Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 66 đến 69 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hs nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm

văn học.

- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.

2. Phẩm chất :

- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách bộc lộ tình cảm về

một tác phẩm văn học trước tập thể.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có thái độ cẩn thận khi nói, viết.

- Năng lực văn học : Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân

về một số tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ

2. HS: Học và chuẩn bị bài.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi.

2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: không kt

3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là bày tỏ tình cảm, cảm xúc đánh

giá của bản thân về tác phẩm đó. Tiết học ngày hôm nay các em sẽ luyện nói về

tác phẩm Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

pdf13 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 66 đến 69 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: TIẾT 66 – BÀI 16 LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hs nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học. 2. Phẩm chất : - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có thái độ cẩn thận khi nói, viết. - Năng lực văn học : Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một số tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ 2. HS: Học và chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: không kt 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là bày tỏ tình cảm, cảm xúc đánh giá của bản thân về tác phẩm đó. Tiết học ngày hôm nay các em sẽ luyện nói về tác phẩm Cảnh khuya của Hồ Chí Minh... * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm Học sinh đọc xác định yêu cầu bài tập? ?(TB)Nêu những ý cơ bản của phần Mở bài? I. Chuẩn bị 1. Đề bài Cảm nghĩ về bài " Rằm tháng giêng" của (Hồ Chí Minh) 2. Xây dựng phần dàn bài * Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn ?(K) XD phần thân bài ?(TB) Kết bài cần trình bày những ý nào? * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP GV hướng dẫn cách nói từ mở bài, thân bài, kết bài. cảnh sáng tác - Giới thiệu cảm xúc chung về giá trị của tác phẩm *Thân bài: - Hai câu đầu: Khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng: + Rằm xuân lồng lộng... + Sông xuân nước lẫn... - Cách sử dụng từ ngữ hình ảnh từng câu: + Lồng lộng trăng soi: trăng tròn, sáng toả khắp trời đất. + Sông xuân, nước xuân, trời xuân: Không gian xa rộng bát ngát như không có giới hạn. Xuân lặp 3 lần: nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân tràn đầy đất trời. ( Giống thơ cổ phương Đông, miêu tả toàn cảnh, không niêu tả tỉ mỉ.) - Hai câu thơ sau: + Giữa dòng bàn bạc... + Khuya về bát ngát.... thuyền + Hình ảnh Bác Hồ : Bàn việc quân, việc nước nơi khói sóng mịt mù. + Con thuyền trở về lướt đi phơi phới, trở người và ánh trăng giữa cảnh trời nước bao la. - Tâm hồn thi sĩ, lạc quan, ung dung của Bác Hồ. * Kết bài - Ấn tượng chung về bài thơ. II. Luyện nói 1. Nói trong nhóm: 15 phút. - Luyện nói trong nhóm - HS thực hành luyện nói trong nhóm từng phần - Nói trước lớp - Cách thức: lần lượt từng bạn lên trình bày từng phần - GV quan sát theo dõi việc nói của HS - HS nhận xét - GV nhận xét - cho điểm 2. Nói trước lớp: 15 phút. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Tìm những bài thơ khác của Bác viết cảm nhận. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - HS mở rộng vốn kiến thức đã học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học về TV để chuẩn bị cho tiết ôn tập học kì Ngày dạy: Tiết 67 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học về “Từ đồng nghĩa”, “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng âm”, “Quan hệ từ”. 2. Phẩm chất : - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp trong giao tiếp. - Năng lực văn học : ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học về “Từ đồng nghĩa”, “Từ trái nghĩa”, “Từ đồng âm”, “Quan hệ từ”. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Đồ dùng, bảng phụ ghi ví dụ 2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn tập 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV giới thiệu bài * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt đông của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm H’: Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ minh họa? H’: Nhận xét về việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp? Cho ví dụ minh họa? 1. Quan hệ từ * Khái niệm: Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả, ... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn * Cách sử dụng quan hệ từ: - Có trường hợp bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ vì nếu không dùng * Đặt câu với các cặp qht: - Nếu...thì.. - Vì...nên... - Tại...nên.. - tuy...nhưng... H’: Thế nào là từ đồng nghĩa? Ch ví dụ minh họa? H’: Có mấy loại từ đồng nghĩa? Đặc điểm của mỗi loại? Cho VD minh họa H’: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa? H’: Thế nào là từ trái nghĩa? Ch ví dụ minh họa? thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc khong rõ nghĩa VD: Mẹ đi làm bằng xe đạp. - Có trường hợp không bắt buộc phải dung quan hệ từ. VD: Cái bàn bằng gỗ mà anh vừa mới mua đẹp quá. - Có một số qht được dùng thành cặp VD: Nếu ... thì... 2. Từ đồng nghĩa * Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau VD: nhà thơ – thi sĩ; nhiệm vụ, nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm * Các loại từ đồng nghĩa: - Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa VD: mẹ, bầm, má; trái, quả; máy thu thanh, ra-đi-ô - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau - VD: ăn, xơi, chén; bỏ mạng, hi sinh; cắt, chặt, cứa (Khác về cách thức hành động) * Sử dụng từ đồng nghĩa: Lựa chọn để thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm * Đặt câu có sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp: 3. Từ trái nghĩa * Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. VD: cao >< thấp gầy >< béo xinh >< xấu xa >< gần tối >< sáng trên >< dưới trong >< ngoài H’: Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? VD: Rét nhiều nên ấm nắng hanh Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng -> Đối lập giưa cái vât vả, đau khổ của quá khứ với cái ấm no, hạnh phúc của hiện tại => chúng ta càng hiểu thêm giá trị của hạnh phúc để sống sao cho xứng với những hi sinh trong quá khứ. H’: Thế nào là từ đồng âm? Ch ví dụ minh họa? H’: Muốn hiểu đúng nghĩa của các từ đồng âm ta phải chú ý điều gì? chìm >< nổi * Tác dụng: - Tạo phép đối - Làm cho câu văn thêm sinh động - Nhận mạnh, tăng sức biểu cảm 4. Từ đồng âm * Khái niệm: Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau VD: Con ngựa đá con ngựa đá * Sử dụng từ đồng âm: Phải căn cứ vào ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Gv cho hs làm bài tập phần luyện tập mỗi bài * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Ôn luyện những kiến thức đã học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài “Ôn tập phần văn” Ngày dạy: Tiết 68 – bài 10: ÔN TẬP PHẦN VĂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản nhật dụng các bài ca dao và các bài thơ trung đại đã học. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức ôn tập, học thuộc thơ, chia sẻ giúp đỡ bạn bè. 3. Năng lực. a. Năng lực chung - Tự chủ tự học: Hoàn thiện phiếu học tập, đọc văn bản. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông điệp gửi gắm qua văn bản. - Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi thảo luận với nhau. b. Năng lực đặc thù - Năng lực ngôn ngữ: Biết đọc VB theo kiểu, loại. Phân tích, đánh giá ND và đặc điểm về hình thức biểu đạt của VB. Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. Biết liên hệ các sự kiện trong truyện với các tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Năng lực văn học: Tổng hợp, khái quát kiến thức. Viết đoạn văn. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ tổng hợp kiến thức 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học về VHDG, NB nhật dụng, thơ trung đại; III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, gợi mở. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật hoạt động nhóm 4, cá nhân. Chia sẻ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. GV nêu mục tiêu bài học -> Vào bài mới. * HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. I. Lí thuyết: *Thơ trung đại: GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập theo bảng thống kê. - HD nhóm 4 (7p) -> các nhóm trình bày kết quả -> Nhận xét, bổ sung. - GV đưa bảng chuẩn kiến thức -> HS so sánh, đối chiếu, tự đánh giá kết quả hoạt động của nhóm. TT Văn bản Tác giả Thể thơ Nội dung chính Nghệ thuật Ý nghĩa 01 Sông núi nước Lí Thường Kiệt Thất ngôn tứ tuyệt - Lời khẳng định về chủ quyền lãnh thổ - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn, súc tích. - Thể hiện niềm tin vào sức Nam Đường luật của đất nước. - Ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc. - Dồn nén cảm xúc trong hình thức thể hiện nghị luận, trình bày ý kiến. - Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. mạnh chính nghĩa. - Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu ti6n của nước ta. 06 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Tả bánh trôi nước - Tả vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng của người phụ nữ. - Cảm thông, xót xa cho thân phận người phụ nữ. - Vận dụng điêu luyện những quy tắc thơ Đường. - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với thành ngữ, mô típ dân gian. - XD hình ảnh nhiều tầng nghĩa. - Cảm hứng nhân đạo: ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ. - Cảm thông sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của người phụ nữ. 07 Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Thất ngôn bát cú Đường luật - Cảnh hoang sơ vắng lặng - Tâm trạng hoài cổ, nhớ nước, thương nhà, buồn , cô đơn. - Vận dụng điêu luyện thể thơ Đường. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Sáng tạo trong việc dùng từ láy. - SD nghệ thuật đối hiệu quả. - Tâm trạng cô đơn, thầm lặng. - Nỗi niềm hoài cồ. 08 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú Đường luật - Lời chào thân mật tự nhiên. - Giải bài hoàn cảnh sống với bạn. - Tình bạn là trên hết. - Sáng tạo trong việc tạo dựng tình huống. - Lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. - Thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó có giá trị rất lớn trong mọi thời đại. HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập. 1.Bài 1: Đọc thuộc các bài thơ. 2. Bài 2: Trong bài thơ bánh trôi nước có mang 2 tầng ý nghĩa: nghĩa tả thực và nghĩa tượng trưng. Em hãy chỉ ra 2 tầng ý nghĩa trong bài thơ đó? + Ý nghĩa tả thực: hình ảnh bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi. + Ngụ ý sâu sắc: - Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ. - Cảm thông cho thân phận xót xa chìm nổi của người phụ nữ. 3. Bài 3: Kết thúc bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đều kết bằng cụm từ “ta với ta”. Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu nhận xét của em về cụm từ “ Ta với ta” trong hai bài thơ này? - Nhận xét về cụm từ “ Ta với ta” trong hai bài thơ Đoạn văn đảm bảo các ý sau: - Về hình thức: Giống nhau. - Về nội dung khác nhau: + Trong bài qua Đèo Ngang cụm từ “ ta với ta” chỉ một người từ đó bộc lộ nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi, thầm kín không biết cùng ai chia sẻ. + Trong bài Bạn đến chơi nhà cụm từ “ ta với ta” chỉ hai người đó là tác giả và người bạn của tác giả. Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh một tình bạn đậm đà, thắm thiết, bền chặt và tri kỉ. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Viết đoạn văn ngắn về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ bánh trôi nước * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Hoàn thiện bài viết với đề bài trên * HOẠT ĐỘNG 5. Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo - Tích cực ôn tập, nội dung nào chưa rõ giờ sau thầy giải đáp. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị bài từ đồng nghĩa. Ngày dạy: Tiết 69: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (VĂN BIỂU CẢM) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm - Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm. - Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm. 2. Phẩm chất : - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Tạo lập văn bản biểu cảm. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, 2. HS: Học và chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: không kt 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Các em đã được học về văn biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm... Biểu cảm với tự sự, miêu tả có những đặc điểm gì khác nhau. Yếu tố tự sự, miêu tả đóng vai trò gì trong văn biểu cảm... Tiết học ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm ?(TB) Văn biểu cảm là gì? ? (TB) Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá tình cảm của mình trước hết cần phải có yếu tố gì? I. Lý thuyết 1. Khái niệm văn biểu cảm - Là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống - Yếu tố đầu tiên, quan trọng: cảm xúc - Cảm xúc là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng -> làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người ? Phân biệt đặc điểm văn biểu cảm với tự sự, miêu tả? HS đọc đoạn văn ở bài 5, 6, 7, 9, 11, 12 HĐ nhóm Phiếu bài tập: 5’ N1+4: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và biểu cảm? N2+3: Văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào? GV trình bày bảng phụ ? Trong văn biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp? - Trong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ tình cảm và sự đánh giá - Thiếu tự sự và miêu tả thì tình cảm khó thể hiện rõ ràng, sâu sắc, cụ thể mà rất mơ hồ vì suy nghĩ và tình cảm của con người không thể gắn với một đối tượng biểu cảm cụ thể. ?(TB) Các bước làm một bài văn biểu cảm? Đọc bài ca dao sau Con sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong. Con sông nước chảy đôi dòng Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào. ? Những biện pháp nghệ thuật nào đã sử dụng trong bài? ? Các hình ảnh trong bài thơ có ý nghĩa gì? ? Tâm trạng của người viết như thế nào? -> Văn biểu cảm gần gũi với văn bản trữ tình 2. Phân biệt biểu cảm, tự sự, miêu tả VĂN BIỂU CẢM VĂN TỰ SỰ VĂN MIÊU TẢ - Bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với sự vật, hiện tượng. - Yếu tố miêu tả và tự sự có tác dụng gợi ra đối tượng biểu cảm - Kể lại một sự việc có đầu có cuối. ( Nhân vật và sự việc) - Tái hiện lại đối tượng nhằm giúp người nghe hình dung những dặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người... 3. Các bước làm bài biểu cảm: + Tìm hiểu đề + Tìm ý, lập dàn ý + Viết bài + Đọc bài và sửa lỗi 4. Đặc trưng của văn biểu cảm - Điệp ngữ, ẩn dụ, từ trái nghĩa... - Tượng trưng, ám chỉ những sự kiện đời sống tình cảm - Tâm trạng phân vân có xen hồi hộp * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP HS: Đọc, xác định yêu cầu bài tập ?(K) Lập dàn bài bố cục 3 phần theo đề bài trên? GV HD:Viết đoạn phần mở bài và kết bài theo đề bài trên? - Đọc, sửa chữa. II. Luyện tập Đề bài: Cảm nghĩ về mùa xuân 1. Tìm hiểu đề - PTBĐ: Biểu cảm - Nội dung:Mùa xuân - PVKT: Cảm nghĩ về mùa xuân, cảnh sắc, con người 2. Lập dàn bài * Mở bài - Giới thiêụ chung về mùa xuân, ( thời gian, khoảng cách) - Cảm xúc chung về mùa xuân * Thân bài - Mùa xuân của thiên nhiên - Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông... - Mùa xuân của con người - Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy tư - PBCN: + Thích hay không thích mùa xuân + Kết hợp kể, tả để bộc lộ cảm xúc * Kết bài - Cảm nghĩ về mùa xuân * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Viết một đoạn văn biểu về kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai trường đầu tiên của em. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm đọc các bài văn, bài thơ biểu cảm trên sach báo. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài - Về nhà viết đề văn trên thành một bài văn hoàn chỉnh - Soạn tiết tiếp theo.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_66_den_69_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan