I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn CM
3. Thái độ: Hiểu rõ phương pháp lập luận và áp dụng trong đời sống
4. Năng lực, phẩm chất cần đạt
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - --
Phát triển năng lực ngôn ngữ
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài văn thuyết minh mẫu giới thiệu cho học sinh.
2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi gợi ý SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Không
11 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 87+88 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 06/5/2020
Tiết 87
TÌM HIỂU CHUN VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
CÁCH LÀM BÀGI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận..
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn CM
3. Thái độ: Hiểu rõ phương pháp lập luận và áp dụng trong đời sống
4. Năng lực, phẩm chất cần đạt
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - --
Phát triển năng lực ngôn ngữ
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài văn thuyết minh mẫu giới thiệu cho học sinh.
2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi gợi ý SGK.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Không
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động:
Từ đầu học kì II đến nay, chúng ta đã tìm hiểu về thể loại văn nghị luận, đã tìm
hiểu phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Vậy phương pháp lập luận chứng
minh nó như thế nào đó là nội dung của tiết học hôm nay.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
I. Mục đích và phương pháp CM
1. Ví dụ
H': Trong đời sống, khi nào người ta cần
chứng minh?
( Khi bị nghi ngờ, hoài nghi hoặc để làm
sáng tỏ một vấn đề nào đó ,)
Từ đó em hãy cho biết tại sao phải CM?
H': Khi cần chứng minh cho ai đó tin
rằng lời nói của em là thật, em phải làm
như thế nào?
Phải đưa ra các sự thật (bằng chứng
xác thực)
H': Từ ví dụ trên, em hiểu thế nào là
chứng minh?
Tình huống: Anh Nam có một việc gấp,
mượn xe máy của bạn về thăm mẹ ốm ở
quê. Vì quá lo, quá vội, anh đã phóng xe
quá nhanh và bị các chú công an giữ xe
lại, kiểm tra giấy tờ. Nam lại quên tất cả
ở trường. Vậy nếu bạn là Nam thì phải
trình bày với nhà chức trách ntn?
Nam phải chứng tỏ được đây là xe của
bạn, có đủ giấy tờ đăng kí, chứng nhận
mua bảo hiểm, có bằng lái xe, chứng
minh thư bản thân. Tiếp theo bạn phải
trình bày để chú công an hiểu, thông
cảm; Lo không kịp về thăm mẹ. Như vậy
là Nam đã chứng minh một vấn đề, làm
rõ sự thật; bạn đã đi xe máy quá nhanh
trên đường.
H': Trong văn nghị luận, khi người ta chỉ
được sử dụng lời văn (không được sử
dụng nhân chứng, vật chứng) thì muốn
chứng minh vấn đề đó là đúng sự thật
chúg ta phải làm như thế nào ?
( Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng chân thực
đã được thừa nhận)
- HS: Đọc bài văn nghị luận “Đừng sợ
vấp ngã”
H': Luận điểm cơ bản của bài văn này là
gì? Hãy tìm những câu văn mang luận
điểm đó?
* Mục đích: Chứng minh để chứng tỏ
một điều gì đó là sự thật.
* Chứng minh: Là đưa ra những chứng
cứ xác thực để chứng tỏ một điều gì đó
là sự thật
VD: Bài văn “Đừng sợ vấp ngã”
* Luận điểm : Đừng sợ vấp ngã
H': Để khuyên người ta “Đừng sợ vấp
ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào?
H': Các sự thật được dẫn ra có đáng tin
cậy không?
H': Ngoài dùng dẫn chứng, bài văn có
dùng lí lẽ để chứng minh không?
H': Từ đó, em hiểu thế nào là phép lập
luận chứng minh?
H': Khi làm một bài văn tự sự, miêu tả
hay biểu cảm ta cần thực hiện những
bước nào?
- HS đọc đề bài
H': Hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định
điều gì?
H': Trong câu tục ngữ trên, ta có cần giải
thích từ nào không?
H': Chí có nghĩa là gì ?
H': Ta có những cách lập luận nào để
chứng minh vấn đề trên?
H': Hãy nêu những ví dụ về nhờ có ý chí
mà thành công?
H': Một bài văn thường gồm mấy phần?
- Hs đọc MB, TB, KB trong sgk
- Gv khái quát
Những câu văn mang luận điểm đó:
“Vậy xin bạn chớ lo hết mình”
* Cách lập luận:
- Đưa ra các dẫn chứng về: Oan Đi-
nây, Lu-i, L. tôn-xtôi, Hen-ri, En-ri-cô
- Các sự thật dẫn ra đều đáng tin cậy vì
chúng được rút ra từ tiểu sử những
người đã thành công, đã nổi tiếng
* Lí lẽ :
- Vấp ngã là thường và ai cũng đã gặp
- Vấp ngã không đáng sợ mà thiếu cố
gắng vươn lên trong cuộc sống mới là
điều đáng sợ hơn cả.
2. Ghi nhớ: SGK tr.42
II. Các bước làm bài văn lập luận CM
Đề bài: Nhân dân ta thường nói : Có chí
thì nên . Hãy chứng minh tính đúng đắn
của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
* Tìm hiểu đề:
- Vấn đề: Vai trò, ý nghĩa to lớn của chí
trong cuộc sống.
- Kiểu bài: Chứng minh
* Tìm ý
b. Lập dàn bài
A. Mở bài: Dẫn dắt vào đề, trích dẫn
câu trong luận điểm, luận đề hoặc vấn
đề phải chứng minh.
B. Thân bài:
- HS đọc 3 cách mở bài trong sgk
H: 3 cách mở bài trên có gì khác nhau?
+ Đi thẳng vào v/đ
+ Suy từ cái chung đến cái riêng
+ Suy từ tâm lí con người
H: Làm thế nào đoạn đầu tiên của phần
thân bài liên kết được với phần mở bài,
để các đoạn sau của phần thân bài liên
kết được với các phần đoạn trước đó ?
+ Dùng từ ngữ chuyển tiếp để nối các
đoạn các phần với nhau.
( thật vậy, đúng như vậy)
H: Nên phân tích lí lẽ rồi mới nêu d/c sau
hay ngược lại ?
+ Viết đoạn phân tích lí lẽ
+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng
- Gv cho hs đọc các kết bài trong sgk
H: Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa
phần mở bài với kết bài?
H: KB cho thấy l/đ đã được chứng minh
chưa?
H: Sau khi viết bài xong ta phải làm gì?
H: Từ đó em hãy cho biết muốn làm bài
văn lập luận chứng minh phải qua những
bước nào?
H: Nêu dàn ý chung của bài văn lập luận
chứng minh?
- Hs đọc ghi nhớ – Gv khái quát nội dung
bài học.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS: Đọc bài văn nghị luận“Không sợ
sai lầm”
- HS: Thảo luận nhóm bàn-> trả lời.
H': Luận điểm cơ bản của bài văn này là
gì? Hãy tìm những câu văn mang luận
- Giải thích từ ngữ khó (nếu có)
- Lần lượt CM từng luận điểm, khía
cạnh vấn đề. (Mỗi luận điểm phải có ít
nhất 1 dẫn chứng), phải phân tích dẫn
chứng, trong quá trình phân tích có thể
lồng cảm nghĩ đánh giá, liên hệ.
C. Kết luận: khẳng định vấn đề CM
- Liên hệ cảm nghĩ, rút ra bài học.
c. Viết bài.
d. Đọc lại và sửa chữa.
2. Ghi nhớ ( T50 )
II. Luyện tập:
điểm đó?
H': Để khuyên người ta” Không sợ sai
lầm”, bài văn đã lập luận như thế nào?
H': Các sự thật được dẫn ra có đáng tin
cậy không?
H': Cách lập luận của bài này khác với
bài “ Đừng sợ vấp ngã” ở chỗ nào?
( Phần mở đầu và phần thân bài)
- HS thảo luận nhóm bàn 2 phút -> Trả
lời -> Nhận xét, bố sung...
- GV nhận xét -> Kết kuận
* Luận điểm : Không sợ sai lầm
Những câu mang luận điểm :
- Những người sáng suốt dám làm,
không sợ sai lầm, mới là người làm chủ
số phận của mình.
* Luận cứ:
- Dẫn chứng: Sợ sặc thì không biết bơi
Sợ nói sai thì không học
được ngoại ngữ
Một người không chịu mất
gì thì không được gì
- Lí lẽ:
+ Nếu muốn sống không phạm chút sai
lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn
nhát trước cuộc đời
+ Nếu sợ thất bại, sợ sai lầm thì không
bao giờ có thể học cho đời.
+ Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì
+ Chẳng ai thích sai lầm, nhưng khi đã
phạm sai lầm thì phải biết rút kinh
nghiệm để tiến lên.
-> Những luận cứ ấy rất đúng với thực
tế cuộc sống nên có sức thuyết phục cao
=> Cách lập luận này khác với bài
“Đừng sợ vấp ngã”:
- Phần mở đầu nêu vấn đề khác; câu này
thể hiện ý khẳng định: Đã sống là phải
sai lầm .
- Phần thân bài :
+ Ở bài “Đừng sợ vấp ngã’ tác giả nêu
lên 1 loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ
tiểu sử những người đã thành công, đã
nổi danh để làm chứng cớ
+ Ở bài này chủ yếu dùng lí lẽ để phân
tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề;
*Hoạt động 4: Vận dụng
- HĐ cá nhân 2p: Viết phần mở bài cho đề: Chứng minh rằng Bảo vệ rừng là bảo vệ
cuộc sống của chúng ta.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm, đọc các bài văn chứng minh tiêu biểu
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Học thuộc ghi nhớ Sgk, nắm vững về phương pháp chứng minh là dùng lí lẽ và dẫn
chứng để làm sáng tỏ vấn đề (luận điểm)
- Chuẩn bị tiết: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
+ Khái niệm câu chủ động, câu bị động
+ Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
------------------------------------------------
Ngày giảng: 8/5/2020
Tiết 88
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Bản chất của khái niệm về câu chủ động, câu bị động.
- Tác dụng của việc sử dụng câu chủ động, câu bị động.
- Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Đặt câu (chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu chủ động, câu bị động linh hoạt trong nói, viết.
- Hình thành thói quen sử dụng các kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt:
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Rèn cho HS năng lực tư duy, ngôn ngữ, ...
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bài soạn, ví dụ câu chủ động, câu bị động.
2. Học sinh: ? Đọc kĩ các VD và trả lời câu hỏi sgk phần I của mỗi bài; bài tập 1, 2
phần II (Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - tiếp theo)
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm...
2. Kĩ thuật: Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm, trình bày 1 phút...
IV. Tổ chức hoạt động trên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
? Trạng ngữ có những công dụng gì? đặt 2 câu có TN, chỉ rõ công dụng?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ
động thành câu bị động là gì? Bài học hôm nay chúng ta làm rõ điều đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc hai câu trang 57.
- HĐ cá nhân VD a,b
? Xác định chủ ngữ của câu a?
- Chủ ngữ là “mọi người”
? Chủ ngữ thực hiện hành động gì?
I. Câu chủ động và câu bị động.
1. Ví dụ: SGK
a. Mọi người / yêu mến em.
C V
- CN “mọi người”: thực hiện một hành
- Yêu mến.
? Hành động yêu mến hướng vào ai?
- Em.
? Xác định chủ ngữ ở câu b?
- Em -> chỉ người
? Chủ ngữ “em” được hành động nào
hướng vào?
? Ý nghĩa của chủ ngữ trong hai câu
trên có gì khác nhau?
GV: Chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện
một hành động hướng vào người, vật
khác là câu chủ động. Còn chủ ngữ chỉ
người, vật được hoạt động của người
khác hướng vào là câu bị động.
? Đặt một câu chủ động, một câu bị
động.
- Mẹ phạt Nam.
- Nam bị mẹ phạt.
? Ngoài ý nghĩa của CN, nhờ dấu hiệu
nào trong câu giúp em nhận diện câu bị
động?
- Sau chủ ngữ trong câu bị động
thường có từ bị, được. Sau bị, được là
một kết cấu C - V (có thể rút gọn CN
trong kết cấu này)
VD: Nam bị phạt.
? Theo em đó có phải là câu bị động
không? Vì sao? (K-G)
GV: - Xe bị hết xăng
- Tôi bị ngã
- Nó ra sân ga
- Nó được đi chơi
Lưu ý: Không phải tất cả những câu
chứa từ “bị, được” đều là câu bị động -
Động từ đứng sau bị, được phải là động
từ ngoại động.
? Em hiểu thế nào là câu chủ động, câu
bị động?
- HS đọc ghi nhớ
Bài tập nhanh: ? Xác định câu chủ
động, bị động trong những ví dụ sau:
động “yêu mến” hướng vào “em”.
=> Câu chủ động.
b. Em /được mọi người yêu mến.
C V
- CN là”em”: nhận hành động “yêu mến”
từ “mọi người”.
2. Bài học: SGK
- Con chó cắn con mèo.
- Con mèo bị con chó cắn.
GV: Như vậy trong một số trường hợp
người ta có thể chuyển câu chủ động
thành bị động. Việc chuyển đối như
vậy nhằm mục đích gì?
- HS đọc ví dụ / bảng phụ.
? Câu trên là câu chủ động hay câu bị
động? Xác định chủ thể và đối tượng
của hoạt động? (HĐ cá nhân)
- Chủ thể HĐ: Người ta
- Đối tượng của HĐ: Cánh màn điều
treo ở đầu bàn thờ ông vải
(TL cặp đôi - 2p)
? Hãy chuyển đổi câu chủ động trên
thành hai câu bị động?
- GV: Như vậy là từ 1 câu chủ động, ta
có thể chuyển đổi thành nhiều câu bị
động khác nhau về hình thức nhưng
vẫn giống nhau về ND.
? Từ ví dụ trên, em hãy cho biết có các
cách biến đổi câu chủ động thành câu
bị động? Chỉ rõ các cách đó?
(HĐ cá nhân)
- HS đọc ví dụ 2.
? Những câu em vừa đọc có phải là câu
bị động không? Vì sao? Về hình thức
nó giống câu bị động ở chỗ nào?
(TL cặp đôi - 2p)
- GV: 2 câu này tuy có dùng từ bị và
được nhưng không phải là câu bị động.
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu
chủ động thành câu bị động.
(GV hướng dẫn HS tự học mục II)
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành
câu bị động.
1. Ví dụ: Sgk/64
* Ví dụ 1:
- Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu
bàn thờ ông vải xuống từ hôm "hoá
vàng”.
-> Câu chủ động.
- Câu bị động:
+ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông
vải đã được người ta hạ xuống từ hôm
"hoá vàng".
+ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông
vải đã được hạ xuống từ hôm hóa vàng.
- Có hai cách biến đổi câu chủ động thành
câu bị động:
+ C1: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng
của hoạt động lên đầu câu và thêm từ
”được” hoặc”bị” sau từ hoặc cụm từ đó.
+ C2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng
của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược
bỏ từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động.
* Ví dụ 2:
a. Bạn em được giải nhất trong kì thi học
sinh giỏi.
b. Tay em bị đau.
-> Không phải là câu bị động.
Vì không có hành động và chủ thể của
hành động (ta không thể chuyển đổi
thành: Giải nhất được bạn em trong kì
thi hs giỏi; đau bị tay).
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
? Qua phân tích vúi dụ, hãy nêu các
cách biến đổi câu CĐ -> BĐ?
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS đọc -> Nêu yêu cầu bài tập.
? Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới
đây thành hai câu bị động theo hai kiểu
khác nhau?
- 4 HS làm cá nhân/ bảng.
- Dưới lớp làm vào vở?
- HS nhận xét.
- GV chốt.
- HĐN 4 HS / bảng nhóm (3p)
? Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho
dưới đây thành hai câu bị động - một
câu dùng từ được, một câu dùng từ bị?
=> Không phải câu nào có các từ “bị”,
“được” cũng là câu bị động.
2. Ghi nhớ: sgk/64.
III. Luyện tập
1. Bài 1 (Tr.65 ):
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa
ấy từ TK XIII.
-> Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh
xây từ TK XIII.
-> Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa
bằng gỗ lim.
-> Tất cả các cánh cửa chùa được (người
ta) làm bằng gỗ lim.
-> Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ
lim.
c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên
gốc đào.
-> Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc
bên gốc đào.
-> Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
-> Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở
giữa sân.
-> Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
2. Bài 2: (Tr.65 )
a. Thầy giáo phê bình em.
-> Em bị thầy giáo phê bình.
-> Em được thầy giáo phê bình.
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
-> Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
-> Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c. Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác
biệt giữa thành thị với nông thôn.
-> Sự khác biệt giữa thành thị với nông
? Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng
từ được với câu dùng từ bị có gì khác
nhau?
thôn đã bị trào lưu đô thị hoá.
-> Sự khác biệt giữa thành thị với nông
thôn đã được trào lưu đô thị hoá.
* Sắc thái ý nghĩa:
- Câu bị động dùng từ “được” có hàm ý
đánh giá tích cực về sự việc được nói đến
trong câu.
- Câu bị động dùng từ “bị” có hàm ý đánh
giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong
câu.
Hoạt động 4: Vận dụng (Ở nhà)
Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động và cho biết cách chuyển đổi?
- Thầy giáo khen Nam. Nam được thầy giáo khen.
- Gió làm đổ cây đào trước ngõ. Cây đào trước ngõ bị gió làm đổ.
- Mai Anh chăm sóc cây đào. Cây đào được Nam chăm sóc.
- Ở một số nơi, người ta chặt phá hết rừng. Ở một số nơi, rừng bị người ta
chặt phá hết.
=> Cách chuyển đổi: Chuyển đối tượng của hành động lên làm chủ ngữ và
thêm từ được hoặc bị.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có 1 câu chủ động và 1 câu bị động.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (Tr.65 ).
- Soạn bài: Luyện tập lập luận chứng minh
- Thực hành làm bài văn chứng minh theo các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý; lập
dàn ý; viết một số đoạn văn (đoạn mở bài, một vài đoạn phần thân bài, đoạn kết bài).
--------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_888_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf