I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ.
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của
thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của
nhà thơ “Xa ngắm thác núi Lư”
- Bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:
+ Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
+ Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của
những người nghèo khổ, bất hạnh.
- Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình ; đặc điểm bút pháp
hiện thực của hai nhà thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, lòng đồng cảm với những
con người nghèo khổ
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Bồi dưỡng lòng nhân ái
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài giảng
2. Học sinh: soạn bài
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 68: Văn bản ''Xa ngắm thác núi Lư'' - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 19/11/2019
Tiết 68
HDĐT VĂN BẢN: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Lí Bạch)
ĐỌC THÊM VĂN BẢN:
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
(Đỗ Phủ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ.
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của
thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của
nhà thơ “Xa ngắm thác núi Lư”
- Bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:
+ Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
+ Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của
những người nghèo khổ, bất hạnh.
- Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình ; đặc điểm bút pháp
hiện thực của hai nhà thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu hòa bình, lòng đồng cảm với những
con người nghèo khổ
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Bồi dưỡng lòng nhân ái
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài giảng
2. Học sinh: soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: Không
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
H. Kể tên các văn bản kèm tác giả của đất nước Trung Quốc?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HS hoạt động cá nhân (2p): Tìm hiểu
thông tin về tác giả Lí Bạch
HS: Đọc chú thích sgk
H’: Em hiểu gì về bài thơ này?
GV hướng dẫn đọc: giọng kể tả 3 khổ thơ
đầu, giọng buồn bã, bất lực ở khổ cuối
GV: Đọc mẫu -> Gọi 4 HS đọc
HĐ nhóm 2 (3p): Bài thơ tác giả sử dụng
những biện pháp NT gì? Tác dụng
H’: Nhận xét về cảnh thiên hiên và tình
cảm của nhà thơ?
GV: cung cấp thông tin về tác giả
H’: Em biết gì về bài thơ này?
GV hướng dẫn đọc: giọng kể tả 3 khổ thơ
đầu, giọng buồn bã, bất lực ở khổ cuối
GV: Đọc mẫu -> Gọi 4 HS đọc
A. HDĐT: “Xa ngắm thác núi Lư”
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Tác giả, văn bản:
- Lí Bạch (701 – 762) nhà thơ nổi
tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự
Thái Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê
ở Cam Túc.
- VB “Xa ngắm thác núi Lư” là bài thơ
tiêu biểu viết về thiên nhiên. Bài thơ
do Tương Như dịch, in trong Thơ
Đường – Tập II (1987).
2. Đọc, hiểu chú thích
3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo.
- Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại.
- Liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh.
2. Nội dung:
- Cảnh tượng thiên nhiên núi Hương
Lô tráng lệ, huyền ảo.
- Tình yêu thiên nhiên say đắm
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ khắc họa vẻ đẹp kì vĩ, mạnh
mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng
khoáng, bay bổng của nhà thơ Lí
Bạch.
* Ghi nhớ: sgk (112).
B. ĐTVB: “Bài ca nhà tranh bị gió
thu phá”
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả, văn bản:
- Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi
tiếng đời Đường của Trung Quốc, tự
là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh
Hà Nam.
- Văn bản: Viết năm 760 khi Đỗ Phủ
từ quan về sống ở phía tây Thành Đô .
2. Đọc - Chú thích
3. Thể loại - Bố cục
H’: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
H’: Nêu bố cục bài thơ
- Phần 1 : từ đầu đến vào mương sa : tả
cảnh gió thu cuốn các mấy lớp tranh của
tác giả.
- Phần 2 : “ trẻ con thôn Nam
.lòng ấm ức” : kể việc trẻ con cắp
tranh đi tuốt vào lũy tre.
- Phần 3 : “ giây lát .sao cho trót” :
tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm
mưa.
- Phần 4 : “Ước nhà rộng..chết
rét cũng được” : biểu hiện ước mơ cao cả
của nhà thơ.
H’: Tìm những câu thơ nói về nỗi khổ của
nhà thơ?
H’: Đó là những nỗi khổ nào?
ND tích hợp:
H1. Hiện nay, chúng ta phải chịu những
hậu quả thiên tai nào? Đánh giá về những
thiệt hại mà con người phải gánh chịu?
H2. Biện pháp giảm thiểu thiệt hại thiên tai?
H’: Đỗ Phủ mơ ước những gì?
H’: Ước mơ đó thể hiện tâm hồn của nhà thơ?
- Thể loại : viết theo loại cổ thể, ra đời
trước đời Đường .
- Bố cục: 4 phần
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Nỗi khổ của nhà thơ.
- Mất mát về của cải
+ Gió thu thổi phá hư nhà.
+ Bị ướt lạnh trong đêm mưa dai dẳng.
- Nỗi đau về tinh thần và nhân tình thế
thái.
+ Lo lắng vì loạn lạc.
+ Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi
tính cách trẻ con.
2. Tình cảm cao quý của nhà thơ.
- Đỗ Phủ mơ ước có “ngôi nhà rộng
muôn ngàn gian” cho mọi người hân
hoan vui sướng.
- Nhà thơ sẵn sàng hi sinh vì hạnh
phúc chung của mọi người “lều ta nát
chịu chết rét cũng được”
=> Ước mơ thể hiện tấm lòng vị tha
chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc
của nhà thơ.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện
những chi tiết, các sự việc nối tiếp, từ
đó khắc họa bức tranh về cảnh ngộ
những người nghèo khổ.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự,
miêu tả và biểu cảm.
2. Nội dung:
* Khái quát hiện thực:
- Tình cảnh của kẻ sĩ nghèo
- Hiện thực cuộc sống của những
người nghèo khổ.
* Giá trị nhân đạo:
- Nỗi thống khổ của người nghèo khổ
- Mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc
để che nắng, che mưa cho tất cả người
nghèo.
3. Ý nghĩa:
- Lòng nhân ái vẫn luôn tồn tại ngay
cả khi con người phải sống trong hoàn
cảnh nghèo khổ cùng cực.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Đọc diễn cảm 2 phần cuối của bài thơ “bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
- Học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 4: Vận dụng:
- HĐ cá nhân 4p: Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của bản thân về tình cảm của tác
giả đối với mọi người nghèo trong thiên hạ.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà)
- Vẽ tranh minh họa cho 1 trong 2 bài thơ trên
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Học thuộc bài cũ, đọc soạn trước bài mới “Mùa xuân của tôi”
+ Không khí và cảnh sắc mùa xuân
+ Cảnh sắc không khí mùa xuân của đất trời và lòng người
+ Cảnh sắc không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng riêng
----------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_68_van_ban_xa_ngam_thac_nui_lu_na.pdf