Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 83 đến 99 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Giúp Hs nắm được:

- Đặc điểm hình thức của câu phủ định.

- Chức năng của câu trần thuật.

2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:

- Giáo dục ý thức tự giác sử dụng câu phủ định khi giao tiếp.

- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu tiếng việt.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp:

Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật:

 Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra.

3. Bài mới:

* HĐ1: Khởi động:

 GV: Khái quát lại nội dung đã học và dẫn dắt vào bài mới:

 

docx61 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 83 đến 99 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/05/2020 Tiết 83 - Tiếng Việt: CÂU PHỦ ĐỊNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được: - Đặc điểm hình thức của câu phủ định. - Chức năng của câu trần thuật. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Giáo dục ý thức tự giác sử dụng câu phủ định khi giao tiếp. - Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu tiếng việt. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: * HĐ1: Khởi động: GV: Khái quát lại nội dung đã học và dẫn dắt vào bài mới: * HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung kiến thức HS đọc ví dụ 1 Hãy so sánh câu (a) với câu (b, c, d) có sự khác biệt nào về hình thức và chức năng? - Câu b, c, d có từ không, chưa, chẳng. Sự việc nào được thông báo ở ví dụ trên? Chỉ ra các từ phủ định ở trong ví dụ trên? GV lấy thêm ví dụ - phân tích. Chỉ ra sự việc, sự vật, quan hệ, tính chất trong ví dụ trên? Tìm câu có chứa từ ngữ phủ định trong đoạn trích sau? Dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì? GV sơ kết. HS đọc ghi nhớ GV lấy thêm ví dụ - phân tích. I. Đặc điểm hình thức và chức năng. 1. Ví dụ 1.1. Ví dụ 1 a. Nam đi Huế! => Thông báo có sự việc đi Huế => Khẳng định. b. Nam không đi Huế c. Nam chưa đi Huế d. Nam chẳng đi Huế Thông báo không có sự việc đi Huế => Phủ định. - Các từ phủ định: không, chưa, chẳng Thông báo không có sự việc đi Huế (miêu tả sự vắng mặt) => Câu phủ định miêu tả. 1.2. Ví dụ 2 a. Nam không đi Huế. b. Nam đi Huế không phải bằng tàu. c. Nam chẳng phải là em tôi. d. Nam làm việc đó không sai. => Câu phủ định miêu tả thông báo không có. 1.3. Ví dụ 3. - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. => Phản bác ý kiến. 2. Bài học: Ghi nhớ (SGK/53) 1.4. Ví dụ 4 * Ví dụ: a.1. Nam học rất giỏi môn toán. b.1. Đâu có! Nam không giỏi toán. a.2. Nam học giỏi môn toán. b.2. Nam học không giỏi môn toán. Câu phủ định miêu tả Câu phủ định bác bỏ b.2. Nam học không giỏi môn toán. a.1. Nam học rất giỏi môn toán. b.1. Đâu có! Nam không giỏi toán. Gv: Phân tích. 1.5. Ví dụ 5 a. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. => Phủ định + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. => Trẫm rất đau xót về việc đó, nên phải dời đổi. b. Câu chuyện ấy ai chẳng biết. => Từ nghi vấn + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định => Câu chuyện ấy ai cũng biết. * HĐ3: Luyện tập: - Gv: Phát phiếu học tập, Hs hoạt động nhóm đôi. 1. Bài tập 1: Trong tất cả các câu sau đây câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao? b. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! => Phản bác lại suy nghĩ của Lão Hạc. c. Không, chúng con không đói đâu. => Phản bác lại điều mà Cái Tí cho là mẹ nó đang nghĩ. 2. Bài tập 2: Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao? Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà ý nghĩa tương đương với những câu trên? - Những câu trên có ý nghĩa khẳng định: (phủ định + phủ định hoặc + từ nghi vấn). a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa. b)Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ. c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường. * HĐ4: Vận dụng: - Đặt câu phủ định trong các tình huống cụ thể. * HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. V. HD chuẩn bị bài học tiết sau: - Học kĩ nội dung bài đã tìm hiểu. - Làm các bài tập 3, bài tập 4. - Đọc và chuẩn bị trước bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) theo nội dung: - Yêu cầu của bài văn thuyết minh về một phương pháp. ================= * * * =============== Ngày giảng: .../05/2020 Tiết 84 - Tập làm văn: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được: - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. - Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu văn thuyết minh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các kiểu loại văn bản thuyết minh đã học. (Thuyết minh về một thứ đồ dùng. Thuyết minh về một thể loại văn học) 3. Bài mới: * HĐ1: Khởi động: GV: Khái quát lại nội dung đã học và dẫn dắt vào bài mới: * HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức HS đọc 2 văn bản a, b. Chỉ ra đối tượng thuyết minh, cấu trúc của văn bản? Thảo luận: Tìm những điểm giống và khác nhau về cấu trúc của 2 văn bản? GV sơ kết. I. Giới thiệu một phương pháp (Cách làm) 1. Ví dụ a. Văn bản: Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô. * Đối tượng: Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng”. * Cấu trúc: 3 phần - Nguyên liệu: Giới thiệu nguyên vật liệu cần thiết - Cách làm: Các bước tiến hành - Yêu cầu thành phẩm: Tỉ lệ, hình dáng, chất lượng của sản phẩm b. Văn bản: Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc. * Đối tượng: Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc. * Cấu trúc: 3 phần - Nguyên liệu: Giới thiệu nguyên vật liệu, số lượng, khối lượng cụ thể. - Cách làm: Các bước tiến hành, thời gian. Không thể thay đổi thứ tự các bước, thời gian. - Yêu cầu thành phẩm: Theo 3 mặt: Trạng thái, màu sắc, mùi vị. 2. Bài học - Người viết phải tìm hiểu, quan sát, nắm chắc phương pháp, cách làm đó. -Trình bày cụ thể, rõ ràng về điều kiên, cách thức, trình tự thực hiện và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm - Lời văn ngắn gọn, chính xác, rõ ràng. * HĐ3: Luyện tập: - Gv: Phát phiếu học tập, Hs hoạt động cá nhân 5 phút Lập dàn bài cho đề bài sau: Thuyết minh về một trò chơi dân gian quen thuộc. 1. Tìm hiểu đề: Cách chơi một trò chơi dân gian. 2. Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu khái quát trò chơi. b. Thân bài: - Số người chơi, dụng cụ chơi. - Cách chơi (luật chơi): Thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào là phạm luật. - Yêu cầu đối với trò chơi. c. Kết bài: Tác dụng của trò chơi. Em có thích chơi trò chơi đó không ? * HĐ4: Vận dụng: - Vận dụng văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) vào trong thực tế. * HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. V. HD chuẩn bị bài học tiết sau: - Học kĩ nội dung bài đã tìm hiểu. - Học thuộc lòng phần ghi nhớ. - Viết bài văn thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em yêu thích. - Chuẩn bị bài: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh. ================= * * * =============== Ngày giảng: .../05/2020 Tiết 85 - Tập làm văn: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được: - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Quan sát danh lam thắng cảnh. - Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. - Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu văn thuyết minh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu yêu cầu khi giới thiệu một phương pháp (Cách làm)? 3. Bài mới: * HĐ1: Khởi động: GV: Khái quát lại nội dung đã học và dẫn dắt vào bài mới * HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức HS đọc văn bản: Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn. Bài viết cho em hiểu biết những gì về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn? Làm thế nào để viết được bài giới thiệu trên? Muốn có tri thức thuyết minh người viết làm thế nào? Bài viết được sắp xếp theo bố cục nào?Theo em bài này có thiếu sót gì về bố cục? GV sơ kết. I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh 1. Ví dụ - Bài viết về 2 đối tượng gần nhau: hồ Hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn, hồ và đền - Tri thức về đối tượng. a) Tri thức thuyết minh - Muốn có tri thức thuyết minh người viết cần: + Đọc sách báo, tra cứu, thu thập tài liệu, ghi chép + Xem tranh ảnh, phim, băng tốt nhất có điều kiện phải đến tận nơi nhiều lần để xem xét, quan sát, nghe nhìn, hỏi han, tìm hiểu trực tiếp b) Cách sắp xếp bố cục - Phần mở bài. - Phần thân bài nên bổ sung: Cụ thể: Về vị trí của hồ, diện tích, độ sâu, màu nước qua các mùa mưa, cầu Thê Húc, có thể nói kĩ hơn về Tháp Rùa, về Hồ Gươm, quang cảnh đường phố quanh hồ 2. Bài học - Bài viết nên bố cục 3 phần. - Lời giới thiệu nên kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn - Kiến thức cung cấp phải đảm bảo độ tin cậy cao - Có phương pháp thích hợp - Lời văn chính xác và biểu cảm. * HĐ3: Luyện tập: - Gv: Phát phiếu học tập, Hs hoạt động cá nhân 5 phút 1. Bài tập 1 Lập lại bố cục văn bản “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” a. Mở bài - Giới thiệu vị trí của Hồ Hồn Kiếm và đền Ngọc Sơn. - Mối quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau giữa 2 đối tượng b. Thân bài * Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm. - Nguồn gốc hình thành và sự tích những tên hồ, rùa ở đây. - Diện tích, độ sâu, mực nước qua các mưa, quang cảnh đường phố quanh hồ * Giới thiệu về đền Ngọc Sơn: - Nguồn gốc hình thành về quá trình xây dựng, vị trí về cấu trúc đền. - Cầu Thê Húc, có thể nói kĩ hơn về Tháp Rùa. c. Kết bài: Ý nghĩa của Danh lam thắng cảnh trong đời sống của nhân dân. 2. Bài tập 2 Giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong ta nên sắp xếp thứ tự nào? - Từ một điểm nhìn trên cao bao quát toàn bộ cảnh Hồ và đền - Từ đường Đinh Tiên Hoàng giới thiệu Đài Nghiên, Tháp Bút, rồi qua cầu Thê Húc vào đền. * Tả bên trong đền. - Từ trấn Ba Đình nhìn ra hồ, về phía Thuỷ tạ, phía Tháp rùa, giới thiệu tiếp. - Lại từ tầng cao ở phố Hàng Khay, nhìn bao quát toàn cảnh Hồ - đền để kết luận. * HĐ4: Vận dụng: - Vận dụng văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh vào trong thực tế ở quê hương em. * HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. V. HD chuẩn bị bài học tiết sau: - Học kĩ nội dung bài đã tìm hiểu. - Học thuộc lòng phần ghi nhớ. - Làm bài tập số 2 ở nhà - Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Viết bài Tập làm văn số 5. Yêu cầu về ôn kĩ lại nội dung kiến thức về văn thuyết minh đã học. ================= * * * =============== Ngày giảng: ..../05/2020 Tiết 86 - Tập làm văn: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được: - Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. - Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu văn thuyết minh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: * HĐ1: Nếu đoạn văn là một bộ phận của bài văn, đoạn văn trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì và vai trò gì... * HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức GV giới thiệu: Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Đọc các đoạn văn thuyết minh trong SGK/14 và nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn? Đoạn văn trên có mấy câu? HS hoạt động nhóm 5 phút Từ “nước” là quan trọng nhất® tập trung vào cụm từ “thiếu nước sạch nghiêm trọng” Xác định từ ngữ chủ đề, các câu cung cấp thông tin ? - Các câu tiếp cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng Các đoạn văn trên, các ý trong đoạn văn được sắp xếp như thế nào ? a. Theo thứ tự nhận thức b. theo lối liệt kê các hoạt động đã làm a) (1)Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. (2)Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. (3)Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. (4) Ở các nước khu vực thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. (5) Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước. b. Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quãng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Em hiểu như thế nào về đoạn văn thuyết minh Đọc các đoạn văn sau, nêu nhược điểm của mỗi đoạn và cách sửa chữa? - Không rõ câu chủ đề. - Chưa có ý công dụng. - Các ý lộn xộn thiếu mạch lạc. a. Sửa lại: Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên thế giới. Bút bi có nhiều bộ phận. Bên ngoài là vỏ bút. Bên trong là ống nhựa. Đầu bút có nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi áo. Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút có hòn bi nhỏ xíu. Khi viết, hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Muốn viết, người ta ấn đầu cán bút cho ngòi bi trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bi thụt vào bên trong vỏ bút. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng tiện lợi. b. Sửa lại: Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc ban đêm. Đèn bàn có câu tạo rất đơn giản. Dưới cùng là đế đèn có gắn công tắc để bật hoặc tắt theo ý người sử dụng. Công tắc có tác dụng như vậy là nhờ được nối với dây dẫn điện. Dây dẫn điện không chỉ nối với công tắc mà còn nối với nguồn điện và đèn. Bóng đèn bàn có công suất 25 đến 27 oát. Để tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn có chao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kim Đoạn văn chưa chuẩn biểu hiện như thế nào, làm sao viết đoạn văn cho chuẩn? HS đọc ghi nhớ, GV nhấn mạnh nội dung ghi nhớ. Viết phần mở bài, kết bài cho đề văn: Giới thiệu trường em. HS làm bài – trình bày GV nhận xét – đưa ra đoạn văn tham khảo. I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh. 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh. a. Câu 1 (Câu chủ đề) Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 => Trình bày theo cách diễn dịch => Đoạn văn thuyết minh. b. Câu 1 (Câu chủ đề) Câu 2 Câu 3 Câu 4 => Trình bày theo cách diễn dịch => Đoạn văn thuyết minh. 2. Sửa lại các đoạn văn chưa chuẩn a. - Chủ đề => Cấu tạo=> Công dụng=> Cách sử dụng. - Không rõ câu chủ đề, chưa có công dụng, các ý lộn xộn, thiếu mạch lạc. b. Các ý lộn xộn. rắc rối, phức tạp hóa khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đèn bàn. 3. Bài học: Ghi nhớ - SGK * HĐ3: Luyện tập: 1. Bài tập 1 Viết phần mở bài, kết bài cho đề văn: Giới thiệu trường em. HS làm bài – trình bày GV nhận xét – đưa ra đoạn văn tham khảo. a. Mở bài: Mời các bạn đến thăm trường chúng tôi – một ngôi trường nhỏ bé, nằm giữa cánh đồng xanh – ngôi trường thân yêu, ngôi nhà chung của chúng tôi. b. Kết bài: Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý nó vô cùng. Những kỷ niệm về mái trường này sẽ theo chúng tôi đi suốt cuộc đời. 2. Bài tập 2 GV: Gợi ý: GV giới thiệu. HS giới thiệu lại. - Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình - Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp. - Cống hiến với dân tộc * HĐ4: Vận dụng: - Vận dụng văn thuyết minh để thuyết minh một đề văn thuyết mịnh cụ thể. * HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học. V. HD chuẩn bị bài học tiết sau: - Học kĩ nội dung bài đã tìm hiểu. - Học thuộc lòng phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: Tức cảnh Pác Bó Yêu cầu Hs tìm hiểu, nghiên cứu trước các vấn đề. - Tác giả, văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt. - Nét chính về giá trị nội dung văn bản, ý nghĩa của văn bản, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Khắc sâu và đánh giá kết quả học tập của học sinh về nội dung kiến thức của kiểu bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức viết bài nghiêm túc, tự giác. B. CHUẦN BỊ: Thực hiện theo Đề bài + Hướng dẫn chấm của tổ khảo thí nhà trường. ================= * * * =============== Ngày giảng: ..../05/2020 Tiết 87 - Văn bản: TỨC CẢNH PÁC BÓ Hồ Chí Minh I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được: - Tác giả, văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt. - Nét chính về giá trị nội dung văn bản, ý nghĩa của văn bản, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. - Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu văn thuyết minh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc nghiên cứu bài, chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn của GV. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, phân tích đánh giá, tổ chức các hoạt động nhóm, cá nhân, tập thể cho HS, vấn đáp, giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: * HĐ1: Khởi động GV cho học sinh quan sát tranh – vào bài. * HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Trình bày những hiểu biết về tác giả, văn bản? Bài thơ cần đọc với giọng như thế nào? (Giọng đùa vui, dí dỏm, nhịp thơ 4/3). GV đọc – HS đọc lại. GV hướng dẫn học sinh giải nghĩa một số từ sau: + Bẹ: Ngô + Sử Đảng: Lịch sử ĐCS Liên Xô + Pắc Bó: Nơi đầu nguồn + Chông chênh: Không vững chắc, Dễ nghiêng đổ (từ láy). Phân tích bố cục của bài thơ ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Sử dụng phương thức biểu đạt gì? Bài thơ được nhắc đến thời gian nào, không gian nào và hoạt động gì của Bác Hồ? Nhận xét gì về nơi ở và nếp sinh hoạt của Bác Hồ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? GV sơ kết: Câu thơ nói về việc ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác Hồ. Nhịp thơ 4/3 tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi, toát lên cảm giác nhịp nhàng, đều đặn. Đó là cuộc sống bí mật nhưng nền nếp, cuộc sống hài hoà, thư thái. Đó là tâm trạng thoải mái, ung dung hoà điệu với nhịp sống núi rừng với hang với suối. Món ăn hàng ngày của Bác là gì? Thể hiện một cuộc sống như thế nào? Em hiểu như thế nào về vế 2 của câu thơ? HS khá: Nhận xét gì về giọng thơ? Giọng thơ đó thể hiện vẻ đẹp gì ở Bác? Hàng ngày Bác làm công việc gì? Đó là một công việc như thế nào? Nhận xét gì về nơi làm việc của Bác? Nhận xét gì về từ “chông chênh”? - Từ láy tượng hình: không ổn định, không bằng phẳng GV sơ kết. Câu thơ thứ 3 nói lên điều gì? Câu hỏi thảo luận: Có ý kiến cho rằng: Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là “chữ thần” là “nhãn tự ”, đã kết tinh tỏa sáng tinh thần toàn bài? Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? - Chữ “sang” ở cuối bài đã khẳng định: + Niềm vui, niềm tự hào thực hiện lí tưởng của Bác. + Phong thái ung dung, chủ động, lạc quan, tin tưởng ở cuộc đời cách mạng của Người. => Đó là nhãn tự của câu, của bài, cũng là của cả đời thơ Bác. Thể hiện vẻ đẹp gì ở Bác? Khái quát lại nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ? Thống kê những hình ảnh của thiên nhiên và nêu rõ mối quan hệ của các hình ảnh thiên nhiên này với nhân vật trữ tình trong bài thơ? Khái quát lại nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ? I. Đọc, hiểu chung về văn bản 1. Tác giả, văn bản 1.1. Tác giả - Là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. - Là nhà văn, nhà thơ lớn. 1.2. Văn bản: Viết tháng 2/1941, bằng chữ Quốc ngữ. 2. Đọc, giải nghĩa từ khó 2.1. Đọc 2.2. Giải nghĩa từ khó 3. Bố cục: Câu khai, thừa, chuyển, hợp. 4. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. 5. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Câu1: (Câu khai) - Thời gian: Sáng – tối. - Không gian: Suối – hang - Hoạt động: Ra – vào - Nơi ở: hang, suối => Tạm bợ, đơn sơ, khó khăn. - Nếp sinh hoạt: Sáng ra – Tối vào => Khoa học, nhịp nhàng, nề nếp. - Nghệ thuật đối. => Cuộc sống khó khăn nhưng quy củ, nề nếp; con người gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên. 2. Câu 2: (Câu thừa). - Cháo bẹ, rau măng => đạm bạc, thiếu thốn - Vẫn sẵn sàng: + Thức ăn luôn có sẵn. + Tư tưởng luôn sẵn sàng. => Giọng thơ hài hước, dí dỏm, tươi vui: thư thái, ung dung, say mê cuộc sống cách mạng, hoà hợp với thiên nhiên của Bác. 3. Câu 3: (Câu chuyển) - Công việc: dịch sử Đảng => Vạch đường đi cho Cách mạng Việt Nam, đòi hỏi phải có niềm tin, không thể lay chuyển. - Nơi làm việc: Bàn đá chông chênh. => Đối: Bác luôn hướng về phía trước, vượt qua khó khăn trong bất cứ hoàn cảnh nào. 4. Câu 4: (Câu hợp) - Cuộc đời cách mạng: bí mật, thiếu thốn, gian khổ, nghèo nàn. - Sang: sang trọng, lịch sự, đường hoàng => Tư thế ung dung, niềm lạc quan của Người chiến sĩ cách mạng luôn “nắm chắc trong tay cả cuộc đời”. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời thơ thuần Việt, giản dị, dễ hiểu. - Giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng. - Cách dùng từ ngữ đặc sắc, gợi cảm. - Màu sắc cổ điển mà vẫn hiện đại. 2. Nội dung - Cảnh sinh hoạt, làm việc đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. - Niềm vui Cách mạng, niềm vui được sống hoà hợp với thiên nhiên của Bác. 3. Ý nghĩa - Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí Minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng. * HĐ3: Luyện tập: 1. Bài tập 1 Gv phát phiếu Hs thực hiện trên phiếu học tập. CỤM TỪ CỔ ĐIỂN HIỆN ĐẠI Đề tài x Công việc cách mạng x Thi liệu: Suối, hang, đá. x Thú lâm tuyền x Lối sống cách mạng x Lời thơ nhẹ nhàng, đùa vui. x Thể thơ: tứ tuyệt x Chữ quốc ngữ x Viết một đoạn văn ngắn bộc lộ cảm xúc của em về Bác, sau khi học xong bài thơ với hình thức quy nạp hoặc diễn dịch? 3. Bài tập về nhà - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. - Nội dung: Cuộc sống thanh đạm và cuộc đời cách mạng của Bác. - Hình thức: Quy nạp hoặc diễn dịc

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_83_den_99_nam_hoc_2019_2020_truon.docx
Giáo án liên quan