Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mục đích của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.

- Các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần câu.

- Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần của cụm từ.

3. Thái độ:

- Có ý thức trau dồi tiếng Việt

4. Năng lực, phẩm chất cần đạt

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Nắm vững kiến thức, bảng phụ

2. HS: Đoc bài, trả lời câu hỏi.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đàm thoại, Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho ví dụ? Thử

chuyển 1 câu chủ động thành câu bị động?

pdf22 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 18/5/2020 (7B) Tiết 94 - Tiếng việt DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Mục đích của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. - Các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. 2. Kĩ năng: - Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần câu. - Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần của cụm từ. 3. Thái độ: - Có ý thức trau dồi tiếng Việt 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nắm vững kiến thức, bảng phụ 2. HS: Đoc bài, trả lời câu hỏi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho ví dụ? Thử chuyển 1 câu chủ động thành câu bị động? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, Khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để mở rộng câu như thế nào cho hợp lí ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS : Đọc VD trên bảng phụ H: Xác định CN, VN trong câu văn đó? H: Tìm những cụm chủ - vị ở phần vị ngữ của mỗi câu? -> có 2 cụm danh từ - những tình cảm ta /không có Lượng từ Danh từ TT CN VN (phụ ngữ trước) (phụ ngữ sau) - những tình cảm ta sẵn có I. Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? 1. Ví dụ a. Quyển sách này/ bìa// rất đẹp. c v CN VN b. Văn chương// gây cho ta những tình CN VN cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. GV: HD phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu theo sơ đồ hình chậu. H: Các cụm chủ vị này giữ chức vụ gì ở trong câu? - Phụ ngữ sau trong cụm từ H: Từ đó em rút ra kết luận gì? -> Các thành phần của câu hoặc của cụm từ có thể có hình thức giống như một câu đơn bình thường. H: Vậy thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? HS: Đọc ghi nhớ sgk H: Đặt câu có thành phần của câu hoặc của cụm từ được cấu tạo là một kết cấu C - V? - HS: Đọc 4 VD trên bảng phụ H’: Tìm cụm C-V và cho biết vai trò của từng cụm C-V trong mỗi câu? - HĐN (4/ 5 phút) mỗi nhóm 1 câu -> sau đó đổi chéo cho nhau chữa. GV: Gợi ý để HS có thể tìm đúng (Nếu HS không trả lời được hoặc trả lời sai) H’: Tìm các cụm C - V khác ngoài cụm C - V nòng cốt? GV: HDHS phân tích cấu trúc câu theo sơ đồ hình chậu. H’: Mỗi cụm C-V trên đóng vai trò gì trong câu? H’: Trong những trường hợp nào có thể dùng cụm C-V để mở rộng câu? - HS: Đọc ghi nhớ sgk. * Hoạt động 3: Luyện tập H’: Bài tập 1 yêu cầu điều gì? - HS hoạt động cá nhân -> trình bày bảng - HS nhận xét - GV: Chốt ghi bảng 2. Ghi nhớ: Sgk/ 68 II. Các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu: 1. Ví dụ: a. Chị Ba đến khiến tôi rất vui mừng và vững tâm + Chị Ba đến => Làm chủ ngữ + tôi rất vui mừng và vững tâm => Phụ ngữ trong cụm ĐT b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái. => Làm vị ngữ c. Trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm để nằm ủ trong lá sen. => Làm phụ ngữ trong cụm động từ d. Nói cho đúng ngày Cách mạng tháng tám thành công => Làm phụ ngữ trong cụm danh từ => Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể cấu tạo bằng cụm C-V. 2. Ghi nhớ: Sgk /69. III. Luyện tập 1. Bài tập: Tìm cụm C-V và cho biết cụm C-V làm thành phần gì? a. Chỉ riêng những người chuyên môn mới định được => Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ. b. Khuôn mặt đầy đặn => C-V làm vị ngữ c. Các cô gái Vòng đỗ gánh ... => C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào => Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ d. Một bàn tay đập vào vai . => Cụm C-V làm chủ ngữ hắn giật mình = Cụm C - V làm phụ ngữ trong cụm ĐT * Hoạt động 4: Vận dụng - HS hoạt động cá nhân: Đặt 1 câu có dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, phân tích cấu tạo của câu đó. HS: Trình bày. GV: Hướng dẫn HS nhận xét -> kết luận * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Tìm thêm các câu có dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, phân tích cấu tạo của câu đó và cho biết chức vụ của cụm chủ - vị V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. + Trả lời câu hỏi ở mục I. + Đọc kĩ văn bản: Lòng khiêm tốn + Tìm nội dung tương ứng với các đoạn văn. Ví dụ đoạn 1: Tìm ra vấn đề cần giải thích. + Tương tự tìm nội dung ở đoạn 2, 3, 4, 5 + Với VB này em hãy nêu đâu là luận điểm, luận cứ? nêu phương pháp lập luận trong văn giải thích? + Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, lời văn của bài văn trên? + Làm thế nào để có thể làm tốt được bài văn giải thích? Cách làm bài văn lập luận giải thích + Đọc và trả lời các câu hỏi sgk. ? Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích? ? Bố cục một bài văn lập luận giải thích gồm có mấy phần? nêu nội dung từng phần. ______________________________ Ngày giảng: 18/5/2020 (7B) Tiết 95 - TLV TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH (Tự học có hướng dẫn) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Đặc điểm của một bài văn lập luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích. - Các bước làm bài văn lập luận giải thích. 2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này. - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh. - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. 3. Thái độ: - Nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. - Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nắm vững mục tiêu, KT. 2. Học sinh: Đọc, soạn theo HD. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là phép lập luận chứng minh? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Từ đầu học kì II, chúng ta đã học phép lập luận nào? (chứng minh), vậy tiết này, chúng ta đi tìm hiểu tiếp một phép lập luận nữa trong văn nghị luận đó là phép lập luận giải thích. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Trong cuộc sống, em có hay gặp các vấn đề được mọi người hỏi như (Vì sao lại có nguyệt thực? Vì sao nước biển lại mặn?...) không? I. Mục đích và phương pháp giải thích: 1. Mục đích: a. Ví dụ: ? Khi đứng trước một vấn đề như vậy đòi hỏi chúng ta phải làm gì? -> Giải thích ? Giải thích để làm gì? ? Trong văn nghị luận thường giải thích các vấn đề như: (Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? Thế nào là “Có chí thì nên?), theo em các vấn đề này thuộc lĩnh vực nào? Giải thích để làm gì? - HS đọc ghi nhớ - HS đọc VB: Lòng khiêm tốn ? Bài văn giải thích vấn đề gì? - HS: Đọc lại đoạn 1 ? Ở đoạn 1 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn? Đó có phải là giải thích lòng khiêm tốn không? HS: Đọc lại đoạn 2, 3 ? Đoạn 2 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn, đó có thực sự giải thích lòng khiêm tốn không? - HS đọc hai đoạn văn 4, 5 ? 2 đoạn văn này tác giả nói gì về lòng khiêm tốn? ? Người khiêm tốn có những biểu hiện như thế nào? - HS trình bày. ? Chứng minh lòng khiêm tốn bằng biểu hiện thực tế có phải là giải thích không? ? Tại sao con người phải khiêm tốn? đoạn văn tìm nguyên nhân của lòng khiêm tốn có thuộc văn giải thích không? ? Giải thích có thể kết hợp với chứng minh không? ? Với VB này em hãy nêu đâu là luận điểm, luận cứ? Luận điểm: Lòng khiêm tốn Luận cứ: + Nói về bản chất + Nói về định nghĩa + Nói về biểu hiện + Nói về nguyên nhân - Giải thích là làm hiểu rõ những điều chưa biết trong cuộc sống - Giải thích trong văn nghị luận: Làm rõ các vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. b. Ghi nhớ ý 1, 2: Sgk/ 71 2. Phương pháp: a. Ví dụ: + Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn - Đoạn 1: Từ “Lòng khiêm tốn... mọi người”. -> Nêu bản chất của lòng khiêm tốn, (đã đi vào giải thích). - Đoạn 2: + Định nghĩa lòng khiêm tốn. + Những biểu hiện của người khiêm tốn: + Nói về nguyên nhân: Vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là hạt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. + Giải thích có thể kết hợp với chứng minh. ? Qua phân tích em hãy nêu phương pháp lập luận trong văn giải thích? ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, lời văn của bài văn trên? ? Làm thế nào để có thể làm tốt được bài văn giải thích? HS: Đọc ghi nhớ sgk. HS: Đọc, nêu yêu cầu bài tập. ? Cho biết vấn đề giải thích và phương pháp giải thích của bài văn? - HS: Thảo luận theo bàn (4 p) trình bày miệng -> Nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt ghi bảng - Gọi HS đọc đề bài trong sgk. ? Muốn làm bài văn nghị luận giải thích trước hết người viết cần phải nắm vững vấn đề gì? - HS: Vấn đề nghị luận nêu trong đề bài. ? Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ? - GV: Nhận xét. ? Em có thể rút ra kết luận gì cho việc tìm hiểu đề và tìm ý? - GV: Khi tìm hiểu đề và tìm ý xong công việc tiếp theo ta phải làm gì? ? Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần đạt những yêu cầu gì? (Phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu cần được hiểu ) ? Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì? (Lần lượt trình bày các nội dung cần được giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp, nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu xa) - Ngôn ngữ dễ hiểu, trong sáng. - Muốn làm được bài giải thích phải đọc nhiều và vận dụng các thao tác giải thích phù hợp. b. Ghi nhớ ý 3: Sgk/ 71 - Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo - Phương pháp giải thích: định nghĩa dùng thực tế mở rộng vấn đề bằng cách nêu khó khăn và tác dụng của vấn đề. I. Các bước làm bài văn LL giải thích. 1. Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ ấy. a. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng và nghĩa sâu xa của câu tục ngữ. - Vận dụng các phép LL giải thích. - Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ tương tự để giải b. Dàn bài: - Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa: đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều để mở rộng tầm hiểu biết. - Thân bài: + Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa. ? Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải làm nhiệm vụ gì? (Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích đối với mọi người ) ? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích? (đó là việc làm cần thiết) - Gọi HS đọc phần mở bài SGK. ? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không? - Có ? Có phải đối với mỗi bài văn có một cách mở bài duy nhất hay không? - Không ? Vậy các em có thể tìm cách mở bài khác để chứng minh cho vấn đề trên? - Gọi HS đọc các phần thân bài SGK. ? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết với mở bài? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó? Ngoài cách nói “thật vậy ” còn có cách nói nào nữa không ? ? Nếu sử dụng 1 cách mở bài khác (theo cách đi từ cái chung đến cái riêng chẳng hạn) thì có thể viết các đoạn thân bài như sgk được hay không? Vì sao? - HS: Đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3. ? Bài tập 1 yêu cầu điều gì? - HS: Thảo luận - 5p - HS làm bài và trình bày - GV: Chốt ghi bảng - Kết bài: Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ. c. Viết bài: d. Đọc lại và sửa bài: 2. Ghi nhớ: sgk II. Luyện tập: (Khuyến khích học sinh tự làm) Viết thêm những cách mở bài khác cho đề bài trên: Đi một ngày đàng học một sàng khôn quả là một chân lí sâu sắc và tiến bộ. Nhưng chân lí ấy không chỉ sâu sắc và tiến bộ đối với người xưa. Ngày nay khi cái mới đang nảy nở nhanh chóng ở khắp nơi, khi đất nước đang có nhu cầu mở cửa để hội nhập với thế giới thì nhu cầu đi để học lấy cái khôn lại càng trở nên cần thiết đối với mọi người, nhất là những tuổi trẻ. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cần phải đi cho biết đó biết đây chứ không chỉ ru rú ở nhà với mẹ. * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) ? Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích, bố cục một bài văn lập luận giải thích gồm có mấy phần? nêu nội dung từng phần. Lập dàn ý cho đề bài: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Sưu tầm và đọc tài liệu văn lập luận giải thích để mở rộng hiểu biết, kiến thức. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: Chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận giải thích (đề tự chọn) Đề bài: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. Trả bài Tập làm văn số 5 Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà Ngày giảng: 20/5/2020 (7B) Tiết 96 - TLV LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH (ĐỀ TỰ CHỌN) Trả bài Tập làm văn số 5 - Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Khắc sâu những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. 3. Thái độ: - Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài văn lập luận giải thích. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chọn đề, bài văn tham khảo. 2. Học sinh: Lập dàn ý cho đề bài: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các bước làm một bài văn lập luận giải thích ? ? Trình bày bố cục một bài văn lập luận giải thích? b. Kiểm tra bài mới: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Cô trò chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích, đề văn giải thích, các bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay tiếp tục luyện tập... * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc đề bài. ? Đề trên thuộc kiểu bài nào? ? Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì? I. Chuẩn bị: Đề bài: Hãy giải thích lời khuyên của Lê- nin: “Học, học nữa, học mãi”. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Thể loại: Nghị luận giải thích. - Nội dung: Vai trò to lớn của việc học. - HS thảo luận 3 nhóm (10p) - HS báo cáo - HS nhận xét. - GV chốt ? Mở bài cần nêu những gì? ? Ta có thể sắp xếp các ý của phần TB như thế nào? - HS trả lời. ? Em hiểu tính tăng cấp của lời khuyên này như thế nào? ? Thế nào là học nữa? ? ‘‘Học mãi” là như thế nào? ? Tại sao phải “Học, học nữa, học mãi”? ? Học ở đâu và học như thế nào? 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào? - G.thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. - Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. * Tại sao phải “Học, học nữa, học mãi”. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. * Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống... ? Kết bài cần phải nêu gì? - HS viết đoạn MB và KB. - HS đọc đoạn văn MB và KB. - HS, GV nhận xét. - GV: Đọc bài viết tham khảo cho HS nghe. - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc.... - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi... c. Kết bài: - Khẳng định: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. II. Viết bài: Đề bài: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại. Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức. Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thỏa mãn với những gì mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn. Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như chúng ta mong đợi. Người xưa có câu: “Nhân bất học bất tri lí - ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời. Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiệu quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác.. Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở, phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say mê, sáng tạo trong học tập. Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng. TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 5 Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS nhớ, đọc lại đề - GV ghi lên bảng. GV: HDHS tìm hiểu đề, xây dựng dàn ý theo nội dung hướng dẫn chấm. - GV nhận xét những ưu điểm trong bài làm của HS. - GV nhận xét những khuyết điểm trong bài làm của HS. - GV trả bài viết HS - GV đọc một số đoạn có cách diễn đạt tốt, cách viết sáng tạo - GV đọc các lỗi sai, HS sửa. - HS tự phát hiện lỗi và chữa lỗi trong bài về các lỗi chính tả đã mắc, có mắc các lỗi về phụ âm s - x, l - n, ch - tr; các lỗi viết hoa tự do, mất nét, viết tắt.... - GV đưa một số lỗi cơ bản về nội dung Đề bài: Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. I. Xác định yêu cầu của đề và lập dàn ý. (Tiết 90, 91) II. Trả bài, chữa lỗi. 1. Trả bài: a. Ưu điểm. - Nội dung: + Bài viết đúng thể loại lập luận CM. + Một số bài đã biết kết hợp khá tốt giữa các luận điểm, luận cứ. (Dẫn chứng, lí lẽ phù hợp) + Diễn đạt tương đối lưu loát. + Biết sử dụng từ ngữ hợp lí. + Một số bài làm khá tốt. - Hình thức: Trình bày tương đối sạch đẹp. b. Nhược điểm. - Nội dung: + Một số bài có nội dung sơ sài, chưa biết đưa dẫn chứng. + Một số bài diễn đạt còn lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả. + Một số bài thiếu liên kết, dùng từ không chính xác: - Hình thức: + Một số bài chữ viết xấu, gạch xoá nhiều. 2. Chữa lỗi: - Sai lỗi chính tả: n - l, r - d - gi, h - g - Dùng từ chưa chính xác, diễn đạt lủng củng và hình thức -> Gọi HS sửa -> GV sửa. - GV gọi HS đọc bài tốt. - HS nghe, học tập cách viết của bạn. K TB Y Kém BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ I. ĐỀ BÀI: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. II. Dàn ý, thang điểm: - Lập dàn ý đảm bảo đủ nội dung: 1,0 điểm - Viết bài văn đủ ý theo dàn ý đã lập: 9,0 điểm + Thể loại: Nghị luận giải thích. + Nội dung: lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. Nội dung Điểm a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. 0,25 0,5 - Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào. Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. (Mở, kết bài - 0,25đ) 0,5 b. Thân bài: * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: 0,25 0,75 + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. 0,75 + Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. 0,75 + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. 0,75 * Tại sao phải "Học, học nữa, học mãi". - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. 0,25 0,5 - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. 0,75 - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. 0,75 * Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống.. 0,25 0,75 - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc.... Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi... 0,75 * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê- nin ra sao (không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...) 0,5 c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. 1,0 * Hoạt động 4: Vận dụng * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_24_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan