I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Những hiểu biết về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do)
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong
ngục tù.
- Nhận ra và bước đầu biết phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai
phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở
bài thơ này.
3. Thái độ: Yêu tự do, yêu hòa bình.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao
tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, đọc hiểu văn bản
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Ảnh chân dung nhà thơ Tố Hữu
- Sưu tầm bức tranh mùa hè
2. Học sinh :
Đọc thuộc lòng văn bản; tìm hiểu về tác giả, bố cục văn bản.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kỹ thuật: Công đoạn, đặt câu hỏi
17 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 77 đến 80 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/01/2020
Ngày giảng: 8A3: 13/01/2020
Tiết 77
Văn bản: KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Những hiểu biết về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do)
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong
ngục tù.
- Nhận ra và bước đầu biết phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai
phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở
bài thơ này.
3. Thái độ: Yêu tự do, yêu hòa bình.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao
tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, đọc hiểu văn bản
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Ảnh chân dung nhà thơ Tố Hữu
- Sưu tầm bức tranh mùa hè
2. Học sinh :
Đọc thuộc lòng văn bản; tìm hiểu về tác giả, bố cục văn bản.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kỹ thuật: Công đoạn, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
?. Đọc thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài “ Quê hương” cho biết nội dung chính
của văn bản?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
* Tố Hữu là thế hệ nhà thơ may mắn được gặp ánh sáng CM của Đảng. Ông đã
từng tham gia hoạt động CM và bị tù đầy trong nhà lao của TDP. Trong những ngày
bị giam cầm ấy ông đã có tâm trạng như thế nào?
HOẠT ĐỘNG:Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
- GV treo ảnh minh họa chân dung nhà
thơ.
? Nêu vài nét về tác giả?
GV: Lớn lên giữa lúc cao trào Mặt trận
dân chủ đang sôi sục, Ông nhanh chóng
tiếp thu lí tưởng CM và say xưa hoạt
động. Con đường thơ của TH hầu như
bắt nguồn cùng lúc với con đường CM.
TH là lá cờ đầu của thơ ca VN trong hai
cuộc k.c trường kì. Thơ ông có sức
truyền cảm một phần do tiếp thu tinh
hoa của nền thơ DT. Về hình thức thơ
TH là thơ mới.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- HS trả lời, nhận xét
GV: Hoàn cảnh lịch sử đất nước năm
1939: Đất nước chịu ách đô hộ của
TDP, phong trào đấu tranh dân chủ phát
triển mạnh mẽ, những người chiến sĩ
cộng sản đang hăng hái hoạt động CM
và TH cũng như vậy, đang say mê lí
tưởng, say mê yêu đời và họat động
cách mạng với niềm vui phơi phới, bỗng
bị nhốt vào phòng giam bưng bít, cách
biệt hoàn toàn với cuộc sống.
GV: Hướng dẫn đọc:
- Náo nức phấn chấn ( 6 câu đầu)
- Bực bội, nhấn mạnh các ĐT, các từ
cảm thán ( 4 câu cuối)
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
- Gọi 2 học sinh đọc.
GV: Giải thích tu hú, bắp, diều sao.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Qua đọc bài, em hãy xác định bố cục
của bài thơ?
GV: Vậy để giúp các em hiểu rõ hơn về
nội dung bài thơ chúng ta chuyển sang
phần II
- HS đọc 6 câu thơ đầu.
? Sáu câu thơ đầu với tiếng chim tu hú
đã gợi nhắc đến mùa nào trong năm?
- Mùa hè.
1. Tác giả, văn bản.
a. Tác giả:
- Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn
Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế.
- Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca
cách mạng VN.
b. Văn bản
- Sáng tác khi tác giả bị bắt giam ở nhà
lao Thừa Phủ.
2. Đọc - tìm hiểu chú thích.
a. Đọc
b. Chú thích
3. Thể thơ: Lục bát
4. Bố cục: 2 phần
- P1: 6 câu đầu: Bức tranh mùa hè.
- P2: 4 câu cuối: Tâm trạng người tù.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh mùa hè.
- GV: Vậy, bức tranh mùa hè được tác
giả miêu tả như thế nào
- TLN lớn 5p – KT công đoạn
? Bức tranh mùa hè gợi nhắc đến những
âm thanh nào?
? Màu sắc, hương vị mùa hè hiện lên
như thế nào?
- Lúa chiêm: là loại luá trồng vào tháng
11,12 thu hoạch vào tháng 4,5 khác với
lúa mùa trồng vào tháng 6 và thu hoạch
tháng 10.
? Không gian hiện lên trong bài ntn?
? Để vẽ nên bức tranh mùa hè với
những đặc trưng như trên, tác giả đã sử
dụng nghệ thuật gì? Các từ loại nào?
(GV phân tích rõ từng biện pháp tu từ)
? Với các biện pháp nghệ thuật trên, tác
đã đã vẽ ra trước mắt chúng ta một bức
tranh mùa hè như thế nào?
GV: Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở
ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa
sống. Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa
hè được đưa vào bài thơ đó là tiếng ve ran
trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng trên
cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh
diều chao lượn, trái cây đượm ngọt...
Thảo luận nhóm đôi 3p
? Có ý kiến cho rằng: Bức tranh được
tác giả trực tiếp quan sát nên mới miêu
tả được đẹp và sống động như vậy. Em
có suy nghĩ gì về ý kiến đó? Vì sao?
- Mặc dù ở trong tù, không được sống
trong mùa hè đầy náo nhiệt, sống động
nhưng trong dòng hồi tưởng của cảm
xúc Tố Hữu đã vẽ lên bức tranh mùa hè
sống động, tươi mới, khoáng đạt. Qua
đó giúp em hiểu gì về tâm hồn nhà thơ?
GV: Có thể nói sự sống tự nhiên trong
bài có ý nghĩa là cuộc đời tự do. Đây có
thể nói là một cuộc vượt ngục về tinh
* Bức tranh mùa hè:
- Âm thanh rộn rã tưng bừng
- Màu sắc:
Màu vàng : lúa chiêm
Màu hồng: nắng đào
Màu xanh: trời xanh
->Mầu sắc: Tươi thắm, lộng lẫy, thanh
bình.
- Hương vị:
Lúa chiêm đương chín
Trái cây ngọt dần
Bắp dây vàng hạt.
->Sự sống: Sinh sôi nảy nở, đầy đặn, ngọt
ngào.
- Không gian: Rộng lớn tự do.
-> phép liệt kê, các động từ, tính từ.
=> Bức tranh mùa hè rộn rã âm thanh, rực
rỡ sắc màu, tràn đầy sức sống, khoáng đạt
tự do.
=> Thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ
đối với cuộc sống, với quê hương, khao
khát tự do.
thần của nhà thơ Tố Hữu. Không chỉ có
Tố Hữu mà những ng chiến sĩ cộng sản
bấy giờ rất nhiều ng như vậy, chính chủ
tịch HCM của chúng ta cũng “Thân thể
ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”,
Vậy trước cảnh mùa hè rộn rã đó người
tù của chúng ta có tâm trạng ntn chúng
ta chuyển sang phần 2.
- HS đọc 4 câu cuối
? Trước khung cảnh mùa hè tươi đẹp
như vậy, phải chăng người tù cũng cảm
nhận như nó đang thức dậy trong lòng?
Câu thơ nào thể hiện điều đó?
? Ta ở đây chỉ ai?
- Ta: Đại từ - ngôi thứ nhất chỉ nhà thơ,
người tù CM.
? Câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì?
- Gợi ý: Ta nghe hè dậy - Thức dậy, trỗi
dậy trong lòng nhưng thực tế phải là
nhìn bằng mắt mới thấy được.
? Khi nhà thơ viết “ta nghe ..Em hiểu
nhà thơ đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa
hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh
tâm hồn?
=> Cảm nhận mùa hè bằng sức mạnh
tâm hồn.
? Từ đó, có thể hình dung trạng thái tâm
hồn của tác giả như thế nào?
? Mùa hè như đang thúc giục rộn rã
trong lòng nhưng thực tế thì người chiến
sĩ CM đang bị giam cầm, bị canh chừng
nghiêm ngặt. Trước thực tế đó, người
chiến sĩ cộng sản muốn làm gì? Có cảm
giác ra sao?
? Nhận xét về nghệ thuật được sử
dụng trong hai câu thơ trên?
? Em hiểu gì về tâm trạng của người tù
trong ba câu trên?
- GV bình: Tâm trạng này rất phù hợp
bởi như chúng ta đã biết, Tố Hữu khi ở
lứa tuổi 18, cảm thấy sung sướng vì bắt
gặp lí tưởng cộng sản, đang say mê hoạt
động CM với tâm hồn bồng bột, lãng
2. Bốn câu thơ cuối: Tâm trạng của người
tù.
-> Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
=> Thể hiện tình cảm nồng nhiệt với cuộc
sống tự do.
Muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi.
-> NT: Động từ mạnh, SD từ cảm thán,
câu cảm thán, nhịp thơ bất thường, gãy
khúc; giọng điệu gấp gáp, dồn nén.
=> Tâm trạng: Ngột ngạt, bức bối, uất ức
cao độ, niềm khát khao mãnh liệt về cuộc
đời tự do.
mạn. Nhà thơ đã hình dung con đường
CM tràn đầy niềm vui và ánh sáng:
“Ồ, vui quá ! rộn ràng trên vạn nẻo
Bốn phương trời và sau dấu muôn chân
Cũng như tôi, tất cả tuổi đang xuân
Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng”
Đang say mê lí tưởng, say mê yêu đời,
và say mê hoạt động CM bỗng nhiên bị
nhốt trong phòng giam bưng bít, cách
biệt hoàn toàn với cs bên ngoài, mà bên
ngoài thì tất cả những vật vô tri vô giá
cũng được tự do bởi vậy người chiến sĩ
trẻ ấy cảm thấy ngột ngạt, uất ức, muốn
tháo cũi sổ lồng, muốn được ra ngoài để
cống hiến sức trẻ...
? Tiếng chim tu hú xuất hiện trong bài
thơ mấy lần?
? Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc
bài thơ gợi cho người đọc những liên
tưởng gì?
- Mở đầu: Gợi bức tranh mùa hè đầy áp
sức sống, tự do...
- Cuối bài: Tiếng kêu giục giã, gợi cảm
giác tù túng, bức bối...
GV: Tiếng Tu Hú đã gợi ra hai cảnh đối
lập: Cái đẹp và tự do, cái ác và tù ngục.
Tiếng chim Tu Hú như tiếng đời, tiếng
gọi tự do, thôi thúc đấu tranh.
? Qua phân tích trên, em hiểu nhan đề
bài thơ như thế nào?
- TLN (5p) – KT công đoạn
GV: Giải thích nhan đề:
- Về cấu trúc: Vế phụ của một câu trọn
ý (trạng ngữ), mà các dòng và cả bài thơ
là thành phần chính
- Về ý nghĩa: + Gợi về thời gian, không
gian và cảm xúc
+ Khơi gợi ra mạch cảm xúc cho toàn bài
+ Cách nói nửa chừng gây sự hấp dẫn...
? Nhận xét về thể thơ? Lời thơ?
? Bài thơ đã sử dụng thành công các
biện pháp nghệ thuật gì?
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu
- Lựa chọn lời thơ ấn tượng: Biểu lộ cảm
xúc khi thiết tha, khi sôi nổi mạnh mẽ.
- SD các biện pháp tu từ: Liệt kê, điệp
ngữtạo tính thống nhất cho chủ đề
? Nội dung chính của bài?
? Nêu ý nghĩa của bài thơ?
2. Nội dung: : Bài thơ thể hiện sâu sắc
lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự
do cháy bỏng của người chiến sĩ cách
mạng trong cảnh tù đày.
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí
tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi
trong hoàn cảnh ngục tù.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập
? Hãy học thuộc lòng và diễn cảm bài thơ?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ở lớp
- Theo em tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tâm trạng của người tù qua 4 câu thơ cuối bài
thơ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc lòng bài thơ
? Tâm trạng của người tù cách mạng qua bài thơ
- Chuẩn bị bài: Câu ghi vấn.
Yêu cầu: Tìm hiểu hình thức câu ghi vấn đã học ở Tiểu học
- Lấy ví dụ về câu nghi vấn.
- Tác dụng của câu nghi vấn
- Dự kiến trả lời trước phần BT.
Ngày soạn: 12/01/2020
Ngày giảng: 8A3: 14/01/2020
Tiết 78
Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu khác.
3. Thái độ:
- Sẵn sáng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- Có ý thức cẩn thận khi sử dụng câu trong giao tiếp.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao
tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, đọc hiểu văn bản
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bài tập củng cố, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh:
- Đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp
- Tổ chức hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi
- Giao nhiệm vụ.
- Động não
- Đọc hợp tác(đọc tích cực)
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kể tên các kiểu câu chia theo mục đích nói đã học ở Tiểu học
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Gv viết lên bảng 2 câu sau:
1. Tôi đã ăn cơm rồi.
2. Các bạn đã ăn cơm chưa?
Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy xác định trong 2 câu trên câu nào là câu
nghi vấn? -> GV dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐ cá nhân, kĩ thuật động não
- Hs đọc đoạn trích trong sgk.
? Xác định câu nghi vấn trong đoạn
trích trên?
Hs xác định, Gv ghi lên bảng.
H: Dựa vào đâu mà em xác định đó
là câu nghi vấn?
Hs: Hình thức sử dụng dấu? các từ
dùng để hỏi.
H: Nêu chức năng của câu nghi vấn
trên?
H: Vậy em hiểu thế nào là câu nghi
vấn?
- Hs trả lời, nhận xét
- Gv nhận xét, kết luận.
- Hs đọc ghi nhớ sgk
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC
NĂNG CHÍNH
1.Ví dụ/ sgk
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm
không?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn
khoai?
- Hay là u thương chúng con đói quá?
* Về hình thức:
+ Có những từ nghi vấn: có...không, làm sao,
hay, chưa....
+ Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
-> Chức năng chính: dùng để hỏi
2. Bài học/ sgk
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
1. Bài tập 1: Hoạt động cá nhân
Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó.
a. Chị khất tiền sưu ... phải không?
b. Tại sao con người ta như thế?
c.Văn là gì? Chương là gì?
d. Chú mìnhvui không?
- Đùa trò gì?
- Hừ.hừcái gì thế?
- Chị cốcđấy hả?
2. Bài tập 2: Hs thảo luận cặp đôi 2 phút trình bày.
- Căn cứ vào sự có mặt của từ “hay”.
- Không thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được vì nếu thay từ hay trong câu nghi
vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu trần thuật và
có ý nghĩa khác hẳn.
3. Bài tập 3: Không thể đặt dấu chấm hỏi vào những câu đó vì cả 4 câu đều
không phải là câu nghi vấn.
4. Bài tập 4: Phân biệt hình thức và ý nghĩa 2 câu.
* Hình thức:
a. Anh có khoẻ không?
b. Anh đã khoẻ chưa?
* Ý nghĩa:
- Câu a: Hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, không biết trước đó tình
trạng sức khoẻ của người được hỏi như thế nào.
- Câu b: Hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, nhưng người hỏi biết trước
đó người được hỏi đã có tình trạng sức khoẻ không tốt.
5. Bài tập 5. Chỉ ra sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu.
- Hình thức: trật tự từ.
- Ý nghĩa:
Câu a: hỏi về thời gian của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai.
Câu b: hỏi về thời gian của hành động đã diễn ra trong quá khứ.
6. Bài tập 6:
Câu a: đúng vì không biết bao nhiêu
ki-lô-gam nên phải hỏi.
Câu b: sai vì chưa biết giá bao nhiêu (đang phải hỏi) thì không thể nói món hàng
đắt hay rẻ.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ở lớp
Viết đoạn văn (Chủ đề tự chọn) có sử dụng câu nghi vấn
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Gv đưa ra bài tập trên bảng phụ, học sinh đọc.
Một bé gái hỏi mẹ.
- Mẹ ơi, ai sinh ra con?
Mẹ cười:
- Mẹ chứ còn ai?
- Thế ai sinh ra mẹ?
- Bà ngoại chứ còn ai?
- Thế ai sinh ra bà ngoại?
- Khổ lắm! Sao con hỏi nhiều thế?
Bé gái ngúng nguẩy:
- Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ?
- Trong những câu trên câu nào là câu nghi vấn? Vì sao?
- Trừ câu: “ Con ứ..mẹ chứ” tất cả các câu còn lại của bé gái đều là câu nghi
vấn. Tất cả các câu còn lại của mẹ đều là câu khẳng định, dấu chấm hỏi cuối câu là
dấu hỏi tu từ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc bài học sgk, nắm chắc kiến thức cơ bản, làm lại các bài tập.
- Chuẩn bị: Câu nghi vấn (tiếp)
Yêu cầu đọc kĩ các ví dụ trong sgk trả
? Những chức năng khác của câu nghi vấn.
- Dự kiến làm các bài tập
Ngày soạn: 12/01/2020
Ngày giảng: 8A3: 14/01/2020
Tiết 79
Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN (Tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS biết được các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng
chính.
2. Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức đó học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Hợp tác xây dựng bài
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực tự chủ, tự
học, năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV đưa ra 1 số ví dụ sau:
- Anh có thể đóng giúp em cái cửa được không ạ? (cầu khiến)
- Ai lại bỏ về giữa chừng? ( phủ định)
H: Các câu nghi vấn trên được dùng để làm gì?
- GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, chia nhóm
- NL: tư duy, trình bày
- Cho học sinh đọc ví dụ trong SGK.
? Trong những đoạn trích trên, câu nào
là câu nghi vấn?
III. Chức năng khác
1. Ví dụ
a: Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
b: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
c: Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám
để cho nó chạy xồng xộc vào đây như
* TL nhóm: 5 bàn (4 phút).
? Xác định chức năng của câu nghi vấn
trong các đoạn trích?
1. Cầu khiến
2. Khẳng định
3. Phủ định
4. Đe doạ
5. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
? Nhận xét về dấu kết thúc các câu nghi
vấn trong các đoạn trích trên?
- gọi đại diện trình bày, nhận xét
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
? Qua tìm hiểu ví dụ, hãy cho biết ngoài
chức năng để hỏi, câu nghi vấn còn có
chức năng gì khác?
? Khi thực hiện chức năng khác, câu
nghi vấn có thể kết thúc ntn
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ - Gọi HS đọc
vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
d: cả đoạn trích
e: Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng
là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy!
+ Chức năng:
- Đ(a): bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài
niệm, tiếc nuối)
- Đ(b): đe doạ
- Đ(c): cả 4 câu đều dùng để de doạ
- Đ(d): khẳng định.
- Đ(e): cả 2 câu đều bộc lộ cảm xúc (sự
ngạc nhiên)
+ Kết thúc: Bằng dấu “?”
- Câu nghi vấn thứ hai ở đoạn e kết thúc
bằng dấu chấm than.
2. Bài học /SGK
Hoạt động 3: Luyện tập
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm/
phiếu học tập
- NL: tư duy, hợp tác, trình bày...
- Cho hs đọc BT
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
- Gọi học sinh trả lời
- Giáo viên chuẩn xác.
1. Bài tập 1
Đoạn Câu NV Chức năng
a) Con người đáng
kính ấy bây giờ
cũng theo gót
Binh Tư để có
ăn ư ?
Bộc lộ tình
cảm, cảm
xúc (sự ngạc
nhiên)
b) cả khổ thơ trừ
''Than ôi !''
Phủ định,
bộc lộ tình
cảm, cảm /x.
c) Sao ta không
ngắm sự biệt li
theo tâm hồn
một chiếc lá
nhẹ nhàng rơi ?
Cầu khiến,
bộc lộ tình
cảm, cảm
xúc.
d) Ôi, nếu thế thì
còn đâu là quả
Phủ định,
bộc lộ tình
- Y/c hs đọc bài tập
* TL cặp đôi: 3 phút.
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét
- Gv nhận xét chung
? Những câu nghi vấn đó được dùng
làm gì?
? Trong những câu nghi vấn đó, câu nào
có thể thay thế được bằng một câu
không phải là câu nghi vấn mà có ý
nghĩa tương đương. Hãy viết những câu
có ý nghĩa tương đương đó?
- Gv hướng dẫn
bóng bay ? cảm, cảm/x.
2. Bài tập 2
a) - Câu nghi vấn:
+ Sao cụ lo xa quá thế ?
+ Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
+ Ăn mãi hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo
liệu ?
- Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn:
sao, gì và kết thúc bằng dấu chấm hỏi
b) - Câu nghi vấn: Cả đàn bò giao cho
thằng bé ... chăn dắt làm sao ''?
- Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn
làm sao và kết thúc bằng dấu chấm hỏi
c)- Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc
... mẫu tử ?
- Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn ai
và kết thúc bằng dấu chấm hỏi
d)- Câu nghi vấn: Thằng bé kia, mày có
việc gì ? ;''Sao lại đến đây mà khóc ?''
- Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn gì
và kết thúc bằng dấu chấm hỏi
* Chức năng
- (a): Câu 1 - phủ định
Câu 2 - phủ định
Câu 3 - phủ định.
- b: bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại
- c: khẳng định
- d: câu 1 - hỏi, câu 2 - hỏi.
* Viết câu có ý nghĩa tương đương
a) Cụ không phải lo xa quá thế.
Không nên nhịn đói mà để tiền lại.
Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà
lo liệu.
b) Không biết chắc là thằng bé có thể
chăn dắt được đàn bò hay không.
c) Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
- Đặt câu nghi vấn sử dụng với những mục đích nói khác nhau?
Hãy biến đổi câu: Nào tôi đâu có biết cơ sự lại ra nông nỗi này thành câu trần
thuật, câu nghi vấn mà vẫn giữ nguyên ý của nó.
- Tôi đâu có biết cơ sự lại ra nông nỗi này.
- Tôi không biết sao cơ sự lại ra nông nỗi này ?
5. Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng
* Tìm hiểu tác dụng của câu nghi vấn không dùng để hỏi trong các tác phẩm
văn học.
Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn? Xác định chức năng của câu nghi vấn
trong đoạn văn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm tiếp bài tập số 3,4 trong sgk.
- Chuẩn bị: Câu cầu khiến
+ Yêu cầu: đọc kĩ các ví dụ và trả lời câu hỏi trong sgk, dự kiến làm các bài
tập.
+ Bài tập về nhà: Viết đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến? Xác định chức năng
của câu cầu khiến trong đoạn văn
Ngày soạn: 16/01/2020
Ngày giảng: 8A3: 18/01/2020
Tiết 80
Tiếng Việt: CÂU CẦU KHIẾN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS biết được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
- Chức năng của câu cầu khiến.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập ;Hợp tác xây dựng bài
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực tự chủ, tự
học, năng lực giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? Lấy ví dụ?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV nêu tình huống: Nếu muốn nhờ ai đó làm giúp một việc gì đó em sẽ nói
với người đó như thế nào? – HS đưa ra 1 số câu nói khác nhau (Hãy cầm giúp mình
cái bút)
? Em có nhận xét gì về các câu nói đó?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: nhận thức, gt, ht
* TL nhóm: 4 nhóm (4 phút)
? Trong những đoạn trích trên câu nào là
câu cầu khiến.
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là
câu cầu khiến?
? Câu cầu khiến trong phần trích dùng để
làm gì?
? Nhận xét về cách kết thúc của những câu
trên?
- Gọi đại diện HS trả lời, nhận xét
- Gv nhận xét, chốt KT.
- Yêu cầu 2 hs đọc những câu mẫu.
- Giáo viên đọc lại (chú ý ngữ điệu)
? Tìm câu cầu khiến trong các ví dụ trên
? Cách đọc câu ''mở cửa'' trong (b) và (a)
có gì khác nhau.
? Câu ''mở cửa'' ở (b) được dùng để làm
gì? Khác với câu ''mở cửa'' trong (a) ở chỗ
nào?
? Nhận xét về cách kết thúc của câu trên?
? Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy câu cầu
khiến có đặc điểm gì về mặt hình thức
? Chức năng của câu cầu khiến là gì
? Khi viết câu cầu khiến được kết thúc ntn
- Gv chuẩn xác, chốt ghi nhớ
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1. Ví dụ
* VD 1:
- Các câu cầu khiến:
Thôi đừng lo lắng.
Cứ về đi.
Đi thôi con.
+ Đặc điểm hình thức: có từ cầu khiến:
đừng, đi, thôi
+ Chức năng:
. Câu 1: khuyên bảo
. Câu 2: yêu cầu
. Câu 3: yêu cầu
+ Kết thúc bằng dấu chấm
* VD 2:
- Câu cầu khiến: câu''Mở cửa'' trong ví
dụ b:
+ Hình thức: có ngữ điệu cầu khiến
+ Chức năng: dùng để ra lệnh
+ Kết thúc bằng dấu chấm than
2. Bài học
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện
tập thực hành
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: tư duy, hợp tác.
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu a
- Gọi một HS chữa bài - Nhận xét,
chuẩn xác
* Cho hs trao đổi theo cặp câu b
- Gọi một số cặp trình bày
- Nhận xét, kết luận
? Nhận xét về sắc thái nghĩa của câu
cầu khiến khi ta thay đổi hình thức của
nó( thêm, bớt chủ ngữ, thay thế từ cầu
khiến)
* Chia nhóm theo bàn thảo luận.
- Mời một số nhóm trình bày
- Nhận xét, chuẩn xác
? So sánh ý nghĩa cầu khiến của những
câu cầu khiến vắng chủ ngữ với những
Bài tập 1
a. - Các câu trên là câu cầu khiến vì có từ
cầu khiến: ''hãy'', ''đi'', ''đừng''
b. a)- Vắng CN
- Nếu thêm chủ ngữ-> yêu cầu nhẹ
nhàng hơn
b) - CN: ''ông giáo''
- Nếu lược bỏ chủ ngữ-> yêu cầu
mang tính chất mệnh lệnh( mạnh hơn)
nhưng thiếu lịch sự
c) - CN: ''chúng ta''
- Thay đổi chủ ngữ-> ý nghĩa của câu
thay đổi
-> Sắc thái nghĩa của câu cầu khiến thay
đổi khi ta thay đổi hình thức của nó(
thêm, bớt chủ ngữ, thay thế từ cầu khiến)
Bài tập 2
* Các câu cầu khiến:
- Thôi , im ... đi. - Các em ... khóc.
- Đưa tay cho tôi mau!
- Cầm lấy tay tôi này!
* Hình thức biểu hiện ý nghĩa
a) ''Thôi , im ... đi.'': Có từ cầu khiến,
vắng chủ ngữ
b) ''
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_77_den_80_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf