Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.

- Tác dụng của trợ từ và thán từ trong trường hợp cụ thể.

2. Phẩm chất.

- Trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc, tích cực trong học tập.

- Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học.

3. Năng lực.

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi

đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc,

viết, nói, nghe.

- Năng lực văn học:

+ HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích tình

huống giao tiếp.

+ Trình bày (viết và nói) được trợ từ, thán từ phù hợp với yêu cầu cần đạt trong giao

tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.

+ Nhận biết trợ từ, thán từ và giá trị của chúng trong văn miêu tả. Sử dụng trợ từ, thán

từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh phần I, tìm thêm một số ví dụ.

2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.

1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm

pdf13 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 19/10/2020 (8A2) Tiết 25 Tiếng việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ. - Tác dụng của trợ từ và thán từ trong trường hợp cụ thể. 2. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc, tích cực trong học tập. - Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học. 3. Năng lực. a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích tình huống giao tiếp. + Trình bày (viết và nói) được trợ từ, thán từ phù hợp với yêu cầu cần đạt trong giao tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống. + Nhận biết trợ từ, thán từ và giá trị của chúng trong văn miêu tả. Sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh phần I, tìm thêm một số ví dụ. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Hs quan sát và phát hiện sự giống và khác nhau của các câu sau: - Em làm được 3 bài tập. - Em làm được những 3 bài tập. - Em làm được có 3 bài tập. ? Tại sao có sự khác nhau, thêm từ ấy vào để làm gì, nó là từ loại gì? - Hs bộc lộ. - GV dẫn vào bài. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV &HS Nội dung PP: nêu và giải quyết vấn đề. KT: đặt câu hỏi, động não. Hs: Đọc, quan sát, so sánh 3 câu trong sgk (69). Gv: treo VD lên bảng * TL nhóm bàn 3 phút. ? So sánh 3 câu và rút ra điểm khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 3 câu đó? - Giống nhau: thông báo sự việc nó ăn hai bát cơm - Khác nhau: + Câu 1: thông báo khách quan về việc nó ăn hai bát cơm + Câu 2: thêm từ những nhấn mạnh việc nó ăn như thế là nhiều + Câu 3: thêm từ có hàm ý nó ăn như vậy là hơi ít. ? Các từ “có, chính, ngay, những” vốn thuộc những từ loại nào đã học? - chính, ngay: tính từ - có: ĐT; những: lượng từ ? Nếu bỏ các từ đó đi nghĩa của câu có thay đổi ko? ? Các từ “ những; có” đi kèm các từ nào trong câu ? Nó có tác dụng gì? GV: Cần lưu ý hiện tượng đồng âm khác loại này (Dựa vào các đặc tính ngữ pháp, ngữ nghĩa của mỗi loại từ để phân biệt). Gv: Khái quát nội dung ghi nhớ HS làm nhanh BT 1 Hs: Đọc ví dụ sgk Gv: Ghi các từ in đậm lên bảng. ? Các từ “này, a, vâng” trong những đoạn trích biểu thị điều gì? Hs: Trình bày ? Tìm một số từ để gọi đáp và bộc lộ I. Trợ từ 1. Ví dụ: -> Những, có đi kèm với từ hai bát cơm để nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu => Trợ từ 2. Bài học: sgk II. Thán từ 1. Ví dụ sgk - Này: Gọi -> Tác dụng: tạo sự chú ý ở người đối thoại. - A: biểu thị thái độ tức giận. - Vâng: Đáp lại lời người khác một cách lễ phép. cảm xúc khác thường vẫn hay sử dụng trong cuộc sống? - Gọi đáp: ơi, dạ, ờ, ừ... - Cảm xúc: ôi, ái ơ, ô hay, trời ơi, than ôi, hới ôi.. ? Chức vụ ngữ pháp của các từ “này, a” ở ví dụ a khác chức vụ ngữ pháp của các từ “này, vâng” ở ví dụ b như thế nào? Gv: Những từ có vai trò như các từ trên gọi là thán từ. ? Vậy thế nào là thán từ? ? Vị trí và đặc tính ngữ pháp của nó? ? Thán từ gồm mấy loại? Đó là những loại nào? Gv: Khái quát lại Hs: Đọc ghi nhớ. ? Đặt câu có sử dụng các thán từ thích hợp? + A! Mẹ đã về. + Này! Nhìn kìa! + Vâng! Con lên ngay đây. + Ôi! buổi chiều thật tuyệt. + Ừ! cái cặp ấy được đấy. + Ơ! Em cứ tưởng ai hoá ra là anh. * HĐ 3: LUYỆN TẬP Hs: đọc, nêu yêu cầu bài tập. Hs: HĐ nhóm bàn (2p). ? Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm? Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày. -> Gọi nhóm khác nhận xét. Giáo viên đánh giá. ? Tìm các thán từ trong các câu đã cho? Hs: hoạt động cá nhân. báo cáo, nhận xét. -> VD a: “Này, a” có khả năng đứng 1 mình tạo thành câu đặc biệt. -> VD b: “Này, vâng” làm thành phần biệt lập của câu không có quan hệ ngữ pháp với các thành phần khác. => Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. - Vị trí: Thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành 1 câu đặc biệt. - Các loại thán từ: có 2 loại + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. + Gọi đáp. 2. Bài học: sgk III. Luyện tập Bài tập 2: - lấy không có 1 lá thư, không có lời nhắn gửi, không có 1 đồng quà. - nguyên chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao. - đến quá vô lí. - cả nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường. - cứ nhấn mạnh 1 việc lặp lại nhàm chán. Bài tập 3: Các thán từ: a. này, à b. ấy c. vâng. Gv: nhận xét, sửa. Hs: Đọc xác định yêu cầu bài tập. Hs: làm bài tập trình bày ý kiến. d. chao ôi. e. hỡi ơi. Bài tập 4: - Kìa: tỏ ý đắc chí; ha ha: khoái chí - ái ái: tỏ ý van xin; than ôi: tỏ ý nuối tiếc. * HĐ4: VẬN DỤNG - Gợi ý BT6: Nghĩa đen: dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép, nghĩa bóng: nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ ? Xây dựng cuộc đối thoại giữa em và bạn (chủ đề tự chọn) sử dụng trợ từ hoặc thán từ? * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO ? Tìm trong các văn bản thơ, văn, đoạn văn có sử dụng trợ từ và thán từ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Xem trước bài: Tình thái từ. - Đọc VD và trả lời câu hỏi SGK. + Thế nào là tình thái từ? + Có mấy loại tình thái từ? - Nghiên cứu trước các bài tập trong phần luyện tập. Ngày dạy: 21/10/2020 (8A2) Tiết 26 Tiếng việt: TÌNH THÁI TỪ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được thế nào là tình thái từ và các loại tình thái từ. - Cách sử dụng tình thái từ. 2. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc, tích cực trong học tập. - Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học. 3. Năng lực. a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng đọc và tìm hiểu, phân tích tình huống giao tiếp. + Trình bày (viết và nói) được tình thái từ phù hợp với yêu cầu cần đạt trong giao tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống. + Nhận biết tình thái từ và giá trị của chúng trong văn bản. Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, phiếu học tập, bài tập tham khảo. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là thán từ? Đặt câu có sử dụng thán từ? ? Có mấy loại thán từ? Đặc tính ngữ pháp của chúng? 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” Cho các từ: à, nhé, hử, chứ, ạ, nào. (Có 3 đội, mỗi đội lên viết câu có chứa các từ trên. Đội nào viết đúng câu và nhanh hơn sẽ chiến thắng). ? Các từ à, nhé, hử, chứ, ạ, nào đưa vào câu có tác dụng gì? - HS trả lời, GV dẫn vào bài. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV &HS Nội dung PP: nêu và giải quyết vấn đề. KT: đặt câu hỏi, động não, chia nhóm. - HS: Đọc ví dụ sgk mục I trên bảng phụ. ? Các câu a, b, c thuộc kiểu câu gì nếu xét theo mục đích nói? ? Nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? (xét về ý nghĩa và kiểu câu: câu a: hỏi -> Không còn là câu nghi vấn, câu b: khuyên nhủ -> không còn là câu cầu khiến , câu c: bộc lộ cảm xúc -> Không còn là câu cảm thán)=> Thay đổi hình thức ? Các từ in đậm này được thêm vào trong câu để làm gì? - HĐ động não ? Ở ví dụ d, từ ''ạ'' biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói? - lễ phép, kính trọng. ? Những từ in đậm kể trên là tình thái từ, vậy thế nào là tình thái từ? I. Chức năng của tình thái từ 1. Ví dụ: - à -> tạo câu nghi vấn. - đi -> tạo câu cầu khiến. - thay -> tạo câu cảm thán. - ạ -> biểu thị sắc thái tình cảm. =>Tình thái từ: những từ thêm vào câu ? Nhìn vào khái niệm, em thấy TTT chia làm mấy loại? Là những loại nào? ? Tìm các từ ngữ chỉ ý TTT tương ứng? HS: Đọc ghi nhớ sgk trang 81. *GV lưu ý HS phân biệt TTT với từ đồng âm khác nghĩa: - Tôi với bạn. - Cứu tôi với! *GV lưu ý HS phân biệt TTT với trợ từ, thán từ: - A! Lão già tệ lắm! ( Thán từ) - Em chào cô ạ! ( TTT) + Giống: Biểu thị T/C, cảm xúc. + Khác nhau: Thán từ TTT - Thường đứng đầu câu. - Có thể tách thành câu riêng. - Thường đứng cuối câu. - Không thể tách thành câu riêng. Làm bài tập 1: Xác định tình thái từ trong câu. a. Em thích trường nào thì thi vào... ĐT b. Nhanh lên nào, anh em ơi ! (CK) TTT c. Làm như thế mới đúng chứ ! (CT) TTT d. Tôi đã khuyên... chứ có phải không đâu. TT e. Cứu tôi với. (CK) TTT g. Nó đi chơi với bạn từ sáng. QHT h. Con cò ở đằng kia. CT i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.TTT HS đọc ví dụ sgk GV phát phiếu học tập, HS HĐ nhóm 2( 3p) HS thảo luận, báo cáo, nhóm khác nhận để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và biểu thị sắc thái biểu cảm. - Phân loại: gồm 4 loại TTT: + Nghi vấn: à, ư, hử, chăng + Cảm thán: đi, nào, với + Cảm thán: thay, sao + Biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà.. 2. Bài học sgk II. Sử dụng tình thái từ. 1. Ví dụ Ngữ liệu Kiểu câu Sắc thái tình cảm Quan hệ xã hội Bạn chưa Nghi vấn Thân mật Ngang xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận ? Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì? Hs: Đọc ghi nhớ. Gv: Nhấn mạnh ghi nhớ. * HĐ 3: LUYỆN TẬP HS: Đọc, nêu yêu cầu bài tập. ? Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong các câu đã cho? Hs: HĐ nhóm bàn - 5 phút -> Trả lời -> GV chốt KT. ? Đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy? - Học sinh đặt câu + Chú ý: Cần phân biệt tình thái từ ''mà'' với quan hệ từ ''mà'', tình thái từ ''đấy'' với chỉ từ ''đấy'', tình thái từ ''thôi'' với ĐT ''thôi'', tình thái từ ''vậy'' với đại từ ''vậy''. về à? hàng ( tuổi tác) Thầy mệt ạ? Nghi vấn Lễ phép, kính trọng Thầy – trò( Thứ bậc) Bạn giúp tôi một tay nhé! Câù khiến Thân mật Ngang hàng ( tuổi tác) Bác giúp cháu một tay ạ! Cầu khiến Lễ phép, kính trọng Lớn – bé( Tuổi tác) -> Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 2. Bài học: sgk III. Luyện tập 1. Bài tập 2: a. chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định. b. chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được. c. ư: hỏi, với thái độ phân vân. d. nhỉ: thái độ thân mật. g. vậy: thái độ miễn cưỡng. h. cơ mà: thái độ thuyết phục. Bài tập 3: * HĐ4: VẬN DỤNG ? Xây dựng cuộc đối thoại giữa em và bạn (chủ đề: học tập) có sử dụng tình thái từ? * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO ? Tìm trong các văn bản thơ, văn, đoạn văn có sử dụng tình thái từ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng việt + Ôn lại kiến thức Tiếng Việt từ đầu học kì 1: Từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ, tình thái từ. Ngày dạy: 21/10/2020 (8A2) Tiết 27 Tập làm văn: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Nắm được các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự. 2. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc, tích cực trong học tập. - Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học. 3. Năng lực. a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự + Trình bày (viết và nói) được một văn bản tự sự tóm tắt phù hợp với yêu cầu cần đạt trong giao tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống. + Nhận biết một văn bản tự sự tóm tắt. Sử dụng một văn bản tự sự tóm tắt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: bảng phụ, bài tập tham khảo. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tác dụng của LK đoạn văn trong văn bản? Các cách LK đoạn văn trong văn bản? 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta cần trao đổi nhiều thông tin nhưng ko thể nói dài hoặc nói không đầy đủ nội dung. Khi muốn truyền đạt một thông tin nào đó chúng ta phải tóm tắt ngắn gọn và đẩy đủ nội dung cần truyền .Vậy việc tóm tắt thông tin là rất cần thiết... * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm PP: Nêu và giải quyết vấn đề. KT: đặt câu hỏi, động não. ? Em hãy kể tên các văn bản tự sự đã học? ? Kể các yếu tố trong văn bản tự sự thường có? I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự 1. Ví dụ: - Văn bản tự sự thường là những văn bản có cốt truyện với các nhân vật, chi tiết và sự kiện tiêu biểu. Bên cạnh đó là nhiều yếu tố chi tiết phụ khác sinh động, hấp dẫn, có hồn. ? Dựa vào kiến thức đã học về văn bản tự sự, cho biết yếu tố quan trọng nhất trong văn bản tự sự là gì? - Những yếu tố quan trọng nhất trong văn bản tự sự: sự việc và nhân vật chính cốt truyện và nhân vật chính) ? Ngoài ra văn bản tự sự còn có những yếu tố nào khác? - Những yếu tố khác: miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết phụ... ? Vậy khi tóm tắt ta phải dựa vào những yếu tố nào là chính? - Khi tóm tắt phải dựa vào cốt truyện và nhân vật chính. ? Theo em tóm tắt văn bản tự sự nhằm mục đích gì? - Mục đích: Ghi lại nội dung chính của văn bản để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết. ? Em hãy chọn câu trả lời đúng - SGK/ trang 60 ?Tại sao em lựa chọn? Hs: Đáp án b: Ghi lại một cách ngắn gọn trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự. ? Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Gv: Khái quát nội dung bài học. Hs: Đọc ví dụ sgk. ? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của của bản nào? - Văn bản kể lại nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Dựa vào đâu mà em biết điều đó? - Dựa vào các nhân vật, sự việc chính và các chi tiết tiêu biểu của truyện. ? Văn bản trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không? => Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn những nội dung chính (sự việc chính và nhân vật chính). 2. Bài học: sgk II. Cách tóm tắt văn bản tự sự 1. Những yếu cầu đối với văn bản tóm tắt a. Ví dụ: sgk Hs: Nêu được nội dung chính của văn bản. Thảo luận nhóm bàn 3 phút ? Văn bản trên có gì khác với văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" các em đã học lớp 6? - Độ dài: Văn bản tóm tắt ngắn hơn. - Số lượng: nhân nhân, sự việc ít hơn, chỉ chọn nhân vật và sự việc chính. - Lời văn: của người tóm tắt. ? Từ sự việc trên hãy cho biết yêu cầu đối với văn bản tóm tắt? Hs: Trình bày Gv: Khái khát nội dung bài học 2 sgk Hs: Gấp sách GK Hoạt động nhóm 4 - 5 phút. ? Muốn viết được văn bản tóm tắt ta phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào? ? Như vậy qua bài cho biết: Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự? Một văn bản tón tắt cần đảm bảo những yêu cầu nào? Các bước tóm tắt một văn bản tự sự? Gv: Khái quát toàn bộ bài học. Hs: Đọc toàn bộ ghi nhớ. - Phản ánh trung thành nội dung văn bản, không thêm bớt hay khen, chê. - Tóm tắt ngắn gọn: sự việc, nhân vật, chi tiết tiêu biểu bằng lời văn của mình. b. Bài học sgk trang 61 2. Các bước tóm tắt văn bản - Đọc kĩ toàn bộ văn bản tóm tắt. - Xác định nội dung chính: chọn sự việc, nhân vật chính, chi tiết tiêu biểu. - Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí. - Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình. 3. Bài học: sgk trang 61. * HĐ4: VẬN DỤNG ? Xây dựng cuộc đối thoại giữa em và bạn (chủ đề: học tập) có sử dụng tình thái từ? * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO ? Tìm trong các văn bản thơ, văn, đoạn văn có sử dụng tình thái từ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự + Đọc lại văn bản Lão Hạc, ; Tức nước vỡ bờ + Thực hiện các yêu cầu phần luyện tập. Ngày dạy: 24/10/2020 (8A2) Tiết 28 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. - Tích hợp với các văn bản văn và các kiến thức về tiếng Việt đã học. 2. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Có ý thức nghiêm túc, tích cực trong học tập. - Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học. 3. Năng lực. a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + HS thực hiện và thực hiện thành thạo kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự + Trình bày (viết và nói) được một văn bản tự sự tóm tắt phù hợp với yêu cầu cần đạt trong giao tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống. + Nhận biết một văn bản tự sự tóm tắt. Sử dụng một văn bản tự sự tóm tắt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: bảng phụ, bài tập tham khảo. 2. Học sinh: Thực hiện yêu cầu tiết luyện tập theo sgk. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự. 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Tóm tắt văn bản tự sự là một việc làm thường xuyên khi tiếp xúc với một văn bản tự sự. Để rèn luyện cách tóm tắt một văn bản tự sự -> luyện tập. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm Gv: Khái quát kiến thức tiết 1 ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? I. LÍ THUYẾT 1. Tóm tắt văn bản tự sự Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ? Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự? * HĐ 3: LUYỆN TẬP PP: nêu và giải quyết vấn đề... KT: đặt câu hỏi, động não... HS: Đọc BT 1 sgk * Thảo luận nhóm bàn (5p): ? Bản liệt kê đã nêu được những gì? ? Nhận xét cách sắp xếp các ý? ? Sắp xếp lại các sự việc theo một thứ tự hợp lí? Hs: Đại diện nhóm trình bày. Gv: Gọi nhóm khác nhận xét. -> Giáo viên đánh giá đưa ra đáp án đầy đủ nhất. ? Hãy viết tóm tắt truyện ''Lão Hạc'' bằng 1 văn bản ngắn gọn (10 dòng). - Học sinh viết bản tóm tắt. - Học sinh đọc bản tóm tắt. - Học sinh khác nhận xét. - GV nhận xét, sửa. ? Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ''? ngắn gọn những nội dung chính (sự việc chính và nhân vật chính). 2. Các bước tóm tắt văn bản tự sự Đọc kĩ hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp theo trình tự hợp lí viết thành văn bản tóm tắt. II. Luyện tập Bài tập 1 - Bản tóm tắt đã nêu tương đối đầy đủ các sự việc, nhân vật chính - Sắp xếp lại: Trình tự : b, a, d, c, g, e, i, h, k. - Tóm tắt: Lão Hạc vợ chết sớm. Lúc này lão Hạc chỉ có 1 người con trai, 1 mảnh vườn và 1 con chó vàng.Vì không có tiền cưới vợ cho con con trai lão đi đồn điền cao su lão chỉ còn lại lão Hạc và cậu Vàng, hàng ngày ở nhà lão làm thuê kiếm sống nhưng rồi mất mùa, hoa màu thất thu lão Hạc bị ốm nặng. Vì muốn giữ vườn cho con lão phải bán chó; lão buồn bã đau xót vô cùng. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy nhưng thì ra lão Hạc xin bả chó là để chuẩn bị cái chết cho mình. Lão bỗng nhiên chết, cái chết dữ dội dữ dội khiến cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo. Bài tập 2. - Nhân vật chính trong đoạn trích: Tức nước vỡ bờ là chị Dậu. - Sự việc tiêu biểu là chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và chống lại cai lệ người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu. ? Viết bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng)? - Gọi học sinh trình bày. - Gọi học sinh khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá. ? Có ý kiến cho rằng văn bản ''Tôi đi học'' và ''Trong lòng mẹ'' rất khó tóm tắt, em thấy có đúng không? Vì sao? HS: Thảo luận nhóm bàn 5 phút HS trình bày ý kiến. Gv: Nhận xét chuẩn xác. - Viết phần tóm tắt: Anh Dậu bị ốm nặng đến nỗi còn run rẩy chưa kịp húp được ít cháo nào thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới, quát tháo om sòm. Anh Dậu lăn ra bất tỉnh, chúng còn mỉa mai nói anh Dậu giả vờ. Chị Dậu nhẫn nhịn van xin nhưng cai lệ đã đánh chị và đòi trói anh Dậu lôi ra đình thì chị đã vùng lên chống trả quyết liệt. Chị đã đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Cuối cùng phần thắng đã thuộc về chị Dậu. Bài tập 3. Đây là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình); các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt. * HĐ4: VẬN DỤNG Đọc thêm trong SGK - tr62; 63: tóm tắt truyện “ Dế mèn phiêu lưu kí” và “Quan Âm thị kính” * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO ? Tìm đọc các văn bản tóm tắt trong chương trình Ngữ văn THCS. ? Nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự và yêu cầu đối với văn bản tóm tắt. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Soạn bài tiếp theo: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự + Đọc, nghiên cứu bài học + Làm bài tập sgk.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_25_den_28_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf
Giáo án liên quan