Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 33 đến 36 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sự kết hợp của yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

- Biết cách viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miểu tả và biểu cảm

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động

3. Năng lực

a. Năng lực chung

- Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự

mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống

- Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với

bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề

- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh

giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo

trong cách giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để

viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp

- Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp

trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn

II. CHUẨN BỊ

1. Gáo viên: Sgk, tài liệu liên quan

2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên

pdf15 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 33 đến 36 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8B,B- 02/11; 8A- 03/11/2020 Tiết 33: Bài 7 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sự kết hợp của yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự - Biết cách viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miểu tả và biểu cảm 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Gáo viên: Sgk, tài liệu liên quan 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ ? Khi viết bài văn tự sự, người ta làm thế nào để bài văn sinh động? Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Để có đoạn văn tự sự hay cần biết kết hợp một cách hợp lí các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Vậy việc xây dựng đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm như thế nào? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS: Đọc các ví dụ trong SGK/83 ? Nêu các sự việc chính trong 3 ví dụ trên? - HS: Trả lời ? Xác định đối tượng của mỗi sự việc trong các ví dụ tên? - HS: Trả lời ? Em hiểu sự việc là gì? - HS: Trả lời ? Như vậy để xây dựng đoạn văn tự sự thì việc đầu tiên là gì? - HS: Trả lời ? Xác định ngôi kể trong mỗi ví dụ trên? - HS: Trả lời ? Ngôi kể là gì? → là người kể chuyện đứng ở vị trí nào (Là chủ thể của hành động hoặc là 1 trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra) ? Không có ngôi kể thì có thể thực hiện được việc kể chuyện không? - HS: Trả lời ? Vậy bước thứ 2 là gì? - HS: Trả lời ? Có thể sử dụng những ngôi kể nào để xây dựng đoạn văn tự sự? - HS: Trả lời + Người kể ở ngôi thứ nhất, số ít: tôi, mình, tớ, em, anh, chị, xưng tên. + Ngôi thứ nhất số nhiều: Chúng tôi, chúng ta, chúng mình,... + Ngôi thứ nhất gián tiếp: Tác giả giấu mình để cho nhân vật chính kể chuyện (Cái bàn tự truyện) ? Khi kể ví dụ a, em sẽ bắt đầu từ đâu? I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm * Các sự việc và nhân vật - Sự việc: đánh vỡ lọ hoa đẹp, giúp bà cụ qua đường, nhận món quà bất ngờ. + Sự việc có đối tượng là đồ vật. + Sự việc có đối tượng là con người. + Sự việc mà con người là chủ thể tiếp nhận. → Sự việc: Là 1 hay nhiều các hành vi, hành động...đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để những người khác cùng được biết. * Bước1: Lựa chọn sự việc và nhân vật. * Bước 2: Lựa chọn ngôi kể (nhân vật chính) Diễn biến như thế nào? Sự việc kết thúc ra sao? - HS: Trả lời + Khởi đầu có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động. + Em ngồi thẫn thờ trước cái lọ hoa đẹp vừa bị vỡ tan...Chỉ vì 1 chút vội vàng mà em đã phải trả giá bằng sự tiếc nuối. Hoặc: Huỵch một cái, em bị vấp ngã không sao gượng lại được, cái lọ hoa đẹp trên tay em văng ra và vỡ tan. - Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết, có xen kẽ miêu tả và biểu cảm. + Vỡ thành từng mảnh lớn có thể gắn lại bằng keo hoặc vỡ vụn. + Ngắm nghía, mân mê những mảnh vỡ có hoa văn đẹp. + Thu dọn, nhặt nhạnh các mảnh vỡ. + Các sự việc có liên quan: bố, mẹ, anh, chị em... về và chứng kiến. - Kết thúc: + Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân hoặc thái độ, tình cảm của người thân, bạn bè sau khi sự việc xảy ra. ? Vậy bước thứ 3 là gì ? - HS: Trả lời ? Để sự việc được kể hấp dẫn, sinh động cần phải có thêm yếu tố nào? - HS: Trả lời - GV: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn. Ví dụ tả: lọ hoa đẹp như thế nào, hình dáng màu sắc, chất liệu, vẻ đẹp của lọ hoa. + Suy nghĩ, tình cảm, sự ngưỡng mộ, sự nuối tiếc và ân hận - Yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho sự việc trở nên gần gũi, sinh động. - Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể nhiều hay ít nhưng nó chỉ có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính. ? Để có được một đoạn văn tự sự hoàn chỉnh chúng ta phải làm gì? - HS: Trả lời ? Có mấy cách xây dựng đoạn văn? Đó là những cách nào? Viết đoạn văn tự sự * Bước 3: Xác định thứ tự kể. * Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn. * Bước 5: Viết thành đoạn văn tự sự. cần phải chú ý điều gì? + Xác định cấu trúc đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song hành. - Viết câu mở đoạn và các câu khai triển theo cấu trúc đã chọn. - Lắp ráp câu mở đoạn với các câu khai triển. - Kiểm tra tính liên kết, mạch lạc của đoạn văn ? Xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước, nhiệm vụ của mỗi bước? - HS: Trả lời * Hoạt động 3: Luyện tập ? Nhập vai ông giáo để kể lại sự việc: Lão Hạc báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ? - HS: Trình bày đoạn văn đã chuẩn bị. - HS: Nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 VD: Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hang xóm đang sống quanh tôi, trong đó có lão Hạc. Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và trong cả sự chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã đi xa. Bỗng lão Hạc dặng hắng bước vào. Tôi mỉm cười: - Thiêng thật ! Tôi đang nghĩ đến lão đấy? Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp của nhà tôi, buồn bã nói: - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Tôi ngạc nhiên hỏi lại: - Lão yêu quý con Vàng lắm cơ mà? - Thì vẫn yêu, nhưng vẫn phải bán! Cái số kiếp nó và cả tôi nữa thì có gì khác nhau đâu, hả ông giáo. Tôi lẩm bẩm: - Không thể nào tin được! - Tôi bán thật rồi. Họ vừa bắt nó và mang đi... Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười mà miệng cứ méo xệch đi, nước mắt lưng tròng ... Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào và chỉ muốn ôm chầm lấy lão để khóc oà lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng. Tôi chợt nghĩ cái việc tôi phải bán đi 5 quyển sách thật là vô nghĩa nếu so sánh nó với nỗi đau của lão Hạc. Tôi chỉ mất 5 đồ vật, còn lão Hạc thì mất đi một người bạn tình nghĩa biết chừng nào! Lão sẽ sống ra sao trong những ngày - GV hướng dẫn về nhà làm tháng cô đơn còn lại trong tâm trạng đầy những mặc cảm ân hận dằn vặt? Tôi bỗng thấy thương lão quá, nhưng chẳng biết nên động viên an ủi lão như thế nào nên chỉ nói một câu vu vơ cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à ? Nghe tôi hỏi, lão Hạc bỗng giật thót, đôi mắt lão dường như thất thần gương mặt tái nhợt co rúm lại đầy vẻ đau đớn, nhẫn nhục. Lão rũ đầu xuống và ôm mặt bật khóc hu hu. 2. Bài 2 sgk/84 * Hoạt động 4: Vận dụng Em hãy nêu các bước xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm? * Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học sinh tóm tắt một văn bản tự sự theo ý tưởng của bản thân (Sao cho vẫn đảm bảo những nội dung chính của văn bản được tóm tắt) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Chuẩn bị bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Đọc bài văn Món quà sinh nhật + Tìm hiểu bố cục của bài văn + Khái quát nội dung của từng phần + Tìm hiểu diễn biến câu chuyện + Các yếu tố miêu tả và biểu cảm *********************************************** Ngày giảng: 8A,C- 03/11; 8B- 04/11/2020 Tiết 34: Bài 8 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nhận diện được các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu và biểu cảm. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Gáo viên: Sgk, tài liệu liên quan 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ ? Em hãy nêu các bước xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm? b) Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Để làm được một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, chúng ta cần phải làm như thế nào? Hôm nay * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS: Đọc văn bản ''Món quà sinh nhật'' trong SGK/92 ? Xác định 3 phần mở bài, thân bài, kết bài? Nội dung chính của mỗi phần? - HS: Trả lời + P1 Từ đầu đến la liệt trên bàn. + P2 tiếp → chỉ gật đầu không nói. + P3 còn lại * Bài văn có 3 phần, mở bài, thân bài và kết bài. ? Truyện kể về việc gì? Sự việc I. Dàn ý của bài văn tự sự 1. Ví dụ Văn bản ''Món quà sinh nhật'' - Bố cục: 3 phần + Mở bài: Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật. + Thân bài: tập trung kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn. + Kết bài: cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật chính? - HS: Trả lời ? Ai là người kể chuyện? Ngôi kể? - HS: Trả lời ? Chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? - HS: Trả lời ? Sự việc xoay quanh nhân vật nào? - HS: Trả lời ? Ngoài ra còn có các nhân vật nào? - HS: Trả lời ? Diễn biến của câu chuyện như thế nào (mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc) - HS: Trả lời ? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng? - HS: Trả lời - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm sau đó treo bảng phụ ghi các yếu tố miêu tả và biểu cảm. ? Em hãy rút ra nhận xét, nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì? - Diễn biến của buổi sinh nhật - Ngôi thứ nhất: tôi (Trang) - Thời gian buổi sáng. - Không gian trong nhà Trang. - Hoàn cảnh: Ngày sinh của Trang có các bạn đến chúc mừng. - Sự việc xoay quanh nhân vật Trang (nhân vật chính) - Ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác. + Trang hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột. + Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân tình. + Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý. - Mở đầu: buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến. - Diễn biến: Trinh đến và giải toả những nỗi băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà độc đáo: 1 chùm ổi được Trinh chăm sóc từ nhỏ. - Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo. - Miêu tả: nhà tôi tấp nập ... chật cả nhà ... Trinh đang tươi cười ... - Tác dụng: miêu tả tỉ mỉ các diễn biến của buổi sinh nhật giúp người đọc hình dung ra không khí của nó, cảm nhận được tình bạn. - Biểu cảm: bồn chồn không yên, bắt đầu lo, tủi thân, giận mình, run run cảm ơn Trinh ... - Tác dụng: bộc lộ tình bạn chân thành, sâu sắc. - Trình tự thời gian kết hợp hồi ức (nhớ lại sự việc) + Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và - HS: Trả lời - HS: Đọc ghi nhớ sgk/95 * Hoạt động 3: Luyện tập ? Lập dàn ý văn bản ''Cô bé bán diêm'' - Gợi ý theo SGK/95 - HS: Làm việc theo nhóm + Nhóm 1: MB, KB + Nhóm 2: 2 lần quẹt diêm đầu. + Nhóm 3: 3 lần cuối - Các nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, kết luận ? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện được thể hiện ở chỗ nào? - HS: Trả lời tình huống xảy ra câu chuyện (có thể nêu kết quả, số phận của nhân vật trước) + Thân bài: kể lại diễn biến câu chuyện theo 1 trình tự nhất định. Trong khi kể, kết hợp miêu tả người, sự việc, thể hiện tình cảm, thái độ của người viết. - Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. 2. Ghi nhớ sgk/95 II. Luyện tập 1. Bài tập a) Mở bài - Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa. - Giới thiệu nhân vật chính: cô bé bán diêm. - Giới thiệu gia cảnh của nhân vật chính cô bé bán diêm. b) Thân bài * Lúc đầu do không bán được diêm nên: - Sợ không dám về nhà. - Tìm chỗ tránh rét. - Vẫn bị gió rét hành hạ đến nỗi đôi bàn tay đã cứng đờ ra. * Em bé quẹt từng que diêm để sưởi ấm cho mình: - Lần 1 tưởng như ngồi trước lò sưởi. - Lần 2 thấy một bàn ăn thịnh soạn. - Lần 3 thấy cây thông Nô-en, nến... - Lần 4 thấy bà đang mỉm cười. - Cuối cùng bật hết diêm để níu giữ bà * Miêu tả: ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, tuyết phủ kín mặt đất, diêm cháy và sáng rực lên, khăn bàn trắng tinh, hàng ngàn ngọn nến sáng rực... * Biểu cảm: + Chà! Giá quẹt 1 que diêm ... nhỉ? + Chà! ánh sáng kì dị làm sao? + Thật là dễ chịu... + Em chưa bao giờ thấy bà to lớn... → Các yếu tố này đan xen trong quá trình kể chuyện cảnh mộng tưởng và thực được tác giả miêu tả sinh động, kèm theo là suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật c) Kết bài - Em chết vì giá rét trong đêm giao thừa - Thái độ của mọi người vào sáng năm mới khi nhìn thấy thi thể em. * Hoạt động 4: Vận dụng - Lập dàn ý cho đề văn sau: Kể về một lần em mắc lỗi với người thân hoặc thầy cô giáo của em. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học sinh lập dàn bài theo ý tưởng của bản thân, đảm bảo bố cục của bài văn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU - Chuẩn bị bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi thứ nhất kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Ôn tập về ngôi kể + Đọc và tìm hiểu trước đoạn trích trong phần chuẩn bị luyện nói và thực hiện theo yêu cầu ********************************************************* Ngày giảng: 8B,C-04/11; 8A- 05/11/2020 Tiết 35: Bài 10 LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn tập về ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự. - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Gáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ Kiểm tra lại một lần nữa sự chuẩn bị của học sinh b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động Nói chuyện, kể chuỵên, thuyết minh một vấn đề nào đó trước mọi người là một kĩ năng rất cơ bản để có thể thuyết phục đuợc người nghe. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV: Hướng dẫn hs làm bài. ? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? - HS: Trả lời ? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể? - HS: Trả lời ? Lấy ví dụ về cách kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm (đoạn trích) đã học? - HS: Trả lời ? Tại sao người ta phải đổi ngôi kể? - HS: Trả lời I. Chuẩn bị ở nhà 1. Ôn tập về ngôi kể - Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như ''là có thật'' của câu chuyện. - Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. - Ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu. - Ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng... - Tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người. - GV: Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người ... - HS: Đọc đoạn văn trong SGK/110 ? Sự việc nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn? - HS: Trả lời ? Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn ? - HS: Trả lời ? Xác định các yếu tố miêu tả và nêu tác dụng của chúng? - HS: Trả lời ? Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích? - HS: Trả lời ? Muốn kể được theo ngôi thứ nhất cần phải thay đổi những gì? + Chị Dậu bằng tôi + Chuyển lời thoại thành lời kể + Chi tiết miêu tả, biểu cảm thành nội tâm nhân vật * Hoạt động 3: Luyện tập - HS: Trình bày trước nhóm - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét, kết luận Ví dụ: Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay 2. chuẩn bị luyện nói a) Tìm hiểu đoạn trích - Sự việc: Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu. - Nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng. - Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô: + Cháu van ông ...: van xin, nín nhịn + Chồng tôi đau ốm ... : bị ức hiếp, phẫn nộ + Mày trói ...: căm thù, vùng lên - Các yếu tố miêu tả: + Chị Dậu xám mặt... + Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện ... nham nhảm thét. + Anh chàng hầu cận ... ngã nhào ra thềm → Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù - Người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện - Người đàn bà con mọn chiến thắng anh chàng hầu cận. b) Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Kể theo ngôi thứ nhất, kết hợp nói với điệu bộ, cử chỉ, kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm. II. Luyện nói trên lớp - Luyện nói trước nhóm - Luyện nói trước lớp cai lệ và van xin ''Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho''. ''Tha này! tha này!'' vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi sấn đến để trói chồng tôi. Lúc ấy hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại: ''Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!'' Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng: ''Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ?'' Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với với sức xô của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi... - GV: Đánh giá, cho điểm, khuyến khích, động viên. * Hoạt động 4: Vận dụng - Học sinh nghe bạn trình bày, nhận xét cho bạn và nêu ý tưởng của bản thân * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học sinh trình bày bài theo ý tưởng của cá nhân V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT SAU Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng Việt + Từ tượng hình, từ tượng thanh + Trợ từ, thán từ + Tình thái từ *************************************************************** Ngày giảng: 8B,C- 05/11; 8A- 06/11/2020 Tiết 36 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại những kiến thức về Từ tượng hình, từ tượng thanh; đặc điểm của trợ từ, thán từ; chức năng của tình thái từ - Nắm được các dạng bài tập về từ tượng hình, từ tượng thanh; trợ từ, thán từ; tình thái từ 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động 3. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống - Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dung ngôn ngữ để giao tiếp, để trình bày, để viết đoạn văn, bài văn một cách phù hợp - Năng lực văn học: Học sinh biết nhận xét, phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học, trong các đoạn văn bài văn II. CHUẨN BỊ 1. Gáo viên: Sgk, tài liệu liên quan; Máy chiếu 2. Học sinh: Học kĩ bài trước khi đến lớp; chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Trình bày một phút, HĐ nhóm, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ Không, kết hợp trong giờ học b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động - Giáo viên dẫn dắt vào bài mới * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm I. Ôn tập phần lí thuyết Học sinh hoạt động nhóm cặp đôi (3p) - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét ? Tìm những câu thơ có sử dụng từ tượng hình hoặc từ tượng thanh? - Học sinh + Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bẩy nổi ba chìm với nước non + Chú bé loắt choắt Cái xắc sinh sinh Cái chân thoăn toắt Cái đầu nghênh nghênh + Lom khom dưới núi.... Lác đác bên sông Nhớ nước đau lòng co quốc quốc Thương nhà mỏi miệng các gia gia .......... ? Từ tượng hình, từ tượng thanh có tác dụng ntn trong diễn đạt? Học sinh thảo luận nhóm (cặp đôi)- 2p ? Trợ từ, thán từ có tác dụng gì trong câu? Cho ví dụ? - Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung - Ví dụ: Bạn Nam đi bộ những 2 km đến trường. -> những là trợ từ - A! Mẹ đã đi chợ về. -> A là thán từ - Họ sinh thảo luận theo nhóm bàn (3p) ? Tình thái từ có những chức năng gì? - Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung ? Cho ví dụ cụ thể - Bạn chưa làm bài tập à? - Bạn đưa quyển vở cho tớ với. 1. Từ tượng hình, từ tượng thanh - Từ tượng hình: Gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của người, vật - Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của người, của thiên nhiên - Tác dụng: Gợi tả hình ảnh, âm thanh, cụ thể sinh động, giàu sức biểu cảm 2.Trợ từ, thán từ - Trợ từ đi kèm với các từ ngữ trong câu thể hiện thái độ; đánh giá của người nói với các sự vật dược nói trong câu - Thán từ: Là những từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp; thán từ có thể tách thành câu riêng 3. Tình Thái từ - Chức năng: + Tạo câu nghi vấn + Tạo câu cầu khiến + Tạo câu cảm thán + Tạo sắc thái biểu cảm của người nói * Hoạt động 3: Luyện tập 1. Bài tập 1: Sắp xếp các từ sau vào các nhóm từ tượng hình và từ tượng thanh (Lộp bộp, liêu xiêu, ríu rít, đủng đỉnh, nghiêng ngả, oa oa, chậm chạp, róc rách, ù ù, bằng phẳng...) 2. Bài tập 2: Đặt câu với các từ tượng hình hoặc tượng thanh trên? 3. Bài tập 3: Đ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_33_den_36_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf