A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS nắm được một số nét sơ lược về phong trào thơ mới.
- HS cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét thực tại tù
túng qua lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách Thú.
- Nhận biết được một số hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của
bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ 8 chữ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phải phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình. Phân tích được
những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
- Bước đầu nhận biết những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để từ đó cảm nhận
được tâm trạng nhân vật
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu tự do, hòa bình
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy, sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu, đọc các tài liệu tham khảo tìm hiểu về thơ mới.
- Chân dung tác giả.
2. Học sinh:
a. Trước giờ lên lớp: Tìm hiểu văn bản: thể thơ, tác giả, tác phẩm, bố cục,
PTBĐ .
b.Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân
và nhóm.
c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu thơ mới giai đoạn 1930 – 1945.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 73+74 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/01/2020
Ngày giảng: 06/01/2020
Tiết 73
Văn bản: NHỚ RỪNG
- Thế Lữ -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS nắm được một số nét sơ lược về phong trào thơ mới.
- HS cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét thực tại tù
túng qua lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách Thú.
- Nhận biết được một số hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của
bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ 8 chữ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phải phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình. Phân tích được
những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
- Bước đầu nhận biết những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để từ đó cảm nhận
được tâm trạng nhân vật
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu tự do, hòa bình
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy, sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu, đọc các tài liệu tham khảo tìm hiểu về thơ mới.
- Chân dung tác giả.
2. Học sinh:
a. Trước giờ lên lớp: Tìm hiểu văn bản: thể thơ, tác giả, tác phẩm, bố cục,
PTBĐ ...
b.Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân
và nhóm.
c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu thơ mới giai đoạn 1930 – 1945.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề giải quyết vấn đề.
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm , đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng cuội” của Tả Đà và cho biết nội dung
b. Kiểm tra bài mới:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
Cùng với Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Phạm Huy Thông Thế Lữ cũng là
một trong những cây bút dồi dào tài năng, đã có công đem lại chiến thắng cho thơ mới
trong cuộc đấu tranh quyết liệt với thơ cũ. Bài thơ “Nhớ rừng” là một bài thơ hay, tiêu
biểu nhất, có tiếng vang lớn trong phong trào thơ mới. Vậy tác giả muốn biểu hiện
điều gì qua bài thơ ấy.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
Văn bản?
GV: Bút danh Thế Lữ là có ngụ ý:
Ông tự nhận mình là lữ khách trên trần
thế, chỉ biết săn tìm cái đẹp:
“Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui
chơi
GV: Hướng dẫn cách đọc:
- Đoạn 1,4: Giọng u uất, ngao ngán.
- Đoạn 2,3: Giọng dũng mãnh, tự hào
GV đọc mẫu - HS đọc (4 HS)
- Giải thích các từ khó SGK.
Bài thơ có bố cục như thế nào? Nội
dung tương ứng với từng phần?
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Phương thức biểu đạt?
GV: Giới thiệu về thơ mới
Đọc đoạn 1 trong bài thơ.
Tìm câu thơ diễn tả hoàn cảnh của con
hổ ?
“Gậm” có nghĩa như thế nào?
-> Gặm. Cắn dần, kiên trì.
Cụm từ “khối căm hờn” có ý như thế
nào?
-> Nỗi căm hờn uất ức dồn nén tích tụ
đóng thành khối, thành tảng đè nặng
trong lòng nhức nhối không thể giải
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả - Văn bản
- Tác giả:
+ Thế Lữ (1907 - 1989), tên thật Nguyễn
Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh.
+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên
của phong trào thơ mới.
- Văn bản: Sáng tác 1934, in trong “Mấy
vần thơ” 1935.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc:
b. Chú thích
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Đoạn 1,4: Tâm trạng con hổ
trong cũi sắt.
- Phần 2: Đoạn 2, 3: Tiếc nhớ quá khứ oai
hùng.
- Phần 3: Đoạn 5: Lời nhắn nhủ.
4. Thể thơ
- Thể thơ: 8 chữ - Thơ mới.
- PTBĐ: Biểu cảm + Tự sự.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Tâm trạng và thái độ của con hổ
trong cũi sắt ở vườn Bách thú.
* Tâm trạng của con hổ
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
thoát.
Thế nào là nằm dài?
-> Thả mình ngao ngán.
Trong giam cầm nó cảm nhận được
điều gì?
Hổ phải chịu nỗi nhục nào?
- Ngang bầy cùng gấu dở hơi, cặp báo
vô tư lự.
Vì sao hổ cảm nhận được điều đó?
-> Hổ là chúa tể sơn lâm, cả muôn loài
khiếp sợ, nay phải chịu sống ngang
hàng với bầy dở hơi, không suy nghĩ...
H. Chỉ ra biện pháp NT trong khổ thơ
và nêu tác dụng của BPNT đó?
HĐN bàn 3p
HS trình bày
Nhận xét, bổ sung.
Thái độ căm hờn đó thể hiện thái độ
đối với cuộc sống như thế nào?
Tâm trạng đó thể hiện khát vọng gì
của hổ? K-G
Tâm trạng của hổ trong hoàn cảnh ấy
gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
HS: Đọc khổ thơ 1,4.
Cảnh vườn bách thú được tác giả
miêu tả qua những chi tiết nào?
HĐN 4 (4p)
HS trình bày
Nhận xét, bổ sung
Nhận xét về cách ngắt nhịp trong 4
câu thơ?
Từ ngữ và cách ngắt nhịp ấy thể hiện
thái độ gì của hổ?
Tại sao hổ lại có thái độ đó?
-> Đó chỉ là những cảnh giả dối tầm
thường, những cảnh không đời nào
thay đổi, đơn điệu và nhàm tẻ, chỉ là
những cảnh nhân tạo do con người tỉa
tót nên chứ đâu phải là cảnh hoang dã
của tự nhiên. Sự tỉa tót ấy chỉ càng làm
-> NT: Nhân hóa.
=> Tâm trạng chán ngán, bất lực căm
giận, nhức nhối không lối thoát.
=> Chán ghét cuộc sống thực tại tù túng
tầm thường.
=> Khát vọng sống tự do, tung hoành.
=> Đây cũng là tâm trạng chung của
những người dân đang sống trong cảnh nô
lệ, lầm than.
* Cảnh vườn bách thú
- sửa sang, tầm thường, giả dối
- Hoa chăm, cỏ xén, cây trồng
- Dòng nước đen giả suối
- lá hiền lành
=> Bắt chước cảnh rừng
-> Nhịp thơ ngắn, gấp, từ ngữ có sắc thái
giễu nhại.
=> Sự bực dọc, chán ghét cao độ những
cảnh tầm thường, giả dối trong vườn bách
thú.
cho cảnh vật trở nên tẻ nhạt, trơ trẽn,
mất đi cái lớn lao phi thường đầy bí
ẩn, sinh động của tự nhiên.
HĐ 3: Luyện tập
Đọc thuộc lòng khổ thơ 1 và chỉ ra NT, ND.
HĐ 4: HĐ vận dụng:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
HĐ 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới:
- Tìm hiểu về phong trào thơ mới, ND phản ánh của thơ mới.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU.
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung, NT của đoạn thơ, tập phân tích
những hình ảnh thơ tiêu biểu của bài.
- Soạn phần còn lại của văn bản:
+ Cảnh vườn bách thú/ Cảnh rừng đại ngàn
+ Tâm trạng của hổ
Ngày soạn: 05/01/2020
Ngày giảng: 07/01/2020
Tiết 74
Văn bản: NHỚ RỪNG ( Tiết 2)
- Thế Lữ -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS nắm được một số nét sơ lược về phong trào thơ mới.
- HS cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét thực tại tù
túng qua lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách Thú.
- Nhận biết được một số hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của
bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ 8 chữ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phải phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình. Phân tích được
những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
- Bước đầu nhận biết những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để từ đó cảm nhận
được tâm trạng nhân vật
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu tự do, hòa bình.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy, sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu, đọc các tài liệu tham khảo tìm hiểu về thơ mới.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
a. Trước giờ lên lớp: Tìm hiểu văn bản:
+ Cảnh vườn bách thú/ Cảnh rừng đại ngàn
+ Tâm trạng của hổ
b.Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân
và nhóm.
c. Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu thơ mới giai đoạn 1930 – 1945.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề giải quyết vấn đề.
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm , đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc khổ thơ đầu và cho biết nội dung?
b. Kiểm tra bài mới:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
3. Bài mới:
HĐ 1: Khởi động
- Mượn lời con hổ trong vườn bách thú dể diễn tả tâm trạng của người dân Việt
Nam mất nước khi đó. Đó tâm trạng gì? Có ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện tình yêu
nước thầm kín của Thế Lữ. Vậy chúng ta tìm hiểu phần còn lại của văn bản.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- Đọc diễn cảm khổ 2, 3.
Những hình ảnh giang sơn nào đã hiện
ra trong kí ức hổ khi
trong cũi sắt?
HĐN 4 (4p)
GV phát phiếu
- Cảnh rừng:
- NT:
- ND:
Em cảm nhận được điều gì về cảnh rừng
núi qua bút pháp nghệ thuật ấy?
GV: Thể hiện khát vọng hướng tới cái
đẹp tự nhiên - một đặc điểm thường
thấy trong thơ ca lãng mạn.
Trong cảnh đó, hình ảnh chúa sơn lâm
hiện lên như thế nào?
Nhận xét về cách xưng hô của hổ?
-> Bề trên kiêu hãnh.
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
Nghệ thuật đó có tác dụng gì?
GV: Đoạn 3 mới là đoạn tuyệt bút của
bài thơ, với vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình.
Trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện
lên bốn cảnh, cảnh nào cũng oai, hùng
vĩ, dữ dội mà tráng lệ, thơ mộng.
Tìm những chi tiết nói lên điều đó?
2. Hình ảnh giang sơn và kí ức của hổ
* Cảnh rừng
- Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, giọng
nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội, lá
gai, cỏ sắc,
-> Sử dụng động từ mạnh với bút pháp
liệt kê.
=> Núi rừng đại ngàn, hoang vu, bí ẩn
và dữ dội nhưng có sức sống mạnh mẽ
và rất thơ mộng, rực rỡ, huy hoàng.
* Hình ảnh hổ
- Ta: bước dõng dạc, đường hoàng, lượn
tấm thân như sóng cuộn, vờn bóng âm
thầm, mắt thần khi đã quắc mọi vật đều
im hơi.
-> Nghệ thuật : So sánh, ẩn dụ, nhân
hóa, động từ, tính từ, từ ngữ giàu hình
ảnh, nhịp thơ ngắn gọn, thay đổi giọng
điệu linh hoạt.
=> Thể hiện sự ngang tàn lẫm liệt, uy
nghi, kiêu hãnh đầy uy lực và dũng
mãnh.
* Khổ thơ 3:
" Nào đâu những đêm trăng tan?
Đâu những ngày. đổi mới?
Đâu những bình minh tưng bừng?
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
Điệp từ “đâu” kết hợp câu cảm thán
“Than ôi!.......đâu? ” có ý nghĩa gì?
Em cảm nhận được tâm trạng của hổ
như thế nào?
GV: Đó là tâm trạng của người dân Việt
Nam mất nước lúc bấy giờ.
HS: Đọc đoạn 5.
Giấc mộng của hổ hướng về không gian
nào?
Trong khổ thơ tác giả sử dụng NT gì?
Đoạn thơ thể hiện nỗi niềm gì của hổ?
Qua lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả
muốn gửi gắm điều gì?
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật
của bài?
Em hiểu nội dung chính của bài thơ như
thế nào?
Bài thơ có ý nghĩa gì?
-> NT: điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm
thán.
=> Nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp sự nuối
tiếc cuộc sống tự do vùng vẫy, nuối tiếc
quá khứ hào hùng oanh liệt.
3. Tâm trạng của hổ
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ
- Hỡi mảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
-> NT: Nhân hoá, câu cảm thán.
=> Khát vọng mãnh liệt được sống tự
do, khao khát hướng tới cái cao cả, phi
thường, cái chân thực của núi rừng tự
nhiên.
=> Niềm khát khao tự do cháy bỏng, sự
chán ghét sâu sắc cái thực tại túng tầm
thường của người dân mất nước, Bộc lộ
lòng yêu nước thầm kín
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
+ Bút pháp lãng mạn, sử dụng nhiều
biện pháp nghệ thuật đặc sắc: nhân hóa,
tương phản, nói quá
+ Xây dựng hình tượng nghệ thuật có
nhiều tầng ý nghĩa
+ Từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm,
âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ
nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội,
bi tráng.
2. Nội dung
- Mượn lời con hổ diễn tả sâu sắc nỗi
chán ghét thực tại, tầm thường, tù túng,
niềm khát khao tự do mãnh liệt và khơi
gợi lòng yêu nước của nhân dân.
3. Ý nghĩa: Mượn lời con hổ tác giả kín
đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát
khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
- Đọc thuộc một đoạn thơ mà em thích
nhất
HĐ 3: Luyện tập
- Đọc thuộc một đoạn thơ mà em thích nhất, chỉ ra NT, ND.
HĐ 4: HĐ vận dụng:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
HĐ 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới:
- Tìm hiểu một số bài thơ mới của mội vài tác giả nổi tiếng: Xuân Diệu,
Nguyễn Bính .. .
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU.
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung, NT của đoạn thơ, tập phân tích
những hình ảnh thơ tiêu biểu của bài.
- Soạn bài tiếp theo: Ông đồ.
+ Tác giả, tác phẩm, PTBĐ, thể thơ, HC sáng tác.
+ Hình ảnh ông đồ thời xưa, H/ảnh ông đồ thời nay.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_7374_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf