Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- HS nắm được tên tác phẩm trữ tình và tên tác giả tương ứng.

- Một số nội dung chủ yếu của các bài thơ trữ tình đã học.

2. Kĩ năng:

- Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, học tập tích cực - tự giác.

4. Năng lực, phẩm chất cần đạt

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bài soạn, phiếu học tập, bảng thống kê theo nội dung câu hỏi sgk.

2. Học sinh: Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp; Hoạt

động nhóm.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ:

? Kể tên những tác phẩm trữ tình đã học?

3. Bài mới:

Bài hôm nay chúng ta sẽ củng cố, hệ thống hoá lại những kiến thức một số tác

phẩm trữ tình

pdf11 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/ 11/ 2019 (7B) Tiết 60 - Văn bản: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Câu 1,2,3 - Bài 16; câu 2 - Bài 17) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS nắm được tên tác phẩm trữ tình và tên tác giả tương ứng. - Một số nội dung chủ yếu của các bài thơ trữ tình đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, học tập tích cực - tự giác. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài soạn, phiếu học tập, bảng thống kê theo nội dung câu hỏi sgk. 2. Học sinh: Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp; Hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: ? Kể tên những tác phẩm trữ tình đã học? 3. Bài mới: Bài hôm nay chúng ta sẽ củng cố, hệ thống hoá lại những kiến thức một số tác phẩm trữ tình... Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Hãy nêu tên tác giả và tác phẩm trữ tình đã học. - HĐ cá nhân (GV chấm điểm) ? Nối tên tác phẩm khớp với ND tư tưởng, tình cảm được biểu hiện? * NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Tên tác giả và tác phẩm: - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch. - Ngẫu nhiên viết... : Hạ Tri Chương. - Qua Đèo Ngang: Bà Huyện Thanh Quan - Sông núi nước Nam: Chưa rõ tên tác giả - Bạn đến chơi nhà: Nguyễn Khuyến. - Cảnh khuya, Rằm tháng giêng: Hồ Chí Minh. - Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh. 2. Sắp xếp tên TP khớp với ND tư tưởng, tình cảm được biểu hiện: - Cảnh khuya: Tình yêu TN, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. - TC trò chơi: ai nhanh hơn (3p) - HS nhận xét -> sửa - GV kết luận ? Nhớ lại thể thơ của các tác phẩm sau? - HS đọc thuộc lòng các bài thơ. ? So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ Cảm nghĩ trong ... và Ngẫu nhiên viết... ? - HĐN (4 HS - 2p) - Đối chiếu đáp án, GVKL. - Cảm nghĩ... thanh tĩnh: Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm thanh vắng. - Qua Đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. - Sông núi nước Nam: ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. - Ngẫu nhiên... về quê: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. - Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. Câu 3: Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ. - Qua Đèo Ngang: Thất ngôn bát cú ĐL. - Tiếng gà trưa: Thơ 5 chữ. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Ngũ ngôn tứ tuyệt. - Sông núi nước Nam: Thất ngôn tứ tuyệt Câu 3 - Bài 17. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Là tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê - là biểu cảm trực tiếp và tình cảm đó được thể hiện một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Là tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê - là biểu cảm gián tiếp và tình cảm đó đậm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi. Hoạt động 3: Luyện tập Về nhà tiếp tục hoàn thiện các bài tập. Hoạt động 4: Vận dụng. Đọc thuộc lòng diễn cảm các bài thơ đã học. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung - Sưu tầm một số bài thơ trữ tình mà em thích. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Ôn bài đã học theo HD của GV. Đọc tiếp bài: Ôn tập các tác phẩm trữ tình. (Câu 4, 5 - bài 16, câu 3 - bài 17) ? Hãy nêu những ý kiến em cho là không chính xác ? ? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau? ? Em thấy điều gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình? Ngày giảng: 11/ 11/ 2019 (7B) Tiết 61 - Văn bản: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Câu 4, 5 - bài 16, câu 3 - bài 17) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - HS nắm được một số đặc điểm của thơ trữ tình và thể loại tùy bút. - Thể thơ tươg ứng với các bài thơ trữ tình đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, học tập tích cực, tự giác. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài soạn, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc, soạn câu 4, 5 (bài 16), câu 3 (bài 17) III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp; Hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: Đọc và nêu nghệ thuật, ý nghĩa một bài thơ trữ tình? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Bài hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố, hệ thống hoá lại những kiến thức một số tác phẩm trữ tình... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Hãy nêu những ý kiến em cho là không chính xác? - GV đưa bảng phụ -> HS lên bảng đánh dấu - HS nhận xét -> sửa - GV nhận xét -> kết luận 4. Những ý kiến em cho là không chính xác: a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm. e. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. i. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng. k. Thơ trữ tình phải có một lập luận chặt chẽ. ? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau? - GV đưa bảng phụ -> HS lên bảng điền - HS nhận xét -> sửa - GV nhận xét -> kết luận ? Qua những bài tập trên, em rút ra kết luận gì về thơ trữ tình? - HS đọc ghi nhớ. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS thảo luận 6 nhóm (5p) Văn bản Cảnh vật được miêu tả Tình cảm được thể hiện Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều Rằm tháng giêng - Đại diện báo cáo - GV nhận xét và kết luận GV: Điểm khác nổi bật ở chủ thể trữ tình: + Đêm đỗ thuyền ở... : là kẻ lữ khách thao thức không ngủ, vì nỗi buồn xa xứ. + Rằm tháng giêng: là người chiến sĩ vừa hoàn thành 1 công việc trọng đại đối với sự nghiệp CM. ? Em thấy điều gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình? (K-G) - Cảnh là nền bộc lộ tình cảm. Cảnh buồn - người buồn (Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ) 5. Điền vào chỗ trống trong những câu sau: a. Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát c. Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, đối lập, liệt kê. * Ghi nhớ: sgk (182 ). 3. Bài 3 (T193): So sánh bài Phong Kiều dạ bạc và Nguyên tiêu. - Cảnh vật có nhiều yếu tố giống nhau: Đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông. - Khác nhau: a. Cảnh vật miêu tả: - Phong Kiều dạ bạc: cảnh buồn hiu hắt, vắng lặng, ảm đạm trong đêm trăng mờ trên bến Phong Kiều. - Nguyên tiêu: Cảnh bao la, bát ngát, tràn đầy ánh trăng sáng, đầy sắc xuân, dào dạt sức sống b. Tình cảm được thể hiện: - Phong Kiều dạ bạc: buồn, cô đơn - Nguyên tiêu: ung dung, lạc quan, thanh thản Hoạt động 3: Luyện Tập Về nhà học thuộc các bài thơ đã học. Hoạt động 4: Vận dụng. Đọc thuộc lòng diễn cảm các bài thơ đã học và nêu cảm nghĩ. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung Tiếp tục sưu tầm ghi sổ tay một số bài thơ trữ tình em thích. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học về Văn học. - Soạn bài: Ôn tập TV (Bài 16): Ôn lại kiến thức và trả lời câu hỏi sgk. Ngày giảng: 13/ 11/ 2019 (7B) Tiết 63 - TV ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (Tiết 1) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá lại những kiến thức về: Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy); Đại từ; Từ Hán Việt. 2. Kĩ năng: Hệ thống hóa, ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ có chọn lọc nhằm tăng giá trị biểu cảm. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt: a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài soạn, phiếu học tập. Sơ đồ hệ thống hóa các kiến thức cơ bản. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp; Hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác, trình bày 1 phút IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: Lồng vào bài mới. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. GV từ VD dẫn vào bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm * HĐ cá nhân (5p) ? Hoàn thiện sơ đồ và lấy ví dụ. - HS báo cáo, nhận xét bằng sơ đồ * HĐ tương tác các câu hỏi sau: ? Thế nào là từ phức? Phân loại? ? Thế nào là từ ghép? Phânloại? VD. ? Thế nào là từ láy? Phân loại? VD. I. Lý thuyết. 1. Từ phức (Từ ghép; Từ láy) * HĐN đôi/ phiếu học tập (5p) ? Hoàn thiện sơ đồ và lấy ví dụ. - HS báo cáo, nhận xét bằng sơ đồ * HĐ tương tác các câu hỏi sau: ? Thế nào là đại từ? Chức vụ NP? VD? ? Đại từ dùng để trỏ có mấy loại? Đó là những loại nào? VD? ? Đại từ dùng để hỏi chia ra làm mấy loại? Đó là những loại nào? VD? 2. Đại từ: * Khái niệm: Đại từ là từ dùng để trỏ sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi. * Chức vụ NP: Làm CN, VN hoặc làm phụ ngữ của DT, ĐT, TT VD: Chúng tôi đi học. * Các loại đại từ: ? Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng? 2. Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng: Từ phức Từ láy Đại từ Đại từ để trỏ Đại từ để hỏi - GV phát phiếu học tập - HS HĐ nhóm (4p) -> Trình bày kết quả - GV đưa bảng chuẩn KT nhận xét, so sánh với bài làm của HS *HĐ tương tác (1 HS hỏi - 1 HS đáp) ? Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt? Bạch (bạch cầu): trắng Bán (bức tượng bán thân): một nửa Cô (cô độc): một mình Cư (cư trrú): nơi ở Cửu (cửu chương): chín Dạ (dạ hương, dạ hội): đêm Đại (đại lộ, đại thắng): to, lớn Nhật (nhật kí): ngày - HS làm lại các bài tập SGK. Ý nghĩa và chức năng Danh từ, động từ, tính từ Quan hệ từ Ý nghĩa Chức năng - Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất. - Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu. - Biểu thị ý nghĩa quan hệ - Liên kết các TP của cụm từ, của câu. 3. Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt: Quốc (quốc ca): nước Tam (tam giác): ba Tâm (yên tâm): lòng, dạ Thảo (thảo nguyên): cỏ Thiên (thiên niên kỉ): nghìn Thiết (thiết giáp): thít lại Thiếu (thiếu niên, thiếu thời): chưa đủ Thôn (thôn dã, thôn nữ): thôn quê Thư (thư viện): sách Tiền (tiền đạo): trước Hoạt động 3. Luyện tập ? Viết đoạn văn (Chủ đề học tập) có sử dụng 02 từ láy, 02 từ ghép và chỉ ra từ láy, từ ghép đó. Hoạt động 4. vận dụng (Làm ở nhà) Viết đoạn văn (Chủ đề tự chọn) có sử dụng các từ loại đã học và chỉ rõ. Hoạt động 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng Tìm từ loại DT, ĐT, TT thường được sử dụng trong học tập và cuộc sống hàng ngày của em? Mỗi từ loại lấy 3 ví dụ và đặt câu với mỗi từ loại đó? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về phần tiếng Việt. - Làm lại các bài tập trong sgk. - Chuẩn bị cho nội dung ôn tập tiếp theo: Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Từ đồng âm, Thành ngữ, Điệp ngữ. + Đặc điểm, chức năng của từng loại. + Mỗi loại lấy 1 ví dụ minh họa. Ngày giảng: 23/ 11/ 2017 (7D) Tiết 64 - Tiếng việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiết 2) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học về: Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Thành ngữ, Điệp ngữ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức, kĩ năng đặt câu, sử dụng từ. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài soạn, phiếu học tập, bảng phụ ghi nội dung bài tập. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học. Soạn bài theo HD. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp; Hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác, chia sẻ nhóm... IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động HS đọc thuộc lòng bài thơ: Bánh trôi nước. Hồ Xuân Hương có sử dụng các kiến thức nào trong tiết ôn tiếng việt, hãy chỉ rõ và gọi tên. GV dẫn vào bài mới... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt đông của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm * HĐ cá nhân (3p) ? Chỉ rõ và gọi tên KT có trong bài thơ sau. I. Lý thuyết: Bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. - Từ trái nghĩa: nổi - chìm, rắn - nát - Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm - Điệp ngữ: vừa (2 lần) * HĐ tương tác - HS vấn đáp. ? Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ minh họa? ? KN thành ngữ? lấy VD và giải thích nghĩa? ? Điệp ngữ là gì? có mấy dạng điệp ngữ? Cho VD mõi loại? ? Thế nào là từ đồng nghĩa? ? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Đặc điểm của mỗi loại? Cho ví dụ minh họa? ? Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ minh họa? Hoạt động 3: Luyện tập * TC trò chơi: 12 HS: 3 đội (2p) - GVcó sẵn các thành ngữ Hán việt và thuần việt HS gắn đúng - HS nhận xét - GV sửa nếu sai * HĐN đôi (3p) - bảng phụ - HS làm vào bảng - báo cáo - HS nhận xét - GV sửa nếu sai 1. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. VD: cười - khóc, nhỏ - to, nặng - nhẹ, dài - ngắn, lớn - bé, nhiều - ít. 2. Thành ngữ: - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh, ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng cao. VD: ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn. - Thành ngữ có thể làm CN, VN trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,... 3. Điệp ngữ: - Là phép tu từ lặp đi lặp lại một từ, một ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. - Điệp ngữ có 3 dạng: + Điệp ngữ cách quãng + Điệp ngữ nối tiếp + Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) 4. Từ đồng nghĩa: - Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Có 2 loại từ đồng nghĩa: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn: quả - trái + TĐN không hoàn toàn: hi sinh - bỏ mạng 5. Từ đồng âm: - Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. - VD: Em đi mua muối về để muối dưa.. II. Luyện tập: * Tìm thành ngữ thuần việt tương đương các thành ngữ Hán việt. - Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng. - Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ. - Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc. - Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ dao găm. 5. Thay thế những từ in đậm thành những thành ngữ có ý nghĩa tương đương: - đồng rộng mênh mông và vắng lặng: đồng không mông quạnh. - phải cố gắng đến cùng: còn nước còn tát. - làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái: con dại cái mang. - nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì: giàu nứt đố đổ vách. Hoạt động 4: Vận dụng (Làm ở nhà) - Đặt câu có sử dụng cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa? - Viết đoạn văn ngắn (chủ đề học tập) trong đó có sử dụng thành ngữ. HĐ 5. Mở rộng bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm những cặp từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa thường được sử dụng trong học tập và cuộc sống? - Sưu tầm một vài thành ngữ mà địa phương em thường sử dụng? Giải nghĩa thành ngữ đó? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về phần tiếng Việt. - Làm lại các bài tập trong sgk. * Ôn văn biểu cảm, xem lại đề bài số 3 tiết sau trả bài,

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_13_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf