I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm. Tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn ý, viết bài,
kiểm tra văn bản.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Giúp hs có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước
một đề văn biểu cảm
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập dàn ý, viết đoạn văn.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Phân tích, đánh giá, nhận xét.
- Năng lực văn học: Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn biểu
cảm.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Đề văn biểu cảm, dàn ý đại cương.
- Đoạn văn mở bài, kết bài.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo yêu cầu của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ
17 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:19/10/2020( 7A2)
TIẾT 25 – BÀI 7
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm. Tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn ý, viết bài,
kiểm tra văn bản.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Giúp hs có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước
một đề văn biểu cảm
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập dàn ý, viết đoạn văn.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Phân tích, đánh giá, nhận xét.
- Năng lực văn học: Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn biểu
cảm.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Đề văn biểu cảm, dàn ý đại cương.
- Đoạn văn mở bài, kết bài.
2. Học sinh:
- Soạn bài theo yêu cầu của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
? Đề văn biểu cảm gồm mấy phần chính? Các thao tác làm bài văn biểu cảm như thế nào?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động.
Giờ trước các em đã nắm được các bước làm bài văn biểu cảm. Để hiểu sâu
sắc và thuần thục thực hiện các bước đó, chúng ta sẽ học bài hôm nay
* Hoạt động 2, 3: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới và luyện tập.
Ho¹t ®éng cña GV - HS Nội dung
- PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm I. ĐỀ BÀI
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
Học sinh đọc đề văn.
? Đề văn thuộc thể loại gì?
? Đối tượng biểu cảm?
? Em định hướng tình cảm như thế
nào?
? Vì sao em yêu cây tre hơn các
cây khác?
? Đặc điểm của cây tre Việt Nam?
? Trong cuộc sống tre có tác dụng
gì?
? Trong chiến đấu, tre làm gì?
GV: Ngoài những đặc điểm trên,
em còn yêu quý cây tre vì sao?
? Đó là những phẩm chất nào?
? Với các ý vừa tìm được, em hãy
sắp xếp thành dàn ý?
Học sinh thảo luận nhóm bàn (2
học sinh) trong 5 phút.
- Giáo viên gợi ý theo các câu hỏi:
? Mở bài nêu vấn đề gì?
Em yêu cây tre Việt Nam
1. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: văn biểu cảm.
- Đối tượng: cây tre Việt Nam.
- Định hướng tình cảm: tình cảm yêu thích
loài cây đó.
2. Tìm ý, lập dàn ý.
a. Tìm ý.
- Làng quê Việt Nam đâu đâu cũng có tre.
- Tre gắn bó, gần gũi với con người Việt
Nam từ bao đời nay.
- Đặc điểm của tre: Sống nơi đất cằn cỗi, có
màu xanh, đầy sức sống.
+ Thân tre gầy guộc, nhưng cứng cỏi, lá tre
mỏng manh mềm mại mà dẻo dai.
+ Tre mọc thành từng bụi, thân tre, cành tre
lá tre đan vào nhau gợi sự quấn quýt.
+ Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng
(như những mũi gai khổng lồ, xuyên qua đất
lũy).
- Trong cuộc sống: Tre làm đồ dùng, vật
dụng trong nhà
+ Trong chiến đấu: tre làm vũ khí gậy,
chông, tre còn tạo ra những nơi để che giấu
bộ đội để vây hãm quân thù.
- Tre có nhiều phẩm chất giống con người
Việt Nam.
+ Tre cần cù, chăm chỉ, chắt chiu, vươn lên
trong đất cằn.
+ Tre đoàn kết, vây bọc tạo nên những luỹ
tre xanh mát bao bọc làng quê Việt Nam.
+ Tre hiên ngang trước bão táp mưa sa.
b. Lập dàn ý
* Mở bài:
- Lí do em yêu thích cây tre Việt Nam
? Thân bài gồm mấy ý lớn? Mỗi ý
đó như thế nào?
? Kết bài em sẽ làm gì?
- Đại diện các nhóm báo cáo.
? Hãy nhận xét câu trả lời của
nhóm bạn?
- Giáo viên chốt .
- HS TB, Y chỉ yêu cầu viết đoạn
mở bài và kết bài ở trên lớp.
- HS K- G khuyến khích viết một
số đoạn ở phần thân bài (Trên cơ
sở bài viết chuẩn bị sẵn ở nhà)
- GV gọi một số HS đọc bài
- HS nhận xét.
- GV sửa cho HS
- GV đọc bài mẫu: Cây tre Việt
Nam
* Thân bài:
- Giải thích rõ vì sao em yêu cây tre Việt
Nam.
+ Trên đất nước Việt Nam đâu đâu cũng có
tre.
+ Tre gắn bó, gần gũi với con người Việt
Nam từ bao đời nay.
+ Tre có những đặc điểm giống với phẩm
chất con người Việt Nam....
* Kết bài:
- Nêu tình cảm của em với cây tre Việt Nam
3. Viết bài.
a. Viết bài.
* Mở bài
- Đất nước Việt Nam có hàng ngàn hàng vạn
loài cây khác nhau. Cây nào cũng đẹp cũng
hữu ích nhưng loài cây em yêu thích nhất là
cây tre.
* Kết bài:
- Tre Việt Nam đáng yêu đáng quý xiết bao.
Dù có phải đi đâu xa quê hương, xứ sở
nhưng hình ảnh cây tre kiên cường, hiên
ngang, cần cù, siêng năng sẽ không bao giờ
phai mờ trong tâm trí em.
b. Đọc bài.
* HĐ 4: Vận dụng
- Tiếp tục hoàn thành bài văn trên.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm.
* HĐ 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm một số bài văn biểu cảm.
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau
- Soạn bài luyện nói theo đề bài: Cảm xúc vườn nhà
+ Lập dàn ý và tập nói theo dàn ý
- Về nhà dựa vào dàn bài viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người.
Lập dàn ý đề bài: Cảm nghĩ về người thân
*****************************************************
Ngày dạy: 22/10/2020( 7A2)
Tiết 26:
LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: HS có ý thức thận trọng khi tạo lập văn bản nói.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập dàn ý, viết đoạn văn.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Phân tích, đánh giá, nhận xét.
- Năng lực văn học: Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật con người
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người
bằng ngôn ngữ nói.
II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ.
1. Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh: Lập dàn ý đề bài: Cảm nghĩ về người thân
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm, cá nhân. Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ:
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động.
* Hoạt động 2,3: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới và luyện tập.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức
- PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác
*. Luyện nói
GV. Yêu cầu hs đọc bài viết đã chuẩn bị ở
nhà, theo y/c gv cảm nghĩ về người thân.
- Yêu cầu: Nói lần lượt từ mở bài -> thân
bài -> kết bài
- Nhóm trưởng quản lý
Sau mỗi lần bạn trình bày các bạn trong
nhóm nhận xét về tư thế, tác phong, nội
dung và cách diễn đạt.
- Khi nói yêu cầu phải biết thưa gửi: thưa
cô, thưa các bạn em xin phép trình bày bài
nói của mình.
- Hết bài: Xin cảm ơn cô và các bạn chú ý
nghe.
- Giáo viên quan sát chung và nhắc nhở.
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
- Gọi 3 - 4 em trình bày trước lớp.
- Học sinh nhận xét.
- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
1. Học sinh nói trước tổ.
2. Nói trước lớp.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Người ta có thể có nhiều điều đáng tự hào: tự hào về sự giàu có của gia đình, tự
hào về sự thành đạt của người thân riêng tôi, tôi tự hào vì có nhiều người bạn tốt.
Người ta cứ đi tìm những định nghĩa về tình bạn nhưng thật khó có thể tìm được
một cụm từ nào diễn đạt ngọn ngành ý nghĩa của hai từ ấy. Tình bạn có khi chỉ là
một cái gì đó rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa thiêng liêng, cao quý vô cùng.
Cuộc sống mà thiếu tình bạn như cây khô thiếu nước, cuộc sống sẽ vô vị, chán
chường, buồn tẻ biết bao nếu không có bạn bè. Người nào không có bạn, người đó
bất hạnh, cô đơn. Tình bạn rất quan trọng nó là chỗ dựa tinh thần cho ta. Có bạn dễ
chia ngọt, sẻ bùi, an ủi, động viên, khích lệ lẩn nhau trong cuộc sống, trong khó
khăn gian khổ. Có người bạn sát cánh cùng ta thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Vì thế,
chúng ta phải biết quý tình bạn, giữ gìn tình bạn bền lâu
Từ nhỏ, tôi đã kết thân với Bùi Hùng. Nhà cậu rất nghèo, bố cậu lại mất sớm vì
vết thương mắc phải từ lúc còn chiến đấu ở chiến trường. vậy mà trong suốt những
năm học tập cùng nhau, chưa năm nào Hùng không đạt được học sinh giỏi. Chơi
với nhau thân thiết, tưởng chừng mình sẽ giúp đỡ được Hùng, nào ngờ câu lại
chính là người giúp lại bản thân tôi. Sức học của Hùng cùng với sự quan tâm của
cậu những lúc cậu có thời gian, đã giúp tôi tiến bộ lên trông thấy. từ một cậu bé mải
chơi, tôi trở thành một học sinh khá. Như vậy đấy, tình bạn của chúng tôi là cả quá
trình dài vun đắp. Thật khó có thể cắt nghĩa được cái gì đã gắn kết chúng tôi. Chỉ
biết rằng, chúng tôi sống với nhau gắn bó và rất chân thành.
Tôi biết có nhiều người ích kỉ hơn. Nhiều người cho rằng chỉ cần một người bạn
thân là đủ. Và thế là suốt ngầy họ chỉ quấn quýt với nhau. Họ coi như không có
những người xung quanh họ. thứ tình bạn như thế không thể coi là cao đẹp được.
các bạn kết bạn hãy nên nghĩ đến những lúc khó khăn. Ví như tôi vậy . Năm ngoái,
mẹ tôi ốm nặng, mẹ phải nằm viện hàng tháng trời. tôi và bố lo âu nhiều lắm. thế
nhưng nhờ sự giúp đỡ của mọi người, nhất là bạn bè bác sĩ của bố tôi, mẹ tôi đã
qua khỏi và ngay sau đó lại khỏe mạnh bình thường. riêng tôi, tôi cũng phải cảm ơn
biết bao nhiêu người bạn. không chỉ có Bùi Hùng người thường xuyên lui tới. ngày
nào cũng có bạn trên kớp, trên trường đến thăm và động viên mẹ và tôi. Chính sự
quan tâm của bạn bè mà tôi và mẹ có thêm nhiều nghị lực. khi tôi khỏi bệnh, mẹ
gọi tôi đến và nói: “mẹ tưh hào về con và các bạn của con. Mẹ sống được cũng nhờ
sự giao hảo đầy ý nghĩa của các con”.
Đấy! các bạn thấy không, trong những hoàn cảnh như thế nếu không có bạn bè,
chúng ta làm sao có thể đứng lên.
Tôi có thể kể ra nhiều và nhiều hơn nữa những điều ý nghĩa mà bạn bè đành cho
cuộc sống của tôi. Tất nhiên, tôi cũng sẵn sàng đáp lại bạn bè trong những lần như
thế. Càng nhớ lại, tôi càng quý trọng tình bạn nhiều hơn. Tôi càng phải tự nhắc nhở
chính mình; sống ở trên đời phải kết giao vời nhiều người bạn tốt. có như vậy, bản
thân ta cuộc sống của ta mới ngày 1 thêm rạng rỡ hơn lên.
Dân gian ta từng khuyên nhủ: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. câu tục ngữ
nhắc nhở ta trong việc giao kết bạn bè. Lời dạy của người xưa vô cùng ý nghĩa. Bởi
tình bạn chỉ cao quý và tốt đẹp nếu chúng ta biết “chọn bạn mà chơi” và biết biến
tình bạn của mình trở thành một thứ tình cảm chân thành và ý nghĩa.
* HĐ 4: Vận dụng
- Làm bài tập 2 sgk
* HĐ 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
* Sưu tầm một số bài văn biểu cảm.
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau
- Tiếp tục hoàn thành bài văn trên.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm.
*****************************************************
Ngày dạy: 22/10/2020( 7A2)
Tiết 27 – Văn bản:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
( Lý Thường Kiệt)
HDĐT: PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Trần Quang Khải)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ
thù xâm lược.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn và gìn giữ
những gì mà cha ông để lại.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập, đọc văn bản.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông điệp gửi gắm qua văn bản.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Biết đọc VB theo kiểu, loại. Phân tích, đánh giá ND và đặc
điểm về hình thức biểu đạt của VB. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. Biết liên hệ các
sự kiện trong truyện với các tình huống, hoàn cảnh thực tế. Biết vận dụng kiến thức
tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn
bản.
- Năng lực văn học: Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc - Hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch
II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ.
- Tranh ảnh minh họa, phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
- Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà trên phiếu học tập của HS.
3. Bài mới: : Đọc thuộc lòng những câu hát châm biếm? Nêu hiểu biết của em về
một bài ca dao em thích?
* Hoạt động 1: Khởi động.
Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bao triều đại đi
qua là bấy nhiêu triều đại đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm giữ nước. Truyền
thống ấy đã được phản ánh trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học Lí
Trần. Hai văn bản mà chúng ta được học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
điều đó.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp
tác, phân tích
Học sinh đọc chú thích * trang 63
A. NAM QUỐC SƠN HÀ
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN
1. Thơ trung đại.
? Thơ trung đại VN được trình bày
thông qua hình thức nào? Chữ viết,
thể thơ.
GV: Mở rộng thêm về thơ trung đại
Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng văn
dõng dạc trang nghiêm để gợi không
khí bài thơ.
Giáo viên đọc: bản phiên âm, dịch
nghĩa, dịch thơ.
Gọi 2 học sinh đọc bản phiên âm,
dịch nghĩa, dịch thơ.
Hãy nhận xét bạn đọc?
Giáo viên nhận xét
Vua Nam chỉ ai? Sách trời ý nói điều
gì?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ
gì? Nêu cách hiệp vần của bài thơ?
? Nêu bố cục của bài thơ?
- Häc sinh đọc hai câu đầu.
? Giải thích từ “đế”, “nam đế cư”
- Nguyên văn là Nam đế tức vua
nước Nam. Ở đây xưng “đế” để tỏ
thái độ ngang hàng với nước Trung
Hoa vì ở Trung Hoa gọi vua là đế ->
đế là đại diện cho dân cho nước -> từ
Hán việt học sau.
? Câu thứ nhất khẳng định điều gì?
? Điều đó được quy định ở đâu?
“ Sách trời” em hiểu “ Sách trời” là
gì?
GV: Hai câu đầu nêu lên 1 nguyên lí
- Viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
- Có nhiều thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ
ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, lục bát,
song thất lục bát.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
a. Đọc.
b. tìm hiểu chú thích SGK.
3. Thể thơ.
- Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ có 4 câu, mỗi
câu có 7 chữ, trong đó câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4
hiệp vần
4. Bố cục: 2 phần:
+ Khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt
Nam - câu 1, 2.
+ Khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền của
dân tộc - câu 3, 4.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hai câu đầu.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhân định phận tại thiên thư
- “Đế”: ý thức độc lập, bình đẳng, ngang
hàng, không chịu phụ thuộc vào nớc lớn.
- “Nam đế cư”: Vua nước Nam xử lý mọi
công việc của nớc Nam.
=> Khẳng định nước VN thuộc chủ quyền
của ngời VN, đó là điều hiển nhiên, là chân
lý.
khách quan, tất yếu, có giá trị như lời
tuyên ngôn. Nó là quyền độc lập và
tự quyết của dân tộc ta. Đó là ý chí
sắt đá của 1 dân tộc có bản lĩnh, có
truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ
có giá trị mở đầu cho 1 tuyên ngôn
độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt
hùng cường ở thế kỷ XI.
? Nói như vậy là để nhằm mục đích
gì ? Người viết đã bộc lộ tình cảm gì
trong 2 câu thơ này?
- Đọc hai câu cuối bài thơ
? Hai câu này có kết cấu câu dạng
gì?
- Dạng câu hỏi “ cớ sao”
? Nhất định có tác dụng gì?
? Nói như vậy để nhằm mục đích gì?
? Ngoài biểu ý, bài thơ có biểu cảm
không?( Có biểu cảm)
? Thể hiện ở dạng lộ rõ hay ẩn kín?
GV: Ngoài biểu ý còn có biểu cảm
rất sâu sắc trong 2 trạng thái : - Lộ
rõ: Bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý
tưởng bảo vệ quyền độc lập và kiên
quyết chống ngoại xâm. - ẩn kín : bài
thơ có sắc thái biểu hiện cảm xúc
mãnh liệt, với ý chí sắt đá trong lời
nói, người đọc phải suy nghĩ, nghiền
ngẫm mới thấy ý tưởng đó.
? Em hãy nhận xét giọng điệu của
bài thơ? Tác dụng?
- Giọng điều mạnh mẽ, khảng khái
- Khẳng định độc lập chủ quyền dân
tộc và quyết tâm bảo vệ đất nước,
đánh thắng xâm lược
? Nêu những nét nghệ thuật chính
=> Khẳng định chủ quyền đất nước. Thể
hiện tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
2. Hai câu cuối:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
-> Câu khẳng định -> kẻ thù không được
đến đây nếu xâm phạm chắc chắn sẽ nhận
lấy thất bại
=> Đây là lời cảnh báo hành động xâm
lược của kẻ thù và khẳng định sức mạnh
của dân tộc Việt Nam.
=> Lời cảnh cáo đanh thép, kiên quyết =>
Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng giữ
vững chủ quyền dân tộc.
III. TỔNG KẾT.
1. Nghệ thuật.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ
của bài thơ?
? Nội dung chính của bài thơ?
Häc sinh đọc ghi nhớ
Giáo viên khái quát
? Văn bản trên có ý nghĩa như thế
nào?
Học sinh đọc chú thích *
? Hãy nêu những nét chính về Trần
Quang Khải?
GV mở rộng về những công lao to
lớn của Trần Quang Khải trong cuộc
kháng chiến chống Mông - Nguyên.
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn
cảnh nào?
- Bài thơ được viết sau kháng chiến
chống Nguyên Mông (đời Trần) khi
đón Thái thượng hoàng Trần Thánh
Tông về Thăng Long và vua Trần
Nhân Tông về Thăng Long sau thắng
Chương Dương, Hàm Tử giải phóng
kinh đô năm 1285
Giáo viên hướng dẫn đọc: ngắt nhịp
2/3; câu cuối 3/2; giọng khoẻ khoắn,
mạnh mẽ.
Giáo viên đọc mẫu. Gọi 2 học sinh đọc.
? Hãy nhận xét bạn đọc?
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
? Em biết gì về chương Dương và
Hàm Tử?
Giáo viên tích hợp với Sử.
dõng dạc đanh thép.
- Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên
về nghị luận, trình bày ý kiến.
2. Nội dung.
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng
định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và
nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền
đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện niềm tự hào vào sức
mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
- Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn
độc lập đầu tiên của nước ta.
B. PHÒ GIÁ VỀ KINH.
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN.
1. Tác giả, văn bản.
- Tác giả: Trần Quang Khải (1241- 1294)
là võ tướng kiệt xuất có hồn thơ “ sâu xa lí
thú”.
- Văn bản: Được sáng tác trong lúc Trần
Quang Khải đi đón Trần Thánh Tông và
Trần Nhân Tông về Thăng Long năm
1285.
2. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
a. Đọc.
b. Tìm hiểu chú thích.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật: có
bốn câu mỗi câu năm chữ, gieo vần
giống thất ngôn tứ tuyệt
GV: Em hãy so sánh đặc điểm của
thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ
ngôn tứ tuỵêt? K-G
Hãy nhận xét câu trả lời của bạn?
Giáo viên chốt.
? Có thể chia bố cục thành mấy phần
- HS đọc hai câu thơ đầu
? Giải thích hai địa danh “ Chương
Dương” và “ Hàm Tử’?
? Hai câu đầu sử dụng từ ngữ như
thế nào? Thể hiện điều gì?
? Nhận xét gì về ý của hai câu?
- Đối ý: cướp giáo giặc >< bắt quân
thù
Chương Dương >< Hàm Từ quan
? Sự đối lập nhằm mục đích gì?
? Em có nhận xét gì về cách đưa tin
đó? K-G
- Độc đáo
- Chiến thắng Chương Dương sau
nhưng được nói trước là do đang
sống trong không khí Chiến thắng
vừa diễn ra kế đó mới sống lại không
khí Chiến thắng Hàm Tử trước đó
- Học sinh đọc hai câu thơ cuối.
? Nhận xét gì về giọng điệu hai câu
thơ? Thể hiện điều gì?
- Giọng ôn tồn, nhẹ nhàng như một
lời khuyên “nên gắng sức”
3. Thể thơ.
- Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật
4. Bố cục: 2 phần :
+ 2 câu đầu: Hào khí chiến thắng
+ 2 câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.
1. Hai câu đầu.
Chương Dương cướp giáo giặc
Địa danh ĐT
Hàm Tử bắt quân thù
Địa danh ĐT
-> Sử dụng các động từ “ cướp” “ bắt” địa
danh gắn với chiến thắng lẫy lừng
=> Khẳng định hào khí của ta.
-> 2 câu có đối ý
=> Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân
ta với niềm tự hào mãnh liệt.
2. Hai câu cuối.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
-> Giọng thơ ôn tồn, nhẹ nhàng. Lời động
viện đất nước trong thời bình => khẳng
định khát vọng hoà bình thịnh trị
=> Khẳng định niềm tin sắt đá vào sự bền
? Câu thơ cuối khẳng định điều gì?
GV: Nội dung của hai câu đầu khác
hai câu cuối như thế nào? K-G
- Hai câu đầu: hào khí chiến thắng
- Hai câu cuối: khát vọng thái bình
Quan sát tranh ( 67) miêu tả?
- Bức tranh mô tả hào khí chiến
thắng
- Bài “ Sông núi nước Nam” trên cơ
sở khẳng định chủ quyền mà khẳng
định sự thất bại của giặc.
- Bài “ Phò giá về kinh” từ hào khí
chiến thắng vang dội mà động viên
xây dựng đất nước
- Biểu cảm: kín đáo
? Nghệ thuật chính của bài thơ?
? Bài thơ thể hiện điều gì?
vững muôn đời của đất nước
III. TỔNG KẾT.
1. Nghệ thuật.
- Diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào
bên trong ý tường.
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
2. Nội dung – Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và
khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta
ở thời đại nhà Trần.
* HĐ 3: Luyện tập:
- Học thuộc lòng bài thơ (phiên âm, dịch thơ).
* HĐ 4: Vận dụng
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới là gì?
* HĐ 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm thêm những câu thơ, mẫu chuyện lịch sử về thời Lý, Trần trong cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược.
V. HD chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo: Bánh trôi nước
+ Học thuộc bài thơ, tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của bài thơ
+ Chiếc bánh trôi nước được miêu tả ở những mặt nào?
+ Qua hình ảnh chiếc bánh trôi tg muốn nói về ai? Họ có đặc điểm gì về ngoại
hình, số phận và tâm hồn.
+ Các biện pháp NT được tác giả sử dụng
+ Thái độ của tác giả qua bài thơ.
Ngày dạy: 22/10/2020( 7A2)
Tiết 28: Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC
(Hồ Xuân Hương)
ĐT: BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Trần Nhân Tông)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài Bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
- Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
2. Phẩm chất.
- Nhân ái: Cảm thông với thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập, đọc văn bản.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông điệp gửi gắm qua văn bản.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Biết đọc VB theo kiểu, loại. Phân tích, đánh giá ND và đặc
điểm về hình thức biểu đạt của VB. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. Biết liên hệ các
sự kiện trong truyện với các tình huống, hoàn cảnh thực tế. Biết vận dụng kiến thức
tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn
bản.
- Năng lực văn học: Rèn kĩ năng nhận biết thể loại của văn bản, phân tích, đánh
giá.
II. PHƯƠNG TIỆN - THIẾT BỊ.
- Tranh ảnh minh họa, phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
- Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Đọc thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động.
Trong đội ngũ những nhà thơ nữ của thời kì trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương
được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất. Tuy cuộc đời gặp nhiều éo le ngang trái,
nhưng những tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng
niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ho¹t ®éng cña GV - HS Nội dung
- PP: Vấn đáp, trực quan, TL nhóm
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp
tác, phân tích
Học sinh đọc chú thích *
? Nêu một số nét chính về Hồ
Xuân Hương?
GV: Từ bé thông minh, lớn lên
không phải là người phụ nữ an
phận. Đi ngao du, giao thiệp rộng,
có bản lĩnh, cá tính -> đứa con “
nghịch tử” của xã hội phong kiến.
- Cuộc đời (bà tự tổng kết): một
đời riêng mấy kiếp chua cay. Tình
duyên lận đận và có nhiều dang dở.
Tha thiết với cuộc đời nhưng lúc
nào cũng thấp thỏm, khắc khoải vì
một cái gì đó rất mong manh
không nắm bắt được.
? Nêu những hiểu biết của em về
bài thơ?
GV: Trong thơ Hồ Xuân Hương
chủ yếu viết về phụ nữ, bản thân.
Nước mắt than thở nhiều hơn niềm
vui.
- Thơ phản ánh cuộc đời đầy khổ
đau, không hướng tới hạnh phúc ảo
ảnh. Trái tim yêu đời của Hồ Xuân
Hương luôn sưởi ấm tạo vật, lòng
người
-> nhà thơ cuộc đời trần thế.
- Giáo viên hướng dẫn đọc: ngắt
nhịp 2/2/3 hoặc 4/3.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Gọi học sinh đọc.
? Bánh trôi nước là một thứ bánh
như thế nào?
? Thế nào là rắn nát?
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN.
1. Tác giả, văn bản.
a. Tác giả: Hồ Xuân Hương là con Hồ Phi
Diễn quê ở Quỳnh Đôi
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdtbt.pdf