Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 74: Văn bản "Nhớ rừng" (Tiếp) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Giúp HS

- Qua tìm hiểu khổ 2,3,5 học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh

liệt và tâm sự yêu nước được diễn tả sâu sắc qua lời của con hổ bị nhốt ở vườn

Bách Thú.

- Tiếp tục thấy được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài

thơ.

2. Kĩ năng:

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh lòng yêu nước, yêu tự do, hòa bình.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh minh họa con hổ.

2. Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi trong sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 74: Văn bản "Nhớ rừng" (Tiếp) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 3/1/2020 8B- 31/12/2019 Tiết 74: Văn bản NHỚ RỪNG (Tiếp) (Thế Lữ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Giúp HS - Qua tìm hiểu khổ 2,3,5 học sinh cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước được diễn tả sâu sắc qua lời của con hổ bị nhốt ở vườn Bách Thú. - Tiếp tục thấy được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ. 2. Kĩ năng: - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu nước, yêu tự do, hòa bình. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh minh họa con hổ. 2. Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: H. Đọc thuộc lòng khổ 1,4 của bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và phân tích tâm trạng của con hổ qua 2 khổ thơ ấy? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới. * Hoạt động 1: Khởi động Trong tâm trạng uất ức, ngao ngán khi bị nhốt trong cũi sắt của vườn Bách thú. Con hổ đã nhớ tới những gì xảy ra trong quá khứ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS đọc diễn cảm khổ 2, 3. - GV: đây là 2 đoạn thơ hay nhất của bài thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ-chúa sơn lâm. H. Ở khổ 2, cảnh sơn lâm được gợi tả qua những hình ảnh nào? - Bóng cả, cây già, gió gào ngàn nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội, lá gai, cỏ sắc H. Em nhận xét gì về cách dùng từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? H. Em cảm nhận được điều gì về cảnh rừng núi qua biện pháp nghệ thuật ấy? - GV sử dụng tranh minh họa. H. Trong cảnh đó, hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên như thế nào? - Ta bước chân, dõng dạc đường hoàng. - Lượn tấm thân như sóng cuộn... - Vờn bóng âm thầm... - Trong hang tối mắt thần đã quắc, mọi vật im hơi. H. Em có nhận xét gì về cách xưng hô của con hổ qua những câu thơ trên? - Ta: Bề trên kiêu hãnh. H. Tác giả sử dụng nghệ thuật gì qua những hình ảnh trên? H. Từ đó vẻ đẹp nào của chúa sơn lâm được khắc họa? -GV: đó là vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. - HS đọc lại khổ thơ 3. H. Cảnh rừng núi được miêu tả ở các thời điểm nào? - Những đêm vàng. - Những ngày mưa - Những bình minh - Những chiều. 2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ. * Khổ thơ 2: - Cảnh sơn lâm. -> Sử dụng động từ mạnh với biện pháp liệt kê. =>Núi rừng đại ngàn, lớn lao, hùng vĩ, phi thường, hoang vu, bí ẩn và dữ dội nhưng có sức sống mạnh mẽ và rất thơ mộng, rực rỡ, huy hoàng. - Hình ảnh chúa sơn lâm. -> NT: So sánh, nhân hóa, từ ngữ giàu hình ảnh, nhịp thơ ngắn gọn thay đổi giọng điệu linh hoạt => Oai phong, lẫm liệt, uy nghi, kiêu hãnh đầy uy lực và dũng mãnh. * Khổ thơ 3: H. Cảnh sắc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bật? - Đêm vàng bên bờ suối. - Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn. - Bình minh cây xanh nắng gội. - Chiều lênh láng máu sau rừng. H. Thiên nhiên hiện lên với một vẻ đẹp như thế nào? - Thiên nhiên hiện lên với một vẻ đẹp rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn. - GV: đoạn thơ như bộ tranh tứ bình (4 cảnh) độc đáo. H. Giữa thiên nhiên ấy, chúa tể của muôn loài sống một cuộc sống như thế nào? - Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan - Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới - Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng - Ta đợi chết mảnh mặt trời găy gắt - Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật. H. Đại từ “Ta” được điệp lại nhiều lần có tác dụng gì? - Tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng -> Thể hiện khí phách ngang tàn, uy nghi, làm chủ của chúa sơn lâm. H. Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong khổ thơ trên? Tác dụng? - GV: Qua nội dung phần 1 và 2, ta thấy rõ sự đối lập giữa 2 cảnh tượng. H: Hãy chỉ ra sự đối lập giữa 2 cảnh tượng ấy? Hiện tại >< Quá khứ Tù túng, tầm Tự do, phóng thường, giả dối khoáng, sôi nổi H. Qua đó thể hiện tâm sự của con hổ như thế nào? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự của người dân đương thời? - Nỗi bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Lời con hổ trong bài thơ chính là tiếng lòng sâu kín của người dân Việt Nam lúc bấy giờ. - HS đọc khổ 5. H: Giấc mộng ngàn của hổ hướng tới là một không gian như thế nào? => Sử dụng điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán -> Nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nỗi nuối tiếc cuộc sống tự do vùng vẫy, quá khứ hào hùng oanh liệt 3. Nỗi khao khát giấc mộng ngàn của hổ. - Oai linh, hùng vĩ, thênh thang - Nơi ta không còn được thấy bao giờ H: Những câu thơ cảm thán mở đầu và kết đoạn có ý nghĩa gì? (bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sồng tự do, chân thật) H. Từ đó, giấc mộng ngàn của hổ là một giấc mộng như thế nào? H. Từ giấc mộng ngàn đó, ta thấy khát vọng mãnh liệt nào của hổ? H. Qua lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả muốn gửi gắm điều gì? - GV liên hệ với một số bài thơ khác có nội dung tương tự. H. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? H. Em hiểu nội dung chính của bài thơ như thế nào? - HS đọc ghi nhớ sgk. - Giấc mộng mãnh liệt, to lớn, nhưng đau xót, bất lực. -> Khát vọng được sống tự do, hướng tới cái cao cả, phi thường, cái chân thực của núi rừng tự nhiên. => Niềm khát khao tự do cháy bỏng, sự chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường của người dân mất nước, nỗi nhớ tiếc một thời oanh liệt của lịch sử đất nước. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: - Bút pháp lãng mạn, nhiều biện pháp nghệ thuật nhân hóa, đối lập, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm. - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. - Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú. 2. Nội dung, ý nghĩa Mượn lời con hổ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại, tầm thường, tù túng, niềm khát khao tự do mãnh liệt và khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân. * Hoạt động 3: Luyện tập Đọc thuộc lòng diễn cảm một đoạn thơ mà em thích nhất * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Viết đoạn văn nói về tâm trạng của người dân mất nước * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. Vẽ một bức tranh con hổ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung, nghệ thuật của bài thơ, tập phân tích những hình ảnh thơ. - Chuẩn bị: “Quê hương” Yêu cầu: đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu những hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ theo câu hỏi trong sgk.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_74_van_ban_nho_rung_tiep_nam_hoc.pdf