I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Bản chất của khái niệm về câu chủ động, câu bị động.
- Tác dụng của việc sử dụng câu chủ động, câu bị động.
- Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
- Đặt câu chủ động, bị động.
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Đặt câu (chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu chủ động, câu bị động linh hoạt trong nói, viết.
- Hình thành thói quen sử dụng các kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:
a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: phiếu HT; Bảng phụ ví dụ câu chủ động, câu bị động.
2. HS: Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
31 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 92 đến 100 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7A1: /5/2020 7A2: /5/2020 7A6: /5/2020
TIẾT 92 - TV
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Bản chất của khái niệm về câu chủ động, câu bị động.
- Tác dụng của việc sử dụng câu chủ động, câu bị động.
- Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
- Đặt câu chủ động, bị động.
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Đặt câu (chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu chủ động, câu bị động linh hoạt trong nói, viết.
- Hình thành thói quen sử dụng các kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:
a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: phiếu HT; Bảng phụ ví dụ câu chủ động, câu bị động.
2. HS: Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm....
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 7A1:......................7A2 ........... 7A6...............
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Trạng ngữ có những công dụng gì trong câu?
b. Kiểm tra bài mới:
- Kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Khởi động: HS HĐ cá nhân
? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Mục đích của việc chuyển đổi
câu chủ động thành câu bị động là gì? Bài học hôm nay chúng ta làm rõ điều đó.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS: đọc hai câu trang 57.
I. Câu chủ động và câu bị động.
1. Ví dụ: SGK
HS: HĐ cá nhân VD a,b
? Xác định chủ ngữ của câu a?
- Chủ ngữ là “mọi người”
? Chủ ngữ thực hiện hành động gì?
- Yêu mến.
? Hành động yêu mến hướng vào ai?
- Em.
? Xác định chủ ngữ ở câu b?
- Em - chỉ người
? Chủ ngữ “em” được hành động nào
hướng vào?
? Ý nghĩa của chủ ngữ trong hai câu
trên có gì khác nhau?
GV: Chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện
một hành động hướng vào người, vật
khác là câu chủ động. Còn chủ ngữ
chỉ người, vật được hoạt động của
người khác hướng vào là câu bị động.
? Đặt một câu chủ động, một câu bị
động.
- Mèo vồ chuột.
- Nam bị mẹ phạt.
? Ngoài ý nghĩa của CN, nhờ dấu
hiệu nào trong câu giúp em nhận diện
câu bị động?
- Sau chủ ngữ trong câu bị động
thường có từ bị, được. Sau bị, được là
một kết cấu C - V (có thể rút gọn CN
trong kết cấu này)
VD: Cơm bị thiu.
? Theo em đó có phải là câu bị động
không? Vì sao? (K-G)
GV: - Xe bị hết xăng.
- Tôi bị ngã.
- Nó ra sân ga.
- Nó được đi chơi.
Lưu ý: Không phải tất cả những câu
chứa từ “bị, được” đều là câu bị động
- Động từ đứng sau bị, được phải là
động từ ngoại động.
? Em hiểu thế nào là câu chủ động,
câu bị động?
a. Mọi người / yêu mến em.
C V
- CN “mọi người”: thực hiện 1 hành
động “yêu mến” hướng vào “em”.
=> Câu chủ động.
b. Em /được mọi người yêu mến.
C V
- CN là”em”: nhận hành động “yêu mến”
từ “mọi người”.
2. Bài học: SGK
HS: Tương tác cặp đôi/2’
HS: đọc ghi nhớ
Bài tập nhanh:
? Xác định câu chủ động, bị động
trong những ví dụ sau:
- Con chó cắn con mèo.
- Con mèo bị con chó cắn.
HS: đọc ví dụ
HS: HĐN bàn(2 p)
- Đại diện báo cáo - GV kết luận
GV: Câu b được ưu tiên chọn vì: nó
giúp cho việc liên kết các câu trong
đoạn được tốt hơn. Câu trước đã nói
về Thuỷ (qua CN: em tôi) vì vậy sẽ là
hợp lôgíc và dễ hiểu hơn nếu câu sau
cũng tiếp tục nói Thuỷ (qua CN: em)
? Chuyển đổi câu chủ động thành câu
bị động có tác dụng gì?
HS: đọc ghi nhớ.
GV: nhấn mạnh KT
* Bài tập: So sánh hai cách viết sau:
- Viết theo cách a, phần vị ngữ sau
không phù hợp chủ ngữ -> hiểu lầm
- Cách b: mạch lạc, dễ hiểu.
HS: đọc ví dụ / bảng phụ.
HS: HĐ cá nhân
? Câu trên là câu chủ động hay câu bị
động? Xác định chủ thể và đối tượng
của hoạt động?
- Chủ thể HĐ: Người ta
- Đối tượng của HĐ: Cánh màn điều
treo ở đầu bàn thờ ông vải
HS: HĐ cặp đôi - 2p
? Hãy chuyển đổi câu chủ động trên
thành hai câu bị động?
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu
chủ động thành câu bị động.
1. Ví dụ: SGK
- Chọn câu b
-> Vì nó tạo lên liên kết câu
2. Bài học: SGK
a. Chị dắt con chó đi dạo ven rừng chốc
chốc dừng lại ngửi chỗ này một tý, chỗ
kia một tý.
b. Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng
chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tý,
chỗ kia một tý.
III. Cách chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động.
1. Ví dụ: Sgk/64
* Ví dụ 1:
- Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở
đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm hoá
vàng.
-> Câu chủ động.
- Câu bị động:
+ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông
vải đã được người ta hạ xuống từ hôm
hoá vàng.
=> Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng
? Từ ví dụ trên, em hãy cho biết có
các cách biến đổi câu chủ động thành
câu bị động? Chỉ rõ các cách đó?
nhưng vẫn giống nhau về ND.
HS: đọc ví dụ 2.
HS: HĐ cặp đôi /2’
? Những câu em vừa đọc có phải là
câu bị động không? Vì sao? Về hình
thức nó giống câu bị động ở chỗ nào?
GV: 2 câu này tuy có dùng từ bị và
được nhưng không phải là câu bị
động. Vì không có hành động và chủ
thể của hành động (ta không thể
chuyển đổi thành: Giải nhất được bạn
em trong kì thi hs giỏi; đau bị tay).
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
? Qua phân tích ví dụ, hãy nêu các
cách biến đổi câu CĐ -> BĐ?
HS: đọc ghi nhớ
HS: đọc yêu cầu bài tập
? Hãy xác định yêu cầu bài tập.
HS: làm bài cá nhân và nêu bài làm
của mình.
GV: nhận xét bổ sung.
SGK Trang 65
HS: đọc -> Nêu yêu cầu bài tập.
? Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới
đây thành hai câu bị động theo hai
kiểu khác nhau?
- 4 HS làm cá nhân/ bảng.
HS: Dưới lớp làm vào vở
HS: nhận xét.
- GV chốt.
của hoạt động lên đầu câu và thêm từ
“được” hoặc từ “bị” sau từ hoặc cụm
từ đó.
+ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông
vải đã được hạ xuống từ hôm hóa vàng.
=> Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng
của hoạt động lên đầu câu đồng thời
lược bỏ từ (cụm từ) chỉ chủ thể của
hoạt động.
=> Có hai cách biến đổi
* Ví dụ 2:
a. Bạn em được giải nhất trong kì thi học
sinh giỏi.
b. Tay em bị đau.
-> Không phải là câu bị động.
=> Không phải câu nào có các từ “bị”,
“được” cũng là câu bị động.
2. Ghi nhớ: Sgk/64.
IV. Luyện tập.
1. Bài 1: SGK
* Các câu bị động:
a. Có khi được dễ thấy.
b. Tác giả “mấy vần thơ” liền được tôn
là thi sĩ
-> Sử dụng câu bị động: tránh lặp, tạo
liên kết giữa các câu.
Bài 1 (Tr.65 ):
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa
ấy từ TK XIII.
-> Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô
danh xây từ TK XIII.
-> Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa
bằng gỗ lim.
-> Tất cả các cánh cửa chùa được (người
HS: HĐN 4 HS / bảng nhóm (3p)
? Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho
dưới đây thành 2 câu bị động - 1 câu
dùng từ được, một câu dùng từ bị?
? Cho biết sắc thái nghĩa của câu
dùng từ được với câu dùng từ bị có gì
khác nhau?
ta) làm bằng gỗ lim.
-> Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ
lim.
c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên
gốc đào.
-> Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ)
buộc bên gốc đào.
-> Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
-> Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở
giữa sân.
-> Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
2. Bài 2: (Tr.65 )
a. Thầy giáo phê bình em.
-> Em bị thầy giáo phê bình.
-> Em được thầy giáo phê bình.
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
-> Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
-> Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c. Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác
biệt giữa thành thị với nông thôn.
-> Sự khác biệt giữa thành thị với nông
thôn đã bị trào lưu đô thị hoá.
-> Sự khác biệt giữa thành thị với nông
thôn đã được trào lưu đô thị hoá.
* Sắc thái ý nghĩa:
- Câu bị động dùng từ “được” có hàm ý
đánh giá tích cực về sự việc được nói
đến trong câu.
- Câu bị động dùng từ “bị” có hàm ý
đánh giá tiêu cực về sự việc được nói
đến trong câu.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
? Phân biệt sự khác nhau giữa câu chủ động và câu bị động?
? Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Ý nghĩa của việc chuyển đổi câu chủ
động thành câu bị động?
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
? Viết 2 câu chủ động sau đó tự chuyển thành câu bị động?
* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi , mở rộng.
+ Các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Học bài, đặt 4 câu chủ động và chuyển 4 câu đó thành câu bị động.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (Tr.65 ).
- Chuẩn bị bài: Dùng cụm C - V để mở rộng câu
Yêu cầu: ? Đọc kĩ các VD và trả lời câu hỏi SGK.
? Ôn lại kiến thức về câu đơn, CN, VN, các từ loại, cụm từ.
................................. * * * ........................
Ngày giảng: 7A1: /5/2020 7A2: /5/2020 7A6: /5/2020
TIẾT 94 - TV
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mục đích, tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.
- Rèn kĩ năng đặt câu có dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. (K-G)
- Mở rộng câu bằng cụm chủ - vị .
- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
3. Thái độ:
- Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C-V
để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú,
đa dạng, hấp dẫn hơn).
4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:
a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: phiếu HT; Bảng phụ.
2. HS: Đọc chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm....
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 7A1:......................7A2 ........... 7A6...............
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Chuyển đổi câu chủ động sau thành 2 câu bị động tương ứng : một câu
dùng “được”, một câu dùng “bị”. Cho biết sắc thái ý nghĩa của câu dùng “được”
và câu dùng “bị” có gì khác nhau?
Mẹ gọi em về.
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Khởi động: HS HĐ cá nhân
GV: Đưa VD dẫn dắt vào bài: Quyển sách này bìa rất đẹp.
? Xác định CN, VN trong VD trên. Tìm cụm chủ - vị ở phần CN, VN.
Quyển sách này/ bìa// rất đẹp.
c v
CN VN
* HĐ 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS: Đọc VD trên bảng phụ
? Xác định CN, VN trong câu văn
đó?
? Tìm những cụm chủ - vị ở phần
vị ngữ của mỗi câu?
GV: HD phân tích theo sơ đồ hình
chậu.
? Các cụm chủ - vị này giữ chức
vụ gì ở trong câu?
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
HS: Tương tác nhóm đôi 1’
? Vậy thế nào là dùng cụm chủ -
vị để mở rộng câu?
? So sánh 2 câu văn sau, cách nói
nào hay hơn? Vì sao?
? Dùng cụm C- V để mở rộng câu
có tác dụng gì?
? Đặt câu có thành phần của câu
hoặc của cụm từ được cấu tạo là
một kết cấu C-V? ( K-G)
GV: Phát phiếu học tập cho HS
HS: HĐ cặp đôi 4’/phiếu học tập
? Tìm cụm C-V làm nòng cốt câu
trong mỗi câu?
? Tìm các cụm C-V khác ngoài
cụm C - V nòng cốt?
I. Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở
rộng câu.
1. Ví dụ:
Văn chương/ gây cho ta những tình cảm
C V
ta// không có, luyện những tình cảm
c v
ta// sẵn có.
c v
=> Khi nói hoặc viết, có thể dùng những
cụm từ có hình thức giống câu đơn bình
thường, gọi là cụm chủ - vị ( cụm C – V ),
làm thành phần của câu hoặc của cụm từ
để mở rộng câu.
2. Ghi nhớ: Sgk/ 68
- Tác dụng: làm phong phú, cụ thể hơn
cho cách diễn đạt, tạo sự hấp dẫn trong
lời nói, câu văn.
II. Các trường hợp dùng cụm C - V để
mở rộng câu.
1. Ví dụ:
a. Chị Ba đến/ khiến tôi// rất vui mừng
và vững tâm.
+ Chị Ba đến => Làm chủ ngữ
+ tôi rất vui mừng và vững tâm => Phụ
ngữ trong cụm ĐT
GV: HDHS phân tích cấu trúc câu
theo sơ đồ hình chậu.
? Mỗi cụm C-V trên đóng vai trò
gì trong câu?
? Trong những trường hợp nào có
thể dùng cụm C-V để mở rộng
câu?
HS: Đọc ghi nhớ sgk.
HS: HĐN lớn/phiếu học tập điền
vào sơ đồ
? Những thành phần câu nào có
thể dùng cụm C-V để mở rộng?
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì?
HS: thảo luận cặp đôi (4p)
HS: báo cáo KQ, nhận xét
GV: chốt bảng phụ
b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta
tinh thần rất hăng hái.
=> Làm vị ngữ
c. Cả lớp/ đã học truyện ngắn này// do cô
CN c v
giáo dạy hôm qua.
VN
=> Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm
động từ.
d. Tôi/ rất thích những chú gấu Lan // tặng.
CN VN c v
CDT
=> Cụm C –V làm phụ ngữ trong CDT
e. Bạn / vẫn trẻ như một thanh niên//
CN CTT c v
đang mười tám tuổi.
VN
=> Cụm C-V làm phụ ngữ trong CTT
=> Các thành phần câu như CN, VN và
các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm
động từ, cụm tính từ đều có thể cấu tạo
bằng cụm C-V.
2. Ghi nhớ: Sgk /69.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Tìm cụm C-V và cho biết
cụm C-V làm thành phần gì.
a. ... chỉ riêng những người chuyên môn
mới định được => Cụm C-V làm phụ
ngữ trong CDT
b. Khuôn mặt đầy đặn => vị ngữ
c. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh ...
=> C-V làm phụ ngữ trong CDT
từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết,
không có mảy may một chút bụi nào
=> Cụm C-V làm phụ ngữ trong CĐT
d. Một bàn tay đập vào vai khiến
=> Cụm C-V làm chủ ngữ
hắn giật mình.
Cụm C - V làm phụ ngữ CĐT
? Nêu yêu cầu bài tập 1.
? Tìm cụm C-V làm thành phần
câu hoặc thành phần cụm từ trong
các câu và cho biết mỗi câu, cụm
C-V làm thành phần gì trong câu.
HS: TLN 4/ bảng phụ (5 p)
- Báo cáo, nhận xét
GV: phân tích/ bảng phụ.
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì?
- Gộp các câu cùng cặp thành một
câu có cụm C-V làm thành phần
câu, cụm từ mà không thay đổi
nghĩa chính của chúng.
HS: TLN 4/ bảng phụ (5 p)
- Báo cáo, nhận xét
GV: Chốt/bảng phụ
? Xác định yêu cầu bài tập 3.
- Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu
thành một câu có cụm C-V làm
thành phần câu hoặc thành phần
cụm từ.
HS: TL cặp đôi 3’/ theo dãy (Mỗi
dãy một câu) -> trình bày miệng.
GV: Chốt bằng hệ thống bảng phụ
1. Bài tập 1:
a. Cụm C-V làm CN ( khí hậu nước ta /ấm
áp) và một cụm C-V làm phụ ngữ trong
cụm động từ Cho phép (ta / quanh năm
trồng trọt)
b. Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho danh
từ khi
c. Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho động
từ thấy
2. Bài tập 2:
a. Chúng em// học giỏi / làm cho cha mẹ
và thầy cô// rất vui lòng.
b. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng /
cái đẹp// là cái có ích.
c. Tiếng việt// rất giàu thanh điệu /
khiến lời nói của người VN ta// du
dương, trầm bổng như một bản nhạc.
d. Cách mạng tháng Tám// thành công/
đã khiến cho tiếng Việt// có một buớc
phát triển mới, một số phận mới.
3. Bài tập 3:
a. Anh em// hoà thuận/ khiến hai thân//
vui vầy.
b. Đây là cảnh một rừng thông/ ngày
ngày biết bao nhiêu người qua lại.
c. Hàng loạt vở kịch như “Tay người
đàn bà”, “Giác ngộ”, ra đời/ đã sưởi
ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi
miền đất nước.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
- Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu.
a. Chúng em học giỏi làm cho thầy cô và cha mẹ vui lòng.
b. Nam đọc cuốn sách mà tôi cho mượn.
TL:
a. Chúng em // học giỏi / làm cho thầy cô và cha mẹ// vui lòng.
c v c v
CN VN
b. Nam/đọc cuốn sách mà tôi//cho mượn.
c v
CN VN
* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi, mở rộng.
- Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu?
- Tìm các câu MRTP trong các bài văn đã học SGK NV tập 2
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Học ghi nhớ, làm lại các câu ở phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài: ôn tập kiến thức TV – chuẩn bị KT 1 tiết
Yêu cầu: Làm các bài tập sgk.
........................... * * * ..........................
Ngày giảng: 7A1: /5/2020 7A2: /5/2020 7A6: /5/2020
TIẾT 95 - TV
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
(TỪ ĐẦU HỌC KÌ II)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức về: Trạng ngữ, rút gọn câu, câu đặc biệt, ôn tập về
thêm bớt thành phần câu: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Ôn tập về: chuyển đổi kiểu câu: Câu chủ động và câu bị động, cách chuyển
đổi câu chủ động thành câu bị động .
2. Kĩ năng:
- Dùng câu có sử dụng trạng ngữ trong giao tiếp
- Biết rút gọn câu và dùng câu đặc biệt phù hợp với ngữ cảnh
- Nhận diện các kiểu câu và phân tích câu tạo ngữ pháp của câu.
- HS đặt được câu và xác định được cụm chủ - vị trong thành phần câu
hoặc cụm từ. (K-G)
- Đặt được câu chủ động và biến đổi thành câu bị động có sử dụng từ bị,
được. Viết đoạn văn có sử dụng câu bị động. ( K-G)
3. Thái độ:
- Có ý thức dùng câu có trạng ngữ, câu rút gọn, câu đặc biệt khi viết bài
tập làm văn để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.
Thận trọng khi sử dụng câu trong giao tiếp và tạo lập văn bản
4. Định hướng năng lực: Phát triển các năng lực như:
a, Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,
b, Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Soạn theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm....
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là câu đặc biệt ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt?
b. Kiểm tra bài mới:
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hệ thống hóa kiến thức / bảng phụ.
2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức đã học, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 7A1:......................7A2 ........... 7A6...............
2. Kiểm tra:
a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Khởi động: HS HĐ cá nhân
- HS tự ghi ra giấy những kiến thức đã học
- GV gợi cho HS nhớ lại các đơn vị kiến thức học từ đầu HK II... vào bài ôn.
*HĐ 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS: HĐN bàn5/ 3’/ phiếu học tập
GV: Chốt đáp án trên bảng phụ
GV: Đưa hệ thống bài tập HS làm và
rút ra nội dung lí thuyết.
? Tìm câu rút gọn trong các VD sau
a. VD 1: - Bài kiểm tra Toán bạn được
điểm mấy?
- Tám.
b. VD 2:
- Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn
cơm đứng.
c. VD3: - Bao giờ cậu đi Lai Châu?
- Ba hôm nữa.
- Đi mấy ngày?
- Hai.
? Thế nào là câu rút gọn?
? Tại sao khi nói, viết, người ta lại sử
dụng câu rút gọn?
I. Thêm bớt thành phần câu
1. Rút gọn câu
Bài tập:
a. VD 1: - Tám.
b. VD 2:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn
cơm đứng.
c. VD3: - Ba hôm nữa.
- Đi mấy ngày?
- Hai.
* Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể
lược bỏ một số thành phần câu tạo
thành câu rút gọn.
* Mục đích:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin
được nhanh hơn vừa tránh lặp lại
những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng
trước.
? Đặt một câu đối thoại trong đó có sử
dụng câu rút gọn?
HS: HĐ cá nhân
? Cần chú ý gì khi dùng câu rút gọn?
? Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu
rút gọn và chỉ ra câu rút gọn đó. (K-
G)
HS: Đọc đoạn văn.
GV: Nhận xét, sữa chữa, bổ sung
HS: HĐN bàn 5/ 3’/ phiếu học tập
GV: Chốt đáp án trên bảng phụ
GV: Đưa hệ thống bài tập HS làm và
rút ra nội dung lí thuyết.
? Tìm câu đặc biệt trong các VD sau:
a. - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn
cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì
đáng kể đâu.
b. Trời ơi! Cô giáo tái mặt đi khi
chứng kiến tai nạn vừa xảy ra.
c. Mùa xuân! Hoa đào nở rộ khắp khu
vườn.
d. Trên bàn, tôi nhìn thấy một cuốn
sách rất dày.
e. Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp
lánh. Sao như nhớ thương.
? Thế nào là câu đặc biệt?
? Nêu tác dụng của câu đặc biệt?
? Viết đoạn văn có sử dụng câu đặc
biệt. Chỉ ra câu đặc biệt đó? (K-G)
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong
câu là của chung mọi người (Khi lược
bỏ chủ ngữ)
* Cách dùng câu rút gọn:
- Không làm cho người đọc, người
nghe hiểu không đầy đủ hoặc hiểu sai
nội dung câu nói;
- Không biến câu nói thành một câu
cộc lốc, khiếm nhã.
2. Câu đặc biệt.
Bài tập:
a. - Lá ơi!
b. Trời ơi!
c. Mùa xuân!
d. Trên bàn.
e. Một ngôi sao. Hai ngôi sao.
* KN: Câu đặc biệt là loại câu không
cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
* Tác dụng của câu đặc biệt:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra
sự việc được nói đến trong đoạn văn.
- Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự
vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp.
HS: Đọc đoạn văn.
GV: Nhận xét, sữa chữa, bổ sung
HS: HĐN cặp đôi/ 2’/ phiếu học tập
GV: Chốt đáp án trên bảng phụ
GV: Đưa hệ thống bài tập HS làm và
rút ra nội dung lí thuyết.
? Xác định TN trong các VD sau.
a. Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như
mây.
b. Ngày mai, các em nộp bài dự thi
UPU cho cô giáo.
c. Em điểm kém vì lười học.
d. Để đạt kết quả cao trong học tập,
em cần phải cố gắng hơn nữa.
e. Bằng chiếc xe đạp, nó đi đến trường
sớm hơn mọi ngày.
g. Nhanh như cắt, nó đã đến đích trước
tôi.
? Trạng ngữ được thêm vào trong câu
có ý nghĩa gì?
? TN ngữ nằm ở những vị trị nào trong
câu? Dấu hiệu nào để ta xác định được
TN?
? Tác dụng của TN?
HS: HĐN bàn/5’/ phiếu học tập BT ->
rút ra KT lí thuyết.
GV: Đưa đáp án/bảng phụ
? Tìm cụm chủ - vị làm thành phần
câu hoặc thành phần cụm từ trong các
3. Thêm trạng ngữ cho câu.
Bài tập:
a. Trên trời -> nơi chốn
Ở dưới cánh đồng -> nơi chốn
b. Ngày mai -> thời gian
c. vì lười học -> nguyên nhân
d. Để đạt kết quả cao trong học tập
-> mục đích
e. Bằng chiếc xe đạp -> Phương tiện
g. Nhanh như cắt -> cách thức
* Đặc điểm của trạng ngữ:
+ Về ý nghĩa:
+ Về vị trí: trạng ngữ có thể đứng ở
đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị
ngữ thường có một quãng nghỉ hơi khi
nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
* Công dụng của trạng ngữ:
- XĐ hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự
việc nêu trong câu, góp phần làm cho
ND của câu được đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn văn với
nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài
văn được mạch lạc.
- TN tách thành câu riêng: Trên giàn
thiên lí.
* Tách trạng ngữ thành câu riêng:
Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, chuyển
ý, hoặc thể hiện những tình huống cảm
xúc nhất định.
4. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng
câu
Bài tập:
a. Chiếc xe máy này/ phanh// hỏng rồi.
c v
CN VN
câu.
? Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở
rộng câu?
? Dùng cụm C-V để mở rộng câu có
tác dụng gì?
? Các trường hợp dùng cụm chủ - vị
để mở rộng câu.
? Đặt câu có dùng cụm chủ -vị để mở
rộng. Tìm cụm C-V làm thành phần
câu hoặc làm phụ ngữ cho cụm từ
trong câu. Cho biết vai trò của cụm C-
V đó là gì? (K-G)
HS: HĐ cá nhân 2’
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét sữa chữa.
HS: HĐ cá nhân 3’/ phiếu học tập. Rút
ra lí thuyết.
? Chuyển các câu chủ động sau thành
=> Cụm C -V làm VN
b. Chúng em //học giỏi /làm cho thầy
cô
c v CĐT
CN VN
và cha mẹ //vui lòng.
c v
=> Cụm C - V làm phụ ngữ cho CĐT
c. Nam / đọc cuốn sách mà tôi //cho
mượn.
ĐT c v
CN VN
=> Cụm C –V làm PN cho ĐT
d. Cả lớp /đã học truyện ngắn này //do
CN CĐT c v
cô giáo dạy hôm qua.
VN
=> Cụm C -V làm PN cho CĐT
e. Tôi / rất thích những chú gấu
Lan//tặng.
CDT c
v
CN VN
=> Cụm C-V làm PN cho CDT
g. Bạn /vẫn trẻ như một thanh niên//
đang
CN CTT c
mười tám tuổi.
v VN
=> Cụm C-V làm phụ ngữ cho CTT
* Khái niệm:
* Tác dụng:
* Các trường hợp dùng cụm chủ - vị
để mở rộng câu.
II. Chuyển đổi kiểu câu
1. Chuyển đổi chủ động thành câu
bị động.
Bài tập:
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi
2 câu bị động.
? Thế nào là câu chủ động và câu bị
động? Việc chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động nhằm mục đích gì?
? Nêu các cách chuyển đổi?
GV: HD HS làm lại bài tập
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_92_den_100_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf