Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 78: Câu nghi vấn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức. Giúp HS

- Nắm được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.

- Chức năng chính của câu nghi vấn.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.

- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.

3. Thái độ:

Có ý thức cẩn thận khi sử dụng câu trong giao tiếp.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

- GV viết lên bảng 2 câu sau:

1. Tôi đã học thuộc bài.

2. Các bạn đã làm bài tập chưa?

Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy xác định trong 2 câu trên câu nào là

câu nghi vấn? -> GV dẫn dắt vào bài mới.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 78: Câu nghi vấn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 8/1/2020 8B- 9/1/2020 Tiết 78: Tiếng Việt CÂU NGHI VẤN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức. Giúp HS - Nắm được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Chức năng chính của câu nghi vấn. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn. 3. Thái độ: Có ý thức cẩn thận khi sử dụng câu trong giao tiếp. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động - GV viết lên bảng 2 câu sau: 1. Tôi đã học thuộc bài. 2. Các bạn đã làm bài tập chưa? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy xác định trong 2 câu trên câu nào là câu nghi vấn? -> GV dẫn dắt vào bài mới. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS đọc đoạn trích trong sgk. H: Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích trên? I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính. 1.Ví dụ: sgk/11 - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? - HS xác định, gv ghi lên bảng. H: Dựa vào đâu mà em xác định đó là câu nghi vấn? - Hình thức? - Chức năng? - GV kết luận. H: Vậy em hiểu thế nào là câu nghi vấn? - HS trả lời, nhận xét - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc ghi nhớ sgk H: Hãy đặt một số câu nghi vấn có các từ nghi vấn khác nhau? - Bạn thích cuốn sách nào? - Anh đang tìm gì vậy? - Tại sao bạn không làm bài tập? - Cuốn sách này giá bao nhiêu? - HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập? - HS làm bài, trả lời miệng. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc bài tập 2. + Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn? + Có thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được không? Vì sao? - HS thảo luận cặp đôi 2 phút-trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc bài tập 3. - Có thể đặt dấu chấm hỏi vào những câu đó được không? Vì sao? - Gv chia lớp làm 3 nhóm. + Nhóm 1: bài 4 + Nhóm 2: bài 5 + Nhóm 3: bài 6 - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? - Hay là u thương chúng con đói quá? *Về hình thức: + Có những từ nghi vấn: có...không, làm sao,.. + Hoặc từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn + Kết thúc bằng dấu chấm hỏi. * Chức năng chính: Dùng để hỏi. -> Là những câu nghi vấn. 2. Bài học (Sgk/11) II. Luyên tập. 1. Bài tập 1. Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó. a. Chị khất tiền sưu ... phải không? b. Tại sao con người ta như thế? c.Văn là gì? Chương là gì? d. Chú mình vui không? - Đùa trò gì? - Hừ..hừcái gì thế? - Chị cốc.đấy hả? 2. Bài tập 2. - Căn cứ vào sự có mặt của từ “hay”. - Không thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được vì nó dễ lẫn với câu ghép mà các vế câu có quan hệ lựa chọn. 3. Bài tập 3. - Không thể đặt dấu chấm hỏi vào những câu đó vì cả 4 câu đều không phải là câu nghi vấn. 4. Bài tập 4. Phân biệt hình thức và ý nghĩa 2 câu. * Hình thức: - Các nhóm thảo luận trong 3 phút. - Nhóm 1: trình bày - Đại diện trình bày, các nhóm nhận xét. - Gv nhận xét, kết luận. - Nhóm 2: trình bày - Đại diện trình bày, các nhóm nhận xét. - Gv nhận xét, kết luận. - Nhóm 3: trình bày - Đại diện trình bày, các nhóm nhận xét. - Gv nhận xét, kết luận. a. Anh có khoẻ không? b. Anh đã khoẻ chưa? * Ý nghĩa: - Câu a: Hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, không biết trước đó tình trạng sức khoẻ của người được hỏi như thế nào. - Câu b: Hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, nhưng người hỏi biết trước đó người được hỏi đã có tình trạng sức khoẻ không tốt. 5. Bài tập 5. Chỉ ra sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu. - Hình thức: trật tự từ. - Ý nghĩa: Câu a: hỏi về thời gian của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. Câu b: hỏi về thời gian của hành động đã diễn ra trong quá khứ. 6. Bài tập 6. Câu a: đúng vì không biết bao nhiêu ki-lô- gam nên phải hỏi. Câu b: sai vì chưa biết giá bao nhiêu(đang phải hỏi) thì không thể nói móm hàng đắt hay rẻ. * Hoạt động 3: Luyện tập (Tích hợp phần II) * Hoạt động 4: Vận dụng Tổ chức cho hs chơi trò chơi theo hình thức tiếp sức ? Đặt câu nghi vấn? * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. Gv đưa ra bài tập trên bảng phụ, học sinh đọc. Một bé gái hỏi mẹ. - Mẹ ơi, ai sinh ra con? Mẹ cười: - Mẹ chứ còn ai? - Thế ai sinh ra mẹ? - Bà ngoại chứ còn ai? - Thế ai sinh ra bà ngoại? - Cụ ngoại chứ còn ai? - Thế ai sinh ra cụ ngoại? - Khổ lắm! Sao con hỏi nhiều thế? Bé gái ngúng nguẩy: - Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ? - Trong những câu trên câu nào là câu nghi vấn? Vì sao? - Trừ câu: “Con ứ..mẹ chứ” tất cả các câu còn lại của bé gái đều là câu nghi vấn. Tất cả các câu còn lại của mẹ đều là câu khẳng định, dấu chấm hỏi cuối câu là dấu hỏi tu từ. - Lưu ý: Dấu chấm hỏi mới chỉ là hình thức để nhận biết câu nghi vấn, ngoài ra còn cần phải chú ý đến nội dung ý nghĩa của câu. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm chắc kiến thức cơ bản, làm lại các bài tập. - Chuẩn bị: Câu nghi vấn (tiếp) - Tìm hiểu thêm về chức năng của câu nghi vấn; Tìm các câu văn, câu thơ là câu nghi vấn, tác dụng. Yêu cầu đọc kĩ các ví dụ trong sgk, trả lời câu hỏi, dự kiến làm các bài tập.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_78_cau_nghi_van_nam_hoc_2019_2020.pdf