Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 68 đến 71 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- HS nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể

loại văn học: kĩ năng quan sát, tìm hiểu, tra cứu về một số tác phẩm cùng loại.

- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học.

2. Kĩ năng:

- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

- Tạo lập một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học.

3. Thái độ:

- HS có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,

năng lực sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe,

nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Xem lại về thể thơ Đường luật, Lập dàn ý cho đề bài : Thuyết

minh về thể loại truyện ngắn.

2. Học sinh: Ôn tập về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

C. Tiến trình tổ chức dạy học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ:

Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs

pdf17 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 68 đến 71 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 02/12/2019 (8a2) Tiết 68 – Bài 16: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học: kĩ năng quan sát, tìm hiểu, tra cứu về một số tác phẩm cùng loại. - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. 2. Kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. - Tạo lập một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học. 3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Xem lại về thể thơ Đường luật, Lập dàn ý cho đề bài : Thuyết minh về thể loại truyện ngắn. 2. Học sinh: Ôn tập về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. C. Tiến trình tổ chức dạy học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Các em đã được tìm hiểu về cách làm bài văn thuyết minh về đồ vật . Vậy đối với thể loại văn học chúng ta cần thuyết minh như thế nào cô trò ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm HS: Đọc đề bài Gv: chép lên bảng. H: Đối tượng thuyết minh ở đây là gì? I. Từ quan sát mô tả đến thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học. 1. Ví dụ/SGK Hs: Thể thơ TNBC. HS: Đọc hai bài thơ TNBC đã học: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn. HS: Quan sát bài thơ. H: Mỗi bài thơ có mấy dòng ? H: Mỗi dòng thơ có mấy tiếng? H: Số dòng, số tiếng ấy có thể tuỳ tiện thêm bớt được không? H: Xác định thanh bằng, trắc cho các tiếng trong hai bài thơ Gv: Cùng Hs xác định thanh bằng, trắc trên bảng phụ. -Tiếng bằng: tiếng có thanh ngang, thanh huyền (B) - Tiếng trắc: tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng (T) ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, B B T T T B B Lừng lẫy làm cho lở núi non. B T B B T T B Xách búa đánh tan năm bảy đống, T T T B B T T Ra tay đập bể mấy trăm hòn. B B T T T B B Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, T B B T B B T Mưa nắng càng bền dạ sắt son. B T B B T T B Những kẻ vá trời khi lỡ bước, T T T B B T T Gian nan chi kể việc con con! B B B T T B B (Phan Châu Trinh) H: Nhận xét về mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau? H: Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không? - Qua luật trên, ta có thể thấy mối quan hệ giữa các dòng là: + Dòng 1-2 => đối nhau. Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ “ Thất ngôn bát cú” a. Quan sát - Số dòng: 8 dòng. - Số tiếng trong mỗi dòng: 7 tiếng. -> Số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong một bài là cố định. - Đối: 3> <6 - Niêm: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 - Luật: Theo hệ thống ngang: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh. => Tiếng thứ 4 luôn ngược thanh với tiếng thứ 2 và 6. - Vần: Gieo ở các tiếng cuối của các dòng: 1, 2, 4, 6, 8. - Nhịp: 2/2/3; 4/3; 3/4. + Dòng 2-3 => niêm với nhau. + Dòng 3-4 => đối nhau. + Dòng 4-5 => đối nhau. + Dòng 5-6 => đối nhau. + Dòng 6-7 => niêm với nhau. H: Dựa vào sự quan sát về quan hệ bằng trắc giữa các dòng, hãy rút ra kết luận? Hs : Đọc phần nói về vần ở SGK H: Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau? H: Xét về mối quan hệ giũa các dòng với nhau? H: Bài thơ gieo vần ở tiếng nào của mỗi câu H: Mỗi câu thơ được ngắt nhịp như thể nào Hs: Đọc dàn ý SGK H: Muốn thuyết minh được về một thể loại văn học ta phải làm như thể nào? Hs: Quan sát, xem xét -> Khái quát thành đặc điểm -> lập dàn ý H: Khi nêu các đặc điểm cần lưu ý điều gì? -> Chọn những đặc điểm quan trọng, tiêu biểu, có dẫn chứng minh hoạ Gv: Khái quát lại. Hs:: Đọc ghi nhớ b. Lập dàn ý: SGK a. Mở bài Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. b. Thân bài : Nêu một số đặc điểm của thể thơ + Số câu, số chữ trong mỗi bài + Quy luật bằng trắc của thể thơ +Cách gieo vần của thể thơ + Cách ngắt nhịp phổ biến c. Kết bài Cẩm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của bài thơ, thể thơ. * Ghi nhớ/sgk HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập H’: Làm thế nào để thuyết minh được một thể loại văn học? - Quan sát, nhận xét sau đó khái quát thành những đặc điểm. HOẠT ĐỘNG 4: HĐ vận dụng: - Quan sát bài ca dao sau và khái quát thành đặc điểm thể loại? Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước, bên đường hôm nao. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới: - Sưu tầm các văn bản xác định thể loại? Tìm hiểu đặc trưng thể loại để có kiến thức viết bài văn thuyết minh về thể loại văn học? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU. + Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ SGK, tìm hiểu đặc điểm của các thể loại văn học. + Lập dàn bài cho bài văn thuyết minh một thể loại truyện ngắn. * Đặc điểm của truyện ngắn. - Cốt truyện: - Kết cấu: - Nhân vật, sự việc. - Vấn đề phản ánh: - Ngôn ngữ:. - Về nhà xem các bài tập sgk học bài. - Soạn bài : Phần 2 của bài, đọc trả lời các câu hỏi gợi ý sgk. Ngày giảng: 03/12/2019 (8a2) Tiết 69 – bài 16 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC ( Tiết 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học: kĩ năng quan sát, tìm hiểu, tra cứu về một số tác phẩm cùng loại. - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. 2. Kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. - Tạo lập một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học. 3. Thái độ: - HS có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Xem lại về thể thơ Đường luật, Lập dàn ý cho đề bài : Thuyết minh về thể loại truyện ngắn. 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Các em đã được tìm hiểu về cách làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. Để giúp các em củng cố những kiến thức trên cô trò ta cùng tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm Gv: Khái quát nội dung kiến thức tiết 1 Hs: Đọc phần trích bài tập 2. - HS lập dàn ý theo nhóm. 10 phút - Các nhóm trình bày dàn ý -> nhận xét, bổ sung. - GV Đưa dàn ý hoàn chỉnh để học sinh tham khảo. H: Phương thức biểu đạt chủ yếu trong tác phẩm là gì? H: Hãy xác định sự việc, nhân vật trong tác phẩm là gì? H: Yếu tố miêu tả, biểu cảm đóng vai trò như thế nào trong tác phẩm? H: Hãy nhận xét về bố cục, lời văn, chi tiết trong tác phẩm? Hs: Vận dụng kiến thức bài tập 1 làm bài tập 2, trình bày ý kiến Gv: Chuẩn xác. II. Luyện tập Bài tập1: Thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn. Lập dàn ý a. Mở bài: Định nghĩa chung về thể loại truyện ngắn. b. Thân bài: - Đặc điểm của truyện ngắn tự sự là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của truyện( sự việc, nhân vật,) - Cốt truyện: Diễn ra trong thời gian, không gian hẹp. - Kết cấu: Ngắn gọn, chặt chẽ. - Nhân vật, sự việc: ít. - Vấn đề phản ánh: Một biến cố, một hành động, một trạng thái tâm lí của nhân vật. - Ngôn ngữ: Dễ hiểu. c. Kết bài: Cảm nhận của bản thân về truyện ngắn. Bài tập 2: Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. - Sự việc chính: lão Hạc giữ tài sản cho con bằng mọi giá. - Nhân vật chính: lão Hạc. Ngoài ra, còn có các sự việc phụ và nhân vật phụ. - Sự việc phụ: con trai lão Hạc bỏ đi, lão Hạc đối thoại với cậu Vàng, bán con Vàng, đối thoại với ông giáo, xin bả chó, tự tử... - Nhân vật phụ: ông giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư, vợ ông giáo, con Vàng... HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập Chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm viết mở bài, 2 nhóm viết kết bài cho dàn bài trên. Hs đổi bài cho nhau. Hs nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét. * MB: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. ... Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. * KB: Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học phổ biến trong nền văn chương Việt Nam. Truyện ngắn có số lượng nhân vật, tình tiết ít, thời gian ngắn song không ít tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. HOẠT ĐỘNG 4: HĐ vận dụng: - Đọc lại các văn bản truyện kí việt Nam + Xác định thể loại, nhân vật, sự việc, thời gian, tình huống truyện, chủ đề ... HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới: - Sưu tầm các văn bản xác định thể loại? Tìm hiểu đặc trưng thể loại để có kiến thức viết bài văn thuyết minh về thể loại văn học? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU. + Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ SGK, tìm hiểu đặc điểm của các thể loại văn học. + Đọc văn bản “ Muốn làm thằng cuội” – Tản Đà + Xác định thể thơ, bố cục, PTBĐ, Hoàn cảnh ra đời ... + Xác định nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa bài thơ. Ngày giảng: 04/12/2019 (8a2) Tiết 70 – bài 16 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM VĂN BẢN: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI - Tản Đà- VĂN BẢN: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ - Trần Tuấn Khải I. Mục tiêu . 1.Kiến thức. Giúp HS cảm nhận - Tâm sự buồn chán cuộc sống thực tại: ước muốn thoát ly rất “ nghông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà. - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ,cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội. - Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong bài thơ. - Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả nỗi xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết. 2. Kĩ năng: - Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt bằng giọng thơ song thất lục bát. - Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà. - Phát hiện, so sánh , thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống. 3. Thái độ. Giáo dục nêu cao tinh thần yêu nước qua bài thơ hai bài thơ 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, ảnh sưu tầm về tác giả . 2. Học sinh: Sgk, vở soạn. C. Tiến trình tổ chức dạy học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và cho biết hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trong cổ tích Việt Nam có rất nhiều câu truyện kể về Chú Cuội giỏi lừa người rồi lên cung trăng ở. Còn Tản Đà, nhà thơ lãng mạn đầu thế kỷ XX lại cũng muốn lên cung trăng ngồi dưới gốc cây đa làm thằng cuội, vậy nhà thơ có tâm sự như thế nào ta vào bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm Hs: đọc chú thích (T155) H: Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Tản Đà? Hs: trả lời Gv: khái quát lại. H: Nêu xuất sứ của văn bản trên? Gv: Nêu cách đọc- gọi học sinh đọc. Gv: Nhận xét cách đọc. Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu một số chú thích khó. H: Xác định bố cục của văn bản - Bố cục 4 liên ( Đề, thực, luận, kết) - Có thể chia theo như sau : 2 phần. + 4 câu đầu. + 4 câu cuối H: Văn bản trên thuộc thể thơ gì? Hs: đọc 4 câu thơ đầu. H: Nội dung chính của 4 câu thơ đầu? Hs: Tâm sự của tác giả với chị Hằng. H: Cho biết cách xưng hô của tác giả với chị Hằng? H: Em có nhận xét gì cách xưng hô trên? A. Văn bản: Muốn làm thằng cuội I.Đọc và tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả- văn bản. a. Tác giả. Tản Đà (1889-1939) Tên Thật là Nguyễn Khắc Hiếu quê Ba Vì - Hà Tây - Là nhà thơ nổi bật trên thi đàn văn học dân tộc đầu TK XX. - Hồn thơ dồi dào, phóng khoáng, lãng mạn. - Là người mở đường cho dòng thơ lãng mạn VN. Và báo hiệu cho phong trào thơ mới sau này. b. tác phẩm: - Văn bản trích: “Khối tình con” 1917 2.Đọc và tìm hiểu từ khó. a. Đọc: b. Chú thích. 3. Bố cục: Đề - thực - luận - kết. 4. Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Bốn câu thơ đầu: - Xưng: em - Gọi : chị -> Thân mật tình tứ mới mẻ trăng trở thành người bạn, người chị tri âm, tri kỷ. H: Vì sao Tản Đà lại muốn lên cung trăng muốn làm thằng cuội? H: Vì sao tác giả lại chán trần thế mà lại chán một nửa? Gv: gợi ý: - Bất hoà sâu sắc với XH bất công. - Khao khát được thoát ly khỏi cõi đời đáng chán ấy. - Chán một nửa: Đây là tâm sự đầy mâu thuẫn vừa chán đời vừa yêu đời. H: Nhận xét gì về giọng thơ? - Giọng thơ tha thiết như 1tiếng than một nỗi lòng, một tâm trạng của một con người vừa yêu đời vừa chán đời. H: Em hiểu như thế nào về những hình ảnh “ cung quế” “Cành đa” “ Chị Hằng” “ Thằng Cuội” + Cung quế: Chị Hằng trong thần thoại Trung Quốc. + Cành đa: Thằng Cuội trong truyền thuyết Việt Nam. Gv: Nhiều người đã nhận xét Tản Đà có một hồn thơ ngông”. H: Em hiểu ngông có nghĩa là gì? hãy phân tích cái ngông trong thơ Tản Đà? + Ngông: làm những việc trái lẽ thường, khác người. + Trong văn chương “ngông” : Bản lĩnh người có cá tính mạnh có nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại không chịu khép mình trong khuân khổ lề thói thường của XH. H: Từ cái ngông đó TG muốn nói lên điều gì? Tác giả mong muốn điều gì? Hs: Đọc 4 câu tiếp theo. H: Lên cung trăng ngồi dưới gốc cây đa tâm trạng của Tản Đà sẽ ra sao? + Buồn chán trần thế. + Cành đa xin chị nhấc lên chơi. - Chán nửa: - Tha thiết yêu cuộc sống. - Bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời. - Cái ngông trong thơ Tản Đà: + Xưng chị- em với chị Hằng Nga. + Muốn lên cung trăng làm thằng cuội. + Thoát ly khỏi thực tại. -> Tâm trạng buồn chán trần thế (Thực trạng XH đầy rẫy bất công. Mong muốn được thoát tục lên cung trăng với chị Hằng để “chơi” 2. Bốn câu tiếp theo. - Rất vui. H: Tác giả tưởng tượng ra điều gì? H: Phân tích hình ảnh thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. H: Theo em tác giả tựa vai ai? nhìn xuống thế gian cười ai? cười cái gì? H: Nêu nghệ thuật chính của bài thơ? H: Văn bản mang nội dung gì? Gv: Khái quát nội dung ghi nhớ Hs: đọc phần ghi nhớ SGK H: Nêu ý nghĩa của văn bản? Hs: Đọc chú thích * sgk H: Nêu những hiểu biết về Trần Tuấn Khải? H: Đoạn trích nằm trong tác phẩm nào của ông? Gv:Hướng dẫn cách đọc- nêu cách đọc. GV: Đọc mẫu văn bản - gọi học sinh đọc. Gv: Nhận xét cách đọc. Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu từ khó - Tưởng tượng táo bạo ngông nghênh được thoát ly cuộc sống trần thế buồn chán để vui vẻ cùng thiên nhiên.Tác giả tựa vai Chị Hằng để cùng ngắm thế gian. => Nụ cười mãn nguyện vì đã đạt được thoát ly, xa hẳn cõi trần thế.Nụ cười mỉa mai với những con người cõi trần thế nhỏ bé tầm thường. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Giọng thơ nhẹ nhàng, thân mật. 2. Nội dung. - Tâm sự của một người bất hòa sâu sắc với thực tại. * Ghi nhớ SGK 3. Ý nghĩa của văn bản Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ của thiên nhiên. B. Văn bản: Hai chữ nước nhà I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả văn bản. a. Tác giả. - Trần Tuấn Khải (1885 - 1983) bút hiệu Á Nam. - Quê tỉnh Nam Định. - Nhà thơ yêu nước đầu thế kỷ XX. - Thường mượn đề tài lịch sử để bóng gió bộc lộ nỗi đau mất nước. b. Văn bản. “Hai chữ nước nhà “là bài thơ mở đầu tập: “Bút quan hoài ". Văn bản là đoạn đầu của bài thơ. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Chú thích. trong sgk H: Văn bản trên chia thành mấy phần? Hs: trả lời giáo viên khái quát lại. H: Văn bản trên thuộc thể thơ gì? H: Em hãy nêu hiểu biết của em về thể thơ này? Hs: Gồm 2 câu đầu7 chữ. Gv:Yêu cầu HS đọc 8 câu thơ đầu sgk. H: Cảnh vật nơi Bắc ải được tác giả miêu tả như thế nào ? H: Nhận xét về bối cảnh không gian của cuộc chia ly? H: Bối cảnh đó có ý nghĩa như thế nào? - Biên ải là nơi tận cùng của đất nước phủ lên cảnh vật 1 màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng giục cơn sầu trong lòng người. Sức gợi tả là ở đó. H: Em hãy phân tích hoàn cảnh éo le và tâm trạng nhân vật cha và con? GV phân tích chung: Đối với cả 2 cha con tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và để tột cùng đau đớn xót xa. Nước mất nhà tan, cha con ly biệt cho nên máu và lệ hoà quyện là sự chân thật tậm đáy lòng, không có chút sáo mòn nào cả. H: Em hiểu đó là tâm trạng như thế nào ? 3. Bố cục: 3 phần Phân1: 8 câu đầu : Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn. Phần2: 20 câu tiếp theo: Tình trạng đất nước trong cảnh đau thương, tan tóc. Phần3: 8 câu cuối: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con. 4. Thể thơ: Song thất lục bát. II. Đọc- hiểu Văn bản. 1.Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn. - Ải Bắc: + Mây sầu ảm đạm. + Gió thảm đìu hiu. + Hổ thét chim kêu. - >Cuộc chia ly diễn ra ở 1 nơi biên giới ảm đạm, heo hút, thê lương. - Hoàn cảnh : Cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại, con muốn đi theo cha để phụng dưỡng cho tròn đạo hiếu. - Tâm trạng: + Hạt máu nóng...hồn nước. Gv: gọi hs đọc lại đoạn tiếp theo H: Trong bối cảnh và tâm trạng như vậy lời khuyên của cha có ý nghĩa như thế nào? H: Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc qua những lời khuyên nào? GV: Qua các sự tích “Giống Hồng Lạc" "Giời Nam riêng một cõi ", "Anh hùng hiệp nữ". H: Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử của anh hùng dân tộc. Hs: Truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta từ trước tới nay. H: Tình cảnh đất nước được tác giả miêu tả như thế nào? H: Qua những hình ảnh đó giúp em liên tưởng tới điều gì? H: Tâm trạng của người cha trước lúc qua biên giới, nghĩ về tình hình đất nước được miêu tả như thế nào? H: Tâm trạng này còn là tâm trạng của ai? trong hoàn cành nào? + Lâm ly thống thiết. + Phẫn uất,hờn căm. Học sinh: đọc đoạn thơ cuối. H: Các chi tiết “tuổi già sức yếu", "đành chịu bó tay", “thân lươn bao quản“cho thấy người cha đang trong cảnh ngộ như thế nào? +Thân tàn lần bước dặm khơi. +Lã chã chân rơi. -> Tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm da diết, đều tột cùng đau dớn xót xa. -> Lời khuyên của cha như 1 lời trăng chối thiêng liêng, xúc động khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương. 2. Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan. * Tình cảnh đất nước. - 4 phương khói lửa tưng bừng. - Xương rừng máu sông. - Thành tung quách vỡ. - Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con. -> Nghệ thuật: hình ảnh ước lệ, tượng trưng. -> Cảnh đất nước tơi bời trong khói lửa, chết chóc tang thương. Đó chính là tình hình đất nước ta dưới thời đô hộ của nhà minh. - Ngậm ngùi.... - Xây khối uất. - Vật cơn sầu. -> Nỗi đau đầy phẫn uất. => Tâm trạng của NPK và nhân dân H: Người cha nói tới cạnh ngộ bất lực của mình nhằm mục đích gì? H: Nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ? H: Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài? H: Nêu nội dung chính của bài thơ? Hs: Trình bày Gv:Khái quát nội dung ghi nhớ GV: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK H: Văn bản mang ý nghĩa gì? Đại Việt đầu thế kỉ XV. Cũng là tâm trạng của TTK và nhân dân VN mất nước đầu thế kỉ XX. 3. Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con. - Tuổi già , sức yếu, bất lực. - Mục đích: Khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được. - Giọng điệu: thống thiết chân thành. -> Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước dân tộc. III. Tổng kết: 1.Nghệ thuật: - Ước lệ tượng trưng. - Kết hợp tự sự với biểu cảm - Giọng điệu trữ tình thống thiết. 2. Nội dung. Trần Tuấn Khải đã mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. * Ghi nhớ:(sgk) 3. Ý nghĩa Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả đã bày tỏ và khơi dậy niềm nhiệt huyết của người VN trong bối cảnh nước mất nhà tan. HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập - Cho hs học thuộc lòng 2 bài thơ HOẠT ĐỘNG 4: HĐ vận dụng: - Đọc lại các văn bản truyện kí việt Nam + Xác định thể loại, nhân vật, sự việc, thời gian, tình huống truyện, chủ đề ... HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo mới: - Sưu tầm các văn bản xác định thể loại? Tìm hiểu đặc trưng thể loại để có kiến thức viết bài văn thuyết minh về thể loại văn học? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU. - Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới hoạt động ngữ văn làm thơ 7 chữ Ngày giảng: 04/12/2019 (8a2) Tiết 71 – bài 17: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN LÀM THƠ 7 CHỮ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Những yêu cầu tối thiểu khi làm bài thơ 7 chữ. 2. Kỹ năng. - Nhận diện thể thơ 7 chữ. - Đặt câu thơ 7 chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức trong quá trình học tập. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: Một số bài thơ 7 chữ (4 câu, 8 câu) 2. HS: Chuẩn bị bài thơ ở nhà theo yêu cầu của giáo viên. C. Tiến trình tổ chức dạy học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Để giúp các em có thêm những hiểu biết về thơ 7 chữ cách làm bài thơ 7 chữ cô trò ta cùng tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm Gv: Gọi học sinh đọc thông tin trong sgk về khái niệm và phạm vi => GV: Chúng ta đã học một số các văn bản 7 chữ: thơ 7 chữ cổ thể, thơ 8 câu 7 chữ, thể thơ bốn câu 7 chữ. * Tiết hôm nay chủ yếu chúng ta sẽ I. Lý thuyết 1. Khái niệm và phạm vi - Thơ 7 chữ là hình thức lấy câu thơ 7 chữ làm đơn vị nhịp điệu tiến hành hoạt động làm thơ 7 chữ trong phạm vi 4 câu. H: Khi muốn làm một bài thơ 7 chữ, 4 câu hoặc 8 câu chúng ta phải xác định được những yếu tố nào? Hs; Trình bày Gv: Nhận xét chung G: Ngoài chú ý những yếu tố trên đối với quá trình làm thơ 7 chữ. thì cần phải lưu ý thêm: Gv: Gọi hs đọc 3 khổ thơ trong sgk => Gv xét về nội dung thì nhìn chung thơ 7 chữ bốn câu thường thì 2 câu đầu tả sự vật sự việc, câu thứ 3 chuyển mạch câu thứ 4 biểu thị tư tưởng. => phân tích trên bảng phụ Ví dụ: Bài thơ Bánh trôi nước - Hai câu đầu tả sự vật : đặc điểm của chiếc bánh trôi - Câu 3: chuyển sang một nghĩ khác xét về nghĩa bóng để thấy rõ thân phận của người phụ nữ luôn bị lệ thuộc vào xã hội xưa. - Câu 4: biểu thị tư tưởng của người phụ nữ quyết tâm giữ chọn tấm lòng thuỷ chung son sắc của mình, đồng thời thể hiện sự thương cảm sót xa của nhà thơ trước số phân hẩm hiu của người phụ nữ H: Hãy xác định luật bằng trắc của bài thơ trên? Gv: gọi hs lên điền trên bảng phụ dưới lớp ghi vào vở Gv: nhận xét và đưa ra đáp án. * Phân tích luật bằng trắc: 2. Luật thơ: - Xác định được: + Số tiếng, số dòng của một bài thơ. + Xác đ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_68_den_71_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan