I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm
của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những
tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
3. Thái độ:
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào
cảnh màn trời chiếu đất.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn học, nhân ái.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài soạn, tranh SGK, TLTK.
2. Học sinh: Đọc, tìm hiểu nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản
và tăng cấp; NT, ND, ý nghĩa của VB.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 93: Sống chết mặc bay (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 15/5/2020
Tiết 93 - Văn bản.
SỐNG CHẾT MẶC BAY
Phạm Duy Tốn - (Tiết 2)
Hướng dẫn đọc thêm ở nhà: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
(Khuyến khích học sinh tự đọc)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm
của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những
tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
3. Thái độ:
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào
cảnh màn trời chiếu đất.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn học, nhân ái.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài soạn, tranh SGK, TLTK.
2. Học sinh: Đọc, tìm hiểu nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản
và tăng cấp; NT, ND, ý nghĩa của VB.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Tóm tắt truyện: “Sống chết mặc bay”?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV khái quát kiến thức của tiết 1 - Nêu mục tiêu của tiết 2
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
A. Văn bản : “Sống chết mặc bay”
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Cảnh sắp vỡ đê:
- HS quan sát tranh 1 cảnh hộ đê của
nhân dân.
? Miêu tả nội dung bức tranh?
- HS đọc từ: Dân phu đến hỏng mất
? Cảnh được tả bằng những chi tiết
hình ảnh và âm thanh điển hình nào?
? Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc?
Nhiều từ láy (bì bõm, lướt thướt, xao
xác, tầm tã, cuồn cuộn ), từ cảm thán
? Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ
cách miêu tả này?
- HS quan sát tranh 2 và nêu nội dung.
- HS: Đọc đoạn tả cảnh trong đình.
- HĐ cặp đôi và trả lời các câu hỏi:
? Tìm chi tiết miêu tả chân dung quan
phụ mẫu?
? Những đồ vật nào được tác giả nhắc
đến cùng với chân dung quan phụ
mẫu?
? Quan phụ mẫu ở trong đình làm gì?
Có những biểu hiện nào?
? Tác giả sd NT gì?
? Cảnh trong đình có gì khác với cảnh
ngoài đê?
? Nói về cảnh trong đình và cảnh ngoài
đê tác giả đã sd NT gì?
? NT đó đã làm nổi bật điều gì?
? Theo dõi đoạn văn kể chuyện quan
phủ khi nghe tin đê vỡ, và cho biết:
hình thức ngôn ngữ nổi bật ở đây là gì?
- Đối thoại.
? Những câu đối thoại nào đắt nhất,
2. Cảnh trên đê và trong đình trước khi
đê vỡ:
* Cảnh trên đê:
- Kẻ thuổng, cuốc, kẻ vác tre, nào đắp,
nào cừ, bì bõm ướt như chuột lột.
- Trống đánh liên hồi, ốc thổi vô hồi,
tiếng người xao xác gọi nhau ai cũng
mệt lử
- Mưa tầm tã trút xuống, nước cuồn cuộn
bốc lên, dân phu rối rít
- Than ôi!... Lo thay! Nguy thay!...
-> NT: Sử dụng phép liệt kê với nhiều từ
láy, từ cảm thán, câu cảm thán; giọng văn
hối hả, gấp gáp.
=> Cảnh tượng hối hả, chen chúc, nhếch
nhác, thảm hại của nhân dân lo hộ đê
chống lụt.
* Cảnh trong đình:
- Chân dung quan phụ mẫu: uy nghi chễm
chệ ngồi, tay trái tựa gối xếp, chân phải
duỗi thẳng ra, có kẻ hầu người hạ.
- Đồ vật: bát yến hấp đường phèn, tráp
đồi mồi, trong ngăn bạc đầy những trầu
vàng...
- Việc làm của quan phụ mẫu: chơi tổ
tôm: Khểnh râu, rung đùi, mắt đang mải
trông đĩa nọc.
=> NT: Liệt kê
=> Quan lại nhàn nhã, xa hoa, vương giả,
ăn chơi hưởng lạc
-> NT tương phản
=> Thái độ thờ ơ, bàng quan, vô trách
nhiệm của tên quan phụ mẫu.
* Quan phủ nghe tin vỡ đê:
+ Đê vỡ rồi! đê vỡ rồi thời ông cách cổ
chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! có
biết không?
+ Đuổi cổ nó ra.
qua đó tính cách quan phụ mẫu được
bộc lộ ntn?
? Cách dùng ngôn ngữ đối thoại ở đây
có tác dụng gì?
- Cho HS đọc đoạn cuối.
- HĐ cá nhân mục 3.
? Những chi tiết nào nói lên tình cảnh
của nhân dân khi đê vỡ?
? Nhận xét về tình cảnh của nhân dân
khi đê vỡ?
? Trong tình cảnh đó, ở trong đình diễn
ra hoạt động gì?
? Nhận xét về thái độ của quan phụ mẫu?
? Ở phần này tác giả đã sử dụng NT gì?
Tác dụng của BPNT đó?
? Tên quan phụ mẫu là một kẻ ntn?
- GV bình: Hình ảnh tên quan phụ mẫu
là đại diện cho giới cầm quyền trong xã
hội lúc bấy giờ.
? Nhận xét về NT xây dựng tình huống
truyện, kết thúc truyện? Ngôn ngữ và
việc khắc họa chân dung nhân vật?
? Cảm nhận của em về giá trị của
truyện “Sống chết mặc bay”
- Giá trị hiện thực.
? Ý nghĩa của truyện?
- Giá trị nhân đạo.
+ Quay lại tiếp tục chơi bài...
=> Thái độ hách dịch, vô trách nhiệm, vô
lương tâm của tên quan phụ mẫu.
3. Tình cảnh nhân dân và thái độ của
quan phụ mẫu khi đê vỡ:
- Tình cảnh nhân dân: Nước tràn lênh
láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi
băng, lúa má ngập hết; Kẻ sống không
chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh
mặt nước kể đâu cho xiết.
=> Tình cảnh thê thảm, thương tâm.
- Quan phụ mẫu: Ù ván bài to; điềm nhiên,
vỗ tay, xòe bài, vừa cười vừa nói.
=> Thái độ thản nhiên, sung sướng, đắc ý.
-> NT đối lập, tăng cấp
=> Làm nổi bật sự tàn nhẫn, vô lương
tâm, mất hết nhân tính của tên quan phụ
mẫu.
* Quan phụ mẫu là kẻ tàn ác, bất nhân, vô
trách nhiệm, bất lương, vô nhân đạo.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống tương phản, tăng
cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối
thoại ngắn gọn, sinh động.
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
- Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung
nhân vật sinh động.
2. Giá trị nội dung:
- Tình cảnh nghìn sầu, muôn thảm của
nhân dân trong nạn lũ lụt.
- Sự lạnh lùng, bàng quan, vô trách
nhiệm, vô lương tâm của bọn quan lại, đại
diện là tên quan phụ mẫu.
3. Ý nghĩa:
Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách
nhiệm, vô lương tâm của viên quan phụ
mẫu. Đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê
- HS: đọc ghi nhớ sgk.
thảm của nhân dân lao động do thiên tai
và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm
quyền gây nên.
* Ghi nhớ : Sgk/83
Hoạt động 3: Luyện tập
? Trong văn bản Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã sử dụng những biện
pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật hình ảnh tên quan phụ mẫu và cảnh người dân
đang hộ đê ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ?
Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà)
? Chỉ ra hai mặt tương phản trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy
Tốn. Nêu tác dụng của phép tương phản ấy.
- Hai mặt tương phản:
+ Cảnh dân phu hộ đê vất vả
+ Cảnh quan phủ và nha lại đánh tổ tôm nhà nhã trong đình.
- Tác dụng:
+ Tạo tình huống truyện đầy kịch tính.
+ Lên án gay gắt tên quan phủ vô trách nhiệm trước tính mạng và đời sống của
người dân
+ Bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân trong
cảnh đê vỡ.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
? Dựa vào văn bản Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn, hãy viết đoạn văn ngắn
trình bày những suy nghĩ của em về hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài, nắm vững giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo của VB “Sống chết
mặc bay”, kể tóm tắt được truyện, phân tích được giá trị nghệ thuật của truyện.
- Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
Yêu cầu: ? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? cho ví dụ?
? Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_93_song_chet_mac_bay_tiet_2_nam_h.pdf