Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đặc điểm và cấu tạo của đề văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý cho

một đề văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

- So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm.

3. Thái độ:

- Có ý thức lập ý khi làm văn nghị luận.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ.

2. Học sinh: Soạn bài theo HD.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.

2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận? Thế nào là luận điểm?

? Luận cứ là gì? Lập luận là gì?

b. Kiểm tra bài mới:

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

Hoạt động 1: Khởi động

Đặc điểm, cấu tạo của đề văn nghị luận và phân biệt luận điểm, biết cách tìm

hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

pdf14 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/1/2020 (7C) Tiết 78 - TLV: ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Đặc điểm và cấu tạo của đề văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý cho một đề văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận. - So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm. 3. Thái độ: - Có ý thức lập ý khi làm văn nghị luận. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt: a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo HD. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm... 2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận? Thế nào là luận điểm? ? Luận cứ là gì? Lập luận là gì? b. Kiểm tra bài mới: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. Hoạt động 1: Khởi động Đặc điểm, cấu tạo của đề văn nghị luận và phân biệt luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc đề bài (SGK). ? Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không? I. Tìm hiểu đề văn nghị luận 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận: a. Ví dụ: - Đề 1, 2: Nêu một nhận định, có tính chất ca ngợi, cần giải thích, chứng minh làm rõ. - Đề 3->7: Nêu ra một quan điểm, có tính chất khuyên nhủ cần phải phân tích làm rõ. (Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là văn nghị luận?) ? Từ đó em rút ra kết luận gì về nội dung và tính chất của đề văn nghị luận? ? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? - Có ý nghĩa định hướng cho bài viết như lời khuyên, lời tranh luận, lời giải thích,... chuẩn bị cho người viết 1 thái độ, 1 giọng điệu, lựa chọn một pp phù hợp. - HS: Đọc ghi nhớ ý 1 - Tóm lại đề văn nghị luận là câu hay cụm từ mang tư tưởng, quan điểm hay 1 vấn đề cần làm sáng tỏ. Như vậy tất cả các đề trên đều là đề văn nghị luận, đại bộ phận là ẩn yêu cầu. - HS đọc đề bài. ? Đề bài nêu lên vấn đề gì? ? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? ? Đề có tính chất gì? ? Đề bài yêu cầu người viết phải làm gì? ? Như vậy, tìm hiểu đề văn nghị luận là phải tìm hiểu những gì? - HS: Đọc ghi nhớ ý 2 ? Hãy xác định các luận điểm, luận cứ cho đề bài? * Thảo luận nhóm bàn (5p) - Đề 8, 9: Nêu lên một vấn đề cần phải suy nghĩ, bàn luận. - Đề 10, 11: Đưa ra một quan điểm cần tranh luận, phản bác. -> Nội dung: Đưa ra một vấn đề đòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. ->Tính chất: Ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, phản bác... b. Ghi nhớ ý 1: sgk (tr.23) 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận: a. Ví dụ: Đề bài: Chớ nên tự phụ. - Vấn đề: Tự phụ là một nét xấu trong tính cách của con người và khuyên người ta nên từ bỏ nó. - Đối tượng phạm vi: Bàn về tính tự phụ, nêu tác hại và khuyên con người nên từ bỏ. - Tính chất: Khuyên nhủ, khẳng định. - Yêu cầu: Giải thích rõ thế nào là tự phụ, nêu những biểu hiện và tác hại của tự phụ. Từ đó phê phán và khuyên mọi người nên bỏ tính tự phụ. b. Ghi nhớ (Sgk -tr.23). II. Lập ý cho bài văn nghị luận 1. Ví dụ: * Đề bài: Chớ nên tự phụ. a. Xác lập luận điểm: - Tự phụ là một căn bệnh, là một thói xấu mà chúng ta dễ mắc phải. - Nên từ bỏ tính tự phụ và rèn luyện tính khiêm tốn. - GV: Để lập luận cho tư tưởng chớ nên tự phụ, thông thường người ta nêu câu hỏi: Tự phụ là gì? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế nào? Tự phụ có hại cho ai? ? Hãy xây dựng trật tự lập luận để giải quyết đề này? ? Em hãy nêu cách lập ý cho bài NL? ? Dựa vào đâu để có thể lập được ý cho bài văn nghị luận? - HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập ? Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: * HS thảo luận nhóm đôi (3p) ? Đề nêu lên vấn đề gì? ? Đối tượng phạm vi nghị luận ở đây là gì? => Luận điểm chính. - Tự phụ khiến bản thân con người không biết mình. - Có thái độ coi thường và khinh bỉ người khác. => Luận điểm phụ. b. Tìm luận cứ: (Bảng phụ) - Tự phụ là gì? Tự phụ là căn bệnh tự đề cao mình, coi thường ý kiến của người khác. - Người ta khuyên cớ nên tự phụ vì đó là một thói xấu không có lợi cho bản thân. - Những tác hại của tự phụ: + Bản thân không tự biết mình, coi thường người khác. + Tự cô lập mình với tập thể. + Bị mọi người ghét bỏ, xa lánh. + Thất bại thường mặc cảm, tự ti. - Dẫn chứng minh họa: + Từ thực tế cuộc sống quanh mình: Miêu tả một kẻ tự phụ với thái độ chủ quan, tự đánh giá mình rất cao và coi thường người khác + Từ chính bản thân mình. + Từ sách báo. - Sự cần thiết phải từ bỏ tính tự phụ. c. Xây dựng lập luận: - Định nghĩa tự phụ là gì? - Vì sao chúng ta không nên tự phụ? - Các biểu hiện của tự phụ? - Những tác hại của tự phụ. - Lời khuyên: Hãy bỏ tính tự phụ và rèn luyện cho mình đức tình khiêm tốn. b. Ghi nhớ ý 3: sgk (tr.23) III. Luyện tập. Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người. a. Tìm hiểu đề: - Vấn đề NL: Lợi ích của việc đọc sách. - Đối tượng và phạm vi nghị luận: Bàn về lợi ích của sách, thuyết phục mọi người tạo cho mình thói quen đọc sách. ? Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? ? Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì? - HS thảo luận nhóm 4 (5 p) ? Em hãy xác lập luận điểm cho đề này? ? Để làm sáng tỏ luận điểm trên, em có thể nêu ra các luận cứ nào? ? Từ đây em sẽ lập luận theo cách nào? -> Các nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét -> Chốt kiến thức - Khuynh hướng tư tưởng: Khẳng định ích lợi của việc đọc sách. - Đề đòi hỏi người viết phải: + Giải thích được sách là gì? + Phân tích và chứng minh ích lợi của việc đọc sách. + Khẳng định: Sách là người bạn lớn của con người. + Nhắc nhở mọi người phải có thái độ đúng với sách. b. Lập ý cho đề bài: * Xác định luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người. * Tìm luận cứ: - Sách mở mang trí tuệ giúp ta khám phá những điều bí ẩn của thế giới xung quanh, đưa ta vào tìm hiểu thế giới cực lớn là thiên hà và thế giới cực nhỏ như hạt vật chất. - Sách đưa ta ngược thời gian về với những biến cố lịch sử xa xưa và hướng về ngày mai. - Sách cho ta những phút thư giãn thoải mái. * Xây dựng lập luận: Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết nâng niu, trân trọng và chọn những cuốn sách hay để đọc. Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp) - HS đọc bài tham khảo: Lợi ích của việc đọc sách. (sgk/23,24) Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Về nhà viết một đoạn văn “Sách là người bạn lớn của con người.” V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - GV hệ thống lại kiến thức tiết học. - Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập. - Đọc, soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Tác giả, thể loại, giá trị nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật lập luận trong văn bản. - Những biểu hiện của lòng yêu nước. HD Đọc thêm: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận theo hướng dẫn sgk. Ngày giảng: 13/1/2020 (7B) Tiết 79 + 80 - Văn bản: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA (Hồ Chí Minh) TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta": - Nét đẹp về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản. * Trọng tâm: - Tác giả, thể loại, giá trị nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật lập luận trong văn bản. - Những biểu hiện của lòng yêu nước. * Bố cục và phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận: - HD để HS tự tìm hiểu và nắm được cách lập bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: * Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta": - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội. - Đọc - Hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. * Bố cục và phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận: - Biết sử dụng các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - GD tinh thần yêu nước, nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt: a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc, soạn theo HD. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm... 2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng 4 câu TN về chủ đề con người và xã hội? Cho biết nghệ thuật, nội dung của một câu TN? b. Kiểm tra bài mới: ? Kể tên các văn bản đã học của tác giả Hồ Chí Minh? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Từ câu hỏi kiểm tra bài mới GV dẫn dắt vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HĐ cá nhân ? Nêu khái quát những nét chính về tác giả HCM? ? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? - HD đọc: Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát thể hiện tình cảm. - GV đọc mẫu - HS: Đọc (3 HS) - HDHS tìm hiểu chú thích sgk ? Văn bản thuộc thể loại gì? ? Theo em nội dung nghị luận ở đây là gì? - HĐ cặp đôi - 2p ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? - HS: Đọc lại đoạn 1 ? Quan sát đoạn 1 và cho biết câu văn nào thể hiện rõ nhất luận điểm của bài? ? Em hiểu tình cảm như thế nào gọi là nồng nàn yêu nước? - HS: Sôi nổi, chân thành, mạnh mẽ, thiết tha. ? Lòng nồng nàn yêu nước đó được tác giả khắc sâu qua những chi tiết nào? - Cá nhân 1p ? BPNT và từ loại nào đã được tác giả sử dụng ở đây? (Cặp đôi - 1p) I. Đọc, tìm hiểu chung: 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: (Tiết 48) b. Văn bản: - Được trích từ văn kiện, báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam. (Nay là Đảng CSVN) tại Việt Bắc 1951. 2. Đọc, tìm hiểu từ khó: a. Đọc: b. Tìm hiểu từ khó: 3. Thể loại: - Thể loại: Văn nghị luận chứng minh. - Nội dung NL: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 4. Bố cục: Chia làm ba phần - Mở bài: Từ đầu đến “lũ cướp nước” -> Nhận định chung về lòng yêu nước - Thân bài: Tiếp theo đến “yêu nước” -> CM những biểu hiện của lòng yêu nước - K. bài: còn lại -> Nhiệm vụ của chúng ta II. Đọc - Hiểu văn bản: 1. Nhận định chung về lòng yêu nước (Đặt vấn đề): - Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. (Luận điểm) - Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước -> NT: So sánh, sử dụng động từ mạnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh ? Cách nói ấy của Bác đã gợi lên trong lòng người đọc điều gì? - GV để làm rõ luận điểm, tác giả đưa ra 2 luận cứ - Trong LS và trong cuộc kháng chiến hiện tại. HS: Đọc từ: Lịch sử ta -> anh hùng * TLN 4 HS (4p)/ bảng phụ ? Tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào để chứng minh tinh thần yêu nước của nd ta trong quá khứ ls? ? Em có nhận xét gì về những dẫn chứng đưa ra? - HS: Đọc thầm đoạn 3 * TLN 4 HS (4p)/ bảng phụ ? Tác giả chứng minh lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay bằng những dẫn chứng nào? ? Dẫn chứng đó được tg chốt lại qua lí lẽ nào? ? Nhận xét về những lí lẽ, dẫn chứng được tg nên ra trong đoạn nghị luận này? - Liệt kê theo cấu trúc “từ... đến...” về lứa tuổi, không gian, công việc, giai cấp, thành phần... * TL cặp đôi (2p) ? Qua luận cứ 1,2 em có nhận xét gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? ? Các dẫn chứng, lí lẽ có phục vụ cho luận điểm, có làm sáng tỏ luận điểm không? - HS trình bày quan điểm. * GV chốt tiết 1 chuyển tiết 2. - HS: Đọc lại phần kết bài. ? Trước khi nói về nhiệm vụ của chúng ta, tác giả nói gì về tinh thần yêu nước? => Gợi tả sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước - một tình yêu nước đến độ mãnh liệt, sôi nổi, chân thành. 2. Những biểu hiện của lòng yêu nước: * Lòng yêu nước trong quá khứ LS (Luận cứ 1) - Lí lẽ: + L sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại... + Chúng ta có quyền tự hào... + Chúng ta phải ghi nhớ công lao... - Dẫn chứng: Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... -> Dẫn chứng tiêu biểu, được liệt kê theo trình tự thời gian. * Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta (Luận cứ 2) - Dẫn chứng: + Từ các cụ già tóc bạc yêu nước ghét giặc. + Từ những chiến sĩ những con đẻ của mình. + Từ những nam nữ công nhân cho chính phủ. - Lí lẽ: Khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. => Dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, chính xác; lí lẽ giản dị, sâu sắc, giàu sức thuyết phục; lập luận chặt chẽ. NT liệt kê. => Trong thời đại nào, tất cả đồng bào ta ai ai cũng đều có một lòng yêu nước nồng nàn . 3. Nhiệm vụ của chúng ta (L. điểm 3): - Tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Có khi được trưng bày... có khi được cất giấu... ? Tác giả đã sử dụng BPNT nào? Tác dụng? ? Em hiểu thế nào về lòng yêu nước trưng bày và lòng yêu nước giấu kín trong đoạn văn này?(TL cặp đôi 1p) - Trưng bày: Được bộc lộ thành hành động, việc làm -> Nhìn thấy - Giấu kín: Chưa được phát huy thành những hành động cụ thể -> Không nhìn thấy ? Qua đó tác giả muốn khẳng định điều gì? ? Từ đó tác giả đưa ra một quan điểm về bổn phận của chúng ta, đó là gì? ? Nhận xét về cách lập luận? ? Với cách lập luận ấy, tác giả cho chúng ta hiểu rõ điều gì? GV: Kết thúc bài viết Báo cáo chính trị thì ai nấy đều hiểu và đều thầm hứa với Người sẽ vận dụng vào thực tế công tác của mình. Và chúng ta ngày nay, khi đọc văn bản này cũng hiểu rõ để suy ngẫm sâu thêm về tấm lòng, trí tuệ và tài năng của Bác, làm theo lời Bác dạy: Phát huy tinh thần yêu nước trong công việc cụ thể hằng ngày, trong việc học tập, lao động và ứng xử với mọi người. - TC cho HS gắn KT theo 3 nhóm ? Nhận xét về cách đưa luận điểm và cách lập luận của tác giả? ? Qua bài văn tác giả muốn khẳng định điều gì? -> NT: So sánh -> Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta. => Khẳng định tình yêu nước luôn tiềm tàng trong lòng mỗi người dân. - Bổn phận: Ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. -> Lập luận chặt chẽ, sâu sắc, thuyết phục. => Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những hành động, việc làm cụ thể. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: Lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền. - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm...) câu văn nghị luận hiệu quả (câu có từ quan hệ từ... đến) - Sử dụng biện pháp liệt kê, so sánh... 2. Giá trị nội dung: - Khẳng định lòng yêu nước là truyền thống quý báu, là giá trị tinh thần cao quý. Lòng yêu nước được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc bằng những việc làm cụ thể. ? Văn bản có ý nghĩa gì? HS: Đọc ghi nhớ - HS đọc ví dụ - SGK. ? Nhận xét về bố cục và phương pháp xây dựng luận điểm trong bài? ? Bài có mấy phần? ? Xác định luận điểm? - HS xác định. ? Nêu nhiệm vụ từng phần trong bố cục của bài văn nghị luận? Có những phương pháp lập luận nào? - HS: Đọc ghi nhớ sgk tr.31 - GV HD HS về nhà thực hiện theo câu hỏi sgk. 3. Ý nghĩa: - Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để xây dựng và bảo vệ đất nước. * Ghi nhớ : Sgk * HDĐT: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận 1. Ví dụ: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" * Bố cục: 3 phần * Cách lập luận: - Lập luận theo quan hệ nhân - quả. - Lập luận theo quan hệ tổng - phân -hợp. - Lập luận theo quan hệ suy luận tương đồng. - Lập luận theo quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian. 2. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Luyện tập (Tích hợp với bài HDĐT...) Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp) (Kết hợp với bài HDĐT...) Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Nhấn mạnh về bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học kĩ bài cũ, học tập cách lập luận của Bác Hồ khi làm văn nghị luận. - Nắm vững về bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.. - Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ và Ý nghĩa văn chương ? Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu về tác giả, văn bản, thể loại, luận điểm, cách chứng minh và nghệ thuật, ý nghĩa của hai văn bản. Ngày giảng: 15/1/2018 (7C) Tiết 81 - Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ - Phạm Văn Đồng- I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng. - Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày. * Trọng tâm: Tác giả, thể loại, giá trị nội dung. ý nghĩa, nghệ thuật lập luận trong văn bản. Những phương diện biểu hiện Đức tính giản dị của Bác Hồ. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận. 3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. - Tự xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt: a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ các dẫn chứng đức tính giản dị của Bác Hồ. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo HD. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm ... 2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút ... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” b. Kiểm tra bài mới: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Chúng ta, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam đã từng được nghe nhiều người kể chuyện về chủ tịch Hồ Chí Minh, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Văn Bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về Bác kính yêu. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Dựa vào phần chú thích*, em hãy nêu một vài nét về tác giả ? - Các tác phẩm của ông có tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng. ? Nêu xuất xứ của văn bản? GV: Hd đọc -> đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm. + Giải thích từ khó: Kết hợp phần II ? Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp các kiểu nghị luận: chứng minh, giải thích, bình luận. Theo em kiểu nghị luận nào là chính? ? Vấn đề mà tác giả nghị luận là gì? ? Tác giả đã lập luận theo trình tự nào? - Từ nhận xét khái quát đến những biểu hiện cụ thể. ? Dựa vào trình tự lập luận, em hãy xác định bố cục của bài văn? GV: Vì là đoạn trích nên văn bản này không đủ 3 phần như trong bố cục thông thường của bài văn nghị luận. - HS đọc đoạn 1,2. ? Tác giả đã nhận định như thế nào về đức tính giản dị của Bác Hồ? ? Từ “với” biểu thị quan hệ gì giữa 2 vế câu? Tác dụng của sự đối lập đó là gì? ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này? ? Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác? I. Tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả, văn bản: a. Tác giả: - Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) một học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. Là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng. b. Tác phẩm: - Trích từ diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” - Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh CT Hồ Chí Minh (1970). 2. Đọc và tìm hiểu từ khó: 3. Thể loại: Nghị luận chứng minh. 4. Bố cục: 2 phần. + P1 (đoạn 1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác. + P2 (đoạn 3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác (Chứng minh sự giản dị) II. Đọc - Hiểu văn bản. 1. Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác: - Điều rất quan trọng... là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch. -> Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau. -> Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc. => Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người. ? Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những câu văn nào? ? Lời giải thích này có tác dụng gì? - Giải thích và nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về “sự nhất quán” trong cuộc đời và phong cách sống của Bác. ? Lời nhận định đó đã thể hiện thái độ gì của tác giả? - HS đọc đoạn 3 ? Ở đoạn 3, tác giả đã đề cập tới 2 phương diện trong lối sống giản dị của Bác. Đó là những phương diện nào? * HĐN 1,3 (4p) ? Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác, tác giả đã đưa ra chứng cớ nào? - Bảng phụ các dẫn chứng. ? Em có nhận xét gì về các dẫn chứng mà tác giả đưa ra ở đây? ? Các dẫn chứng trên cho ta hiểu thêm gì về Bác? * HĐN 2,4 (4p) ? Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã đưa ra dẫn chứng cụ thể nào? - Bảng phụ các dẫn chứng. ? Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng ở đây? ? Những dẫn chứng nêu ra ở đây có ý nghĩa gì? - Đoạn văn “Nhưng chớ hiểu lầm trong thế giới ngày nay” là câu sơ kết đoạn vừa có giá trị khái quát nhấn mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học. ? Nói như vậy nhằm mục đích gì? - Khẳng định lối sống giản dị của Bác, bày tỏ tình cảm quý trọng đối với Bác. - HS đọc lại đoạn cuối ? Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác? ? Vì sao tác giả lại dẫn câu nói này? ? Em có nhận xét gì về những câu nói này của Bác? -Giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. - Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời ... tuyệt đẹp. => Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác. 2. Chứng minh sự giản dị của Bác: a. Giản dị trong lối sống: * Trong sinh hoạt, làm việc: - Bữa cơm chỉ có vài ba món... - Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng... - Bác suốt đời làm việc, từ việc lớn đến việc nhỏ. -> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục. => Bác là người giản dị trong sinh hoạt cũng như trong công việc. * Trong quan hệ với mọi người: - Viết thư cho một đồng chí. - Nói chuyện với các cháu miền Nam. - Đi thăm nhà tập thể của công nhân. => Liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu. => Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quý tất cả mọi người của Bác. b. Giản dị trong cách nói và viết: - Không có gì quý hơn độc lập tự do. - Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn... -> Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết. ? Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao? - Để quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được. ? Những lời nói và viết của Bác có tác dụng gì? ? Qua bài tác giả khẳng định điều gì? ? Khái quát nghệ thuật lập luận của tác giả khi xây dựng văn bản? ? Nêu nội dung của bài? ? Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? ? Em học tập được gì về cách nghị luận của tác giả? - Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực; xen giữa dẫn chứng là giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc. - HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập ? Em học tập được những đức tính gì ở Bác qua văn bản này? - Ăn

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_20_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan