Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 64: Ôn tập phần tập làm văn học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức về văn bản tự sự, thuyết minh.

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng nhận diện văn bản tự sự và văn bản thuyết minh

3. Thái độ

HS có ý thức ôn tập nghiêm túc.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Hệ thống lại kiến thức

2. Học sinh: Ôn lại các nội dung đã học

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ

a) Kiểm tra bài cũ

Không kiểm tra

b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới

* Hoạt động 1: Khởi động

Để củng cố kiến thức về tập làm văn và chuẩn bị tốt cho bài học kì sắp tới

chúng ta cùng vào tiết học ngày hôm nay.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 64: Ôn tập phần tập làm văn học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 28/11/2019 8B- 29/11/2019 Tiết 64 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức về văn bản tự sự, thuyết minh. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng nhận diện văn bản tự sự và văn bản thuyết minh 3. Thái độ HS có ý thức ôn tập nghiêm túc. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống lại kiến thức 2. Học sinh: Ôn lại các nội dung đã học III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Để củng cố kiến thức về tập làm văn và chuẩn bị tốt cho bài học kì sắp tới chúng ta cùng vào tiết học ngày hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV & HS Nội dung ? Thế nào là văn bản tự sự? - HS: Trả lời - GV lấy ví dụ phân tích, minh hoạ. - GV gợi dẫn HS tìm hiểu các ngôi kể trong văn bản tự sự I. Văn tự sự 1. Văn bản tự sự Tự sự là hình thức kể lại câu chuyện theo trình tự, diễn biến dựa vào cốt truyện, những sự việc chính và nhân vật. 2. Ngôi kể trong văn bản tự sự - Ngôi kể thứ nhất: người kể tự kể về chuyện của mình, xưng tôi. - Ngôi kể thứ 3: người kể giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản, hiểu hết tâm tư tình cảm của các nhân vật. - GV đa ra dẫn chứng: truyện ngắn Lóo Hạc kể ở ngôi thứ 3, Tôi đi học kể ở ngôi thứ nhất,.. - GV lấy ngữ liệu mẫu trong SGK/72, 73 để phân tích minh hoạ rồi rút ra - GV lấy lại ngữ liệu mẫu trong SGK/ 72, 73 để gợi dẫn HS phân tích, tìm hiểu rút ra vai trò của biểu cảm trong văn bản tự sự ? Thế nào là văn bản thuyết minh? - HS: Trả lời - GV nêu yêu cầu cảu văn bản thuyết minh Hs hoạt động nhóm 3 phút Kể tên các phương pháp thuyết minh? ? Em hãy trình bày các phương pháp thuyết minh? - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận 3. Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. 4. Yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự Là làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. II. Văn thuyết minh 1. Khái niệm Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Yêu cầu - Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người. - Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn. * Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn. 3. Phương pháp thuyết minh a) Phương pháp nêu định nghĩa VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. b) Phương pháp liệt kê: VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cỏ, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm c) Phương pháp nêu ví dụ ? Em nêu các bước làm bài văn thuyết minh? - HS: Trả lời - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la) d) Phương pháp dùng số liệu VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”. e) Phương pháp so sánh VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất. F) Phương pháp phân loại, phân tích VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật 4. Cách làm bài văn thuyết minh - Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh. + Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết + Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp + Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng. - Bước 2: Lập dàn ý - Bước 3: Viết bài văn thuyết minh * Hoạt động 3: Luyện tập - GV đưa ra đề bài yêu cầu hs lập dàn bài * Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. ? Hãy lập dàn bài cho đề bài trên? Hs hoạt động nhóm 7 phút - HS: Trình bày l - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam b) Thân bài: - Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350 - 400 kg, trâu đực 400 - 500 kg - Vai trò, lợi ích của con trâu: Trong đời sống vật chất: + Là tài sản lớn của người nông dân. + Là cụng cụ lao động quan trọng. + Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón Trong đời sống tinh thần: + Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ. + Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám (hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), hội đâm trâu (Tây Nguyên)) c) Kết bài: Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay. * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) Gv: Yêu cầu học sinh viết đoạn văn mở bài kết bài cho đề bài trên * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng Hs về nhà tìm sưu tầm các bài văn thuyết minh về con vật nuôi trong gia đình V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài theo vở ghi, kết hợp sgk - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức Tập làm văn, xem lại các phương pháp thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_64_on_tap_phan_tap_lam_van_hoc_ki.pdf
Giáo án liên quan