1.1. Kiến thức:
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp.
1.2. Kĩ năng:
- Nhận diện được phép so sánh.
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
6 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Bài: So sánh (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết:
Ngày giảng:
Tiếng Việt
SO SÁNH (tt)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp.
1.2. Kĩ năng:
- Nhận diện được phép so sánh.
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phép tu từ so sánh phù hợp với thực tiễn giao tiếp.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ so sánh.
1.3. Thái độ:
Yêu thích tiếng Việt.
- GD đạo đức: Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt. => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.
1.4. Phát triển năng lực:
*Các năng lực chung:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT
*Năng lực riêng:
-Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
* Rèn luyện phẩm chất: Tự tin, tự lập
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV:SGK, SGV, giáo án, chuẩn KTKN, KH dạy học
- HS:SGK, vở ghi, soạn bài
3. Phương pháp.
- Phương pháp: gợi tìm, nêu vấn đề, phân tích ngữ liệu, vấn đáp, quy nạp.
- Hình thức: lớp, cá nhân, nhóm.
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định và tổ chức lớp (1 phút)
6D6H..
4.2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Thế nào là phép tu từ so sánh? Hãy trình bày cấu tạo đầy đủ của phép so sánh? Đặt câu có sử dụng phép so sánh.
Gợi ý:
- So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm 4 bộ phận:
+ A (hình ảnh được so sánh + Phương diện so sánh + Từ so sánh + B (hình ảnh được đem ra so sánh)
- Đặt câu (có sử dụng phép so sánh, đảm bảo hình thức câu văn)
4.3. Bài mới
KHỞI ĐỘNG (1 phút)
Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm và cấu tạo đầy đủ của phép so sánh. Tiết học ngày hôm nay, cô và trò chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về phép tu từ này, phân biệt được các kiểu so sánh và nhận biết về tác dụng của nó.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (TIẾP)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
2.4. Các kiểu so sánh
- Mục đích: HS nắm được các kiểu so sánh
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích mẫu
- Thời gian: 7 phút
- Cách thức tiến hành:
I. CÁC KIỂU SO SÁNH
? HS đọc ngữ liệu sgk.41
? Em hãy nhắc lại các từ so sánh đã học ở bài trước?
- như, như là, bằng, tựa, hơn, tưởng như
? Trong khổ thơ của Trần Quốc Minh có các từ so sánh đã học không?
- Không
? Vậy, ở khổ thơ này có hình ảnh so sánh không?
? Các từ so sánh là những từ nào?
? Tìm điểm khác nhau giữa hai phép so sánh trên?
? Tìm các ví dụ có sử dụng từ so sánh trên?
- Quê hương là chum khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
- Nơi Bác nằm rộng mênh mông
Chừng như năm tháng non sông tụ vào.
- Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
? Theo dõi ví dụ I.3.SGK.24, cho biết câu văn sử dụng phép so sánh nào? Căn cứ vào đâu em nhận diện được?
“Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.”
- Phép so sánh không bằng
- Căn cứ vào từ so sánh: hơn
? Từ các ví dụ vừa phân tích, em hãy cho biết có mấy loại so sánh?
? HS đọc ghi nhớ.sgk.42
1. Khảo sát ngữ liệu
- Phép so sánh 1:
+ A: những ngôi sao
+ B: mẹ đã thức
+ T: chẳng bằng
- Phép so sánh 2
+ A: Mẹ
+ B: Ngọn gió
+ T: là
-> Phép so sánh 1: so sánh không bằng
-> Phép so sánh 2: so sánh bằng
2. Ghi nhớ. Sgk. 42
2.5. Tác dụng của so sánh
- Mục đích: HS phân tích được tác dụng của phép so sánh
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích mẫu
- Thời gian: 10 phút
- Cách thức tiến hành:
II. TÁC DỤNG CỦA SO SÁNH
? HS đọc ngữ liệu sgk. 42
? Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh?
? Sự vật nào được đem ra so sánh?
? So sánh trong hoàn cảnh nào?
? Việc so sánh như vậy giúp em hình dung ra điều gì về những chiếc lá?
? Qua cách rụng của những chiếc lá, em hình dung đến điều gì trong cuộc sống của con người?
? Tác giả quan niệm như thế nào về điều này?
- Mỗi người đón nhận cái chết với một tâm trạng, cảm xúc rất riêng: người không luyến tiếc sự sống, người cố níu kéo sự sống, người coi nhẹ cái chết mà nâng niu từng giây phút của sự sống; người sợ hãi cái chết,..
? Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn?
? HS đọc ghi nhớ. Sgk. 42
1. Khảo sát ngữ liệu
- Câu văn có phép so sánh
+ Có chiếc tựa như mũi tên nhọn
+ Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo
+ Có chiếc lá như thầm bảo rằng
+ Có chiếc lá như sợ hãi
- Sự vật được đem ra so sánh: chiếc lá
- Hoàn cảnh so sánh: đã rụng.
- Tác dụng:
+ Hình dung ra cách rụng của những chiếc lá
+ Hiểu hơn về quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
-> Đoạn văn hay, giàu hình ảnh gợi cảm và xúc động; Trân trọng ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.
2. Ghi nhớ. Sgk.42
2.6. Luyện tập
- Mục đích : HS rèn luyện kĩ năng nhận biết và tạo lập phép so sánh
- Phương pháp : Phát vấn, trình bày một phút, luyện tập, thực hành
- Thời gian : 16 phút
- Cách thức tiến hành :
III. LUYỆN TẬP
? HS đọc yêu cầu bài tập 1
? 3 HS lên bảng hoàn thành.
? GV hỏi 1 HS về tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích?
? Muốn phân tích được tác dụng của một phép so sánh, em cần phải làm gì?
- Hiểu được nội dung của câu thơ/ câu văn
- Cảm nhận và hiểu được ý nghĩa của hình ảnh được đem ra so sánh.
- Liên tưởng, cảm nhận, tìm ra sự tương đồng với vật được so sánh.
BÀI TẬP 1 (SGK.43)
a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
-> So sánh ngang bằng
b. Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
-> So sánh không ngang bằng
c. Như nằm trong giấc mộng.
-> So sánh ngang bằng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
-> So sánh không ngang bằng.
* Phân tích cấu tạo, kiểu loại và tác dụng của một p
hép so sánh:
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
- Tâm hồn: sự vật trừu tượng, phi vật thể, không tri giác được, không định lượng, định tính được.
- Một buổi trưa hè: khái niệm tương đối cụ thể, có thể hình dung bằng kinh nghiệm sống, có cảm xúc, gắn với những kỷ niệm. Đó là một khoảng thời gian cụ thể, một không gian đầy nắng, đầy gió, đầy tiếng ve và rực rỡ hoa phượng đỏ...
-> Tâm hồn tôi là một tâm hồn nhạy cảm, phong phú, đa dạng, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và không khỏi bồi hồi với những hoài niệm của một thời trai trẻ hồn nhiên, vô tư đến thánh thiện.
? HS đọc yêu cầu bài tập 2
? Gọi HS làm tại lớp.
GV gọi HS đứng tại chỗ đọc phần làm bài của mình.
BÀI TÂP 2 (SGK.43)
a. Những c
âu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích Vượt thác
- Thuyền rẽ sóng... như đang nhớ núi rừng...
- Núi cao như đột ngột hiện ra...
- Những động tác... nhanh như cắt...
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh...
- ... những cây to...như những cụ già...
b. Hình ảnh so sánh em thích: - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh...
Vì:
- Trí tưởng tượng phong phú của tác giả
- Hình ảnh nhân vật hiện lên đẹp, khỏe, hào hùng
- Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
? HS đọc yêu cầu BT 3
HS đọc đoạn văn miêu tả chân dung dượng Hương Thư đưa thuyền vượt thác dữ trong văn bản Vượt thác.
GV hướng dẫn HS cách viết đoạn văn.
2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bào vở soạn.
GV cùng HS chữa bài.
GV chiếu đoạn văn mẫu cho HS tham khảo.
BÀI TẬP 3 (SGK.43)
Gợi ý
- Về kĩ năng:
+ Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn và số câu trong đoạn.
+ Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
- Về kiến thức
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của đề bài: tả cảnh chân dung dượng Hương Thư đưa thuyền vượt thác dữ.
+ Có sử dụng cả hai kiểu so sánh ngang bằng và không ngang bằng. Gạch chân dưới phép so sánh.
4.4. Củng cố (2 phút)
- Hiểu được khái niệm phó từ và cấu tạo của phép so sánh.
4.5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (5 phút)
* Hướng dẫn học bài: Học thuộc ghi nhớ kết hợp vở ghi; hoàn thành bài tập vào vở
* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: PHƯƠNG PHÁP TẢ CÁNH – VIẾT BÀI TLV SỐ 5 (Ở NHÀ)
- Chuẩn bị các yêu cầu theo câu hỏi SGK
- Lập dàn ý cho các đề bài văn trong sgk
5. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_bai_so_sanh_tiep_theo.docx