Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 73: Văn bản "Nhớ rừng" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nắm được vài nét sơ lược về tác giả Thế Lữ.

- Qua tìm hiểu khổ 1,4- thấy được nỗi chán ghét thực tại tù túng qua lời con hổ

bị nhốt ở vườn Bách Thú.

- Thấy được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ

rừng.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh lòng yêu tự do, hòa bình.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tìm hiểu thêm về tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng, và thể thơ 8

chữ hiện đại.

2. Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi trong sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 73: Văn bản "Nhớ rừng" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 31/12/2019. 8B- 30/12/2019. Tiết 73: Văn bản NHỚ RỪNG (Thế Lữ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Giúp HS - Nắm được vài nét sơ lược về tác giả Thế Lữ. - Qua tìm hiểu khổ 1,4- thấy được nỗi chán ghét thực tại tù túng qua lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách Thú. - Thấy được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu tự do, hòa bình. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tìm hiểu thêm về tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng, và thể thơ 8 chữ hiện đại. 2. Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi trong sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định. 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới. * Hoạt động 1: Khởi động Cùng với Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Phạm Huy Thông Thế Lữ cũng là một trong những cây bút dồi dào tài năng, đã có công đem lại chiến thắng cho thơ mới trong cuộc đấu tranh quyết liệt với thơ cũ. Bài thơ “Nhớ rừng” là một bài thơ hay, tiêu biểu nhất, có tiếng vang lớn trong phong trào thơ mới. Vậy tác giả muốn biểu hiện điều gì qua bài thơ ấy chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS đọc chú thích sgk. H: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Thế Lữ? * GV mở rộng: Bút danh Thế Lữ là có ngụ ý: Ông tự nhận mình là lữ khách trên trần thế, chỉ biết săn tìm cái đẹp: “Tôi là người bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi Không chuyên tâm, không chủ nghĩa Nhưng cần chi Tôi chỉ là một khách tình si Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ” Tuy tuyên bố: “Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi” song thơ Thế Lữ vẫn mang nặng tâm sự về thời thế, đất nước. H. Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? - GV: bài thơ mượn lời con hổ để nói lên đầy đủ sâu sắc tâm sự u uất của lớp người đương thời. - GV nêu yêu cầu đọc: - Đ1,4: Giọng buồn, u uất, ngao ngán, bất lực - Đ2,3,5: Giọng hào hứng, dũng mãnh, tự hào, tiếc nuối. - GV đọc mẫu, gọi 2 học sinh đọc. - Nhận xét cách đọc, uốn nắn. H. Em biết gì về: Vườn bách thú? H. Em hiểu thế nào là: sa cơ, vô tư lự, chúa tể, uất hận? H.Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Ưu điểm của thể loại thơ này? - Thơ mới tự do, phóng khoáng, linh hoạt, không bị ràng buộc. H.Bài thơ được chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? - P1: Đoạn 1,4: Cảnh con hổ trong trong vườn bách thú. - P2: Đoạn 2, 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ. I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG VB 1. Tác giả - Văn bản a. Tác giả: - Thế Lữ (1907-1989), Tên thật Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh. - Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. - Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2003. b. Văn bản: - Sáng tác 1934, in trong “Mấy vần thơ” 1935. Là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và phong trào thơ mới. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. a. Đọc: b. Chú thích: (Sgk) 3. Thể thơ: 8 chữ 4. Bố cục: 3 phần - P3: Đoạn 5: Nỗi khao khát giấc mộng ngàn của hổ. - HS đọc khổ 1 trong bài thơ. H. Những ngày tháng ở vườn Bách Thú, Hổ đã cảm nhận những nỗi khổ nào? Tìm những câu thơ thể hiện điều đó? H. “Gậm” có nghĩa như thế nào? - Gặm: Cắn dần, kiên trì. H.Cụm từ “khối căm hờn” có nghĩa như thế nào? - Nỗi căm hờn uất ức dồn nén tích tụ đóng thành khối, thành tảng đè nặng trong lòng nhức nhối không thể giải thoát. H. “Nằm dài” là như thế nào? - Thả mình ngao ngán H: Trong giam cầm hổ cảm nhận được điều gì?(Hổ phải chịu nỗi nhục nào?) H. Vì sao hổ cảm nhận được điều đó? - Hổ là chúa tể sơn lâm, cả muôn loài khiếp sợ, nay phải chịu sống ngang hàng với bầy dở hơi, không suy nghĩ, H. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ trên? H. Qua đó thể hiện tâm trạng của con hổ lúc này như thế nào? H. Từ tâm trạng ấy đã biểu hiện thái độ của con hổ đối với cuộc sống như thế nào? H: Tâm trạng đó thể hiện khát vọng gì của hổ? H. Tâm trạng của hổ trong hoàn cảnh ấy gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Hs hoạt động nhóm bàn đôi 4 phút - Đây cũng là tâm trạng chung của những người dân đang sống trong cảnh nô lệ, lầm than. - HS đọc lại khổ thơ 4 H. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới con mắt của hổ được diễn tả như thế nào? 5. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 1. Cảnh con hổ trong vườn Bách thú. a. Khổ thơ 1. - Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt - nằm dài trông ngày tháng dần qua - Làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, - Ngang bầy cùng gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự. - Sử dụng nghệ thuật nhân hóa -> Tâm trạng chán ngán, bất lực căm giận, nhức nhối không lối thoát. -> Chán ghét cuộc sống thực tại tù túng, tầm thường. -> Khát vọng sống tự do, tung hoành. b. Khổ thơ 4: - Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng - Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng - những mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành, không bí hiểm H. Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp trong những câu thơ trên? H. Từ ngữ và cách ngắt nhịp ấy thể hiện thái độ gì của hổ? H. Tại sao hổ lại có thái độ như vậy? - Đó chỉ là những cảnh giả dối tầm thường, những cảnh không đời nào thay đổi, đơn điệu và nhàm tẻ, chỉ là những cảnh nhân tạo do con người tỉa tót nên chứ đâu phải là cảnh hoang dã của tự nhiên. Sự tỉa tót ấy chỉ càng làm cho cảnh vật trở nên tẻ nhạt, trơ trẽn, mất đi cái lớn lao phi thường đầy bí ẩn, sinh động của tự nhiên. H. Tóm lại, qua 2 khổ thơ trên em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn Bách thú? Qua đó thể hiện tâm sự gì của con người? - GV: Qua đó, ta cũng thấy rõ: Anh hùng khi đã sa cơ cũng hèn (Truyện Kiều), ta càng thấm thía: Trên đời nghìn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do. (Nhật kí trong tù – HCM) - Trong cảnh giam cầm ấy, con hổ đã có suy nghĩ, nỗi nhớ gì? chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau. -> Nhịp thơ ngắn, gấp, từ ngữ có sắc thái giễu nhại => Sự bực dọc, chán ghét cao độ những cảnh tầm thường, giả dối xung quanh. => Tâm sự chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối. Khao khát được sống tự do, chân thật. * Hoạt động 3: Luyện tập Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 4 * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Viết đoạn văn nói về tâm trạng con hổ khi ở trong vườn bách thú * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. Tâm trạng của con hổ là tâm trạng của ai lúc bấy giờ? Đó là tâm trạng như thế nào? Em hiểu được điều gì từ tâm trạng đó? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung khổ thơ 1+4. - Chuẩn bị: “Nhớ rừng” (Tiếp) + Cảnh con hổ trong trốn sơn lâm + Niềm khao khát giấc mộng đại ngàn của con hổ.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_73_van_ban_nho_rung_nam_hoc_2019.pdf