Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 57: Dấu ngoặc kép - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được công dụng của dấu ngoặc kép, cách sử dụng dấu ngoặc

kép trong khi viết.

- Hệ thống hóa được những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng

trong giao tiếp địa phương

2. Kĩ năng:

- Sử dụng dấu ngoặc kép chính xác khi tạo lập văn bản.

- Biết sử dụng dấu ngoặc kép kết hợp với các dấu khác.

- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.

- Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích ruột thịt.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết.

- Trân trọng, giữ gìn từ ngữ địa phương.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: phiếu học tập

2. Học sinh: Tìm hiểu ví dụ sgk

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 57: Dấu ngoặc kép - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 8A3: 11/11/2019 TIẾT 57 Phần tiếng Việt: DẤU NGOẶC KÉP Tự học ở nhà : Chương trình địa phương phần Tiếng Việt I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được công dụng của dấu ngoặc kép, cách sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết. - Hệ thống hóa được những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng trong giao tiếp địa phương 2. Kĩ năng: - Sử dụng dấu ngoặc kép chính xác khi tạo lập văn bản. - Biết sử dụng dấu ngoặc kép kết hợp với các dấu khác. - Sửa lỗi về dấu ngoặc kép. - Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích ruột thịt. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết. - Trân trọng, giữ gìn từ ngữ địa phương. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: phiếu học tập 2. Học sinh: Tìm hiểu ví dụ sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Công dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Khi viết các em có bao giờ dùng dấu ngoặc kép không? Khi nào em dùng dấu ngoặc kép? (Khi trích dẫn trực tiếp lời của ai đó). Vậy dùng dấu ngoặc kép khi nào nữa. Ta cùng nhau tìm hiểu tiết học hôm nay để nắm được công dụng của dấu ngoặc kép. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung Gv: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ Hs: HĐ/ phiếu học tập cặp đôi, chia sẻ, nhận xét bổ sung Gv: Chốt kiến thức H: Dấu ngoặc kép trong VD a được dùng để làm gì? H: Từ “ dải lụa” ở đây nghĩa là gì? H: Như vậy công dụng của dấu ngoặc kép trong VD b là gì? H: Các từ “ văn minh, khai hoá” ở đây được tác giả dùng với ý gì? H:Vậy dấu ngoặc kép có công dụng gì? H: Nhận xét về nội dung các phần trong dấu ngoặc kép? H: Như vậy công dụng thứ tư của dấu ngoặc kép là gì? H: Dấu ngoặc kép có những công dụng gì trong khi viết? Gv: Chốt lại kiến thức Hs: Đọc ghi nhớ/sgk Hs: HĐ cá nhân 3 phút H: Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép và chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép. HS HĐN 4: 2 phút Hs; Nêu kết quả Gv: Chuẩn kiến thức Làm bài tập nhanh: Bài tập 1. - a: Câu nói được dẫn trực tiếp, đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng là con chó vàng muốn nói với lão. - b: Từ ngữ được dùng hàm ý mỉa mai. - c: Từ ngữ được dẫn trực tiếp. - d: Từ ngữ được dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai. I. CÔNG DỤNG. 1. Ví dụ: SGK. - VD a: đánh dấu câu nói của Găng-đi: trích dẫn nguyên văn câu nói. -> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. - Ví dụ b dải lụa - chỉ chiếc cầu. -> Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. - Ví dụ C: “ văn minh, khai hoá”-> Sự cai trị của thực dân pháp với Việt Nam. -> Đánh dấu từ ngữ mang ý mỉa mai - Ví dụ d: Phần trong dấu ngoặc kép là tên của tác phẩm. -> Đánh dấu tên tác phẩm. 2. Bài học: SGK. * Hoạt động 3: Luyện tập HS: Đọc bài tập 2. HS HĐN 2: 2 phút Hs: Chia sẻ kết quả Gv: Chuẩn kiến thức II. Luyện tập Bài tập 2 a. Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo”: (đánh dấu báo trước lời đối thoại) Đặt dấu ngoặc kép ở ''cá tươi” và “tươi'' (đánh dấu từ ngữ được dẫn lại) b. Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê”: Hs: Làm bài tập cá nhân nêu ý kiến Gv: Chốt kiến thức Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại ''Cháu ... ''(đánh dấu trực tiếp) c. Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn”: ( đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp) Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại ''Đây là một sào'' ( đánh dấu lời dẫn trực tiếp) Bài tập 3 a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời cua chủ tích Hồ Chí Minh. b. Không dùng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm vì câu nói không được dẫn nguyên văn mà là dẫn gián tiếp. * Hoạt động 4: Vận dụng H: Trong khi làm một bài văn gặp những trích dẫn không nhớ nguyên văn em có sử dụng dấu ngoặc kép không? Vì sao? H: Đặt 3 câu có sử dụng dấu ngoặc kép biểu thị những công dụng khác nhau. * Hoạt động 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong 1 số bài ở sgk ngữ văn 8 tập 1, giải thích công dụng của chúng. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chương trình điạ phương sgk trang 90 - Tìm những từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với từ ngữ toàn dân. - Sưu tầm một số bài tục ngữ ca dao, bài thơ trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích. - Đọc phần tham khảo sgk trang 91 - Sưu tầm thơ ca địa phương mình trên sách, báo có sử dụng từ ngữ địa phương, phân tích tác dụng của những từ ngữ này trong tác phẩm. - Hoàn thiện luyện tập, làm bài tập 4,5, học ghi nhớ. + Xem trước '' Ôn luyện về dấu câu.” + Đọc lại công dụng của các loại dấu câu đã học, lấy ví dụ và chỉ ra tác dụng của các loại dấu câu trong ví dụ đã tìm. + Trả lời câu hỏi theo phần gợi ý sgk.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_57_dau_ngoac_kep_nam_hoc_2019_202.pdf