I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản đã học.
- Cách phân tích cảm thụ từng văn bản.
- Học thộc lòng các bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học.
- Đọc hiểu văn bản.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức trong quá trình học bài.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói,
đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản Đi bộ ngao du
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Để hệ thống lại các văn bản đã học, chúng ta cùng nhau ôn tập lại các văn bản đó.
14 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 101 đến 104 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/6/2020
Ngày giảng: 08/6/2020
Tiết 101
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản đã học.
- Cách phân tích cảm thụ từng văn bản.
- Học thộc lòng các bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học.
- Đọc hiểu văn bản.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức trong quá trình học bài.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói,
đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk, xem lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản Đi bộ ngao du
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Để hệ thống lại các văn bản đã học, chúng ta cùng nhau ôn tập lại các văn bản đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mớ
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV sử dụng bảng phụ
GV hướng dẫn HS lập bảng hệ thống
theo mẫu.
Kĩ thuật công đoạn:
HĐ nhóm – thi giữa các nhóm đổi bài
cho nhau.
I. Hệ thống các văn bản đã học.
Tên
VB
Tác
giả
Thể
loại
Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa
Ông
đồ
Vũ
Đình
Liên
Ngũ
ngôn
- Viết theo thể thơ
ngũ ngôn hiện đại.
- Xây dựng những
hình ảnh đối lập,
gợi cảm.
- Kết hợp giữa
biểu cảm với kể,
tả.
Khắc họa hình ảnh
ông đồ, bài thơ thể
hiện sâu sắc tình
cảnh đáng thương
của ông đồ, qua đó
toát lên niềm cảm
thương chân thành
trước một lớp người
đang tàn tạ và nỗi
tiếc nhớ cảnh cũ
người xưa của nhà
thơ.
Khắc họa
hình ảnh ông
đồ, nhà thơ
thể hiện nỗi
tiếc nuối cho
những giá trị
văn hóa cổ
truyền của
dân tộc đang
bị tàn phai.
Quê
hương
Tế
Hanh
Thơ 8
chữ
- Sáng tạo nên
những hình ảnh của
cuộc sống lao động
bình dị đầy lãng
mạn.
- Tạo liên tưởng,
so sánh độc đáo,
lời thơ bay bổng,
đầy cảm xúc.
- Sử dụng thể thơ
tám chữ hiện đại
có những sáng tạo
mới mẻ, phóng
khoáng.
Nhà thơ Tế Hanh đã
vẽ ra một bức tranh
tươi sáng, sinh động
về một làng quê
miền biển, trong đó
nổi bật lên hình ảnh
khỏe khoắn, đầy sức
sống của người dân
chài và sinh hoạt lao
động làng chài.
Bài thơ là
lời bày tỏ
của tác giả
về một tình
yêu tha thiết
đối với quê
hương làng
biển
Khi
con tu
hú
Tố
Hữu
Thơ
lục bát
- Thể thơ lục bát,
giàu nhạc điệu,
mượt mà, uyển
chuyển.
- Lựa chọn hình
ảnh thơ đầy ấn
tượng để biểu lộ
cảm xúc khi thiết
tha, khi sôi nổi,
mạnh mẽ.
- Sử dụng các biện
pháp tu từ điệp
ngữ, liệt kê,...
Bài thơ thể hiện sâu
sắc lòng yêu cuộc
sống và niềm khát
khao tự do cháy
bỏng của người
chiến sĩ cách mạng
trong cảnh tù đày
Bài thơ thể
hiện lòng
yêu đời, yêu
lý tưởng của
người chiến
sĩ cộng sản
trẻ tuổi trong
hoàn cảnh
ngục tù.
Tức
cảnh
Pác Bó
Hồ
Chí
Minh
Thất
ngôn tứ
tuyệt
- Viết theo thể thơ
tứ tuyệt ngắn gọn,
hàm súc.
- Có lời thơ bình
dị pha giọng đùa
Bài thơ cho thấy tinh
thần lạc quan, phong
thái ung dung của
Bác Hồ trong cuộc
sống cách mạng đầy
Bài thơ thể
hiện cốt
cách tinh
thần Hồ Chí
Minh luôn
vui, hóm hỉnh.
- Tạo được tứ thơ
độc đáo, bất ngờ,
thú vị và sâu sắc.
gian khổ ở Pác Bó.
tràn đầy
niềm lạc
quan, tin
tưởng vào sự
nghiệp cách
mạng.
Ngắm
trăng
Hồ
Chí
Minh
Thất
ngôn tứ
tuyệt
- Thể thơ thất
ngôn tứ tuyệt giản
dị mà hàm súc
vừa có màu sắc cổ
điển vừa mang
tinh thần thời đại.
- Sử dụng phép
đối, nhân hoá,
điệp từ.
Bài thơ cho thấy tình
yêu thiên nhiên say
mê và phong thái
ung dung của Bác
Hồ ngay cả trong
cảnh tù ngục cực
khổ, tối tăm.
Tác phẩm
thể hiện sự
tôn vinh cái
đẹp của tự
nhiên, của
tâm hồn con
người bất
chấp hoàn
cảnh ngục
tù.
Nước
đại
Việt ta
N
g
ễ
n
T
r
ã
i
- Có cách lập luận
chặt chẽ, dẫn
chứng hùng hồn.
- Nền độc lập được
khẳng định bởi nền
văn hiến lâu đời,
lãnh thổ, chủ quyền,
truyền thống lịch sử.
- Vị thế đáng tự hào
của dân tộc khác.
- Quan niệm nhân
văn tiến bộ nhân
nghĩa cốt ở yên dân.
- Thể hiện tư
tưởng quan
niệm, tư
tưởng tiến
bộ về tổ
quốc và có ý
nghĩa như
bản tuyên
ngôn
Chiếu
dời đô
Lí
Công
Uổn
Thể
chiếu
Giọng văn trang
trọng, lựa chọn
ngôn ngữ có tính
chất tâm tình đối
thoại.
- Quyết định dời đô
về thành Đại La với
những lí lẽ thuyết
phục.
- Khẳng định lợi thế
của thành Đại La.
- Ý nghĩa lịc
sử của sự
kiện dời đô
và nhận thức
về vị thế, sự
phát triến
của đất
nước.
Kĩ thuật động não – cá nhân
H: Qua văn bản Quê hương (Tế
Hanh) em suy nghĩ gì về tình cảm
của tác giả đối với quê hương yêu
dấu ?
H: Trong bài thơ Khi con tu hú (Tố
Hữu), vì sao tiếng tu hú kêu lại tác
động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ
II. Cảm nhận một số đoạn thơ, bài thơ.
1. Tế Hanh là một người yêu quê hương chân
thành tha thiết ông đã vẽ ra một bức tranh tươi
sáng sinh động về một làng quê miền biển
trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn đầy
sức sống của người dân và cảnh sinh hoạt lao
động của làng chài.
2. Vì tiếng chim tu hú là tín hiệu của mùa hè
rực rỡ, tràn đầy sự sống tưng bừng, bầu trời
cao lồng lộng, của thế giới tự do nên tác động
mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ khiến nhà thơ
khát khao cuộc sống tự do bên ngoài.
như vậy ?
H: Phân tích hai câu thơ cuối trong
bài thơ Ngắm trăng để thấy được
tình yêu thiên nhiên của Bác.
3. - Từ trong ngục tối, người chiến sĩ cách
mạng ngắm trăng qua song sắt nhà tù.
- Trăng được nhân hóa như có gương mặt và
ánh mắt: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm
thông, chia sẻ với mối tình tri âm tri kỷ.
- Hai câu thơ đối nhau, ngôn ngữ, hình ảnh
cân xứng, hài hòa.
- Tư thế ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện
tình yêu thiên nhiên, biểu lộ một tâm hồn
thanh cao, một phong thái ung dung tự tại.
Hoạt động 3: Luyện tập (Đã thực hiện ở Mục II)
Hoạt động 4: Vận dụng
- Đọc thuộc lòng các bài thơ đã học
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo
Qua việc đọc và tìm hiểu bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy viết
đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ.
HS viết đoạn văn ngắn tự do phát biểu cảm nghĩ của mình về Bác Hồ nhưng phải làm
nổi bật được những ý sau:
- Bác Hồ là người rất yêu thiên nhiên, trăng trong thơ Bác như người bạn tri kỉ.
Bằng nghệ thuật nhân hóa tô đậm sự đồng cảm, hướng tới chia sẻ giữa trăng và Bác.
- Phong thái ung dung, tư thế ngắm trăng mang một tinh thần lạc quan ngay cả
trong cảnh tù ngục tăm tối.
- Vọng nguyệt là một cuộc vượt ngục tinh thần của một nhà thơ, một chiến sĩ
cách mạng.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- Chuẩn bị bài mới: kiểm tra 1 tiết phần Văn
(Ôn tập lại tất cả nội dung các văn bản văn học đã học)
+ Đọc lại các văn bản đã học, nắm được nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của các
văn bản đã học.
+ Cảm nhận được một số hình ảnh thơ hay trong các văn bản thơ.
Ngày soạn: 07/6/2020
Ngày dạy: 09/6/2020
Tiết 102
Tập làm văn. TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hs hiểu được: Lập luận là phương thức chính trong văn nghị luận; biểu cảm là
yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm cho bài văn
nghị luận
2. Kĩ năng
- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong văn nghị luận; đưa yếu tố
biểu cảm vào bài văn nghi luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lập luận của bài
3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, tích hợp với văn nghị luận, yếu tố biểu cảm
(Ngữ văn 7)
2. Học sinh: Đọc các VD trong sgk và trả lời câc câu hỏi
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
? Những yêu cầu khi trình bày luận điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
? Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong những bài văn nào?
- Gv dẫn vào bài....
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: nhận thức, tư duy
- Cho hs đọc VD- sgk
? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình
cảm của tác giả và những câu cảm thán
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị
luận
1. Ví dụ
- Yếu tố biểu cảm:
trong văn bản trên?
? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu,
''Lời kêu gọi ...'' và ''Hịch tướng sĩ''
giống nhau ở điểm nào?
- Cho hs thảo luận theo cặp đôi
? Hai văn bản này vẫn được coi là
những văn bản nghị luận chứ không
phải là văn bản biểu cảm? Vì sao?
- Hs trả lời
- Cho hs theo dõi bảng đối chiếu SGK
? Vì sao cột (2) hay hơn cột (1).
? Trong bài văn nghị luận, ngoài yếu tố
nghị luận còn có yếu tố nào khác?
Yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận
có tác dụng gì?
- Chốt ghi nhớ
? Làm thế nào để phát huy hết tác dụng
của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
+ Từ ngữ biểu lộ tình cảm: hỡi, muốn,
phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm
cướp, không, thà, chứ nhất định không
chịu...
+ Câu cảm thán:
. Hỡi đồng bào toàn quốc!
. Hỡi đồng bào !
. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
- Hai văn bản giống nhau ở chỗ có
nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị
biểu cảm.
- Đều là văn bản nghị luận vì:
+ Các tác phẩm ấy viết ra chủ yếu
không nhằm mục đích biểu cảm mà
nhằm mục đích nghị luận
+ Biểu cảm không đóng vai trò chủ đạo
mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá
trình nghị luận.
Bảng 1 Bảng 2
+ Không có từ
ngữ biểu cảm
+ Không có câu
cảm thán
-> Không có yếu
tố biểu cảm
=> ĐV đúng
nhưng chưa hay
Tác động tới lí trí,
không tác động
tới tình cảm nên
tính thuyết phục
chưa cao
+ Có từ ngữ biểu
cảm
+ Có câu cảm
thán
-> Có yếu tố biểu
cảm
=> Đoạn văn đã
tác động tới tình
cảm nên tính
thuyết phục cao
hơn
* Ghi nhớ ý 1
- Để phát huy tốt yếu tố biểu cảm:
- Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi a,b,c-
sgk
? Có bạn cho rằng: càng dùng nhiều từ
ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm
thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị
luận càng tăng có đúng không? Vì sao.
? Vậy sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài
văn nghị luận cần chú ý gì?
? Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn
nghị luận? Những điều cần lưu ý khi
đưa yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị
luận
- YC HS đọc toàn bộ ghi nhớ
+ Người làm bài phải thật sự có cảm xúc
với những điều mình viết (nói)
- Biết diễn đạt cảm xúc bằng các
phương tiện ngôn ngữ có tính truyền
cảm: từ ngữ, kiểu câu, giọng điệu.
- Sử dụng yếu tố biểu cảm phải phục vụ
cho nghị luận, không làm phá vỡ sự
mạch lạc của bài văn
* Ghi nhớ ý 2
2. Bài học: Ghi nhớ- sgk
Hoạt động 3: Luyện tập
Đọc lại văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Tìm yếu tố biểu cảm trong
văn bản?
Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm.
Hoạt đông 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo.
- Tham khảo tài liệu về văn nghị luận, văn biểu cảm và các bài văn nghị luận có
sử dụng yếu tố biểu cảm.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. (tiếp)
+ Nghiên cứu trước yêu cầu của các bài tập trong sgk.
+ Đọc đề bài
+ Xác lập luận điểm, luận cứ
+ Chọn một luận điểm viết thành đoạn văn
Ngày soạn: 07/6/2020
Ngày dạy: 09/6/2020
Tiết 103
Tập làm văn. TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (Tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: - Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu đạt là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền
cảm của bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với
lô-gic lập luận của bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Có ý thức đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư
duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, Tích hợp với văn nghị luận, yếu tố biểu cảm
(Ngữ văn 7)
2. Học sinh: Đọc các VD trong sgk và trả lời câc câu hỏi
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: ? Yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong văn nghị luận?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
? Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong những bài văn nào?
Để rèn kĩ năng, biết cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Tiết học
này chúng ta sẽ làm một số bài tập thực hành.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm,
luyện tập thực hành
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: tư duy, hợp tác...
Hs: Đọc yêu cầu bài tập
Hs: Thảo luận nhóm bàn 7 phút.
- Lên bảng trình bày.
- Nhận xét
Gv: Chốt ý
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Biện pháp biểu cảm (1): Diễu nhại, đối lập.
- Dẫn chứng:
+ Tên da đen bẩn thỉu, tên An nam mít bẩn
Hs: Đọc yêu cầu bài tập
- Lên bảng làm
- Nhận xét
Gv: Chôt ý.
HĐ cá nhân
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn:
+ Yêu cầu về lí lẽ, dẫn chứng: Làm
rõ tác hại của lối học này, nêu dẫn
chứng cụ thể.
+ Yêu cầu biểu cảm: Tán thành hay
phản đối? đáng tiếc, đáng buồn?
- GV yêu cầu HS trình bày đoạn văn
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
thỉu
+ Con yêu, bạn hiền, chiến sỹ bảo vệ công
lý, tự do
- Tác dụng NT:
+ Phơi bày bản chất dối trá lừa bịp của bọn
thực dân Pháp gây cười châm biến sâu cay
- Biện pháp biểu cảm (2): Từ ngữ, hình ảnh
mỉa ai giọng điệu tuyên truyền của thực dân
- Dẫn chứng: Những người bản xứ đã chứng
kiến những cảnh phongd ngư lôi, xuống đáy
biển, một số khác lại bỏ xác ở những miền
hoang vu,
- Tác dụng nghệ thuật: Ngôn từ đẹp đẽ hào
nhoáng không che đậy được thực tế phũ
phàng. Thể hiện thái độ khinh bỉ chế nhạo,
cười cợt của tác giả.
Bài tập 2: Đoạn văn thể hiện nỗi buồn và
khổ tâm của người thầy tâm huyết và chân
chính trước nạn học vẹt, học tủ trong học
ngữ văn.
- Cách biểu hiện cảm xúc tự nhiên, chân thật
viết văn NL mà như tâm tình giữa thầy và
trò, giữa những người bạn với nhau - khi
phân tích lý lẽ và dẫn chứng vẫn nổi lên
một tấm lòng , một nỗi buồn lo, một lời nhắc
nhở.
Bài tập 3: Viết đoạn văn trình bày luận
điểm: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ.
Hoạt động 3: Luyện tập (Thực hiện trong tiết học)
Hoạt động 4: Vận dụng: Viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm.
Hoạt đông 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo
- Tham khảo tài liệu về văn nghị luận, văn biểu cảm và các bài văn nghị luận
có sử dụng yếu tố biểu cảm.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
+ Lập dàn ý các luận điểm, luận cứ cần thiết cho đề bài: Sự bổ ích cho những
chuyến tham quan, du lịch đối với HS
Ngày soạn: 11/6/2020
Ngày dạy: 03/6/2020
Tiết 104
Tập làm văn: TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về văn nghị luận; thấy được tự sự và miêu tả thường là những
yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận . Nắm được cách thức cơ bản khi đưa
các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn.
2. Kĩ năng: Phát hiện và vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị
luận.
3. Thái độ: Tự giác, tích cực học tập
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp....
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, Tích hợp với văn nghị luận, biểu cảm
2. Học sinh: Đọc các VD trong sgk và trả lời câc câu hỏi
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
? Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
? Kể tên những yếu tố trong bài văn nghị luận? Theo em, đâu là yếu tố chính
và đâu là yếu tố phụ? - Gv giới thiệu bài....
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: giao tiếp, hợp tác, tư duy
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
? Tìm yếu tố tự sự, miêu tả trong 2
đoạn trích?
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn
nghị luận
1. Ví dụ
a. Ví dụ 1
- Yếu tố tự sự : kể về một thủ đoạn bắt
lính: “ Vị chúa tỉnh mỗi viên công sứ ở
Đông Dương quả là một vị ... xì tiền ra.
- Yếu tố miêu tả: Tấp nập, đầu quân...
? Vì sao không thể xếp cả 2 đoạn trích
trên vào văn miêu tả hay kể chuyện.
? Vậy trong bài văn nghị luận, ngoài yếu
tố nghị luận, còn có yếu tố nào khác?
- Cho hs thảo luận nhóm
? Việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu
tả trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
? Thử lược bỏ các yếu tố tự sự và miêu
tả trong đoạn trích trên rồi nhận xét về
hiệu quả diễn đạt
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét
- Gv chốt kiên thức
? Từ việc nhận xét trên em có nhận xét
gì về vai trò của các yếu tố tự sự và
miêu tả trong văn nghị luận.
? Qua ví dụ 1, hãy cho biết trong bài văn
nghị luận có cần yếu tố tự sự và miêu tả
không? Những yếu tố này có vai trò như
thế nào
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2.SGK
? Tìm những yếu tố tự sự và miêu tả
trong đoạn văn trên?
? Tác giả có kể lại toàn bộ 2 truyện
chàng Trăng và nàng Han không? Mà
tập trung kể những chi tiết nào?
? Tác dụng của tự sự và miêu tả trong
lính khố đỏ, khố xanh...tốp bị xích tay...
đạn lên nòng sắn thở, tốp thì bị xích tay
... nòng sẵn
- Hai đoạn văn trên là đoạn văn nghị
luận vì các yếu tố trên chỉ đóng vai trò
làm luận cứ để làm sáng tỏ sự tàn bạo và
giả dối của TD Pháp trong cái gọi là "
mộ lính tình nguyện
-> Trong văn nghị luận, ngoài yếu tố
nghị luận còn có yếu tố tự sự và miêu tả
- Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong
đoạn trích:
+ Giúp người nghe, người đọc hình
dung rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt
lính của thực dân Pháp và sự giả dối
trong chế độ lính tình nguyện
+ ĐV sinh động, hấp dẫn, có sưc thuyết
phục
- Thiếu yếu tố tự sự và miêu tả đoạn văn
nghị luận khô khan mất sự sinh động
sức thuyết phục kém.
-> Yếu tố miêu tả và tự sự làm cho bài
văn nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể
sinh động, sức thuyết phục cao hơn.
* Ghi nhớ ý 1- sgk
b. Ví dụ 2
- Yếu tố tự sự: kể lại câu chuyện về
chàng Trăng và Nàng Han.
- Miêu tả:... soi xuống dòng thác bạc,
dệt bằng chỉ ngũ sắc ...
- Không kể kĩ càng hai truyện mà chỉ
tập trung vào những chi tiết như Trăng
không nói không cười, cưỡi ngựa đá, ...
bay lên mặt trăng, nàng Han thành tiên
lên trời sau khi đánh giặc
đoạn văn này.
? Nếu như tác giả đi vào kể, tả kĩ về
chàng Trăng, nàng Han thì sẽ ntn?
? Vậy khi đưa các yếu tố tự sự và miêu
tả vào trong bài văn nghị luận cần chú ý
điều gì.
- Chuẩn xác, chốt ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
-> để làm rõ luận điểm: sự gần gũi,
giống nhau trong các truyện anh hùng
đẹp của các dân tộc Việt Nam
- Nếu kể kĩ sẽ phá vỡ mạch nghị luận
của bài viết.
* Ghi nhớ ý 2- sgk
2. Bài học
Hoạt động 3: Luyện tập
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện
tập thực hành
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: tư duy, hợp tác, giao tiếp...
- HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
Kĩ thuật công đoạn, 6 nhóm.
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, sửa chữa, kết luận trên
bảng phụ.
H: Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài
“Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca
dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” thì em
có vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả
vào bài làm không? Vì sao?
- GV nhận xét, sửa chữa, kết luận.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: Xác định yếu tố tự sự, miêu
tả và nêu tác dụng.
- Yếu tố tự sự:
+ Sắp trung thu. Đêm trước rằm đầu tiên
từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày
qua ... bộ mặt nhà giam.
+ Phải đi ra với đêm . phải vui, phải
làm thơ.
-> Giúp người đọc hình dung rõ hơn
hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm
trạng của nhà thơ.
- Yếu tố miêu tả:
+ Trời xứ Bắc .. sáng.
đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong
suốt bao la huyền ảo vỗ về .
+ Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây.
+ Đêm nay rất đẹp..., rạo rực bao nỗi
niềm cầm lòng không đậu, người tù phải
thốt lên...Nó ăm ắp tình tứ giãi bày.
-> Làm cho người đọc như trông thấy
trước mắt khung cảnh của đêm trăng và
cảm xúc của người tù-thi sĩ.
2. Bài tập 2:
- Có sử dụng các yếu tố miêu tả và tự sự
vì:
+ Miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen
+ Tự sự: kể lại một kỉ niệm về ngắm
cảnh đầm sen, chèo thuyền hái sen giữa
trưa, chiều hè -> vẻ đẹp dân dã của sen
trong đầm ở Việt Nam.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự?
Hoạt đông 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo
- Tìm các đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự . Phân tích tác
dụng của các yếu tố đó.
- Học ghi nhớ, làm bài tập 2.
- Chuẩn bị tiết luyện tập.
+ Ôn tập lí thuyết. Đọc đề bài
+ Tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Học thuộc ghi nhớ sgk, nắm vững nội dung cơ bản vừa học.
- Đọc phần đọc thêm trong sgk, viết 1 đoạn văn “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp
của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Chuẩn bị: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn NL
+ Yêu cầu: Ôn phần lí thuyết đã học, chuẩn bị đề bài theo yêu cầu trong sgk.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_101_den_104_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf