Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 17 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

Tiết 3 + 4 – Văn bản:

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

Mác - két

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

- Hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

- Hiểu được việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân là vô cùng tốn kém và phi lí. Cần

phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, bảo vệ hoà bình.

2. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu chuộng nền hòa bình.

- Nhân ái: Tình đoàn kết quốc tế, yêu gia đình, bạn bè,.

- Trách nhiệm: Bảo vệ nền hòa bình thế giới, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ chiến

tranh, đấu tranh lên án sự tàn phá, hủy diệt của vũ khí hạt nhân.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học:

+ Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập

một cách tích cực.

+ Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến.

+ Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Tạo lập đoạn văn nói, viết.

+ Đặt bản thân vào tình huống và giải quyết được tình huống một cách thấu đáo.

b. Năng lực đặc thù8

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp.

- Năng lực văn học:

+ Phát hiện hiện được các luận điểm, luận cứ mà tác giả lập luận trong văn bản.

+ Cảm nhận sự đe dọa, hủy hoại của vũ khí hạt nhân, sự tàn phá của chiến tranh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc

2. Học sinh: Đọc, soạn trước bài theo yêu cầu của giáo viên, sưu tầm những mẩu

truyện, tranh ảnh liên quan đến vũ khí hạt nhân, sự tàn phá của chiến tranh.

pdf62 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 1 đến 17 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: Tiết 1 – Ngày 07/9/2020 Tiết 2 – Ngày 08/9/2020 Tiết 1 + 2 – Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt. - Hiểu ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Yêu nền văn hóa dân tộc. - Nhân ái: Kính yêu Bác Hồ, yêu gia đình, bạn bè,... - Trách nhiệm: Bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, tìm tòi, chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, sống giản dị, tiết kiệm. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: + Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập một cách tích cực. + Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. + Trình bày 1 cách tự tin ý kiến của mình. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Tạo lập đoạn văn nói, viết. + Đặt bản thân vào tình huống và giải quyết được tình huống một cách thấu đáo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: + Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp. - Năng lực văn học: + Phát hiện và phân tích được các chi tiết, hình ảnh có giá trị nghệ thuật trong văn bản. + Cảm nhận vẻ đẹp về con người Bác (tinh thần trách nhiệm, tình yêu với công việc, cuộc sống). II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc 2. Học sinh: Đọc, soạn trước bài theo yêu cầu của giáo viên, sưu tầm những mẩu truyện, tranh ảnh liên quan đến phong cách Hồ Chí Minh. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nếu vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. 2 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Gv cho Hs nghe hát bài: Hồ Chí Minh gương sáng ngời đấu tranh – Lưu Hữu Phước. - Hs trả lời các câu hỏi sau: H: Bài hát trên đề cập đến vấn đề gì ở Bác Hồ. H: Em hãy trình bày những suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu? - Gv dẫn vào bài: Cuộc đời của Hồ Chủ Tịch là tấm gương sáng mà mỗi chúng ta phải học tập. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người... * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung kiến thức trong tâm Tiết 1: Đọc, tìm hiểu chung * PP: gợi mở – vấn đáp, trực quan, dùng lời có nghệ thuật. * Kĩ thuật : Đặt câu hỏi, động não. GV : Giới thiệu vài nét về tác giả. - Tác giả Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông vừa là một nhà quân sự , vừa là một nhà văn – nhà văn hóa tiêu biểu. - Lê Anh Trà được cấp bằng tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva năm 1965, phong phó giáo sư năm 1984, giáo sư năm 1991. Trong kháng chiến chống Pháp, ông từng giữ cương vị chủ tịch liên đoàn Văn hóa Cứu quốc ở Quảng Ngãi, đồng thời giữ những vai trò quan trọng trong một số tờ báo cổ động Cách mạng như biên tập báo “Tiến hóa. - Một số chức vụ quan trọng Lê Anh Trà từng đảm nhiệm là: Uỷ viên ban giám đốc Sở Thông tin Tuyên truyền Nam Trung Bộ, hiệu trưởng một trường trung học ở tỉnh Quảng Ngãi, tham gia Ban liên hiệp đình chiến ở Quảng Ngãi, Tổng biên tập tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (nay là báo Văn hoá), Thư kí khoa học kiêm Thường trực Viện Nghệ thuật, Phó Viện trưởng Viện Nghệ thuật, Viện I. Đọc - tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Lê Anh Trà 3 trưởng Viện Văn hoá (Bộ Văn hoá), Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng biên tập tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật (nay là tạp chí Văn hoá Nghệ thuật). ? Văn bản được trích trong tác phẩm nào? “Phong cách Hồ Chí Minh” là tác phẩm nói về sự giản dị trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng ngòi bút giản dị chân thực của mình. Tác giả Lê Anh Trà đã khắc họa lại cuộc sống và đức tính giản dị, tiết kiệm của chủ tịch trong cuộc sống cũng như khi làm việc. ? Theo em vb này cần được đọc với giọng đọc ntn? - GV hướng dẫn đọc: Nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện rõ niềm tự hào về Bác... - Gọi 2 HS đọc - Yêu cầu HS khác theo dõi và nhận xét - GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ phong cách, truân chuyên, uyên thâm. ? Bài viết trên thuộc kiểu loại văn bản nào? ? Chủ đề chính của vb? ? Để giúp người đọc hiểu rõ nội dung đó tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? ? Văn bản được chia làm mấy phần. Nêu rõ giới hạn và nội dung từng phần? Đọc – Hiểu văn bản: * Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm... * Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi. -Yêu cầu HS chú ý phần 1 ? Em biết danh hiệu cao quý nhất của 2. Văn bản: a, Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ - Vb được trích trong HCM và văn hóa Việt Nam (1990) b, Đọc, tìm hiểu chú thích: - Chú thích (sgk) c. Kiểu loại văn bản: nhật dụng - Chủ đề: Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. d, PTBĐ : Nghị luận + tự sự, biểu cảm. e. Bố cục + Phần 1 (Đoạn 1): Quá trình tiếp thu văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh. + Phần 2 (Đoạn 2,3,4): Lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1.Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác. * Hồ Chí Minh: Danh nhân văn hoá 4 Hồ Chí Minh về văn hoá là gì? ? Quá trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh gắn với một cuộc đời như thế nào? ? Trong cuộc đời ấy, vốn tri thức văn hoá của Bác được thể hiện ra sao? ? Tìm những câu văn nêu bật quá trình tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh? ? Tác giả đã sử dụng BPNT nào qua các chi tiết trên? ? Qua đó em hiểu gì về Hồ Chí Minh? - GV: giảng và cung cấp tư liệu về cuộc đời HCM trong quá trình người tìm đường cứu nước. - Gv yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi (5 Phút) ? Cách tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh có gì đặc biệt? Và đây là cách tiếp thu ntn? - HS trình bày, NX: - Gv kết luận: - GV giảng: ? Cách lập luận của tg ở đoạn văn trên? - GV sử dụng kĩ thuật động não ? Qua đv trên, em hiểu ntn về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của HCM? ? Điều này có ý nghĩa như thế nào với quá trình hội nhập của chúng ta? thế giới (UNEECO-1990) * Cuộc đời bác gắn với con đường hình thành phong cách vh của Bác. - Quá trình ấy gắn với cuộc đời đi tìm đường cứu nước đầy '' truân chuyên '' - Người tiếp xúc với văn hoá của nhiều nước, nhiều vùng (phương Đông, phương Tây) - '' Trên những ... châu Mĩ '' - '' Người đã từng sống... Anh '' - '' Người nói ... nghề '' -'' Có thể nói ... Hồ Chí Minh '' - '' Đến đâu ... uyên thâm '' + NT: kể xen lẫn bình luận, so sánh -> Bác là người đi nhiều, biết nhiều, có nhu cầu cao về văn hoá, am hiểu văn hóa thế giới uyên thâm. Người có vốn văn hóa sâu rộng. * Cách tiếp thu văn hóa của Bác: - Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực -> Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài. - Những ảnh hưởng quốc tế... nhào nặn với gốc vh dân tộc không gì lay chuyển được -> Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ vững giá trị vh dân tộc. + Lập luận chặt chẽ; kết hợp giữa bình luận, kể. => Một nhân cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại. - Chúng ta có định hướng đúng đắn, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn 5 Tiết 2: * Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm... * Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi. ? Tác giả đã giới thiệu về nơi ở và nơi làm việc của Bác qua các chi tiết nào? ? Em nhận xét gì về nơi ở và nơi làm việc của Bác? - GV giảng+ cung cấp thơ ? Trang phục của Bác được giới thiệu ra sao? ? Em suy nghĩ như thế nào về trang phục của Bác? ? Em hãy tìm những chi tiết nói về bữa ăn của Bác và nx về những món ăn đó? GV giảng ? Những chi tiết nào nói về tư trang của Bác? ? Phương thức lập luận nào được tg sử dụng ở những chi tiết trên? ? Với cách lập luận chặt chẽ em hiểu gì về lối sống của Bác? - Gv giảng, liên hệ với văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ? Em đã được học, đọc bài thơ bài văn nào nói về cuộc sống giản dị của Bác? Tức cảnh Pác Bó. Thăm cõi Bác xưa (Tố Hữu) GV yêu cầu HS chú ý Đ3, Đ4 ? Lối sống của Bác còn được thể hiện qua những chi tiết nào? - GV cho HS thảo luận theo 3 nhóm: 4 phút - Gv phát phiếu – Hs làm việc theo nhóm. - Nhóm 1: Khi viết về lối sống của Bác, tác giả đã dùng bpnt nào? Qua đó em hiểu ntn về lối sống của Bác? hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hóa nhân loại. 2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Nơi ở, làm việc: chiếc nhà sàn gỗ cạnh chiếc ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng -> Nơi ở, làm việc đơn sơ. - Trang phục: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp. -> Trang phục giản dị, khi là người nông dân, khi là người chiến sĩ. - Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... -> dân dã, không cầu kỳ. - Tư trang: ít ỏi, một chiếc va ly con, vài bộ quần áo. + NT: Dẫn chứng tiêu biểu. Bình luận xen chứng minh. -> Lối sống giản dị, thanh đạm, trong sáng. -> Sự đặc biệt, hiếm có được một lối sống như của Bác. - Tôi dám chắc ... như vậy - Bất giác ... thuần đức - Nếp sống ... không phải tự thần thánh hóa + Hình thức so sánh: Bác với các vị tổng thống, lãnh tụ, vua hiền, bậc hiền triết. + Đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị. + Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt -> Gợi cho 6 - Nhóm 2: Cách sống đó có ý nghĩa như thế nào? Cảm nhận chung của em về Bác qua văn bản ? - Nhóm 3: Tình cảm của tg đối với Bác được thể hiện ra sao ? Qua văn bản này, em học tập được điều gì ở Bác? GV: Khái quát, liên hệ, giáo dục đạo đức, ăn mặc, vật chất, nói năng, ứng xử. Tổng kết * Kĩ thuật hỏi và trả lời HS đặt câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời về NT và ND văn bản. Hs đọc Gv nhấn mạnh lại nội dung cần ghi nhớ. người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc. => Lối sống: giản dị và thanh cao – một biểu hiện trong phong cách văn hóa của HCM. - Cách sống có văn hóa trở thành quan điểm thẩm mĩ -> Lối sống đó là một cách di dưỡng tinh thần, có khả năng mang lại hạnh phúc cho tâm hồn và thể xác. - Bác có vẻ đẹp riêng trong phong cách văn hóa và trong lối sống: - Truyền thống - hiện đại - Dân tộc - nhân loại - Thanh cao - giản dị => Tự hào, kính yêu, ngưỡng mộ. => Đây là lối sống của một vị chủ tịch nước – một linh hồn của dân tộc. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Đan xen kể, biểu cảm, bình luận. - Dẫn chứng tiêu biểu. - Trích thơ, dùng từ Hán Việt. - Nghệ thuật đối lập. 2. Nội dung: Vẻ đẹp trong phong cách của Bác là vẻ đẹp truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. * Ghi nhớ - SGK Tr8. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP ? Vì sao Bác lại có được vốn tri thức sâu rộng như thế? ? Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi (thế kỷ 15) ? Theo em giống và khác nhau giữa hai lối sống của Bác và Nguyễn Trãi? (Giáo viên đưa dẫn chứng qua bài Côn Sơn ca) so sánh với các bậc hiền triết như Nguyễn Trãi. Học sinh thảo luận 3 phút. + Giống: giản dị, thanh cao. + Khác: Bác gắn bó, chia sẻ khó khăn, gian khổ cùng dân. Các vị hiền triết khác sống ẩn dật. ? GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát về văn bản: Tác giả, tác phẩm, nội dung chính, nghệ thuật tiêu biểu. 7 * HOATH ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ? Kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị của Bác? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Sưu tầm những chuyện kể về đức tính giản dị của Bác V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU: - Yêu cầu về nhà học thuộc phần Đọc – Hiểu văn bản của bài đã học. - Chuẩn bị bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Yêu cầu chuẩn bị: Đọc, soạn bài theo các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản. Xác định bố cục, nội dung chính của từng phần trong văn bản. Sưu tầm những bài hát, mẩu truyện, tranh ảnh về nền hòa bình. ===================================== Ngày giảng: Tiết 3 – Ngày 09/9/2020 Tiết 4 – Ngày 10/9/2020 Tiết 3 + 4 – Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH Mác - két I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản. - Hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. - Hiểu được việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân là vô cùng tốn kém và phi lí. Cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, bảo vệ hoà bình. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Yêu chuộng nền hòa bình. - Nhân ái: Tình đoàn kết quốc tế, yêu gia đình, bạn bè,... - Trách nhiệm: Bảo vệ nền hòa bình thế giới, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, đấu tranh lên án sự tàn phá, hủy diệt của vũ khí hạt nhân. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: + Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập một cách tích cực. + Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. + Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Tạo lập đoạn văn nói, viết. + Đặt bản thân vào tình huống và giải quyết được tình huống một cách thấu đáo. b. Năng lực đặc thù 8 - Năng lực ngôn ngữ: + Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp. - Năng lực văn học: + Phát hiện hiện được các luận điểm, luận cứ mà tác giả lập luận trong văn bản. + Cảm nhận sự đe dọa, hủy hoại của vũ khí hạt nhân, sự tàn phá của chiến tranh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc 2. Học sinh: Đọc, soạn trước bài theo yêu cầu của giáo viên, sưu tầm những mẩu truyện, tranh ảnh liên quan đến vũ khí hạt nhân, sự tàn phá của chiến tranh. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nếu vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản phong cách Hồ Chí Minh? 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV cung cấp một đoạn video về bộ phim Mĩ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật và yêu cầu HS nêu suy nghĩ của mình về hậu quả của chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm của con người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân? * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung kiến thức trong tâm Tiết 3: - GV sử dụng kĩ thuật thuyết trình tích cực và yêu cầu HS nêu những hiểu biết của em về tác giả? GV: cung cấp tư liệu ? Cho biết hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của văn bản? ? VB cần được đọc với giọng điệu ntn? - GV: Hướng dẫn cách đọc - Giọng rõ ràng, rứt khoát, đanh thép. - HS đọc và nhận xét. ? Giải nghĩa của từ I. Đọc- Tìm hiểu chung 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh 1928 - Tác giả của nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. - Ông được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. b. Văn bản: VB được trích từ bài tham luận Thanh gươm Đa-mô-clet của Mác-két khi tham dự hội nghị nguyên thủ sáu nước tại Mê-hi-cô vào tháng 8-1986. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích: a. Đọc: b. Chú thích (sgk) 9 “dịch hạch, kỉ địa chất” ? Văn bản trên có chủ đề là gì, qua đó đoạn trích trên thuộc kiểu loại văn bản nào? ? PTBĐ của văn bản? GV cho HS thảo luận theo cặp đôi 3p’ ? Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần, giới hạn và nội dung từng phần? - GV gọi HS trình bày, nhận xét. Gv kết luận: - GV yêu cầu HS theo dõi đv1 ? Vấn đề mà tác giả đề cập trong hội nghị được thể hiện rõ qua câu văn nào? ? Theo em tác giả đang đề cập tới vấn đề gì? ? Nhận xét cách vào đề của tác giả? Tác dụng của cách vào đề đó? - GV cho HS thảo luận theo cặp đôi 3p’ ? Để là rõ nguy cơ chiển tranh tác giả đã đưa ra những dẫn chứng và lí lẽ nào? ? Em có nhận xét gì về những dẫn chứng này? ? Tác dụng của những dẫn chứng trên phản ánh điều gì? ? Vấn đề chiến tranh hạt nhân còn được tác giả đề cập đến qua chi tiết nào? ? Em hiểu gì về BPNT được tác giả sử dụng qua chi tiết này? ? Bằng cách nói đó em thấy nguy cơ chiến tranh hạt nhân như thế nào? ? Nói về nguy cơ ấy, thái độ của tác giả được bộc lộ qua chi tiết nào? Và em hiểu gì về thái độ của tg? Giáo viêng giảng: Tác giả đã nhận ra mặt trái của những phát minh khoa học. 3. Kiểu văn bản: - Văn bản nhật dụng - Chủ đề: Chống chiến tranh bảo vệ hòa bình. c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 4. Bố cục: 4 phần + ĐV1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự tàn phá khủng khiếp của nó. + ĐV 2 - 6: Cuộc chạy đua c.tranh hạt nhân cực kì tốn kém. + ĐV 7 - 9: Chiến tranh hạt nhân là hành động phi lí. + ĐV 10 - 11: Đoàn kết ngăn chặn vũ khí hạt nhân,bảo vệ hoà bình TG. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân - Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. -> Nguy cơ chiến tranh hạt nhân -> Vào đề trực tiếp, xác định cụ thể TG -> Làm nổi rõ tính thời sự và hệ trọng của vấn đề. - 50000 đầu đạn hạt nhân bằng mỗi người ngồi trên 4 tấn thuốc nổ. - Làm biến hết thảy12 lần...trái đất. - Tiêu diệt tất cả các hành tinh ... phá huỷ thế cân bằng của hệ mặt trời. + NT: Dẫn chứng cụ thể xác thực -> Gây ấn tượng khủng khiếp về sức mạnh tàn phá của kho vũ khí hạt nhân. - Nguy cơ... như thanh gươm Đa-mô-clet + So sánh, điển tích thần thoại Hi Lạp -> Chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra bất cứ lúc nào. - Không có... Thế giới -> Mỉa mai, lên án thành tựu của chiến tranh hạt nhân. 10 Nếu phát minh không gắn với lương tri sẽ dẫn đến tội ác. ? Em có n.xét gì vê nghệ thuật lập luận trong đoạn văn trên? ? Với cách lập luận đó, đoạn văn trên giúp chúng ta nhận rõ vấn đề gì? - GV: liên hệ tình hình thực tế về những nước trên thế giới đang chạy đua vũ trang hạt nhân: + Các cuộc thử bom nguyên tử. + Các lò phản ứng hạt nhân. + Tên lửa đạn đạo... GV: Khái quát bài. Tiết 4: - Gv :Y.cầu hs theo dõi phần 2 (từ đv2- đv6). ? Sự tốn kém của chạy đua vũ trang hạt nhân được tác giả đề cập tới qua những chi tiết nào? ? Ở đoạn văn này, tác giả đã sử dụng BPNT gì? ? Qua đó, đoạn văn trên đã khẳng định điều gì? GV: giảng. - Giáo viên cho HS thảo luận nhóm 5p ? Tìm những dẫn chứng mà tg đưa ra để giúp ta thấy được chiến tranh hạt nhân đã tước đi cơ hội được sống tốt đẹp của con người? + Dẫn chứng và lí lẽ sắc bén. => Sự tàn phá của chiến tranh hạt nhân là vô cùng khủng khiếp và chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. 2. Sự tốn kém của chạy đua vũ khí hạt nhân - Việc bảo tồn sự sống trên TĐ ít tốn kém hơn là “dịch hạch” hạt nhân. - Chỉ sự tồn tại của nó không thôi cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn. + Phép so sánh, lối nói ẩn dụ, từ ngữ giàu hình ảnh. -> Việc chạy đua vũ trang hạt nhân đã tước đi khả năng cải thiện cuộc sống của con người. Lĩnh vực xã hội - Giải quyết vấn đề cấp bách: y tế, giáo dục ... cho 500 triệu trẻ em trên thế giới. - Là một giấc mơ không thể thực hiện vì tốn kém 1 tỉ đô la. Lĩnh vực y tế Kinh phí của chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ 1 tỉ người và cứu 14 Gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa. Bằng giá 10 tàu sân bay vũ khí hạt nhân... 11 ? Đây là những lĩnh vực ntn? ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? ? Từ đó em nhận thấy chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang như thế nào? Giáo viên kết luận: Những con số trong bảng so sánh cho thấy sự tốn kém và tính chất phi nghĩa của chạy đua vũ khí hạt nhân. Nó đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đi cuộc sống của con người. GV: cung cấp một số tranh ảnh về cuộc sống của những người nghèo (Châu Phi) để làm rõ tính chất phi nhận đạo của việc chạy đua vũ trang hạt nhân. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân ? Tác giả đã có những suy nghĩ gì về cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân? ? Để làm rõ điều đó tác giả đã đưa ra dẫn chứng như thế nào? triệu trẻ em Châu Phi. Lĩnh vực tiếp tế thực phẩm. - Số tiền để cứu 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. - Tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có TP trong 4 năm. Lĩnh vực giáo dục Tiền xoá nạn mù chữ toàn thế giới. - Không bằng kinh phí 149 tên lửa MX. - Bằng chi phí cho 27 tên lửa MX. - Bằng chi phí cho 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. - Lĩnh vực xã hội, y tế, thực phẩm, giáo dục => lĩnh vực thiết yếu trong đời sống. + NT: - Lập luận chứng minh - Dẫn chứng cụ thể và toàn diện - Bp so sánh, đối lập -> Chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém và phi nhân đạo. 3. Chiến tranh hạt nhân là hành động phi lí. - Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí tự nhiên” - 380 triệu năm con bướm mới có thể bay, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, trải qua 4 kỉ địa chất con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu. 12 ? Nghệ thuật gì được tác giả sử dụng? ? Những chi tiết đó đã thể hiện rõ điều gì? ? Nhận xét về thái độ của tác giả qua các chi tiết trên? GV: Qua 1 quá trình tiến hoá lâu dài, kì công và vĩ đại, những gì tinh tuý và đáng yêu nhất của sự sống mới được hình thành. Thế nhưng, chỉ trong nháy mắt chiến tranh hạt nhân sẽ tiêu huỷ tất cả những thành quả kì diệu và thiêng liêng của sự sống. ? Nhiệm vụ của loài người trước hiểm họa hạt nhân? ? Em hiểu thế nào là “Bản đồng ca”? ? Nhà văn muốn kêu gọi điều gì? ? Em nghĩ gì về khát vọng này? ? Tác giả đưa ra ý tưởng gì? ? Qua đó, tác giả muốn gửi thông điệp gì cho mai sau? ? Em có suy nghĩ gì về thông điệp của tác giả? ? Qua bài viết em hiểu thêm gì về tác giả? ? Theo em chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ hòa bình? HS liên hệ Gv: Mỗi chúng ta, dù ai cũng có cuộc sống của riêng mình nhưng ta vẫn phải - Chỉ cần bấm nút một cái... trở về điểm xuất phát ban đầu. + NT: - Đối lập: Hàng triệu năm và một khoảnh khắc - Lời văn truyền cảm ,sinh động - Dẫn chứng xác thực. => Làm nổi bật hiểm hoạ hạt nhân phản tiến hoá, phản tự nhiên - Thái độ mỉa mai, lên án việc chạy đua vũ khí hạt nhân. - Trân trọng, nâng niu cuộc sống. 4. Đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. - “Chúng ta đến đây... công bằng” - Tiếng nói chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. -> Kêu gọi mọi người: đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho 1 thế giới hoà bình. -> K.vọng của toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. - Thành lập nhà băng lưu trữ trí nhớ. -> Muốn cho thời đại sau biết rằng cuộc sống của con người đã từng tồn tại và những kẻ dã man đã huỷ diệt cuộc sống bằng vũ khí hạt nhân. - Thông điệp đúng đắn và cần thiết vì sự tồn vong của loài người. - Là người yêu c.sống, quan tâm đến việc bảo vệ hoà bình thế giới. - Căm phẫn cao độ, cực lực lên án những kẻ đẩy nhân loại vào hoạ diệt vong. 13 quan tâm và xây dựng cuộc sống chung của tất cả mọi người. Bởi vì sự tồn tại của mỗi chúng ta không phải là sự tồn tại độc lập. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta. ? Nghệ thuật lập luận của tác giả? ? Để đấu tranh cho một thế giới hoà bình tác giả đã nêu ra những luận điểm như thế nào trong bài? Qua đó thể hiện tư tưởng gì? III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể... 2. Nội dung - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người. - Cuộc chạy đua chiến tranh tốn kém... - Chiến tranh hạt nhân là phi lí... - Đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. -> Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. * Ghi nhớ (sgk) * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Nguy cơ, sự tốn kém phi lí của vũ khí hạt nhân được tác giả trình bày như thế nào? - Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân? * HOATH ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Viết đoạn văn về chủ đề chiến tranh và hòa bình. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm các bài viết về chủ đề chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU: - Yêu cầu về nhà học thuộc phần Đọc – Hiểu văn bản của bài đã học. - Chuẩn bị bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Yêu cầu: Đọc, soạn bài theo

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_1_den_17_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf
Giáo án liên quan