I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được công dụng của dấu ngoặc kép, cách sử dụng dấu ngoặc
kép trong khi viết.
- Hệ thống hóa được những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng
trong giao tiếp địa phương.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kép chính xác khi tạo lập văn bản.
- Biết sử dụng dấu ngoặc kép kết hợp với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
- Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích ruột thịt.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết.
- Trân trọng, giữ gìn từ ngữ địa phương.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 57: Dấu ngoặc kép - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 18/11/2019
8B- 18/11/2019
Tiết 57: Tiếng Việt
DẤU NGOẶC KÉP
Tự học ở nhà: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được công dụng của dấu ngoặc kép, cách sử dụng dấu ngoặc
kép trong khi viết.
- Hệ thống hóa được những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng
trong giao tiếp địa phương.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kép chính xác khi tạo lập văn bản.
- Biết sử dụng dấu ngoặc kép kết hợp với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
- Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích ruột thịt.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết.
- Trân trọng, giữ gìn từ ngữ địa phương.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
H: Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm?
b. Kiểm tra bài mới: GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Các em đã được tìm hiểu về công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm vậy
dấu ngoặc kép có công dụng gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài
học hôm nay.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
I. CÔNG DỤNG.
1. Ví dụ: SGK/141
Gv: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
H: Dấu ngoặc kép trong VD a được
dùng để làm gì?
H: Từ “dải lụa” ở đây nghĩa là gì?
H: Như vậy công dụng của dấu ngoặc
kép trong VD b là gì?
H: Các từ “văn minh, khai hoá” ở đây
chỉ điều gì?
H: Tác giả dùng cách nói này với ý gì?
-> Mỉa mai.
H: Vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì?
H: Nhận xét về nội dung các phần trong
dấu ngoặc kép ở ví dụ d?
H: Như vậy công dụng thứ tư của dấu
ngoặc kép là gì?
H: Dấu ngoặc kép có những công dụng
gì trong khi viết?
Gv: Chốt lại KT.
Hs: Đọc ghi nhớ.
- VD a: đánh dấu câu nói của Găng-đi:
trích dẫn nguyên văn câu nói.
-> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
- Ví dụ b dải lụa - chỉ chiếc cầu.
- > Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc
biệt.
- Ví dụ C: “văn minh, khai hoá”-> Sự
cai trị của thực dân pháp với Việt
Nam.
-> Đánh dấu từ ngữ mang ý mỉa mai
- Ví dụ d: Phần trong dấu ngoặc kép là
tên của tác phẩm.
-> Đánh dấu tên tác phẩm.
2. Ghi nhớ: SGK/142
* Hoạt động 3: Luyện tập
1. Bài tập 1.
Hs đọc xác định yêu cầu của bài tập.
H: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép?
Hs: Giải thích lần lượt công dụng của dấu ngoặc kép.
- a: Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp. Những câu nói mà Lão Hạc tưởng là con
chó vàng muốn nói với lão.
- b: Đánh dấu từ ngữ được dùng hàm ý mỉa mai. Một anh chàng được coi là “hậu cận
ông lí” mà bị người đàn bà có con mọn túm lấy lẳng nhào ra thềm.
- c: Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
- d: Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai.
- e: Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp. “Mặt sắt”, “ngây vì tình” được dẫn lại từ hai
câu của Nguyên Du.
2. Bài tập 2.
HS: Đọc bài tập 2.
H: Hãy đặt dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp. (điều chỉnh viết hoa
khi cần thiết)
GV: Chép các đoạn văn ra bảng phụ.
HS: Lên bảng điền.
Gv: Nhận xét, kết luận.
a. Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo”:
(đánh dấu báo trước lời đối thoại) Đặt dấu ngoặc kép ở ''cá tươi” và “tươi'' (đánh dấu
từ ngữ được dẫn lại)
b. Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê”: Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại ''Cháu ...
''(đánh dấu trực tiếp)
c. Đặt dấu hai chám sau “bảo hắn”: (đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp) Đặt dấu
ngoặc kép cho phần còn lại ''Đây là một sào'' (đánh dấu lời dẫn trực tiếp)
3. Bài tập 3.
Hs đọc xác định yêu cầu của bài tập.
Hs: làm bài nhóm bàn 3 phút, trình bày, nhận xét.
Gv nhận xét
Hai câu có ý nghĩa giống nhau mà lại dùng những dấu câu khác nhau, vì:
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn
nguyên văn (lời gián tiếp).
5. Bài 5: Hs đọc xác định yêu cầu của bài tập.
Hs: làm bài nhóm bàn 3 phút, trình bày, nhận xét.
Gv nhận xét
- Dấu ngoặc đơn trên đây dùng để chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm
hình phạt đối với những người hút thuốc lá ở nơi công cộng ở Bỉ.
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần
trước đó. (Triển vọng của châu Âu trong việc cấm hút thuốc lá).
“Người ta cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm
(ở Bỉ từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).
Khắp nơi, những tài liệu, khấu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo
của các hãng thuốc lá. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giản
hẳn số người hút và người ta thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm
cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá”.
* Hoạt động 4: Vận dụng
Gv: Yêu cầu học sinh viết đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt nam có sử dụng
dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào giấy.
Gv: Cho học sinh đọc bài, nhận xét bài làm của học sinh.
* Hoạt động5: Tìm tòi, mở rộng
Tìm và chép các đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản đã
học trong học kì I
Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chương trình địa phương sgk trang 90
- Tìm những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở
địa phư ơng em có nghĩa tương đương với từ ngữ toàn dân.
- Sưu tầm một số bài tục ngữ ca dao, bài thơ trong đó có sử dụng từ ngữ địa
phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích.
Gợi ý:
- Đọc phần tham khảo sgk trang 91
- Sưu tầm thơ ca địa phương mình trên sách, báo có sử dụng từ ngữ địa
phương, phân tích tác dụng của những từ ngữ này trong tác phẩm.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Hoàn thiện luyện tập học ghi nhớ.
+ Yêu cầu học sinh viết đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt nam có sử
dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+ Ôn các bài đã học về dấu câu, trả lời câu hỏi theo phần gợi ý sgk.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_57_dau_ngoac_kep_nam_hoc_2019_202.pdf