tóm lại tìm hiểu đề phải tìm hiểu
những yêu cầu nào?
GV khái quát
GV tổ chức hoạt động nhóm
(5’).GV chia lớp thành 6 nhóm. GV
giao nhiệm vụ.
? Khi tìm hiểu về đạo lí gửi gắm qua
câu tục ngữ, chúng ta phải làm gì?
- Hiểu được nghĩa của câu tục ngữ
? Ta có thể hiểu nghĩa của câu tục
ngữ theo mấy nghĩa?
- Hai nghĩa( nghĩa đen, nghĩa bóng)
? Tìm hiểu nghĩa đen của câu tục
ngữ?
? Nghĩa bóng của câu tục ngữ?
? Nội dung câu tục ngữ thể hiện
truyền thống đạo lí gì của người Việt
?
? Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa ntn?
GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt
Hoạt động cả lớp:
? Tìm ý xong chúng ta đi làm gì?
- Xem xét, bàn luận về vấn đề nghị
luận trên các phương diện, khía
cạnh....
GV: trên cơ sở các ý đã tìm, cho hs
sắp xếp thành dàn ý chi tiết cho bài
làm.
? Phần mở bài cần giới thiệu những ý
nào ?
=> Tìm hiểu đề
* Tìm ý
- Nghĩa đen : “ Nước” là sự vật tự nhiên ở
thể lỏng, có vai trò quan trọng trong đời
sống, “nguồn” – nơi bắt đầu của dòng
chảy
- Nghĩa bóng :
+ “ uống nước” – wởng thụ thành quả vật
chất tinh thần ...
+ “ nguồn” – nguồn gốc, cội nguồn của
những thành quả đó .
+ “ nhớ nguồn” – thành quả không tự
nhiên mà có, nên người hưởng thụ phải
biết tri ân, giữ gìn của các thành quả của
người làm ra chúng .
- Truyền thống đạo lí phải nhớ ơn tới
những người đã làm ra những thành quả
để ta hửơng thụ, những người đã giúp đỡ
mình
-> Lời dạy, lời khuyên:
- Không quên tổ tiên nòi giống ( Nguồn -
đất nước)
- Không quên những người đã hi sinh ,
những người dạy dỗ, giúp đỡ mình (
Nguồn – xã hội)
- Không quên ông bà , cha mẹ , người
thân( nguồn – gia đình )
=> Nguyên tắc làm người của người VN .
1.2. Lập dàn bài
a. Mở bài
? Phần thân bài cần trình bày những ý
nào?
? Em trình bày ý nào trước, ý nào
sau?
GV: mở rộng ......
? Phần kết bài cần nêu được ý gì?
? Tóm lại, dàn ý gồm mấy phần? Nội
dung từng phần?
- HSTL
- GV khái quát
Yêu cầu hs đọc phần mở bài sgk/ 53
? Có mấy cách mở bài? Cách viết
từng cách?
- HS trả lời
- Gv khái quát
- Gv hướng dẫn hs viết
- Chia hs làm 3 nhóm , mỗi nhóm viết
một đoạn trong phần thân bài và kết
bài.
+ Nhóm 1: viết 1 đoạn thân bài (ý a)
+ Nhóm 2: viết 1 đoạn thân bài (ý b)
+ Nhóm 3: viết KB
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét, rút
ra cách viết từng phần
? Sau khi viết xong cần làm gì?
? Tại sao sau khi viết bài cần đọc lại
bài?
? Khi đọc lại bài và sửa bài cần chú ý
điểm gì ?
Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng
chung của câu tục ngữ.
b. Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: “ nước” ở đây là gì ? cụ thể
hoá ý nghĩa của “nước”, “ uống nước” có
nghĩa là gì ?
+ “ nguồn” ở đây là gì ? cụ thể hoá nd của
“ nguồn”
+ “ nhớ nguồn” ở đây là thế nào ? Cụ thể
hoá những nd “nhớ nguồn”
* Nhận định đánh giá (bình luận )
- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người .
- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp ...
- Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì
và phát triển của xh.
- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với
những ai vô ơn
- Câu tục ngữ khích lệ mọi người, cống
hiến cho xh , cho dtộc.
c. Kết bài
Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của
truyền thống và con người VN.
1.3. Viết bài
* Viết phần mở bài:
* Viết phần thân bài và kết bài:
1.4. Đọc lại bài viết và sửa chữa .
- HSTL
- GV khái quát
? Khi làm bài nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí có mấy bước ?
? Cho biết nd cơ bản của các phần
trong bài văn nl về một vấn đề tư tg
đạo lí ?
? Cần vận dụng phép lập luận nào ?
Gv: Tổng hợp....chốt ghi nhớ
- 4 bước.
- Chứng minh, giải thích, phân tích, tổng
hợp .
2. Bài học: T/54
Hoạt động 3: Luyện tập:
*PP: Luyện tập thực hành
*KT: Viết tích cực
? Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề
số 7 ở mục I .
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
cùng một vấn đề, đại diện các nhóm
báo cáo.
- Gọi hs nhận xét, gv tổng hợp.
GV: Có thể gợi ý nhanh cho hs :
? Đề bài nghị luận về vấn đề gì ?
? Phạm vi dẫn chứng ?
? Em hiểu thế nào là học ? Tự học ?
Tinh thần tự học ?
? Đánh giá nhận định về tinh thần tự
học?
? Thực trạng của tinh thần tự học ở
trường lớp, xã hội hiện nay ntn?
? Kết quả, ý nghĩa của tinh thần tự học
đó ?
? Những tấm gương tự học ?.........
GV: Cho hs thời gian thảo luận .
Gọi nhóm 1: Trình bày phần tìm hiểu
đề, tìm ý .
Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Tổng hợp, chốt....
Gọi nhóm 2 : Trình bày dàn ý phần
mở bài ? Nêu các cách mở bài ?
Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Tổng hợp, chốt....
III. Luyện tập :
* Đề 7: Tinh thần tự học .
1. Tìm hiểu đề – tìm ý :
- Tinh thần tự học .
- Trong nhà trường, trong cuộc sống .
- Học là hoạt động tiếp thu kiến thức....
- Tự học là tự rèn luyện dựa trên ..........
- Tinh thần tự học ...
- Hiện nay trong xã hội ta thực trạng tự
học .
2. Lập dàn ý :
A) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề tự học.
- Hai cách : gián tiếp và trực tiếp .
( HS nêu cụ thể)
B) Thân bài
Gọi nhóm 3: trình bày phần thân bài
? Thân bài sắp xếp các ý ntn ?
Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Tổng hợp, chốt....
? Thế nào là tinh thần tự học?
? Thực trạng về vấn đề tự học hiện
nay?
? Ý nghĩa của vấn dề tự học?
Gọi nhóm 4: trình bày phần kết bài .
Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Tổng hợp, chốt....
- Chia hs làm 3 nhóm , mỗi nhóm viết
một đoạn trong phần thân bài và kết
bài.
HS viết các đoạn văn phần mở bài,
thân bài, kết bài.
Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Học là gì ? - Là hđ thu nhận kiến thức
và hình thành kĩ năng của một chủ thể
học tập nào đó .
+ Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô ......
+ Tự học : Dựa trên cơ sở của những kiến
thức và kĩ năng đã được học ở nhà trường
để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ
năng
- Tinh thần tự học:
+ Là có ý thức tự học , ý thức ấy dần dần
trở thành nhu cầu .....
+ Là có ý chí vượt qua khó khăn để tự
học
+ Học có phương pháp .....
+ Luôn học hỏi bạn bè và những người
khác.
- Thực trạng hiện nay....
- Ý nghĩa của tinh thần tự học .....
- Dẫn chứng tấm gương tự học tiêu biểu..
- Các tấm gương trong sách báo .
- Các tấm gương ở bạn bè, người thân
xung quanh...
C ) Kết bài
- Khẳng định vai trò của tự học và tinh
thần của tự học trong việc phát triển nhân
cách của mỗi người .
3. Viết các phần hoàn chỉnh :
Hoạt động 4: Vận dụng (Làm ở nhà)
Lập dàn ý, nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên
kim”.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Lập dàn ý cho đề văn phần luyện tập:Tình cha con trong truyện ngắn “Chiếc
lược ngà”.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 5
- Trả bài Tập làm văn số 5
Ngày soạn: 11/5/2020
Ngày dạy: 9A2: 13/5/2020
Tiết 107
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhớ được khái niệm và cách lập dàn ý, cách làm bài văn nghị luận về một vấn
đề xã hội, nhận ra những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc sửa các lỗi sai – cố gắng trong học tập.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật:Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, chúng em biết 3, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động: GV cho cả lớp hát để tạo không khí vui tươi.
2. Hoạt động 2: Trả bài
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
* Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn
đề, vấn đáp, phân tích ngôn ngữ, rèn
luyện theo mẫu.
*Kĩ thuật: Lắng nghe phản hồi, kĩ thuật
đặt câu hỏi, động não.
? Đọc lại đề bài.
? Xác định thể loại, vấn đề nghị luận,
hình thức nghị luận.
- GV hướng dẫn hs xây dựng dàn bài.
? Với yêu cầu trên, để lập dàn bài em
cần làm gì?
I. Xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý:
* Đề bài :
1. Xác định yêu cầu của đề.
- Thể loại: Nghị luận xã hội
- Vấn đề nghị luận: Hiện tượng trong đời
sống
2. Lập dàn ý
? Phần mở bài nêu vấn đề gì.
? Phần thân bài trình bày những vấn đề
gì?
? Thực trạng, biểu hiện?
? Tác hại?
? Nguyên nhân
? Biện pháp khắc phục?
- GVNX và bổ sung cho hoàn chỉnh.
? Kết bài ?
- GV yêu cầu HS đọc lại bài của mình,
xem lời phê, so sánh với dàn bài và tự
nhận xét.
- HS đọc bài và tự nhận xét
- GVNX : Ưu điểm:
+ Hầu hết các em xác định được yêu cầu
của đề bài, biết cách lập dàn bài, viết
đúng hình thức, trình bày sạch sẽ, một
số bài viết có cảm xúc, nghị luận chặt
chẽ, lập luận rõ ràng
1. Mở bài:
- Giới thiệu sự việc hiện tượng rác thải
làm ô nhiễm môi trường.
2. Thân bài:
- LĐ1: Thực trạng
+ Rác thải xuất hiện khắp mọi nơi: bên hồ
nước, trong công viên, ao, hồ...
+ Nhiều người tự do xả rác: vỏ chai, lon,
lọ, giấy, bao bì nilon,...
thập cẩm các loại.
+ Người đi xe máy, ô tô, đi bộ, đi xe
đạp....tiện tay cũng vứt ra rác đường.
- LĐ2: Tác hại
+ Ô nhiễm nguồn nước, không khí, lòng
đất.
+ Mất mĩ quan. Tắc nghẽn cống rãnh...
+ Đe dọa trực tiếp tới sức khỏe con người:
Ung thư, đường hô hấp, bệnh ngoài da...
+ Cản trở quá trình sinh trưởng của thực
vật, sói mòn đất.
- LĐ 3: Nguyên nhân
+ Thói quen xấu, lâu ngày khó sửa.
+ Thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
+ Ích kỉ bản thân không biết đến cộng
đồng, xã hội.
- LĐ4: Giải pháp
+ Nghiêm cấm xả rác bừa bãi, đổ rác đúng
nơi quy định. Phạt tiền xử lí hành chính.
+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng
cao ý thức cộng đồng.
+ Phân loại rác thải. Tổ chức hoạt động
“3R” (Tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu).
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề và đưa ra lời khuyên.
II. Trả bài, chữa lỗi
1. Trả bài:
a. Ưu điểm:
- GVNX : Nhược điểm:
+ Một số bài lập dàn ý sơ sài, chưa biết
cách khái quát luận điểm, phân tích, lí
giải, luận cứ chưa thuyết phục
+ Một số bài viết rất tuỳ tiện – sắp xếp ý
lủng củng không hiểu rõ y/c của đề.
Dùng từ sai, câu rườm rà, sai chính tả
- HS nghe, rút kinh nghiệm.
- GV dùng bảng phụ -> Gọi HS lên sửa
- HS quan sát, sửa (trên bảng phụ và bài
làm của mình).
- GV cho HS đọc bài của mình
- HS đọc, lớp nghe, bình .
- GV: gọi điểm
Tổng hợp điểm:
b. Nhược điểm:
2. Chữa lỗi
* Lỗi chính tả :
- Nghị luận -> Nghị luận; lày -> này; ló >
nó; xống động -> sống động; ..vv...
* Lỗi dùng từ, diễn đạt :
* Lỗi trình bày, bố cục :
Hoạt động 2: Luyện tập:
- Nêu cách nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
Hoạt động 2: Vận dụng:
- GV nhận xét chung và rút kinh nghiệm cho HS.
Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng:
- Ôn lại toàn bộ bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống .
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Tìm hiểu bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản
+ Thế nào là liên kết?
+ Có mấy cách liên kết?
- Chuẩn bị bài mới: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
+ Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Ngày soạn: 12/5/2020
Ngày dạy: 14/5/2020
Tiết 108
Văn bản: “MÙA XUÂN NHO NHỎ (Tiết 1)
(Thanh Hải)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- HS cảm nhận được cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên. Hiểu
được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để thấy được tâm hồn nhãy cảm thiết tha yêu
cuộc sống. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của cá nhân là
sống có ích, sống là để cống hiến cho cuộc đời chung.
2.Kĩ năng :
- Đọc và hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Trình bày những cảm thụ, suy ngẫm về một hình ảnh thơ trong mạch vận
động của tứ thơ.
3. Thái độ :
- Gợi mở những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, của mỗi con người
là sống có ích và cống hiến hết mình cho xã hội.
- Khâm phục tài năng cũng như tình yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước
của nhà thơ.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ, cảm thụ tác phẩm văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2.Kĩ thuật:Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động: Gvcho HS xem hình ảnh thiên nhiên các mùa
trong năm. Yêu cầu hs đoán các mùa qua ảnh, em thích mùa nào nhất?
-> GV vào bài:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
*Phương pháp: Đặt vấn đề, giải quyết vấn
đề, hợp tác, dự án.
*Kĩ thuật: Đọc tích cực
I . Đọc, tìm hiểu chung văn bản
Hs đại diện các nhóm trình bày.
- Kết quả trình bày dựa trên những câu hỏi
sau:
1. Nêu vài nét về tác giả?
2.Tác phẩm được viết năm bao nhiêu?
Trong hoàn cảnh nào?
Gv bổ sung: Tháng 11.1980. khi đó ông
đang nằm trên giường bệnh, tháng 12.1980
ông qua đời, đây là sáng tác cuối cùng của
Thanh Hải, bài thơ là một lời tâm niệm, lời
gửi gắm chân thành, tha thiết nhất của tác
giả với quê hương đất nước và với cuộc đời.
- GV hỏi HS cách đọc:
Khổ 1: đọc với giọng vui tươi, suy ngẫm,
khổ 2,3 nhanh, bừng bừng phấn khởi, khổ
4,5, 6 giọng chậm lại, thiết tha khoan thai,
càng về cuối càng lắng chậm nhỏ dần.
- GV gọi HS đọc -> GV gọi HS nhận xét.
GV nhận xét.
Y/ cầu theo dõi chú thích sgk/ 57
? Giải nghĩa chú thích 1,5,7 ?
GV: Nhấn mạnh một số chú thích khó
? Văn bản được làm theo thể thơ gì ?
? PTBĐ?
? Chỉ ra mạch cảm xúc của nhân vật trữ
tình
? Em hiểu gì về nhan đề của tác phẩm?
* Nhân vật trữ tình :‘‘tôi’’
* Đối tượng : mùa xuân
? Bài thơ chia làm mấy phần ? Nội dung
từng phần?
1. Tác giả, văn bản
a.Tác giả :
- Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là
Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong
Điền, Thừa Thiên Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối
năm kháng chiến chống Pháp.
- Thơ: chân chất và bình dị, đôn hậu
và chân thành
b. Tác phẩm:
* Xuất xứ: Sáng tác 11 – 1980 khi
nhà thơ đang nằm trên giường bệnh
2. Đọc , tìm hiểu chú thích.
a. Đọc :
b. Tìm hiểu chú thích :
Quan sát sgk/ 57
3. Thể thơ:
- Thể thơ 5 chữ
4. PTBĐ : Biểu cảm + miêu tả
(khổ1) + lập luận (khổ3)
5. Bố cục : 4 phần .
+ Phần 1( Khổ 1): Cảm xúc của tác
giả trước mùa xuân của thiên nhiên
đất trời .
+ Phần 2 (Khổ 2,3): Cảm xúc về mùa
xuân đất nước.
+ Phần 3(Khổ 4,5): Suy nghĩ và ước
nguyện của nhà thơ trứơc mùa xuân
đất nước
+ Khổ cuối ( 5 dòng cuối): lời ngợi
ca quê hương đất nước qua điệu dân
ca xứ Huế.
* Phương pháp: Dạy học hợp tác, phân tích,
gợi mở - vấn đáp, dùng lời có nghệ thuật.,
nêu và giải quyết vấn đề, góc.
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi , động não, khăn trải
bàn.
Gv gọi một học sinh đọc diễn cảm khổ thơ
đầu.
? Mùa xuân thiên nhiên được tg gợi tả qua
những hình ảnh, âm thanh nào ?
? PTBĐ ?
? Em cảm nhận gì về các hình ảnh mà tác
giả chọn để miêu tả mùa xuân?
? Nhận xét gì cách phối hợp màu sắc của
các hình ảnh thơ trên? Có tác dụng gì?
? Nhận xét gì về trật tự cú pháp của câu thơ
đầu? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
? Việc đảo trật tự từ đó có tác dụng gì?
? Với các hình ảnh và nghệ thuật trên gợi
lên một không gian mùa xuân như thế nào?
? Cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện cụ
thể hơn ở những câu thơ nào ?
? Em hiểu ntn về “giọt long lanh” ?
- “giọt long lanh” – giọt mưa xuân long lanh
trong sáng của trời xuân ; có thể hiểu đó là
giọt màu sắc; giọt thời gian, giọt nắng .....
giọt âm thanh của tiếng chim
?Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
?Từ đó em có nhận xét gì về cách miêu tả
của nhà thơ ?
? Thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ ?
? Qua đó em cảm nhận gì về tác giả ?
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Cảm xúc trước mùa xuân thiên
nhiên đất trời:
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
-> PTBĐ : Miêu tả, biểu cảm
+ Hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm
+ Phối màu hài hoà -> tạo bức tranh
xuân đằm thắm, dịu dàng....
+ Đảo trật tự từ: “mọc”
=> Mùa xuân hiện lên với không gian
cao, rộng, màu sắc tươi thắm, âm
thanh vang vọng đầy sức sống .
“ Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
-> NT : ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
+ Miêu tả độc đáo, trí tưởng tượng
tuyệt vời .
=> Tâm trạng say sưa ngây ngất của
nhà thơ trứơc vẻ đẹp của thiên nhiên
mùa xuân.
- Tác giả có tâm hồn trẻ trung, tinh tế
nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống .
* Tiếu kết.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài 1. Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?
A. 1930-1945 B. 1945- 1954
C. 1954- 1975 D. 1975- 2000
Bài 2. Em hãy phân tích cái hay trong việc sử dụng phép ẩn dụ trong khổ thơ sau?
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Hoạt động 4: vận dụng:
- Đọc diễn cảm bài thơ ?
- Em hiểu thế nào về nhan đề của bài thơ ?
Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng.
- Đọc thêm những bài thơ viết về mùa xuân mà em biết?
- Nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài : Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 2)
+ Cảm nhận về mùa xuân của đất nước
+ Ước nguyện của nhà thơ trứơc mùa xuân
+ Lời thơ ngợi ca quê hương, đất nước
Ngày soạn: 12/5/2020
Ngày dạy: 14/5/2020
Tiết 109
Văn bản: “MÙA XUÂN NHO NHỎ (Tiết 2)
(Thanh Hải)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Những cảm nhận của nhà thơ Thanh Hải về vẻ đẹp của mùa xuân đất nước,
ước nguyện và khát vọng được cống hiến cho đời, cho quê hương, đất nước của nhà
thơ.
- Hiểu được lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng phân tích, cảm nhận suy ngẫm về một hình ảnh thơ trong mạch
vận động của tứ thơ.
3. Thái độ :
- Gợi mở những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, của mỗi con người
là sống có ích và cống hiến hết mình cho xã hội.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ, cảm thụ tác phẩm văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp; phát hiện và giải quyết vấn đề; hoạt động
nhóm; đọc diễn cảm; trực quan; luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, trình bày một
phút, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ? Cảm nhận về
hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên trong khổ đầu?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động: GV cho HS nghe bài hát: Mùa xuân nho nhỏ
? Cảm nhận về mùa xuân của em qua bài hát.
-> Hs đưa ra cảm nhận.
-> GV vào bài:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động cả lớp
Gv gọi hs đọc khổ 2,3.
? Mùa xuân đất nước được diễn tả qua
những hình ảnh nào ?
HS phát hiện
? Tại sao tác giả lại nhắc đến “người
II. Đọc, hiểu văn bản (Tiếp)
2. Cảm xúc về mùa xuân đất nước.
“Mùa xuân người cầm súng
............. nương mạ ”
cầm súng, người ra đồng” ?
- HSTl (Vì đây là hai lực lượng tiêu
biểu làm hai nhiệm vụ quan trọng nhất –
“người cầm súng – bảo vệ đất nước .
Người ra đồng- xây dựng đất nước”
? Em hiểu câu “ lộc theo....lộc trải dài”
nghĩa là ntn ?
?Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào trong những câu thơ trên?
? Nhằm diễn tả điều gì ?
GV: Giảng ........
? Sức sống của mùa xuân đất nước còn
được diễn tả qua những hình ảnh nào ?
? Nhận xét gì về nhịp điệu của những
câu thơ trên?
? Tác giả sử dụng của các biện pháp
nghệ thuật gì ?
? Với các nghệ thuật đó có tác dụng gì
?
HS TL
GV: Bình giảng
Gv cho hs theo dõi khổ 4, 5.
? Trước mùa xuân, tác giả có ước
nguyện gì? Thể hiện qua những câu thơ
nào?
- HS thảo luận cặp đôi 2p
- Đại diện trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
Hoạt động cả lớp
? Ở những câu thơ trên tác giả sử dụng
biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng?
? Nhận xét gì về cách xưng hô của tác
- “Lộc”: nghĩa đen – chồi xanh non tơ....;
nghĩa bóng – thành quả cách mạng & sự
ấm no hạnh phúc
-> Nghệ thuật : cặp câu đối xứng nhau,
nhân hoá
=> Mùa xuân của thiên nhiên đang đọng
lại trong hình ảnh lộc non theo người
cầm súng- người ra đồng. Hay chính là
con người đã đem mùa xuân, sức xuân
đến mọi nơi trên đất nước bằng sức lực
và tài năng của mình .
“ Tất cả như hối hả
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_106_den_110_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf