I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Củng cố khái niệm và đặc điểm của VB nghị luận thông qua luyện tập.
2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm
hiểu sâu kĩ hơn kiểu văn bản quan trọng này.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận trong đời sống.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Giáo dục phẩm chất ham học, ham tìm hiểu
II. Chuẩn bị
1. GV: Giải các bài tập sgk
2. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi bài tập sgk
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp
- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ:
H': Thế nào là văn bản nghị luận? Đặc điểm của văn bản nghị luận?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động: GV khái quát lại nội dung sẽ học ở tiết học
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 76+77 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/1/2020
Tiết 76
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (Tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Củng cố khái niệm và đặc điểm của VB nghị luận thông qua luyện tập.
2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm
hiểu sâu kĩ hơn kiểu văn bản quan trọng này.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận trong đời sống.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Giáo dục phẩm chất ham học, ham tìm hiểu
II. Chuẩn bị
1. GV: Giải các bài tập sgk
2. HS: Chuẩn bị theo câu hỏi bài tập sgk
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp
- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ:
H': Thế nào là văn bản nghị luận? Đặc điểm của văn bản nghị luận?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động: GV khái quát lại nội dung sẽ học ở tiết học
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Khái quát nội dung KT lí thuyết:
H’: Thế nào là văn bản nghị luận?
H’: Đặc điểm của văn bản nghị luận?
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS đọc bài tập 1.
H': Đây có phải là bài văn nghị luận
không? Vì sao?
- Thảo Luận nhóm đôi (3p)
H': Tác giả đề xuất ý kiến gì?
H': Những dòng, câu văn nào thể hiện
ý kiến đó?
I . Lí thuyết
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
- Đây là một bài văn nghị luận, vì nhan đề
là một ý kiến , một luận điểm . Mở bài là
nghị luận, kết bài là nghị luận, thân bài
trình bày những thói quen xấu cần loại
bỏ. Bài viết gọn
+ Ý kiến đề xuất của tác giả: Cần chống
lại những thói quen xấu và tạo ra những
thói quen tốt trong đời sống xã hội.
+ Ý kiến đó được thể hiện bằng những
H': Tác giả đã nêu ra những lí lẽ và
dẫn chứng nào?
H': Bài NL này có nhằm giải quyết vấn
đề có trong thực tế không?
+ Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề
có trong thực tế khắp cả nước ta.
H': Em có tán thành ý kiến của người
viết không? Vì sao?
-> Chúng ta tán thành với ý kiến trong
bài viết vì những ý kiến giải thích của
tác giả nêu đều đúng đắn, cụ thể tốt
xấu nhưng đã thành thói quen xã
hội).
- HS đọc bài tập 2.
H': Hãy tìm bố cục của bài văn trên?
- Thảo Luận nhóm 8 (7 p)
- Các nhóm làm bài tập ra bảng phụ
nhóm -> Trình bày kết quả.
- GV: Đưa dàn bài chuẩn để đối chiếu,
nhận xét ...
- HS đọc VB: "Hai biển hồ"
H': VB đó là văn bản tự sự hay nghị
luận?
câu sau: có thói quen tốt và thói quen xấu
..có người biết phân biệt.
- Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng
hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách.
- Thói quen xấu: Hút thuốc lá, hay cáu
giận, mất trật tự, gạt tàn thuốc bừa bãi ra
cả nhà, vứt rác bừa bãi (ăn chuối xong là
vứt toẹt cái vỏ ra cửa, ra đường..) những
nơi khuất, nơi công cộng, rác đầy rẫy,
ném bừa chai, cốc vỡ ra đường rất nguy
hiểm.
2. Bài tâp 2:
- MB: Tác giả nêu thói quen tốt và xấu,
nói qua vài nét về thói quen tốt.
- TB: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại
bỏ.
- KB: Nghị luận về tạo thói quen tốt rất
khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ, cần làm
gì để tạo nếp sống văn minh.
3. Bài tập 4:
- Đây là bài văn nghị luận viết theo lối
quy nạp mà phần tự sự ở đầu đoạn chính
là dẫn chứng được đưa ra trước để rồi từ
đó rút ra một suy nghĩ, một định lí trong
cuộc sống con người.
- GV: Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng,
từ hai cái hồ mà nghĩ tới hai cách sống
của con người.
* Hoạt động 4: Vận dụng:
- HĐ cá nhận: Viết đoạn văn trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần phải học?
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà)
- Sưu tầm và đọc các bài văn thuộc dạng nghị luận
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Học bài, nắm kĩ thế nào là văn nghị luận, đặc điểm của văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài "Đặc điểm chung của văn nghị luận"
+ Hs đọc văn bản: Chống nạn thất học.
+ Theo em ý chính của bài viết là gì?
+ Ý chính đó được thể hiện dưới dạng nào?
+ Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính?
-----------------------------------------------
Ngày dạy: 08/1/2020
Tiết 77
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và
lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
2. Kỹ năng:
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận
cho một đề bài cụ thể.
3. Thái độ: Biết nhận thức rõ đặc điểm của bài văn nghị luận để có ý thức vận dụng
vào nói và viết rõ ràng, rành mạch hơn.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Giáo dục phẩm chất ham học, ham tìm hiểu
II. Chuẩn bị
1. GV: Bảng phụ nhóm (3)
2. HS: Bài soạn
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp
- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ:
H': Thế nào là văn nghị luận?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Mỗi bài văn nghị luận đều có luận điểm, luận cứ, lập luận. Vậy luận điểm là gì?
luận cứ là gì? lập luận là gì?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
+ Hs đọc văn bản: Chống nạn thất học.
H': Theo em ý chính của bài viết là gì?
H': Ý chính đó được thể hiện dưới dạng
nào? (rình bày dưới dạng nhan đề)
H': Các câu văn nào đã cụ thể hoá ý chính?
+ Mọi người VN...
+ Những người đã biết chữ...
+ Những người chưa biết chữ...
H': Ý chính đó đóng vai trò gì trong bài
văn nghị luận?
H': Nhận xét về ý nghĩa của quan điểm
được nêu ra trong bài viết này?
+ GV: Trong văn nghị luận người ta gọi ý
chính là luận điểm.
H': Vậy em hiểu thế nào là luận điểm?
HS: Đọc ghi nhớ.
H': Dựa vào phần phân tích ở tiết 74, em
hày cho biết người viết triển khai luận
điểm bằng cách nào?
H': Em hãy chỉ ra các luận cứ trong văn
bản Chống nạn thất học?
+ Do chính sách ngu dân...
+ Nay nước độc lập rồi...
H': Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò như thế
nào trong bài văn nghị luận?
H': Nhận xét về hệ thống luận cứ mà bài
văn đưa ra?
H': Luận cứ là gì?
HS: đọc ghi nhớ
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận
1. Luận điểm:
a. Ví dụ:
* V.Bản: Chống nạn thất học
- Ý chính: Phải chống nạn thất học để
xây dựng TQ.
- Trình bày dưới dạng câu khẳng định.
-> Thể hiện quan điểm, tư tưởng của
bài văn nghị luận.
- Ý chính rõ ràng, sâu sắc, đúng đắn,
(vấn đề được nhiều người quan tâm).
b. Ghi nhớ ý 1, 2 (Sgk- tr19 ).
2. Luận cứ:
a. Ví dụ:
* V.Bản: Chống nạn thất học
- Triển khai luận điểm bằng lí lẽ, dẫn
chứng cụ thể.
-> Làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho
luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn
và có sức thuyết phục.
-> Luận cứ.
- Hệ thống luận cứ cụ thể, đúng đắn,
chân thật, có sức thuyết phục.
b. Ghi nhớ ý 3 (Sgk-tr19 ).
3. Lập luận:
a. Ví dụ:
* V.Bản: Chống nạn thất học
H': Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của
văn bản Chống nạn thất học ?
H': Nhận xét về cách lập luận này?
H': Vậy em hiểu lập luận là gì ?
- HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập
HS: Đọc lại văn bản: Cần tạo thói quen
tốt trong đời sống xã hội (bài 18 ).
- HS thảo luận nhóm 8, 9 (5 phút) các
câu hỏi trong sgk:
+ Cho biết luận điểm?
+ Luận cứ?
+ Cách lập luận trong bài?
+ Nhận xét về sức thuyết phục của bài
văn ấy?
+ HS thảo luận -> Các nhóm trình bày kết
quả (Bảng phụ nhóm)
+ GV nhận xét
- Trình tự lập luận:
+ Tại sao phải chống nạn thất học?
Chống nạn thất học để làm gì?
+ Chống nạn thất học bằng cách nào?
-> Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết
phục.
* Lập luận: Cách lựa chon, sắp xếp,
trình bày luận cứ, dẫn đến luận điểm,
làm sáng tỏ luận điểm.
b. Ghi nhớ ý 4 (Sgk-tr19 ).
II. Luyện tập
Văn bản: Cần tạo thói quen tốt trong
đời sống xã hội.
- Luận điểm: chính là nhan đề.
- Luận cứ:
+ Luận cứ 1: Có thói quen tốt và có
thói quen xấu.
+ Luận cứ 2: Có người biết phân biệt
tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen
nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Luận cứ 3: Tạo được thói quen tốt là
rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì
dễ.
- Lập luận:
+ Luôn dậy sớm,... là thói quen tốt.
+ Hút thuốc lá,... là thó quen xấu.
+ Một thói quen xấu ta thường gặp
hằng ngày... rất nguy hiểm.
+ Cho nên mỗi người... cho xã hội.
- Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ
vì luận điểm mà tác giả nêu ra rất phù
hợp với cuộc sống hiện tại.
* Hoạt động 4: Vận dụng:
- HĐ cá nhân 3p: Viết đoạn văn kể những thói quen tốt của em
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà)
- Sưu tầm và đọc các bài văn thuộc dạng nghị luận
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận
- Nêu vai trò của luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn nghị luận?
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập.
- Về nhà học bài, soạn bài “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn NL
+ Đọc các đề và tìm hiểu nội dung, tính chất của các đề
+ Tra cứu từ điển: thế nào là tự phụ? Tự phụ có tác hại gì?
-----------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_7677_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf