I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS nắm được một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản về dấu câu và công
dụng của chúng trong hoạt đông giao tiếp
2. Kĩ năng
- Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.
- Sử dụng dấu câu phù hợp trong khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức cẩn thận trong giao tiếp bằng văn bản.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ. giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: Tìm hiểu ví dụ sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi và suy nghĩ 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các dấu câu đã học?
? Nêu tác dụng cảu các dấu câu?
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 58: Ôn luyện về dấu câu - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 8A3: 16/11/2019
Tiết 58
Tiếng việt: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS nắm được một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản về dấu câu và công
dụng của chúng trong hoạt đông giao tiếp
2. Kĩ năng
- Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.
- Sử dụng dấu câu phù hợp trong khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức cẩn thận trong giao tiếp bằng văn bản.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ. giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: Tìm hiểu ví dụ sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi...
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm đôi và suy nghĩ 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các dấu câu đã học?
? Nêu tác dụng cảu các dấu câu?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV: đưa ra một số câu nói và yêu cầu HS điền dấu câu thích hợp
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ
thuật chia sẻ nhóm đôi, bốn
HHĐN đôi – 2p
? Ở lớp 6, 7, 8 ta đã học những dấu câu nào?
HĐN4 (4N -10P)
Phiếu học tập
? Công dụng của các dấu câu: dấu chấm, dấu
hỏi chấm, dấu chấm lửng, dấu ngoặc đơn?
I. Tổng kết về dấu câu
+ Lớp 6: Dấu chấm, dấu chấm
than, dấu hỏi chấm, dấu phẩy.
+Lớp 7: dấu chấm lửng, dấu chấm
phẩy, dấu gạch ngang, dấu gạch
nối.
+ Lớp 8: Dấu ngoặc đơn, dấu hai
chấm và dấu ngoặc kộp.
A: Dấu câu B: Công dụng
1. Dấu chấm
Được đặt ở cuối câu trần thuật (miêu tả, kể chuyện) hoặc
câu cầu khiến để đánh dấu báo hiệu sự kết thúc của câu.
2. Dấu chấm hỏi
Được đặt ở cuối câu nghi vấn (hoặc trong ngoặc đơn vào
sau 1 ý hoặc từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ
đối với ý đó hoặc nội dung của từ đó).
3. Dấu chấm than
Được đặt ở cuối câu cầu khiến, cảm thán (hoặc trong
ngoặc đơn vào sau 1 ý hoặc 1 từ ngữ nhất định để biểu thị
thái độ châm biếm đối với ý đó hoặc nội dung từ đó).
4. Dấu phẩy
- Tách 2 vế trong một câu ghép.
- Tách các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
5. Dấu chấm lửng
- Được sử dụng để tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa
được liệt kê hết.
- Thể hiện ở chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng ngắt
quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện
của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hoặc hài hước,
châm biếm.
6. Dấu chấm phẩy
- Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu
ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt
kê phức tạp.
7. Dấu gạch ngang
- Được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải
thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
hoặc để liệt kê
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
8. Dấu ngoặc đơn
- Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ
sung thêm).
9. Dấu hai chấm
- Được sử dụng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích,
thuyết minh cho 1 phần trước đó,
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu
ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
10. Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có
hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ
thuật chia sẻ nhóm bốn, suy nghĩ một phút
HĐN4 (4N -4P)
II. Các lỗi thường gặp về dấu
câu
1.Ví dụ
N1:
? Xác định thành phần CV-VN từ “Tác phẩm
...xúc động”?
? Vậy có thể ngắt thành một câu được không?
- Đủ điều kiện để ngắt thành một câu.
? Nên dùng dấu gì khi kết thúc câu? Vì sao?
- GV: Dựng dấu chấm sau từ “xúc động”. Vì đây
là câu trần thuật. Và viết hoa từ “Trong”.
- GV: Lưu ý cho HS, sau dấu !, dấu chấm, và dấu
hỏi chấm thì chúng ta phải viết hoa chữ đầu tiên
của câu sau. Trường hợp sau dấu hai chấm...
? Lỗi về dấu câu ở đây là lỗi gì?
N2:
? Chú ý từ chỗ “Thời còn ...này”. Dấu chấm đặt
sau từ “này” đã rõ nghĩa chưa?
- Chưa rõ. Đây mới chỉ là thành phần trạng ngữ.
? Vậy đến đây đó kết thúc câu được chưa?
- Ý còn chưa đầy đủ, chưa kết thúc được câu.
? Ở chỗ “này” nên dùng dấu gì?
- Dùng dấu chấm sau từ ‘’này’’ là sai vì câu chưa
kết thúc, mà dùng dấu phẩy.
? Lỗi về dấu câu trong trường hợp này là lỗi nào?
N3:
? Xác định thành phần của câu?
- HS: Chỉ ra.
? Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa
các từ có cùng chức vụ?
- Thiếu dấu phẩy
? Hãy đặt dấu đó cho thích hợp.
- GV: Lưu ý HS: cùng là chủ ngữ, trạng ngữ, vị
ngữ thì chúng ta phải dựng dấu phảy để tách các
bộ phận của câu.
N4:
? Xác định các kiểu câu trong đoạn văn VD4?
- GV: C1- câu trần thuật (trình bày và kể), C2 –
câu nghi vấn (từ ngữ để hỏi: không), Câu 3 – câu
cầu khiến (căn cứ vào từ cầu khiến : đừng).
- GV: Đặt dấu (?) ở cuối câu 1 và dấu chấm cuối
câu 2, dấu chấm ở cuối câu 3 đúng chưa? Vì sao?
Ở các vị trí đó nên dùng dấu gì?
- Sai vì câu 1 không phải câu nghi vấn đây là câu
trần thuật nên dùng dấu chấm. Câu 2 là câu nghi
* VD1
-> Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã
kết thúc.
* VD2
-> Dùng dấu ngắt câu khi câu
chưa kết thúc.
* VD3
-> Thiếu dấu thích hợp để để
tách các bộ phận của câu khi cần
thiết
* VD4
vấn nên dùng (?). Câu 3 dùng (!) sau câu cầu
khiến.
? Đoạn văn này mắc lỗi gì trong việc sử dụng dấu
câu.
HS suy nghĩ 1 phút
? Có những lỗi nào thường gặp về dấu câu?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK, GV chốt lại nội
dung trọng tâm.
- GV: Lưu ý sử dụng dấu câu thích hợp trong quá
trình tạo lập văn bản.
-> Lẫn lộn công dụng của các
dấu câu.
2. Bài học Sgk
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức ( 3 dãy - 5p)
* Điền dấu câu thích hợp
- Con chó...(,)...vui mừng (.)
- Anh Dậu...(.)
- Cái Tí (,)...tay reo (:)
- (-) A (!) Thầy đã về (!) A(!) Thầy đã về (!)
- Mặc kệ...(,) ... phên cửa (,) nặng nhọc ... (.)
- Rồi lảo đảo...(,) anh ta...(.)
- Ngoài đình (,) mõ đập...(,)...thùng thùng
(,)...ếch kêu (.)
- Chị Dậu... (,)...sàng hỏi (:)
- (-) Thế nào (?)...lắm không (?) Sao chậm về thế (?) Trán đã...(!)
Bài tập 2: HĐ nhóm bàn ( 3p)
Phát hiện lỗi về câu
a. Câu nghi vấn đặt dấu hỏi, lời trong dấu ngoặc kép không phải là lời trực tiếp
nên không để trong dấu ngoặc kép.
-> Sửa lại: Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh
phải làm xong bài tập trong chiều nay.
b. Thiếu dấu phẩy, chưa có dấu hai chấm, ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
-> Sửa lại: Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền
thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu
tục ngữ: ''Lá lành đùm lá rách.''
Hoạt động 4: Vận dụng
Viết đoạn ngắn ngắn chủ đề tự chọn và soát lại các dấu câu đã học.
Hoạt động 5: Vận dụng, sáng tạo
Xem lại vở ghi cảu mình và soát lại các lỗi về dấu câu.
- Ôn tập TV đã học từ đầu năm. Trọng tâm kiến thức: Các BPTT (nói quá, nói
giảm nói tránh); Từ: trợ từ, thán từ; Câu ghép.
+ Học thuộc phần khái niệm, công dụng.
+ Xem các BT SGK
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_58_on_luyen_ve_dau_cau_nam_hoc_20.pdf