Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

Tiết 64: Văn học

BẾP LỬA (Bằng Việt)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của

bài thơ

- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ

tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hy sinh.

- Nghệ thuật diễn đạt cảm xúc qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự, bình luận.

2. Kĩ năng

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu

cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở

xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu gia đình và tình cảm chân thành với

người thân

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực

hợp tác.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV. Tích hợp bài Tiếng gà

trưa

2. HS: Đọc bài thơ, chú thích, soạn bài. Tìm đọc lại văn bản Tiếng gà trưa

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích

bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật

- Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi.

pdf225 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2019 Ngày giảng: 1/11 (9A2) Tiết 63: Văn học ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. - Nghệ thuật ẩn dụ phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại - Phân tích đươc một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm. 3. Thái độ - Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, cuộc sống và lao động. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nghiên cứu tài liệu, Soạn giáo án, SGK, SGV. Tích hợp bài Quê hương 2. HS: Nghiên cứu nội dung bài học và soạn bài theo nội dung câu hỏi trong SGK. Đọc lại bài Quê hương III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm... 2. Kĩ thuật - Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. b. Kiểm tra bài cũ ? Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được khắc hoạ như thế nào? 3. Bài mới Hoạt động của GV & HS Nội dung KT trọng tâm I. Hoạt động 1: Khởi động - GV: Khái quát nội dung tiết một, vào bài nội dung tiết 2 II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới * Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm... * Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi. - GV: Gọi học sinh đọc các khổ thơ tiếp theo. ? Hình ảnh đoàn thuyền được diễn tả như thế nào? ? Em hãy phân tích các chi tiết trên? - Đoàn thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm buồm, phóng như bay trên mặt biển vượt lên trên thiên nhiên ? Chúng ta nhớ đến hình ảnh con thuyền trong bài thơ nào? - Quê hương của Tế Hanh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã, Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”. ? Qua đó em thấy tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Hoạt động cá nhân ? Với các chi tiết và biện pháp nghệ thuật trên đoàn thuyền hiện lên như thế nào? ? Hình ảnh người lao động đựơc miêu tả như thế nào? ? Em cảm nhận như thế nào về chi tiết 2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển * Đoàn thuyền - Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng -> NT: Liên tưởng, bút pháp lãng mạn -> Con thuyền trở nên kì vĩ, khổng lồ, tráng lệ, thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. * Con người lao động - ra đậu dặm xa dò bụng biển - dàn đan thế trận lưới vây giăng trên? - Đến ngư trường “dò bụng biển” ngư dân khẩn trương lao vào công việc “dàn đan thế trận lưới vây giăng”, cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh, mỗi thủy thủ là một chiến sĩ, con thuyền, mái chèo, lưới, ngư cụ khác đều trở thành vũ khí của họ. Nhịp thơ hối hả lôi cuốn. ? Qua các hình ảnh và giọng thơ cho thấy tư thế gì ở họ? ? Trong khi làm việc họ có biểu hiện gì? - HS trả lời - giáo viên khái quát lại. ? Họ cất lên bài hát trong lúc làm việc thể hiện tâm trạng gì? - Niềm vui trong lao động... ? Em hiểu “gõ ... cao” là như thế nào? - Thiên nhiên như đang cùng chung công việc với con người ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ? Câu hát và việc liên tưởng “gõ ... cao” cho ta cảm nhận điều gì từ người lao động? ? Cảnh biển được miêu tả qua hình ảnh nào? - Mặt trời như hòn lửa... cửa ? Tìm những hình ảnh nói về tài nguyên của biển? -> Nhịp thơ hối hả gấp gáp -> Tư thế khỏe khoắn, đàng hoàng làm chủ công việc. - ta hát bài ca gọi cá vào - gõ thuyền có nhịp trăng cao -> Nghệ thuật liên tưởng, bút pháp lãng mạn -> Niềm lạc quan, say sưa, hào hứng ước mơ hòa hợp, chinh phục thiên nhiên của người lao động - ta kéo xoăn tay chùm cá nặng -> Kết quả lao động được đền đáp. * Cảnh biển tài nguyên biển -> Cảnh biển bao la, rực rỡ, tráng lệ. - cá thu: như đoàn thoi - dệt biển muôn luồng sáng - cá nhụ, cá chim, cá đé - cá song lấp lánh đuốc đen hồng - cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe - GV: Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên vũ hội. - GV: Biển cho ta cá như lòng mẹ... buổi nào. - GV: Biển hào phóng cho con người nhiều tôm cá, muối và hải sản..., biển như lòng mẹ, đã nuôi sống nhân dân ta từ bao đời nay. So sánh biển như lòng mẹ để nói lên lòng tự hào của dân chài đối với biển quê hương. Giọng thơ ấm áp chan chứa nghĩa tình. ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ? Với biện pháp nghệ thuật đó, tác giả muốn cho ta thấy điều gì về vùng biển nước ta? - Cặp đôi - GV: Ở đây trí tưởng tượng đã nối dài, chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu có thêm cái đẹp vốn có của tự nhiên. - GV: Chốt lại ý chính của mục 2 ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được tác giả khắc họa như thế nào? ? Em hiểu câu thơ “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”, “mặt trời đội biển” và “mắt cá ... phơi” như thế nào? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì trong những câu thơ đó? + Hình ảnh khoa trương, phóng đại. vẻ đẹp đầy sức gợi bởi “chạy đua cùng -> NT: Giọng thơ ấm áp, bút pháp liên tưởng, so sánh. -> Sự giàu có, phong phú, đẹp rực rỡ lung linh, huyền ảo và niềm tự hào của tác giả. 3. Đoàn thuyền đánh cá trở về - đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời - mặt trời đội biển nhô màu mới - mắt cá huy hoàng ... mặt trời” cũng có nghĩa là họ đang tiếp tục chạy đua cùng thời gian. Trở về không có nghĩa là công việc đã kết thúc. + “Mặt trời đội biển” -> hình ảnh nhân hóa mang một màu mới, cái mới mẻ tinh khôi của bình minh trên biển, hay cũng chính là một ngày mới, một cuộc sống mới đang bắt đầu đối với người lao động thực sự làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. + “Mắt cá ... phơi” -> ẩn dụ, thành quả lao động của họ cũng như một tương lai huy hoàng đầy hứa hẹn đang chờ đón những con người lao động ấy. - GV: Chốt lại ý chính của mục 3 ? Nêu đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? ? Nội dung chính của văn bản? ? Rút ra ý nghĩa của bài thơ? - GV: gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. III. Hoạt động 3: Luyện tập -> NT phóng đại, ẩn dụ, nhân hoá, liên tưởng -> Niềm vui phấn khởi của người lao động trước thành quả của mình trở về trong cảnh bình minh. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Bút pháp lãng mạn, so sánh, nhân hóa, phóng đại. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi sự liên tưởng. 2. Nội dung - Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ. - Thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và người lao động. - Bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. 3. Ý nghĩa - Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. IV. Ghi nhớ V. Luyện tập ? Em cảm nhận gì về những người lao động trong bài thơ? - Hoạt động cặp đôi - GV: Gọi HS trả lời, HS các nhóm nhận xét cho nhau, GV chốt lại. IV. Vận dụng ? Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về hai câu đầu của khổ 1? V. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Sưu tầm những bài thơ viết về người dân chài đánh cá, viết về biển ? 4. Củng cố – Dặn dò 4.1. Củng cố - GV khái quát nội dung trọng tâm. 4.2. Dặn dò - Về học bài, chuẩn bị bài Bếp lửa. Đọc thuộc bài thơ? Qua ba câu đầu bếp lửa được miêu tả vào thời gian nào? Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào? Kỷ niệm nào được người cháu nhắc lại khi lên bốn tuổi? --------------------------------------------------- Ngày soạn: 1/11/2019 Ngày giảng: 2/11 (9A2) Tiết 64: Văn học BẾP LỬA (Bằng Việt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hy sinh. - Nghệ thuật diễn đạt cảm xúc qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự, bình luận. 2. Kĩ năng - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu gia đình và tình cảm chân thành với người thân 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV. Tích hợp bài Tiếng gà trưa 2. HS: Đọc bài thơ, chú thích, soạn bài. Tìm đọc lại văn bản Tiếng gà trưa III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm... 2. Kĩ thuật - Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS b. Kiểm tra bài cũ ? Nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. 3. Bài mới I. Hoạt động 1: Khởi động Trong mỗi chúng ta, hầu như ai chẳng có một tuổi thơ hồn nhiên, gắn với bao kỉ niệm: như tình bà cháu, tình cảm yêu thương của cha mẹ, tình thầy trò, tình bạn; những kỉ niệm về cây đa, bến nước, con đò, tiếng gà,... Vậy nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có một tuổi thơ như thế nào. Tuổi thơ ấy đã nuôi dưỡng tình cảm gì cho tác giả, đó là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu ... Hoạt động của GV & HS Nội dung KT trọng tâm II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới * Phương pháp : Đọc sáng tạo, gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm.. * Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi. ? Giới thiệu vài nét về tác giả? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả - Tên thật Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội). - Là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ - GV: Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần gũi với tuổi trẻ, nhất là trong nhà trường ? Hoàn cảnh ra đời bài thơ ? - GV: Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ – là nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng của nước ta với những tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt, Cái chết chim thiên nga ... để lại bao lòng mến mộ cho khán giả. Ông là chồng của nhà thơ Xuân Quỳnh – chúng ta được biết đến qua bài thơ Tiếng gà trưa (lớp 7). Ở bài thơ đó cũng nói lên tình cảm lòng biết ơn, sự kính trọng của người cháu đối với bà nhưng qua hình ảnh tiếng gà vào buổi trưa. - GV: Như vậy chúng ta thấy được sự tương đồng trong đề tài của hai bài thơ nhưng nội dung cảm xúc, kỉ niệm và sự suy ngẫm ở mỗi bài lại có sự khác nhau. - GV: Đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm, buồn, tha thiết, sâu lắng. - GV đọc - gọi học sinh đọc. - GV nhận xét. - HS đọc chú thích 1, 2 - GV: Gợi ý để học sinh tìm ra bố cục ? Bài thơ là lời của nhân vật nào? Nói về ai và về điều gì? - GV: Là lời của người cháu – tác giả; kháng chiến chống Mĩ. b. Văn bản - Sáng tác 1963, khi tác giả đang học luật ở Liên Xô. In trong tập “Hương cây – Bếp lửa” (1968). 2. Đọc - tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Chú thích 3. Phương thức biểu đạt: BC + TS + MT + NL 4. Thể thơ: Tự do 5. Bố cục: 4 phần đó là những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu. ? Mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ được dẫn dắt như thế nào? - GV: đi từ hồi tưởng quá khứ đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm. - GV đưa ra định hướng: Hình ảnh Bếp lửa -> những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà -> người cháu suy ngẫm thấu hiểu cuộc đời bà, lẽ sống -> người cháu muốn gửi gắm niềm nhớ mong về bà. ? Dựa và mạch cảm xúc em hãy nêu bố cục của bài thơ? - GV: Lưu ý vào khổ đầu / bảng phụ. ? Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh nào? - Bếp lửa ? Tìm chi tiết miêu tả về hình ảnh bếp lửa và tình cảm của người cháu đối với bà ? - Hoạt động cá nhân 1 phút ? Em hiểu bếp lửa “chờn vờn sương sớm” được miêu tả vào thời gian nào, có hình ảnh nào xuất hiện? - GV: Thời gian vào sáng sớm, bếp lửa lúc ẩn lúc hiện trong làn sương sớm nhè nhẹ, rất quen thuộc. Nhưng còn diễn tả về sự mờ nhoà của hình ảnh kí ức qua thời gian - GV: Bếp lửa “ấp iu”: Từ hình ảnh - Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà. - Khổ 2,3,4,5: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. - Khổ 6: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. - Khổ cuối: người cháu đã trưởng thành đi xa nhưng không nguôi nhớ bà. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng cảm xúc - một bếp lửa chờn vờn sương sớm - một bếp lửa ấp iu ... - cháu thương bà ... nắng mưa. bếp lửa tác giả nhớ đến bà qua công việc nhóm lửa. - GV: Ấp iu: là sự sáng tạo mới mẻ về từ ngữ, đó là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ và nâng niu” ? Ấp ủ và nâng niu gợi đến hình ảnh người nhóm lửa như thế nào? - Gợi đôi bàn tay của người nhóm lửa khéo léo ... ? Nắng mưa là nói đến hiện tượng gì? - Nãi ®Õn thêi tiÕt khí hậu khắc nghiệt sự tàn phá của thiên nhiên đối với con người ? Ngoài ra còn tượng trưng cho điều gì? - Tượng trưng cho nỗi lo toan, vÊt v¶ suèt cuéc ®êi bµ. - GV: Cho HS chú ý vào các từ ngữ ... ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? - HS hoạt động cặp đôi 1 phút ? Qua các chi tiết và nghệ thuật chúng ta rút ra nội dung gì? - GV: Chỉ ra nội dung trên cơ sở phân tích lại cho HS hiểu ? Từ đó bài thơ đã gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà như thế nào? - HS đọc: Lên bốn tuổi ... còn cay. - GV: Cho HS quan sát tranh lúc tác giả lên bốn tuổi: Bếp lửa rất đơn sơ... ? Kí ức đầu tiên được nhắc lại là gì? ? “Đói mòn đói mỏi” là đói như thế nào? - §ãi kÐo dµi, triÒn miªn, kiÖt søc ? Gợi lại thời gian nào trong lịch sử của nước ta? (Gợi ý: Tác giả sinh năm -> NT: điệp từ, từ láy, sáng tạo từ ngữ, bộc lộ tình cảm trực tiếp, ẩn dụ -> Bếp lửa quen thuộc, thân thương; -> gợi đôi bàn tay khéo léo, kiên nhẫn, tấm lòng chi chút của bà; -> Niềm thương xót cho nỗi vất vả của bà. 2. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu - đói mòn đói mỏi - bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy -> Tuổi thơ có nhiều gian khổ, thiếu 1941, lên bốn tuổi là năm nào?) - Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 GV liên hệ ... ? Em có suy nghĩ gì về tuổi thơ của tác giả bên người bà? - Bình: Và lúc này đây có lẽ tác giả đang nhớ đến cảnh bà nhịn đói để cho cháu miếng cơm, miếng cháo... không phải bị đói khát - GV: Hình ảnh “bố gầy” tượng trưng cho cả dân tộc đều phục vụ kháng chiến, không chỉ có thế giới loài người chịu nỗi gian khổ mà cả thế giới loài vật cũng chịu chung số phận, con ngựa cũng gầy còm xơ xác vì đói ăn vì phục vụ kháng chiến, nó đang phải gồng mình lên cùng với con người để vượt qua thời kì ghê rợn này. ? Nghĩ về những kỉ niệm đó người cháu có cảm xúc gì? ? Em hiểu cay vì điều gì? - Cay vì khói bếp. - Cay là sự cay đắng, tuổi thơ đau khổ - Sống mũi cay hay chính khóe mắt của người cháu cay vì nước mắt trào ra. Chúng ta hình dung lúc này, tác giả đang nhìn về phía trời Nam đôi mắt của người cháu đang trào ra những giọt nước mắt của sự xúc động về sự hi sinh của bà. - GV: Bình: Như một tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương của tác giả - GV: Đây không chỉ là sự xót thương của người cháu về những gian khổ mà bà phải chịu đựng hay có lẽ đó cũng chính là sự xót thương của tác giả cho cả dân tộc Việt Nam trong cái thời khắc lịch sử đó. - HS đọc: Tám năm ròng ... cánh đồng xa. thốn, nhọc nhằn. - sống mũi còn cay -> Nỗi xót thương về những gian khổ mà bà phải chịu đựng. - bà hay kể chuyện - bà bảo cháu nghe - bà dạy cháu làm - bà chăm cháu học - nghĩ thương bà khó nhọc ? Trong hoàn cảnh đó tình bà cháu được bộc lộ như thế nào? ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ? Theo em người bà thường dạy bảo cháu điều gì? - Chăm ngoan học giỏi, biết vâng lời, biết làm những việc từ nhỏ đến lớn; cố gắng học hành để có kiến thức sau này lớn lên để xây dựng đất nước, sống một cuộc đời có ý nghĩa ? Những chi tiết đó thể hiện tình cảm gì của tác giả? - GV: Bởi vì lúc này bố mẹ của người cháu đang “công tác bận không về” vì công việc chung của đất nước. ? Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà cháu lại được liên tưởng đến điều gì? ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ? Tai sao tác giả lại liên tưởng đến hình ảnh tiếng chim tu hú mà không phải là loài chim khác? - GV: Đây là tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ nhung. - GV: Liên hệ tiếng chim tu hú trong bài “Khi con tu hú”. Như giục giã thể hiện niềm khát khao cháy bỏng với cuộc sống sinh động ở ngoài nhà tù. ? Từ sự liên tưởng đó cho thấy tình -> NT: điệp từ, liệt kê -> Tình cảm biết ơn sâu sắc về sự cưu mang, chăm sóc, dạy bảo của bà. - tiếng tu hú: tha thiết - tu hú ơi! - kêu chi hoài ... xa? -> NT: nhân hóa, liên tưởng, câu cảm thán, câu hỏi tu từ -> Nỗi nhớ mong da diết, bồn chồn, khắc khoải của người cháu với bà. cảm gì của người cháu? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - GV khái quát nội dung trọng tâm. - Sự hồi tưởng về bà và tình bà cháu. - Về học bài, chuẩn bị tiết: Bếp lửa (tiếp) ? Đọc lại bài thơ ? Tìm chi tiết về hình ảnh người bà và gắn với hình ảnh bếp lửa, sự suy ngẫm của cháu về bà? Tìm nghệ thuật đặc sắc ? Ngày soạn: 3/11/2019 Ngày giảng: 5/11 (9A2) Tiết 65: Văn học BẾP LỬA (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa, niềm thương nhớ của cháu. - Nghệ thuật diễn đạt cảm xúc qua hồi tưởng, miêu tả, tự sự, bình luận. - Vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Cảm nhận được tình yêu thương và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Nghệ thuật ẩn dụ phóng đại, hình ảnh thơ mang nhiều biểu tượng của những khúc hát ru tha thiết. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ, nhịp điệu, từ ngữ của bài thơ. - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu gia đình - Phẩm chất: lòng yêu nước, nhân ái 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV 2. HS: Đọc bài thơ. Sự suy ngẫm của nhà thơ về bà qua hình ảnh nào? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm ... 2. Kĩ thuật - Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS b. Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc khổ 1, 2 bài thơ Bếp lửa? Nêu nội dung chính? 3. Bài mới I. Hoạt động 1: Khởi động GV khái quát nội dung của tiết 1 vào tiết 2. Vậy tác giả đã suy ngẫm về hình ảnh người bà như thế nào? Tình cảm của người cháu khi trưởng thành ra sao? Hoạt động của GV & HS Nội dung KT trọng tâm II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới * Phương pháp : Gợi mở vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích bình giảng, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm... * Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, động não, kĩ thuật đặt câu hỏi. - GV đọc khổ thơ tiếp theo ? Trong tâm tưởng của người cháu hình ảnh của người bà luôn xuất hiện cùng hình ảnh nào? - Bếp lửa. ? Tìm những chi tiết, chứa đựng hình ảnh bếp lửa khi xuất hiện cùng bà? ? Tại sao ở trên tác giả dùng hình ảnh “bếp lửa” mà ở dưới lại là ngọn lửa? - Nói về tình bà. ? Sử dụng nghệ thuật gì? - Hoạt động cá nhân 2. Những kỉ niệm về bà và tình bà cháu - một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn. - một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. -> NT: ẩn dụ, điệp từ, giọng thơ suy ngẫm ? Hình ảnh ngọn lửa mang ý nghĩa gì? Tại sao luôn xuất hiện cùng hình ảnh bếp lửa? - GV: Như thế hình ảnh bà không chỉ là nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ tiếp nối. ? Từ hình ảnh bếp lửa người cháu đã suy nghĩ gì về cuộc đời bà? ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ? Qua đó thể hiện tình cảm gì của bà với cháu? - Hoạt động cặp đôi - HS đọc khổ cuối ? Hoàn cảnh của người cháu bây giờ như thế nào ? - GV : Đứa cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa, được làm quen với những khung cảnh rộng lớn những niềm vui rộng lớn ở chân trời xa. ? Mặc dù như vậy nhưng người cháu luôn nhắc nhở mình điều gì ? -> Bà truyền ngọn lửa của niềm tin cho cháu 3. Suy ngẫm về bà - lận đận ... nắng mưa - mấy chục năm ... dậy sớm - nhóm: bếp lửa ấp iu, niềm yêu thương, nồi xôi...chung vui, tâm tình ... -> NT : Điệp từ -> Sự tần tảo, hi sinh, chăm lo cho mọi người của bà; còn thể hiện tình yêu thương những gian lao vất vả -> nhóm cho cháu ước mơ, khát vọng hoài bão, niềm vui sự sống và niềm yêu thương. - ôi ... bếp lửa! –> Câu cảm -> Hình ảnh bếp lửa bình dị thân thuộc mà kỳ diệu thiêng liêng. 4. Tâm nguyện của người cháu - Có khói trăm tàu - lửa trăm nhà - vui trăm ngả -> Trưởng thành và có nhiều niềm vui. -> Dù đi bất cứ nơi đâu, vẫn luôn ? Nêu nghệ thuật của văn bản? ? Nêu nội dung chính của văn bản? ? Từ nội dung của bài thơ nêu ý nghĩa? - GV: cho HS đọc ghi nhớ SGK, GV chốt lại. III. Hoạt động 3: Luyện tập ? Cảm nghĩ về hình ảnh người bà? IV. Vận dụng (ở nhà) ? Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ? V. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Sưu tầm bài thơ viết về tình cảm bà cháu? hướng về kỉ niệm với bà, cội nguồn về tổ quốc thân yêu. III. Tổng kết 1. NT - Xây dựng hình ảnh thơ cụ thể, gần gũi, gợi nhiều liên tưởng mang ý nghĩa biểu tượng. - Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Kết hợp miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm. 2. Nội dung - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc. - Những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả. - Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà. 3. Ý nghĩa - Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. IV. Ghi nhớ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - GV: Khái quát nội dung trọng tâm - Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa. Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ? Tóm tắt văn bản. Kể tên các nhân vật, nhân vật nào là nhân vật chính? ------------------------------------------------------- Ngày soạn: 4/11/2019 Ngày giảng: 6/11 (9A2) Tiết 66: Văn học: LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhận vật trong truyện, chủ yếu là anh thanh niên trong công việc thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. 2. Kĩ năng - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện. - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. 3. Thái độ - Tình yêu thiên nhiên, xác định ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, SGK, SGV 2. HS: Trả lời câu hỏi trong SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Gợi mở vấn đáp, nêu v

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_20.pdf
Giáo án liên quan