I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm câu rút gọn.
- Tác dụng của việc rút gọn câu.
- Cách dùng câu rút gọn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, phân tích câu rút gọn.
- Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
- Ý thức học tập, vận dụng nói viết câu rút gọn cho phù hợp.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Đọc - viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
a. Kiểm tra bài cũ: Không
b. Kiểm tra bài mới:
? Phân tích cấu tạo ngữ pháp và nhận xét về cấu tạo ngữ pháp của hai câu sau:
a. Lớp tôi / đang học môn Ngữ văn.
b. - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
- Ngày mai
22 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 4/5/2020 (7B)
Tiết 84 - TV
RÚT GỌN CÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm câu rút gọn.
- Tác dụng của việc rút gọn câu.
- Cách dùng câu rút gọn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, phân tích câu rút gọn.
- Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
- Ý thức học tập, vận dụng nói viết câu rút gọn cho phù hợp.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Đọc - viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
a. Kiểm tra bài cũ: Không
b. Kiểm tra bài mới:
? Phân tích cấu tạo ngữ pháp và nhận xét về cấu tạo ngữ pháp của hai câu sau:
a. Lớp tôi / đang học môn Ngữ văn.
b. - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
- Ngày mai.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động: Có những câu chỉ có một thành phần chính hoặc không có
thành phần chính mà chỉ có thành phần phụ. Đó là câu gì? Bài hôm nay chúng ta sẽ
tìm hiểu về loại câu này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc VD / bảng phụ
- TL cặp đôi (1p)
? Cấu tạo của 2 câu trên khác nhau ở
chỗ nào?
I. Thế nào là rút gọn câu.
1. Ví dụ:
* Ví dụ 1:
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
-> Lược bỏ CN
- HĐ cá nhân
? Tìm những từ ngữ có thể làm CN
trong câu a?
(Chúng ta, chúng em, người ta, người
Việt Nam).
? Nhận xét về nghĩa khái quát của các
từ làm CN vừa thêm vào?
-> Chỉ chung tất cả mọi người.
? Theo em, vì sao CN trong câu a được
lược bỏ?
- HS đọc ví dụ 2 a,b/ bảng phụ.
- TL cặp đôi (1p)
? Trong những câu in đậm VD a thành
phần nào của câu được lược bỏ? Vì
sao?
? Thêm từ ngữ thích hợp vào các câu in
đậm để chúng được đầy đủ nghĩa?
- HĐ cá nhân
? Tại sao có thể lược như vậy?
- GV khai thác giống ví dụ 2a.
? Thế nào là rút gọn câu?
? Rút gọn câu để nhằm mục đích gì?
- HS đọc ghi nhớ1.
? Lấy thêm ví dụ - phân tích tác dụng?
- HS đọc ví dụ 1,2.
- TLN 1,3 - 6 HS (3p)
? Những câu in đậm thiếu thành phần
nào?
? Có nên rút gọn câu như vậy không?
Vì sao?
- TLN 2,4 - 6 HS (3p)
? Ta cần thêm những từ ngữ nào vào
câu rút gọn dưới đây để thể hiện thái độ
lễ phép? (ạ, mẹ ạ).
? Em có nhận xét gì về câu trả lời của
người con?
b. Chúng ta // học ăn, học nói, học gói,
học mở.
-> Đủ CN / VN
-> Ngụ ý hành động trong câu là của
chung mọi người.
* Ví dụ 2:
a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn
người, sáu bảy người.
-> Lược VN.
- Rồi ba bốn người, sáu bảy người / đuổi
theo nó.
=> Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại từ
ngữ đã có ở câu trước.
b. - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
- Ngày mai.
-> Lược cả CN và VN.
-> Ngày mai, tớ / đi Hà Nội.
2. Ghi nhớ 1: Sgk (15 ).
II. Cách dùng câu rút gọn.
1. Ví dụ:
1. Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm
trại. Sân trường thật đông vui. Chạy
loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.
-> Thiếu CN
=> Làm cho câu khó hiểu.
2. - Mẹ ơi, hôm nay con được điểm 10.
- Con ngoan quá! Bài nào được điểm
10 thế?
- Bài kiểm tra toán.
-> Câu trả lời chưa được lễ phép, cộc lốc.
? Khi rút gọn câu cần chú ý gì?
- HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập
- HĐ cá nhân
? Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là
câu rút gọn?
? Những thành phần nào của câu được
rút gọn? Rút gọn như vậy để làm gì?
? Em hãy thêm CN vào 2 câu tục ngữ?
- TLN 2,4 - 6 HS VDa, N 1,3 VDb (3p)
? Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ?
? Khôi phục những thành phần câu đã
rút gọn?
? Cho biết vì sao trong thơ, ca dao
thường có nhiều câu rút gọn như vậy?
2. Ghi nhớ2: Sgk (16 ).
III. Luyện tập.
1. Bài 1:
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm
đứng.
-> Rút gọn CN làm cho câu ngắn gọn,
thông tin nhanh, ngụ ý hành động trong
câu là của chung mọi người.
(Câu b: chúng ta, câu c: người ta).
2. Bài 2:
a. Tôi bước tới...
- Tôi dừng chân...
- Tôi cảm thấy chỉ có một mảnh...
-> Những câu trên thiếu CN, câu cuối thiếu
cả CN /VN chỉ có thành phần phụ ngữ.
b. Thiếu CN (trừ câu 7 là đủ CV, VN ).
- Người ta đồn rằng...
- Quan tướng cưỡi ngựa...
- Người ta ban khen...
- Người ta ban cho...
- Quan tướng đánh giặc...
- Quan tướng xông vào...
- Quan tướng trở về gọi mẹ...
=> Làm cho câu thơ ngắn gọn, xúc tích,
tăng sức biểu cảm, tránh lặp từ.
Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp)
- 2HS đọc truyện - Bài tập 4
? Chi tiết nào có TD gây cười và phê phán?
- Chi tiết gây cười và phê phán: Cách trả lời cộc lốc của anh chàng tham ăn.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
? Đặc điểm, tác dụng của câu rút gọn và cách dùng câu rút gọn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Nắm vững đặc điểm, tác dụng của câu rút gọn và cách dùng câu rút gọn.
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng câu rút gọn.
- Chuẩn bị: Câu đặc biệt (Đọc các ngữ liệu và trả lời câu hỏi sgk).
Ngày giảng: 4/5/2020 (7B)
Tiết 85 - TV
CÂU ĐẶC BIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm câu đặc biệt.
- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu đặc biệt. Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ.
2. Học sinh: Đọc các ngữ liệu và trả lời câu hỏi sgk
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Chỉ rõ thành phần bị rút gọn và cho biết tác dụng của các câu rút gọn sau:
a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.
b. Uống nước nhớ nguồn.
c. - Bao giờ cậu thi học sinh giỏi?
- Chiều thứ 5.
a. -> Lược bỏ vị ngữ. -> Làm câu ngắn gọn, tránh lặp lại từ ngữ ở phía trước.
b. -> Lược bỏ chủ ngữ. -> Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của
chung mọi người.
c. -> Lược bỏ cả chủ ngữ, vị ngữ. -> Làm câu ngắn gọn, thông tin nhanh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
? Xác định cấu tạo ngữ pháp và nhận xét về cấu tạo ngữ pháp của các câu sau:
a. Chúng tôi/ đang học môn Văn.
CN VN
b. Nắng. Gió. Mưa. Bão bùng. -> Không cấu tạo theo mô hình C-V.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS: Đọc VD SGK
I. Thế nào là câu đặc biệt?
1. Ví dụ:
- Thảo luận lựa chọn câu trả lời đúng.
? Câu in đậm có cấu tạo ntn?
? Có thể khôi phục thành phần chủ ngữ
và vị ngữ cho câu đó được không?
- Không khôi phục được.
GV: Câu có cấu tạo như vậy gọi là câu
đặc biệt.
? Vậy em hiểu thế nào là câu đặc biệt?
- HS đọc ghi nhớ.
- HĐ cặp đôi (3p)
? Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn:
a. Rầm! Mọi người ngoảnh lại nhìn hai
chiếc xe máy đã tông vào nhau. Thật
khủng khiếp!
b. Khuya. Màn đêm dày đặc, im lìm.
Gâu! Gâu! Gâu! Bỗng tiếng chó sủa
vang lên như xé toạc màn đêm yên
tĩnh. Tất cả choàng tỉnh giấc.
- GV: Cho HS phân biệt giữa câu rút
gọn và câu đặc biệt.
- HĐ cặp đôi / phiếu học tập (3p)
- GV treo bảng phụ HS đối chiếu.
? Xác định các câu đặc biệt trong 4 VD
và nêu tác dụng của từng câu đặc biệt ?
? Câu đặc biệt thường dùng để làm gì?
- HS đọc ghi nhớ
? Hãy xác định và nêu tác dụng của câu
đặc biệt trong truyện sau:
Hai ông sợ vợ tâm sự với nhau. Một
ông thở dài:
- Hôm qua, sau một trận cãi vã tơi bời
khói lửa, tớ buộc bà ấy phải quỳ.
- Bịa!
- Thật mà!
- Thế cơ à? Rồi sao nữa?
- Bà ấy quỳ xuống đất và bảo: Thôi! Bò
ra khỏi gầm giường đi!
- Ôi, Em Thủy !
-> Đó là một câu không thể có CN và
VN. (Không cấu tạo theo mô hình CV)
2. Ghi nhớ: SGK
II. Tác dụng của câu đặc biệt:
1. Ví dụ:
a. Một đêm mùa xuân. -> Nêu lên thời
gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói
đến trong đoạn văn.
b. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. -> Liệt kê
thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện
tượng.
c. Trời ơi! -> Bộc lộ cảm xúc.
d.- Sơn! Sơn ơi! Em Sơn ơi!
- Chị An ơi! -> Gọi đáp
2. Ghi nhớ: SGK
* HĐ cá nhân (2p)
* HS báo cáo - GV kết luận.
- Bịa! => Tác dụng phủ định.
- Thật mà! => Tác dụng khẳng định,
bộc lộ cảm xúc.
- Thế cơ à? Rồi sao nữa? => Hỏi và
bộc lộ cảm xúc.
- Thôi! => Mệnh lệnh.
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS: Đọc và nêu yêu cầu của 2 bài tập
? Tìm những câu đặc biệt và câu rút
gọn có trong các đoạn văn? Nêu tác
dụng của đặc biệt và câu rút gọn đó?
- HS: Thảo luận nhóm 4 HS (3 p)
-> Trả lời miệng.
- GV: Chốt ghi bảng
III. Luyện tập
1. Bài tập 1, 2:
a. có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hòm. Nghĩa là phải ra
sức kháng chiến.
-> Câu rút gọn. -> Tác dụng: làm câu
gọn hơn, tránh lặp từ.
b. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu
quá! -> Câu đặc biệt. -> Tác dụng: thông
báo thời gian.
c. Một hồi còi. -> Câu đặc biệt. -> Tác
dụng: TB sự xuất hiện của hiện tượng.
d. Lá ơi!
-> câu đặc biệt. -> Tác dụng: gọi đáp
- Hãy kể chuyện đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể
đâu. -> Câu rút gọn. -> TD: làm câu gọn
hơn, tránh lặp từ, thông tin nhanh hơn.
Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp)
? Đặt câu đặc biệt?
- HS đặt câu -> Trình bày - HS nhận xét -> GV kết luận
- GV đọc đoạn văn mẫu cho HS tham khảo.
- VD: Đêm! xóm em thật yên tĩnh. Mọi gia đình thường tập trung tại căn nhà của
mình, dưới ánh đèn rực sáng và trong bầu không khí thân mật... Ngoài đường rất ít
người đi lại. Thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe máy chạy. Gâu! Gâu! Đầu làng
vang lên vài tiếng chó sủa. Mới chín giờ tối mà tưởng đã khuya rồi. Gió. Những bụi
cây trong vườn như đang rì rầm điều gì bí mật.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Không)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học kĩ bài cũ, nắm vững cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt.
- Tập viết đoạn văn có chứa câu đặc biệt.
- Đọc trước bài: Thêm trạng ngữ cho câu, Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp)
(Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I (bài Thêm trạng ngữ cho
câu); phần I, bài tập 1; phần III. Luyện tập (bài Thêm trạng ngữ cho câu - tiếp theo)
Ngày giảng: 6/5/2020 (7B)
Tiết 86 - TV (Tự học có hướng đẫn)
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Một số trạng ngữ thường gặp.
- Vị trí của trạng ngữ trong câu.
- Công dụng của trạng ngữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và nêu được tác dụng của trạng ngữ trong ví dụ cụ thể, đặt được
câu có trạng ngữ.
- Viết được đoạn văn ngắn trong đó có câu chứa thành phần trạng ngữ.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng trạng ngữ trong những tình huống cụ thể.
- Sử dụng trạng ngữ đúng hoàn cảnh nói, viết tăng thêm ý nghĩa cho sự diễn đạt.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc phần I (Thêm trạng ngữ cho câu); phần I, bài tập 1; phần III. Luyện
tập (Thêm trạng ngữ cho câu - tiếp theo) .
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là câu đặc biệt? Sử dụng câu đặc biệt có tác dụng gì?
? Tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn sau:
"Khuya. Màn đêm dày đặc, im lìm. Gâu! Gâu! Gâu! Bỗng tiếng chó sủa vang
lên như xé toạc màn đêm yên tĩnh. Tất cả choàng tỉnh giấc.
b. Kiểm tra bài mới:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
VD: Ngày mai, nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan.
? Tìm các thành phần chính của câu trên.
GV: Vậy còn cụm từ "Ngày mai" thuộc thành phần nào? Được thêm vào trong
câu để làm gì? Nó có thể đứng ở những vị trí nào trong câu?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc VD trên bảng phụ.
? Dựa vào kiến thức Tiểu học, em hãy
xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên?
? Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung
cho câu những nội dung gì? Đứng ở vị
trí nào trong câu?
- TLN 1,3,5 (3 p) VD1 / phiếu số 1
- TLN 2,4,6 (3 p) VD2 / phiếu số 2
- HS báo cáo, nhận xét.
- GV chốt.
a, Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé
dừng lại bên đường tước các cánh hoa
ra thành nhiều mảnh.
b, Để được lên lớp, các em cần phải ra
sức học tập.
c, Bằng chiếc xe đẹp, tôi đi đến trường.
d, Mỏi mệt, con trâu dừng bước.
- HĐ cá nhân
? Qua phân tích ví dụ em hãy cho biết
trạng ngữ được thêm vào câu nhằm
mục đích gì?
? Cho biết trạng ngữ đứng ở vị trí nào
trong câu?
? Bằng dấu hiệu nào để nhận biết thành
phần trạng ngữ?
- Giữa trạng ngữ với nòng cốt của câu
có khi có một quãng nghỉ khi nói, dùng
dấu phẩy khi viết.
- HS đọc ghi nhớ
? Chúng ta có thể chuyển trạng ngữ trong
các câu trên sang vị trí khác được không?
a. Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với
người.
b. Người dân Việt Nam, dưới bóng tre
xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng
cửa, vỡ ruộng khai hoang.
I. Đặc điểm của trạng ngữ.
1. Ví dụ:
* Ví dụ 1:
- Dưới bóng tre xanh
-> địa điểm -> đứng ở đầu câu.
- Đã từ lâu đời
-> thời gian -> đứng ở đầu câu.
- Đời đời, kiếp kiếp
-> thời gian -> đứng ở cuối câu.
- từ nghìn đời nay
-> thời gian -> đứng ở giữa câu.
* Ví dụ 2:
a, Trạng ngữ: Vì muốn thật lâu
-> chỉ nguyên nhân -> đứng đầu câu
b, Trạng ngữ: Để được lên lớp
-> chỉ mục đích -> đứng đầu câu
c, Trạng ngữ: Bằng chiếc xe đạp
-> chỉ phương tiện -> đứng đầu câu
d, Trạng ngữ: Mỏi mệt
-> chỉ trạng thái -> đứng đầu câu
* Về ý nghĩa: TN thêm vào trong câu để
xác định thời gian, nơi chốn, nguyên
nhân, phương tiện, cách thức, mục đích...
diễn ra sự việc nêu trong câu.
* Về hình thức: Trạng ngữ đứng ở đầu
câu, cuối câu, giữa câu.
2. Ghi nhớ: SGK/ 39
I. Công dụng của trạng ngữ.
- HS: Đọc ví dụ trên bảng phụ.
- HĐ cá nhân/ phiếu HT (3p)
? Xác định và gọi tên trạng ngữ trong 2
VD a, b?
- TL cặp đôi (1p)
? Có nên lược bỏ trạng ngữ trong câu
trên không? Vì sao?
- Không nên lược bỏ vì các trạng ngữ
1,2,4,6, bổ sung ý nghĩa về thời gian
giúp cho ND miêu tả của câu chính xác
hơn.
- Các trạng ngữ 1,2,3,4,5 có tác dụng
tạo liên kết câu.
? Như vậy, trạng ngữ có những công
dụng gì trong câu?
- HS: Đọc ghi nhớ
- GV mở rộng KT: Trong văn bản nghị
luận, trạng ngữ có vai trò giúp cho việc
sắp xếp các luận cứ theo những trình tự
nhất định về thời gian, không gian hoặc
các quan hệ nguyên nhân - kết quả.
* Hoạt động 3:
- TC trò chơi ai nhanh hơn (4p)
- Mỗi nhóm 6 HS đặt 6 câu có TN chỉ
thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,
phương tiện, cách thức, mục đích.
- HS, GV nhận xét, đánh giá kết quả.
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1?
- Thảo luận nhóm 4 (3p)
- HS báo cáo.
1. Ví dụ:
* Ví dụ a
- Thường thường, vào khoảng đó
=> Thời gian
- Sáng dậy => Thời gian
- Trên giàn thiên lí => Chỉ địa điểm
- Chỉ độ tám chín giờ => Chỉ thời gian
- Trên nền trời trong xanh => Địa điểm
* Ví dụ b
- Về mùa đông => Thời gian
=> Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra
sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho
nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, làm
cho câu văn, bài văn mạch lạc.
2. Ghi nhớ: Sgk/46
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng.
(HD HS tực học)
III. Luyện tập.
1. Bài tập:
Đặt câu có sử dụng trạng ngữ.
- Bằng giọng nói dịu dàng, chị mời chúng
tôi vào nhà. -> TN cách thức
- Dưới cầu, nước chảy trong veo.
-> nơi chốn (địa điểm, không gian)
......
2. Bài tập 1/T47:
Công dụng của t/ ngữ trong đoạn trích.
a. Ở loại bài thứ nhất; ở loại bài thứ 2
b. Đã bao lần; lần đầu tiên chập chững
bước đi; lần đầu tiên tập bơi; lần đầu tiên
chơi bóng bàn; lúc còn học phổ thông
-> Trong 2 đoạn trích trên, trạng ngữ vừa
có tác dụng bổ sung những thông tin tình
huống, vừa có tác dụng liên kết luận cứ
trong mạch lập luận của bài văn, giúp cho
bài văn trở nên rõ ràng dễ hiểu.
Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp)
- HĐ cá nhân 5p - HS đọc bài, HS nhận xét.
? Viết được đoạn văn ngắn trong đó có câu chứa thành phần trạng ngữ (chỉ rõ
và phân loại trạng ngữ)
Bài tập: Viết đoạn văn
Chiều nay, thứ năm, cả trường đi lao động trồng cây. Lớp 7B được phân công
trồng năm cây xà cừ. Đúng hai giờ, các bạn đã có mặt đông đủ. Cô phân công cho
năm nhóm mỗi nhóm trồng một cây. Với tinh thần hăng hái, khẩn trương, trong một
tiếng đồng hồ, chúng em đã hoàn thành công việc cô giao.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Lấy 6 ví dụ mỗi loại có TN chỉ (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, phương tiện,
cách thức, mục đích).
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ, tập viết đoạn văn có ít nhất 3 trạng ngữ, phân loại trạng
ngữ.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
Cách làm bài văn lập luận chứng minh (mục I) (Mục II)
? Đọc kĩ các VD và trả lời câu hỏi sgk phần I của mỗi bài;
Ngày giảng: 6/5/2020 (7B)
Tiết 87 - TLV (Tự học có hướng đẫn)
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH (Mục I, II)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn chứng minh. Nét đặc trưng của văn chứng minh.
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
3. Thái độ:
- Hiểu rõ phương pháp lập luận và áp dụng trong đời sống.
- Những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tư duy, ngôn ngữ, ...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài soạn, tình huống.
2. Học sinh: Đọc kĩ các VD và trả lời câu hỏi sgk phần I của mỗi bài; Tìm hiểu
chung về phép lập luận chứng minh. Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa lập luận trong đời sống và lập
luận trong văn nghị luận?
b. Kiểm tra bài mới:
- Kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Từ đầu học kì II đến nay, chúng ta đã tìm hiểu về thể loại văn nghị luận,
phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Vậy phương pháp lập luận chứng minh
như thế nào, đó là nội dung của tiết học ngày hôm nay.
- Trọng tâm: khái niệm văn chứng minh, nét đặc trưng của văn chứng minh. Cách làm
bài văn lập luận chứng minh.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
? Trong đời sống, khi nào người ta
cần chứng minh?
- Khi bị nghi ngờ, hoài nghi hoặc để
làm sáng tỏ một vấn đề nào đó,
? Từ đó em hãy cho biết tại sao phải
chứng minh?
? Khi cần chứng minh cho ai đó tin
rằng lời nói của em là thật, em phải
làm như thế nào?
- Phải đưa ra các bằng chứng xác thực.
? Từ đó em hãy rút ra nhận xét thế
nào là chứng minh?
- HS: Đọc bài văn “Đừng sợ vấp ngã”
- HĐ cá nhân các câu hỏi sau.
? Luận điểm cơ bản của bài văn này là
gì? Hãy tìm những câu văn mang luận
điểm đó?
? Để khuyên người ta “Đừng sợ vấp
ngã”, bài văn đã lập luận NTN?
? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin
cậy không?
? Ngoài dùng dẫn chứng, bài văn có
dùng lí lẽ để chứng minh không?
? Từ đó, em hiểu thế nào là phép lập
luận chứng minh?
- HS đọc đề bài - GV chép lên bảng
? Em hãy nhắc lại quy trình làm một
bài văn nói chung?
- 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập
dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa.
I. Mục đích và phương pháp chứng minh.
1. Ví dụ:
* Mục đích: Chứng minh để chứng tỏ một
điều gì đó là sự thật.
* Chứng minh: Là đưa ra những chứng cứ
xác thực để chứng tỏ một điều gì đó là sự
thật.
* Ví dụ: Bài văn “Đừng sợ vấp ngã”
* Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã
- Những câu văn mang luận điểm đó: “Vậy
xin bạn chớ lo... hết mình”
* Cách lập luận:
- Đưa ra các dẫn chứng về: Oan Đi-nây,
Lu-i, L. tôn-xtôi, Hen-ri, En-ri-cô
-> Các sự thật dẫn ra đều đáng tin cậy vì
chúng được rút ra từ tiểu sử những người
đã thành công, đã nổi tiếng.
* Lí lẽ:
- Vấp ngã là thường và ai cũng đã gặp.
- Vấp ngã không đáng sợ mà thiếu cố gắng
vươn lên trong cuộc sống mới là điều đáng
sợ hơn cả.
2. Ghi nhớ: SGK tr.42
I. Các bước làm bài văn lập luận CM.
1. Ví dụ:
Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “Có chí
thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn
của câu tục ngữ đó.
? Đề bài trên thuộc kiểu bài gì?
? Nội dung cần chứng minh là gì?
? Ta có thể chứng minh câu tục ngữ
trên bằng những cách nào?
- HS: đọc dàn bài trong sgk.
? Dàn bài của bài lập luận chứng
minh gồm những phần nào? Nhiệm
vụ của từng phần là gì?
- HS đọc 3 cách MB trên bảng phụ.
? Ba mở bài khác nhau ở chỗ nào?
? Khi viết bài phần mở bài có mấy
cách mở bài? Đó là những cách nào?
- GV đọc 2 đoạn CM phần TB trong
sách BD năng lực làm văn 7 (48-50).
? Muốn chuyển từ phần mở bài xuống
phần thân bài các em phải dùng
những từ ngữ nào?
? Các đoạn văn trong phần thân bài
được viết theo trật tự nào?
- HS đọc 3 cách KB trên bảng phụ.
? Tìm cách mở bài tương ứng với kết
bài (Trong 3 cách MB đã nêu)?
? Viết phần kết bài chúng ta phải lưu
ý điều gì?
? Viết bài xong công việc tiếp theo là
gì?
? Muốn làm một bài văn lập luận
chứng minh thì phải theo mấy bước?
? Một bài văn lập luận chứng minh có
mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS đọc bài văn “Không sợ sai lầm”
- HĐ cặp đôi (5p) - báo cáo.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Kiểu bài: Chứng minh.
- Nội dung: Người nào có lí tưởng, có hoài
bão, có nghị lực vững vàng, người đó sẽ
thành công trong cuộc sống.
- Phương pháp CM: Có 2 cách lập luận
+Nêu D/chứng xác thực (Đừng sợ vấp ngã)
+ Nêu lí lẽ (không sợ sai lầm).
2. Lập dàn bài:
a. MB: Nêu luận điểm cần được CM.
b. TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ
luận điểm là đúng đắn.
c. KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm.
3. Viết bài:
Viết từng đoạn MB -> KB.
a. Mở bài: Có nhiều cách mở bài:
- Đi thẳng vào vấn đề
- Suy từ cái chung đến cái riêng
- Suy từ tâm lí con người.
b. Thân bài:
- Phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần
mở bài: "Thật vậy" hoặc "đúng như vậy"
- Viết đoạn phân tích lí lẽ.
- Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.
c. Kết bài:
- Lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời
văn phần mở bài.
4. Đọc và sửa chữa bài:
2. Ghi nhớ: sgk/50.
II. Luyện tập: (HS tự học)
? Luận điểm cơ bản của bài văn này
là gì? Hãy tìm những câu văn mang
luận điểm đó?
? Để khuyên người ta” Không sợ sai
lầm”, bài văn đã lập luận như thế
nào?
? Các sự thật dẫn ra có đáng tin
không?
Hoạt động 4: Vận dụng (Ở nhà)
- HS đọc đề.
? Hãy hoàn thành đề số 1 theo các
bước đã học.
- HĐ cá nhân
- GV cung cấp dàn ý, HS thực hiện ở
nhà, nộp bài.
* Luận điểm: Không sợ sai lầm
Những câu mang luận điểm:
- Những người sáng suốt dám làm, không
sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận
của mình.
* Luận cứ:
- Dẫn chứng: + Sợ sặc thì không biết bơi.
+ Sợ nói sai thì không học được ngoại ngữ.
+ Một người không chịu mất gì thì không
được gì.
- Lí lẽ:
+ Nếu muốn sống không phạm chút sai lầm
nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn nhát trước
cuộc đời.
+ Nếu sợ thất bại, sợ sai lầm thì không bao
giờ có thể học cho đời.
+ Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì.
+
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tuan_22_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf