Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105 đến 112 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Số lượng hành động nói khá lớn nhưng chỉ qui lại một số kiểu khái quát nhất định.

Có thể dùng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện một hành động nói.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà

- Trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu, hướng dẫn của thầy cô giáo

3. Năng lực

* Năng lực chung

- Tự chủ, tự học: Tự tìm đọc các tài liệu liên quan đến nội dung của bài học

- Hợp tác và giao tiếp: Chia sẻ với bạn bè những hiểu biết của bản thân; biết sử dụng

ngôn ngữ một cách phù hợp trong các tình huống cụ thể

- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Tự mình giải quyết các vấn đề trong bài học, mạnh dạn

đưa ra ý kiến của bản thân trước các tình huống cụ thể

* Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để nói và viết

- Năng lực văn học: Biết dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, chân dung Nguyễn Trãi.

- Tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

pdf24 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105 đến 112 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A,C- 22/03; 8B-23/03/2021 TÊN BÀI DẠY: Bài 24 HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiếp theo) Môn học (hoạt động giáo dục) Ngữ Văn Lớp 8 Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 105) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Số lượng hành động nói khá lớn nhưng chỉ qui lại một số kiểu khái quát nhất định. Có thể dùng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện một hành động nói. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà - Trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu, hướng dẫn của thầy cô giáo 3. Năng lực * Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Tự tìm đọc các tài liệu liên quan đến nội dung của bài học - Hợp tác và giao tiếp: Chia sẻ với bạn bè những hiểu biết của bản thân; biết sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp trong các tình huống cụ thể - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Tự mình giải quyết các vấn đề trong bài học, mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân trước các tình huống cụ thể * Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để nói và viết - Năng lực văn học: Biết dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, chân dung Nguyễn Trãi. - Tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút) a. Mục tiêu: HS hiểu mỗi hành động nói đều hướng đến một mục đích nhất định. - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu b. Nội dung: So sánh mục đích của các hành động nói c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng d. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: nêu câu hỏi Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa hai câu: a, Em hãy học bài đi! b, Em đang học bài à? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs - Dự kiến sản phẩm: * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng * Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét đánh giá -> Mỗi hành động nói đều hướng đến một mục đích nhất định. Vậy để thực hiện hành động nói ntn cho có hiệu quả, phù hợp với nội dung giao tiếp chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Cách thực hiện hành động nói. a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được Mỗi kiểu câu thực hiện một hành động nói, cách thực hiện một hành động nói. b. Nội dung: Tìm hiểu ví dụ và rút ra cách thực hiện hành động nói c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu 1. Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau đây. Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và đánh dấu (-) vào ô không thích hợp theo bảng tổng hợp kết quả bên dưới. 2. Dựa theo cách tổng hợp kết quả ở bài tập trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em đã biết. Cho ví dụ minh họa. 3.Rút ra kết luận có mấy kiểu hành động nói thường gặp? * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs - Dự kiến sản phẩm: Câu Mục đích 1 2 3 4 5 Hỏi Trình bày + + + Điều khiển - - Hứa hẹn Bộc lộ cảm xúc I. Cách thực hiện hành động nói 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: Mục đích Kiểu câu Hỏi Trình bày (báo tin, kể, tả...) Điểu khiển (cầu khiến, đe dọa...) Hứa hẹn Bộc lộ tình cảm cảm xúc Nghi vấn Cách dùng trực tiếp - Bạn có mệt không? Cách dùng gián tiếp - Em có nghín đi không thì bảo? Cách dùng gián tiếp - Sao bình minh lại đẹp thế nhỉ? Cầu khiến Cách dùng trực tiếp - Bạn đừng ham chơi nữa ! Cảm thán Cách dùng trực tiếp - Chao ôi, bông hoa này đẹp biết bao! Trần thuật Cách dùng trực tiếp - Tôi có một đứa em gái học lớp năm. Cách dùng gián tiếp - Mình hứa sẽ không đánh cậu nữa. Cách dùng gián tiếp - Tôi rất ân hận về việc làm của mình. * Báo cáo kết quả: Hs trả lời * Đánh giá kết quả: - Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Gv: - Ở VD thứ nhất, chúng ta thấy cùng là câu trần thuật nhưng thực hiện hai kiểu hành động nói trình bày (vốn là chức năng chính của nó) và điều khiến (chức năng phụ- vốn là chức năng của câu cầu khiến) Ở bảng 2 chúng ta thấy : - Câu nghi vấn thực hiện hành động hỏi (vốn là chức năng chính của nó), điều khiển (chức năng phụ- vốn là chức năng của câu cầu khiến), bộc lộ tình cảm cảm xúc (chức năng phụ- vốn là chức năng của câu cảm thán). - Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó được gọi là cách dùng trực tiếp. - Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu khác được gọi là cách dùng gián tiếp. - Câu trần thuật. - Mục đích: + Trình bày. -> Cách dùng trực tiếp + Điều khiển -> Cách dùng gián tiếp. ? Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK/71? HS đọc ghi nhớ. HS đọc 3. Ghi nhớ: sgk/71 II. Luyện tập 2. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (23 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hình thức và chức năng của hành động nói để làm bài tập. b. Nội dung: Làm bài tập c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: Bài tập 1,2,3,4,5 - HS: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm - Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs - Dự kiến sản phẩm: 1. Bài tập 1: a. Từ xưa các bậc trung thần đời nào không có? (Khẳng định). b. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi có được không ? (Hành động phủ định). c. Lúc bấy giờ, .. được không? (Hành động khẳng định). d. Vì sao vậy ? (hỏi gây sự chú ýý). e. Nếu vậy, rồi đây,..trời đất nữa? (Hành động phủ định.) -> Câu a tạo tâm thế cho các tướng sĩ. Câu b, c, d thuyết phục, động viên, khích lệ tướng sĩ. Câu e: khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng bảo vệ đất nước. 2. Bài tập 2: a, Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi. b, Điều mong muốn. cách mạng thế giới. => Dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình. 3. Bài tập 3: Dế Choắt: - Song anh cho phép. - Anh đã nghĩ thương em như thế này.. Dế Mèn: Được, chú mình cứ nói.. - Thôi, im cái điệu hát dầm sùi sụt ấy đi. NX: - Dế Choắt yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn. - Dế Mèn ỉ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, hách dịch. 4. Bài tập 4: - Có thể dùng cả năm cách - Cách (b) và (e) nhã nhặn, lịch sự hơn. 5. Bài tập 5: - Hành động (a) hơi kém lịch sự. - Hành động (b) dí dỏm, hài hước. * Báo cáo kết quả: - HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3 * Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: Phân biệt các kiểu hành động nói cụ thể c. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh d. Tổ chức h oạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Gv: chuyển giao nhiệm vụ - Hành động trình bày, bộc lộ cảm xúc gồm những hành động cụ thể nào? - Hành động giao kết, tuyên bố gồm những hành động cụ thể nào? - So sánh giữa hành động điều khiển và hành động tuyên bố. - Hs: tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: làm việc cá nhân - Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết - Dự kiến sản phẩm: * Báo cáo kết quả: Hs trình bày * Đánh giá kết quả: + Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá + GV đánh giá câu trả lời của HS. -> GV chốt kiến thức. ***************************************************************** Ngày giảng: 8A,C-22/3; 8B- 24/03/2021 TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Phần tập làm văn Môn học (hoạt động giáo dục) Ngữ Văn Lớp 8 Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 106) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về phương thức thuyết minh một cách làm, thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà - Trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu, hướng dẫn của thầy cô giáo 3. Năng lực * Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Tự tìm đọc các tài liệu liên quan đến nội dung của bài học - Hợp tác và giao tiếp: Chia sẻ với bạn bè những hiểu biết của bản thân; biết sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp trong các tình huống cụ thể - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Tự mình giải quyết các vấn đề trong bài học, mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân trước các tình huống cụ thể * Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để nói và viết - Năng lực văn học: Viết được đoạn văn, bài văn thuyết minh về một món ăn, trò chơi của dân tộc, địa phương em II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: Máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU a. Mục tiêu : - Tạo hứng thú, thấy được quê hương, đất nước ta có rất nhiều những phong cảnh đẹp, có giá trị - Tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước b. Nội dung : Quan sát, hình ảnh, kết hợp với tham quan thực tế c. Sản phẩm của học sinh : Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện - Giáo viên cho học sinh quan sát các cảnh đẹp của đất nước (Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha Kẻ Bàng ; Vườn quốc gia Cúc Phương ; Sa Pa) ? Các hình ảnh trên gợi cho em đến những cảnh đẹp nào của đất nước ? ? Em có những hiểu biết gì về những thắng cảnh đó ? ? Tình cảm của em về những cảnh đẹp đó ? - Học sinh suy nghĩ và trả lời cá nhân - Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo chốt và dẫn dắt vào bài ? Địa phương em có cảnh đẹp nào ? - Học sinh trả lời - Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2. HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Tìm hiểu một cảnh đẹp của quê hương em a. Mục tiêu - Học sinh biết được những cảnh đẹp ở quê hương - Học sinh biết trình bày những hiểu biết của bản thân về cảnh đẹp quê hương, giới thiệu cho bạn bè, thầy cô b. Nội dung : Tìm hiểu một cảnh đẹp của quê hương c. Sản phẩm của học sinh : Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện - Giáo viên nêu yêu cầu ? Kể tên cảnh đẹp ở địa phương em ? ? Nêu những hiểu biết của em về cảnh đẹp đó ? - Học sinh trình bày ; giáo viên nhận xét, chốt các cảnh đẹp 3. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP+ HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG * Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về a. Mục tiêu : - Học sinh vận dụng cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, trình bày những hiểu biết về một cảnh đẹp của địa phương - Củng cố cách làm bài văn thuyết minh b. Nội dung : Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về một cách làm c. Sản phẩm của học sinh : Bài làm của học sinh d. Tổ chức thục hiện : - Giáo viên nêu yêu cầu ? Viết bài văn thuyết minh về một cảnh đẹp em biết. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên quan sát và đôn đốc, hướng dẫn học sinh hoàn thiện bài viết ******************************************************************* Ngày giảng: 8A,B,C- 24/03/2021 TÊN BÀI DẠY: Bài 24. Tập làm văn VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM Môn học (hoạt động giáo dục) Ngữ Văn Lớp 8 Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 107) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận thức được tầm quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các cách diễn dịch, qui nạp. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà - Trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu, hướng dẫn của thầy cô giáo 3. Năng lực * Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Tự tìm đọc các tài liệu liên quan đến nội dung của bài học - Hợp tác và giao tiếp: Chia sẻ với bạn bè những hiểu biết của bản thân; biết sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp trong các tình huống cụ thể - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Tự mình giải quyết các vấn đề trong bài học, mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân trước các tình huống cụ thể * Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để nói và viết - Năng lực văn học: Hs biết trình bày luận điểm bằng một đoạn văn theo các lối diễn dịch hoặc qui nạp II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU ( 3 phút) a. Mục tiêu: - HS hiểu luận điểm, cách lập luận, bố cục), luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu b. Nội dung: Củng cố đặc điểm của luận điểm ; cách trình bày luận điểm c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng d. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: chuyển giao nhiệm vụ: Câu 1: Luận điểm là gì? có mấy cách trình bày đoạn văn thường gặp? Câu 2: Trong “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi đã đưa ra quan điểm xác định chủ quyền của một quốc gia, một dân tộc như thế nào? Hãy phân tích làm rõ điều đó. - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs - Dự kiến sản phẩm: Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền (8 câu) - Xác định độc lập, chủ quyền: + Văn hiến: lâu dài + Cương vực lãnh thổ: Núi sông, bờ cõi .. + Phong tục tập quán: Phong tục Bắc - Nam + Lịch sử, chế độ: Triệu, Đinh, Lý, Trần – Hán, Đường, Tống, Nguyên – phép đối xứng. - Lập luận: + Từ ngữ: Từng nghe, như, vốn, đã lâu, từ, cùng, tuy, song; + Dùng biện pháp so sánh đối chiếu tương ứng. => Bằng lập luận, phép đối chiếu tác giả vạch rõ thế nào là đất nước độc lập có chủ quyền. * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng * Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét đánh giá Luận điểm có thể nằm ở đầu hoặc ở những vị trí khác trong đoạn văn. Khi viết câu văn mang luận điểm ta thường sử dụng những cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Trình bày luận điểm thành một đoạn văn a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được + Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận. + Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. b. Nội dung: Cách trình bày đoạn văn có luận điểm c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm lớn (7 phút) * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu; 1. Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn? 2. Nhận xét vị trí các câu chủ đề trong mỗi đoạn văn (đầu I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn 1. Ví dụ 2. Nhận xét đọan hay cuối đoạn)? 3. Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn? 4. Từ hai VD trên, em hãy nhận xét có mấy cách trình bày đoạn văn ? Đó là những cách nào? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs - Dự kiến sản phẩm: 1. Câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn: a, Thật là chốn hội tụ .muôn đời. b, Đồng bào ta ngày nay .ngày trước. 2. Vị trí các câu chủ đề trong mỗi đoạn văn : - Đ1: Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn. - Đ2: Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. 3. - Đ1: được viết theo cách quy nạp. - Đ2: được viết theo cách diễn dịch. * Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn: + Để làm sáng tỏ luận điểm “Thành Đại La thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của các đế vương muôn đời”, tác giả đưa ra những luận cứ : - Thành Đại La vốn là kinh đô cũ của Cao Vương. - Vị trí: trung tâm trời đất. - Thế đất qúy hiếm: rồng cuộc, hổ ngồi. - Dân cư: đông đúc, muôn vật phong phú tốt tươi. - Nơi thắng địa (Chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp). + Ở đoạn văn (b) để làm sáng tỏ cho luận điểm “Đồng bào ngày trước” tác giả đưa ra những luận cứ : - Theo lứa tuổi: cụ già, nhi đồng trẻ thơ. - Theo không gian, vùng miền: kiều bào ở nước ngoài – vùng bị tạm chiến trong nước; miền xuôi – miền ngược. - Theo vị trí công tác, ngành nghề: chiến sĩ ngoài mặt trận – công chức ở hậu phương – công nhân – nông dân - điều chủ. * Báo cáo kết quả: Hs trả lời * Đánh giá kết quả: - Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá * Chuyển giao nhiệm vụ: TLN (7 phút) - Giáo viên: nêu yêu cầu 1. Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận của đoạn văn? 2. Cách lập luận trên có tác dụng gì (Cách lập luận trong đoạn - Câu chủ đề của đoạn văn: + Diễn đạt ngắn gọn, rõ ý, chính xác nội dung luận điểm. + Vị trí: nằm ở đầu đoạn (cách diễn dich) hoặc cuối đoạn (cách quy nạp). - Luận cứ phải đầy đủ, toàn diện. văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyêt phục mạnh mẽ không? 3. Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trên trong đoạn văn? Nếu tác giả đưa nhận xét về Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng ... thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu qủa diễn đạt đoạn văn có thay đổi không ? Vì sao? 4. Trong đoạn văn những cụm từ “chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó” được sắp xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có tác dụng gì (có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không)? Vì sao? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: làm việc cá nhân. - Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs - Dự kiến sản phẩm: 1. - Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. - Luận điểm: Bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó.-> Đoạn quy nạp. - Sử dụng tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, qúy chó, mua chó, sung sướng bù khú với chó/ bên cạnh giọng chó má với người bán chó (chị Dậu). 2. Cách lập luận trên làm rõ bản chất chó má của giai cấp địa chủ (vợ chồng Nghị Quế). 3. - Cách đưa các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm rất đầy đủ, chặt chẽ, sắp xếp các ý theo thứ tự hợp lí -> Nếu thay đổi sẽ làm cho luận điểm bị mờ nhạt đi, đoạn văn rời rạc không liên kết. 4.Cách viết ấy làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn. Vì nó chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn xoáy sâu vào luận điểm, vào vấn đề làm nổi bật bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú hơn. * Báo cáo kết quả: Hs trả lời * Đánh giá kết quả: - Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Lập luận phải có sự liên kết chặt chẽ, theo một trật tự hợp lí. - Lời văn diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục. 3. Ghi nhớ: sgk/ 81 II. Luyện tập: 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (23 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về Luận điểm, các mối quan hệ của luận điểm trong bài văn nghị luận giải quyết các bài tập. b. Nội dung: HĐ cá nhân (bài 3,4), HĐ cặp đôi (bài 1), HĐ nhóm (b2). c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: Bài tập 1, 2, 3, 4 - HS: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ: - HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm - Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs - Dự kiến sản phẩm: 1. Bài tập 1 N1: Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu. N2: Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. - Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng. 2. Bài tập 2 - Luận điểm: Tế Hanh là một người rất tinh tế (tinh lắm). - Luận cứ: + Tế Hanh đã ghi được đôi nét thân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần. -> Nhận xét: các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ vậy, độc giả càng đọc càng thấy hứng thú. 3. Bài tập 3 * Luận điểm 1: Học phải kết hợp với làm .. - Luận cứ: + Làm bài tập là thực hành bài học lí thuyết -> Hiểu kiến thức sâu hơn. + Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng hơn. + Làm bài tập là rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh -> Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì mới đầy đủ vững chắc. * Luận điểm 2: Học vẹt không phát - Luận cứ: + Học vẹt là học thuộc lòng giống như con vẹt học nói tiếng người, không hiểu hoặc hiểu lơ mơ, chóng quên. + Học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà không đem lại hiệu qủa gì. + Bởi vậy, không thể theo cách học vẹt. Học phải dựa trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức về vấn đề. 4. Bài tập 4 - Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu. - Cac luận cứ được sắp xếp theo thứ tự sau : + Mục đích của văn giải thích: văn giải thích viết ra là nhằm làm cho người đọc hiểu. + Giải thích dễ hiểu thì người đọc dễ hiểu, giải thích khó hiểu thì người viết càng xa mục đích đề ra. + Bởi vậy văn giải thích phải viết cho dễ hiểu. * Báo cáo kết quả: - HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3,4 * Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: Sắp xếp các luận cứ của bài tập 4 thành một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh c. Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh d. Tổ chức thực hiện *Chuyển giao nhiệm vụ - Gv: chuyển giao nhiệm vụ Hãy sắp xếp các luận cứ của bài 4 (Phần luyện tập) thành đoạn văn hoàn chỉnh. - Hs: tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: làm việc cá nhân - Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết - Dự kiến sản phẩm: * Báo cáo kết quả: Hs trình bày * Đánh giá kết quả: + Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá + GV đánh giá câu trả lời của HS. -> GV chốt kiến thức. ************************************************************** Ngày giảng: 8A,B,C- 24/03/2021 TÊN BÀI DẠY: Bài 25. Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM Môn học (hoạt động giáo dục) Ngữ Văn Lớp 8 Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 108) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức đọc và chuẩn bị bài trước ở nhà - Trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu, hướng dẫn của thầy cô giáo 3. Năng lực * Năng lực chung - Tự chủ, tự học: Tự tìm đọc các tài liệu liên quan đến nội dung của bài học - Hợp tác và giao tiếp: Chia sẻ với bạn bè những hiểu biết của bản thân; biết sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp trong các tình huống cụ thể - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Tự mình giải quyết các vấn đề trong bài học, mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân trước các tình huống cụ thể * Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để nói và viết - Năng lực văn học: Hs biết trình bày luận điểm bằng một đoạn văn theo các lối diễn dịch hoặc qui nạp II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU ( 3 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS b. Nội dung: Luận điểm trong bài Chiếu dời đô c. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng d. Tổ chức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv: nêu câu hỏi 1. Thế nào là luận điểm? Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có mấy luận điểm? Hãy nêu các luận điểm đó! 2. Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn cần chú ý những điều gì? - Hs: tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs - Dự kiến sản phẩm * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng * Đánh giá kết quả: - HS nhận xét, bổ sung đánh giá - GV nhận xét đánh giá -> GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Luyện tập xây dựng hệ thống luận điểm a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về văn bản để làm bài b. Nội dung: Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận c. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm d. Tổ chức thực hiện: TLN (10 phút) * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: nêu yêu cầu Xây dựng luận điểm cho đề văn trên? - Hs: tiếp nhận

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_105_den_112_nam_hoc_2020_2021_tru.pdf