I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Nắm được bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục trong văn bản.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giúp HS có tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong học tập.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự học.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế của bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học:
+ Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo bố cục nhất định.
+ Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
+ Viết được một văn bản có bố cục.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo;
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cbài cũ, xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Phân tích mẫu, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, viết tích cực, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là chủ đề của văn bản? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể
hiện ở những phương diện nào?
10 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 6 đến 8 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày dạy: 16/9/2020 (8A2)
TIẾT 6 – BÀI 2
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Nắm được bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục trong văn bản.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giúp HS có tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong học tập.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự học.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế của bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học:
+ Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo bố cục nhất định.
+ Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
+ Viết được một văn bản có bố cục.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo;
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cbài cũ, xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Phân tích mẫu, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, viết tích cực, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là chủ đề của văn bản? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể
hiện ở những phương diện nào?
3. Bài mới.
* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
Văn bản nào cũng đòi hỏi tính thống nhất về chủ đề.Chủ đề của văn bản đc
người viết trình bày một cách lô gic thể hiện ở các phần trong văn bản đó.Văn
bản đòi hỏi phải có bố cục rõ ràng.Vậy bố cục của văn bản là gì, nó có tác dụng
gì, chúng ta tìm hiểu trong tiết học này.
HOẠ T ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV & HS Nội dung
I. Bố cục của văn bản
2
- H/s đọc văn bản: “ Người thầy đạo
cao đức trọng”.
? Văn bản được chia làm mấy đoạn?
Nêu nội dung của các đoạn đó?
? Các phần trong văn bản góp phần
thể hiện chủ đề không ?
GV: cho HS đọc 3 phần trong văn
bản.
Gv: chia HS làm 3 nhóm.
HS: hoạt động nhóm 3 – 5 phút nêu
nhiệm vụ các phần của văn bản.
? Vậy từ phân tích ví dụ trên cho
biết của văn bản có mấy phần?
Nhiệm vụ của từng phần?
HS: Trình bày
GV: khái quát.
HS: đọc ghi nhớ1 sgk.
HS hoạt động 4 nhóm( 5p)
N1? Văn bản “Tôi đi học” kể về
những sự việc nào? Các sự việc ấy
được sắp xếp theo trình tự nào?
N2? Trong văn bản“ Trong lòng
mẹ”diễn biến tâm trạng của Bé Hồng
được diễn tả theo trình tự nào?
N3? Khi tả người, tả cảnh, tả con vật,
tả đồ vật thì tả theo trình tự nào?
1. Ví dụ:
- Bố cục: 3 đoạn
+ Mở bài: Giới thiệu thầy Chu Văn An
=> Nêu chủ đề của văn bản
+ Thân bài: Làm rõ các khía cạnh tài
đức của thầy Chu Văn An.
+ Kết bài: Tình cảm của mọi người
dành cho thầy Chu văn An.
=> Tổng kết chủ đề của văn bản.
2. Bài học: sgk
II.Cách bố trí sắp xếp nội dung phần
thân bài
1. Ví dụ:
* Văn bản tôi đi học:
- Kể theo sự hồi tưởng về những kỉ
niệm của buổi tựu trường đầu tiên của
nhà văn Thanh Tịnh. Các cảm xúc được
sắp xếp theo thời gian trong dòng hồi
tưởng:
+Trên đường đến trường
+Khi ở sân trường
+Khi vào trong lớp học.
* Văn bản “Trong lòng mẹ”:
- Tâm trạng:
+ Trước khi gặp mẹ: thương mẹ, đau
đớn tủi cực, căm ghét hủ tục lạc hậu.
+ Khi gặp mẹ: sung sướng hạnh phúc
vô bờ.
=> Sự phát triển của sự việc
* Trình tự thường dùng khi tả người,
vật, con vật:
- Tả con người, con vật: tả chỉnh thể - bộ
phận, Tả tâm trạng, tình cảm, cảm xúc.
3
N4? Phần thân bài của văn bản “
Người thầy đạo cao đức trọng”...
? Em cho biết nội dung thân bài của
văn bản được sắp xếp theo những
trình tự nào?
HS: Trình bày
GV: khái quát nội dung.
HS: đọc ghi nhớ.
* HĐ 3: Luyện tập
HS: đọc, xác định yêu cầu bài tập 1
HS: làm bài tập cá nhân.
HS : nêu nội dung yêu cầu của bài 2
GV: hướng dẫn cách làm.
HS: trình bày sự việc.
GV: Hướng dẫn HS làm bài -> hoạt
động nhóm và trình bày trước tập
thể.
? Cách sắp xếp đã hợp lý chưa? Vì
sao?
- Tả phong cảnh: thứ tự không gian -
thời gian.
* “Người thầy đạo cao đức trọng”
+ Thầy giáo giỏi, không màng danh lợi
+ Cương trực, tính tình cứng cỏi.
=> Lần lượt trình bày sự việc cho thấy
thầy Chu Văn An tài cao đức trọng sự
kính trọng của học trò dành cho thầy.
=> Theo mạch suy luận.
2. Bài học: sgk
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
a.Trình bày theo trình tự : không gian
+ Giới thiệu đàn chim từ xa đến gần
+ Miêu tả đàn chim theo sự quan sát:
nhìn,nghe.
+ Liên tưởng so sánh xen miêu tả : xa-
gần-tận nơi-xa dần.
b. Trình tự không gian hẹp -> Miêu tả
trực tiếp ở Ba Vì; miêu tả Ba Vì theo
không gian rộng -> trong mối quan hệ
hài hoà giữa các sự vật xung quanh nó.
- Miêu tả theo trình tự thời gian: từ
chiều đến đêm
2. Bài tập 2:
Tình cảm của của Bé Hồng đối với mẹ:
+Khi đối thoại với Bà cô: Mắt cay cay,
nước mắt chảy ròng ròng, đầm đìa, cổ
họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng, căm
ghét hủ tục.
+ Khi gặp mẹ: vui sướng, hạnh phúc...
3. Bài tập 3:
- Trật tự sắp xếp giữa A và B không
hợp lý nên phải đưa B lên trước A.
- Trật tự sắp xếp giữa các ý nhỏ trong
phần B không hợp lý, không đảm bảo
tính mạch lạc trong văn bản.( phải giải
thích nghĩa đen của 2 vế câu sau đó mới
giải thích nghĩa bóng)
* HĐ4: VẬN DỤNG
? Viết 1 đoạn văn nêu bố cục của đoạn văn đó?
4
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
? Tìm hiểu bố cục của văn bản đã học sgk.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Xem lại nội dung bài.
- Học thuộc ghi nhớ; Làm các bài còn lại.
- Xem bài mới: Trường từ vựng
? Tìm hiểu các ví dụ trong sgk mục I
? Thế nào là trường từ vựng? Trả lời các câu hỏi sgk.
Ngày dạy: 16/9/2020 (8A2)
Tiết 7
TRƯỜNG TỪ VỰNG
HD tự học ở nhà: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm trường từ vựng .
- Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giúp HS có tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong học tập.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự học.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế của bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học:
+ Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng .
+ Vận dụng kiến thức về trường từ Vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo;
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức các kiểu văn bản đã học, xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Phân tích mẫu, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, viết tích cực, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới.
5
* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
- GV đưa ra một số từ ngữ: mắt, mũi, miệng, tai đây là những từ chỉ bộ phận
của cơ thể. Vậy nó được gọi là trường từ vựng.
- Vậy thế nào là trường từ vựng và trường từ vựng có đặc điểm gì cô sẽ hướng
dẫn các em tìm hiểu nội dung trên trong tiết học hôm nay.
* HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Gv: Cho học sinh đọc đoạn văn sgk.
? Các từ in đậm dùng để chỉ đối
tượng là người, động vật, hay sự vật?
? Các từ in đậm có nét chung nào về
nghĩa?
Gv: Tập hợp các từ mặt, mắt đều
nằm trong một trường từ vựng có
chung một nét nghĩa, là chỉ bộ phận
cơ thể con người.
? Tìm các từ chỉ bệnh về mắt?
-> đau mắt đỏ, đau mắt hột, đục thủy
tinh thể, viêm kết mạc, cận thị, viễn
thị, loạn thị...-> nét nghĩa chung:
cùng chỉ về các bệnh của mắt ->
Thuộc trường từ vựng: Bệnh của
mắt.
? Nếu tập hợp các nhóm từ in đậm ấy
thành một nhóm từ thì chúng ta có
một trường từ vựng.Vậy theo em,
trường từ vựng là gì?
Gv: Gọi 2 Hs đọc kĩ nội dung bài học
sgk
Gv: Cho nhóm từ: cao, thấp, lùn,
lòng khòng, gầy, béo, xác ve, bị thịt,
? Nếu dùng nhóm trường từ vựng để
miêu tả người thì trường từ vựng của
nhóm từ trên là gì?
Hs: Hình dáng của con người
GV hướng dẫn học sinh nhận biết
một số lưu ý
I. Thế nào là trường từ vựng:
1. Ví dụ: sgk
- Các từ in đậm: mặt, mắt, da, gò má,
đùi, đầu, cánh tay, miệng
-> có nghĩa chung là chỉ bộ phận của
thân thể.
- Thuộc trường từ vựng: Bộ phận của
cơ thể người.
=> Tập hợp của những từ có ít nhất một
nét chung về nghĩa.
2. Bài học: sgk
3. Lưu ý :
- Một trường từ vựng bao gồm nhiều
trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm
nhiều từ khác biệt nhau về từ loại.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có
thể thuộc nhiều trường từ vựng khác
6
* HĐ 3: Luyện tập
HS thảo luận nhóm sau đó cử đại
diện lên bảng làm.
Gv: Cho hs đọc văn bản Trong lòng
mẹ,tìm từ thuôc trường từ
vựng”người ruột thịt”
HS đọc, xác định yêu cầu BT2
Gọi hs trình bày miệng.
HS khác nhận xét, GV bổ sung sửa
chữa.
- HS đọc , xác định yêu cầu bài tập 3
- GV hướng dẫn cách làm
- Hs làm bài tập – trình bày
- Gv nhận xét, bổ sung.
- HS đọc – xác định yêu cầu bài tập 4
- GV hướng dẫn cách làm
- Hs làm bài tập – trình bày
- Gv nhận xét, bổ sung
- Tìm các trường từ vựng của mỗi từ
sau đây : lưới, lạnh, tấn công.
Hs: Thảo luận nhóm bàn trình bày ý
kiến.
nhau.
- Trong văn thơ, đời sống hàng ngày
người ta thường chuyển TTV tạo giá trị
NT và tăng khả năng diễn đạt.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
Người ruột thịt: Tôi, thầy tôi, mẹ tôi, cô
tôi, anh em tôi.
2. Bài tập 2
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
b.Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân
d. Trạng thái tâm lý.
e. Tính cách.
f. Dụng cụ để viết.
3. Bài tập 3 :
Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy,
thương yêu, kính mến, rắp tâm : Thuộc
TTV chỉ thái độ của con người.
4. Bài tập 4:
Khứu giác Thính giác
mũi, thơm, điếc,
thính
tai, nghe, điếc, rõ,
thính
5. Bài tập 5:
a. Lưới
- Trường dụng cụ đánh bắt thuỷ sản:
lưới, nơm, câu, vó...
- Trường đồ dùng cho chiến sĩ: lưới
(chắn đạn B40), võng, tăng, bạt, ...
- Trường các hoạt động săn bắn của con
người: lưới, bẫy, bắn ,đâm..
b. lạnh:
- Trường thời tiết và nhiệt độ: lạnh,
nóng, hanh, ẩm.
- Trường tính chất của thực phẩm: lạnh
(đồ lạnh); nóng(thực phẩm nóng có hàm
lượng đạm cao)
- trường tính chất tâm lí hoặc tình cảm
của con người: lạnh (tính hơi lạnh); ấm
(ở bên chị ấy thật ấm áp).
* HĐ4: VẬN DỤNG
7
? Tìm các từ thuộc trường từ vựng nói về đồ dùng học tập? Đặt câu với các từ
đó?
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
? Tìm các trường từ vựng trong các văn
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
HD tự học ở nhà: Cấp độ khái quát nghĩa của từ
- Đọc ví dụ SGK và trả lời các câu hỏi:
? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Tại
sao? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? Từ
chim rộng hơn từ tu hú, sáo?
? Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Qua tìm hiểu cho biết thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng? Thế nào là một từ
ngữ có nghĩa hẹp? Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp được
không? Tại sao?
- Làm các bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài mới: Xây dựng đoạn văn trong văn bản .
- Đọc nội dung bài học. Trả lời các câu hỏi sgk.
Ngày dạy: 19/9/2020 (8A2)
Tiết 8
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS hiểu được khái niệm của đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ
giữa các câu trong đoạn văn.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giúp HS có tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong học tập.
- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự học.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong
nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế của bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học:
+ Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một
đoạn văn đã cho.
+ Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ, câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo
chủ đề và quan hệ nhất định.
+ Viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ
8
1. Giáo viên: SGK, SGV, tư liệu tham khảo;
2. Học sinh: Học bài cũ và xem bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Phân tích mẫu, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, viết tích cực, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là bố cục của văn bản? Nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi phần trong bố
cục? Cho biết các phần trong bố cục có mối quan hệ gì?
3. Bài mới.
* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
Văn bản nào cũng đòi hỏi tính thống nhất về chủ đề. Chủ đề của văn bản đc
người viết trình bày một cách lô gic thể hiện ở các phần trong văn bản đó.Văn
bản đòi hỏi phải có bố cục rõ ràng.Vậy bố cục của văn bản là gì, nó có tác dụng
gì, chúng ta tìm hiểu trong tiết học này.
HOẠ T ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV & HS Nội dung
HS: đọc “ Ngô Tất Tố và tác phẩm
Tắt đèn”
? Văn bản trên gồm mấy ý? mỗi ý
được viết thành mấy đoạn văn?
? Em dựa vào dấu hiệu nào để nhận
diện đoạn văn?
? Đoạn văn 1 giúp ta hiểu được điều
gì?
HS: Cuộc đời và sự nghiệp của Ngô
Tất Tố.
? Đoạn văn 2 có nội dung là gì?
HS: Giới thiệu về tác phẩm Tắt Đèn.
? Qua tìm hiểu bài mẫu trên, em cho
biết thế nào là đoạn văn? ( về nội
dung cũng như hình thức)
HS: Trình bày
GV: Khái quát nội dung bài học.
HS: Đọc thầm đoạn văn 1.
I THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN
1. Ví dụ:
- Văn bản “ Ngô Tất Tố và tác phẩm
Tắt đèn” 2 ý -> mỗi ý viết thành 1 đoạn
văn.
- Dấu hiệu: Dấu chấm xuống dòng và
viết hoa đầu dòng.
- Mỗi ý chứa một ý hoàn chỉnh
- Một đoạn văn được tạo ra từ nhiều câu
văn.
2. Bài học: sgk.
II. TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG
ĐOẠN VĂN
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề
a. Ví dụ:
9
? Cho biết các từ ngữ có tác dụng
duy trì đối tượng trong đoạn văn là từ
ngữ nào?
? Vậy thế nào là từ ngữ chủ đề?
? Đọc đoạn văn 2 và tìm câu then
chốt của văn bản?
? Thế nào là câu chủ đề của đoạn
văn?
HS: xem lại 2 đoạn văn tr34
? Đoạn văn có câu chủ đề không?
yếu tố nào duy trì đối tượng trong
đoạn văn?
? Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các câu
trong đoạn văn?
? Nội dung của đoạn văn được trình
bày theo trình tự nào?
? Câu chủ đề của đoạn văn 2 nằm vị
trí nào?
? ý của đoạn văn này được triển khai
theo trình tự nào?
HS: đọc đoạn văn 3 mục II 2b và
cho biết đoạn văn có câu chủ đề
không? nêu vị trí của câu chủ đề
trong đoạn văn?
? Nội dung của đoạn văn được trình
bày theo thứ tự nào?
? Qua các ví dụ , em hãy cho biết có
mấy cách trình bày nội dung đoạn
văn?
Hs: Trình bày
+ 3 cách trình bày theo trình tự
được thể hiện ở 3 đ.văn:
- Đoạn văn 1: Các ý trình bày bình
đẳng với nhau ( song hành)
- Đoạn văn 2 : Câu chủ đề - các câu
giải thích, bổ sung cho câu chủ đề (
diễn dịch)
- Đoạn văn 3: Các câu giải thích,bổ
sung cho câu chủ đề - câu chủ đề (
quy nạp)
- Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng:
Ngô Tất Tố, ông, nhà văn
-> Từ ngữ chủ đề: Thường được lặp lại
nhiều lần-> duy trì đối tượng.
- Câu then chốt:
Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô
Tất Tố-> câu chứa đựng ý khái quát của
đoạn văn
-> Câu chủ đề của đoạn văn: Mang ý
nghĩa khái quát của đoạn văn,có thể
đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
2.Cách trình bày nội dung đoạn văn
* Đoạn văn a
- Không có câu chủ đề chỉ có các từ
ngữ: Ngô Tất Tố, Ông, Nhà văn-> yếu
tố duy trì đoạn văn
- Quan hệ bình đẳng với nhau.
- Trình tự: Câu chủ đề - các câu có
nhiệm vụ làm rõ câu chủ đề.
- Vị trí: Đầu đoạn 2 ( Tắt đèn là tp tiêu
biểu ...)
- Câu chủ đề -> các câu làm nổi bật rõ
chủ đề.
* Đoạn b:
- Các câu đứng trước giải thích rõ cho
câu chủ đề.
- Có 3 cách trình bày nội dung đoạn văn
là :
+ Song hành
+ Diễn dịch
+ Quy nạp
10
GV: khái quát.
HS: đọc ghi nhớ sgk.
GV: Để củng cố những kiến thức
trên cô trò ta sẽ thực hành luyện tập
trong tiết học sau.
* Bài học: sgk
* HĐ 3: LUYỆN TẬP
? Xác định cách trình bày 1 số đoạn văn trong văn bản đã học: Tôi đi học, Trong
lòng mẹ.
* HĐ4: VẬN DỤNG
? Viết 1 đoạn văn về gia đình em theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Tìm hiểu, sưu tầm, đọc các đoạn văn trình bày theo các cách khác nhau
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học kỹ bài,làm bài tập1,2,3 4 tr37.
- Chuẩn bị tiết luyện tập về xây đựng đoạn văn trong văn bản
+ Đọc, nghiên cứu, xác định yêu các bài tập trong sgk.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_6_den_8_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf