I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước: Yêu gia đình, yêu quê hương.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập
- Trách nhiệm: sống tự chủ, tự lập.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong nhóm,
trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế của bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học:
+ Năng lực viết - Nói: Viết( nói) các đoạn văn, bài văn đủ bố cục.
+ Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ:
1:GV: Bài soạn, tích hợp đời sống, tích hợp TV, tài liệu tham khảo.
2: HS: Đọc VD và trả lời các câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, viết tích cực, trình bày một phút
12 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 6 đến 8 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngay giảng: 17/9/2020( 7A2)
TIẾT 6 - BÀI 2:
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hiểu được tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước: Yêu gia đình, yêu quê hương.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập
- Trách nhiệm: sống tự chủ, tự lập.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong nhóm,
trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế của bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học:
+ Năng lực viết - Nói: Viết( nói) các đoạn văn, bài văn đủ bố cục.
+ Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn.
II. CHUẨN BỊ:
1:GV: Bài soạn, tích hợp đời sống, tích hợp TV, tài liệu tham khảo.
2: HS: Đọc VD và trả lời các câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, viết tích cực, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là liên kết trong văn bản? Tác dung?
? Nêu các phương tiện liên kết trong văn bản, lấy VD?
3. Bài mới:
* HĐ 1: Khởi động
- Gv sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời cho hs nêu lại từng phần của bài văn tự
sự, miêu tả đã học
- Gv giới thiệu bài: Bên cạnh tính liên kết thì văn bản cần phải có bố cục rõ
ràng. Vậy bố cục văn bản có những yêu cầu gì đó là nội dung bài học hôm nay.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
? Nếu viết một lá đơn xin gia nhập
vào đội thiếu niên tiền phong HCM,
em sẽ viết theo trình tự nào?
? Nếu các nội dung trên bị đảo lộn
không theo trình tự trên có được
không? Vì sao?
- Đảo lộn như vậy không được vì
như vậy làm cho bố cục văn bản
không mạch lạc, rõ ràng, khó hiểu.
? Vì sao xây dựng văn bản cần quan
tâm tới bố cục?
- Vì nếu có bố cục rõ ràng thì văn
bản mới dễ hiểu, mạch lạc
? Thế nào là bố cục trong văn bản?
- Học sinh đọc mục 1 ghi nhớ.
- Giáo viên khái quát lại.
GV: Gọi học sinh đọc hai câu
chuyện SGK 29
? Hai truyện trên có bố cục chưa?
HS hoạt động cá nhân
? Cách kể chuyện như trên bất hợp
lí ở chỗ nào?
- Các câu, các ý trong văn bản
không có sự thống nhất về nội
dung, không có sự liên kết chặt chẽ
về hình thức
? Theo em nên sắp xếp bố cục hai
câu chuyện trên như thế nào?
HS thảo luận nhóm 4( 3 phút);
nêu cách giải quyết
Giáo viên kết luận
I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
1. Bố cục của văn bản.
a.Ví dụ. Đơn xin gia nhập đội TNTP Hồ
Chí Minh.
- Quốc hiệu.
- Tên đơn
- Nơi nhận
- Người viết đơn, địa chỉ
- Lí do viết đơn
- Nguyện vọng
- Lời hứa hẹn
- Văn bản phải có sự sắp đặt các phần theo
trình tự -> bố cục
b. Bài học.
-> Bố cục văn bản là sự sắp xếp các ý, các
phần, các đoạn theo một trình tự
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn
bản.
a. Ví dụ.
- Hai câu truyện trên không có bố cục
-> Khó hiểu, lộn xộn
? Muốn bố cục rành mạch, hợp lí
phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Học sinh đọc ý 2 ghi nhớ.
Giáo viên khái quát.
? Hãy nêu bố cục của văn bản tự sự
và miêu tả? Nhiệm vụ của từng
phần?
- Mở bài: giới thiệu đối tượng cần
kể, tả
- Thân bài: tả, kể theo trình tự nhất
định
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề,
hứa hẹn, cảm tưởng
? Có phải cứ chia văn bản làm ba
phần là văn bản trở nên rành mạch,
hợp lí không?
- Không. Giữa mở bài, thân bài, kết
bài cũng phải có sự thống nhất.
? Bố cục của văn bản gồm mấy
phần?
- Học sinh đọc ý 3 ghi nhớ.
- Giáo viên nhấn mạnh.
- GV: Gọi 1 học sinh đọc phần ghi
nhớ trang 30.
* HĐ 3: Luyện tập
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài
tập
Học sinh đọc một số bài văn đã sưu
tầm, chuẩn bị sẵn.
Giáo viên đọc văn bản đã chuẩn bị.
- Học sinh thảo luận theo bàn.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
? Hãy nhận xét câu trả lời của bạn?
GV: Chốt các ý cơ bản.
-> Muốn bố cục rành mạch, hợp lí các
phần, các đoạn thống nhất, phân biệt rạch
ròi. Trình tự sắp xếp phải dễ dàng đạt mục
đích giao tiếp
b. Bài học.
3. Các phần của bố cục.
a. Ví dụ.
- Bố cục: ba phần
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài.
b. Bài học.
II. LUYỆN TẬP.
1. Bài tập 1: Tìm ví dụ thực tế để chứng tỏ
rằng nếu chúng ta không chú ý đến việc
sắp xếp ý cho rành mạch thì bài văn không
có hiệu quả cao
VD: Khi viết đơn xin nghỉ học, nếu chúng
ta không sắp xếp theo trình tự. Chẳng hạn:
- Lí do viết đơn
- Lời hứa
- Tên , lớp
-> hiệu quả không cao
2. Bài tập 2:
* Bố cục Cuộc chia tay của những con búp
bê: 3 đoạn
- Hai anh em chia đồ chơi
- Thuỷ đến trường chia tay cô giáo và các
? Nêu yêu cầu bài tập?
- HS làm bài cá nhân
- Nêu bài làm của mình.
Hãy nhận xét bài làm của bạn?
Gi¸o viªn söa ch÷a, bæ sung:
bạn
- Hai anh em phải chia tay.
3. Bài tập 3.
- Bố cục chưa rành mạch và hợp lí.
a. Mở bài:
- Giới thiệu họ tên, giới hạn của báo cáo.
b.Thân bài: Bỏ phần 4
c. Kết bài:
- Tóm tắt những điều cần trình bày.
- Gợi mở một hướng mới có ý định thực
hiện.
* HĐ 4: Vận dụng:
- Viết đơn xin phép nghỉ học?
* HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm các văn bản đã học, 03 văn bản đảm bảo bố cục, xác định và nêu nội dung
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài: mạch lạc trong văn bản.
Yêu cầu tìm hiểu: Vì sao văn bản cần có mạch lạc? Các điều kiện cần có để văn
bản mạc lạc?
Xem trước các bài tập trang 32, 33.
******************************************************
Ngày giảng: 18/9/2020( 7A2)
TIẾT 7 - BÀI 2:
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm
cho văn bản có mạch lạc.
- Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước: Yêu gia đình, yêu quê hương.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập
- Trách nhiệm: sống tự chủ, tự lập. Chịu trách nhiệm với lời nói của mình.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong nhóm,
trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế của bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học:
+ Năng lực viết - Nói: Viết( nói) các đoạn văn, bài văn mạch lạc.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, viết tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là bố cục trong văn bản? Yêu cầu của bố cục trong văn bản?
3. Bài mới
* HĐ 1: Khởi động
Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia. Nhưng văn bản lại không
thể mất đi tính liên kết. Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của văn bản vẫn
được phân cắt rạch ròi mà không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau? Chúng ta
cùng tìm hiểu bài “ Mạch lạc trong văn bản”
* HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
GV giải thích nghĩa của từ “ mạch
lạc”
- Đông y: mạch là vốn là mạch máu
trong cơ thể.
? Mạch lạc trong văn bản có được
dùng theo nghĩa trên không?
- Không nhưng cũng không xa rời
nghĩa đen, nó có điểm giống với
nghĩa đen của nó.
? Dựa vào hiểu biết trên, em hãy xác
định mạch lạc trong văn bản có tính
chất gì trong các tính chất sau?
a. Trôi chảy thành dòng thành mạch
b. Tuần tự đi khắp các phần, các đoạn
I. MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU
CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG
VĂN BẢN
1. Mạch lạc trong văn bản.
- Mạch lạc: Thông suốt, liên tục,
không đứt đoạn.
trong văn bản.
c. Thông suốt, liên tục, không đứt
đoạn.
? Có ý kiến cho rằng trong văn bản,
mạch lạc là sự tiếp nối của các câu,
các ý theo một trình tự hợp lí? Em có
tán thành ý kiến trên không? Vì sao?
- Ý kiến trên là đúng
? Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu mạch
lạc trong 2 kiểu văn bản tự sự và
miêu tả.
- Trong văn bản tự sự: các sự việc nối
kết nhau một cách hợp lý theo diễn
biến.
- Trong văn bản miêu tả: các diện
quan sát nhằm liên kết để tạo cái nhìn
chỉnh thể.
? Nhắc lại bố cục chính của văn bản “
Cuộc chia tay của những con búp
bê”? Các sự việc được sắp xếp như
thế nào?
- Mẹ bắt hai anh em chia đồ chơi
- Thành đưa em đến trường chào cô
và các bạn
- Hai anh em chia tay, Thuỷ để hai
con búp bê lại cho anh .
? Mặc dù nhiều sự việc nhưng nói
chung các sự việc này đều xoay
quanh nội dung, sự kiện chính là gì?
- Sự chia tay.
? Chủ đề của truyện là gì?
? Chủ đề ấy có xuyên suốt các chi
tiết, sự việc để trôi chảy thành dòng,
thành mạch qua các phần, các đoạn
của truyện không?
? Những con búp bê và hai anh em
- Mạch lạc là: Tiếp nối các câu, các ý
theo một trình tự hợp lí. Làm cho các
phần trong văn bản thống nhất lại
-> Văn bản cần phải mạch lạc.
2. Các điều kiện để văn bản có tính
mạch lạc.
a. Ví dụ : Tìm hiểu tính mạch lạc
trong văn bản “ Cuộc chia tay của
những con búp bê ”:
- Chủ đề : Cuộc chia tay của 2 anh em
Thành - Thuỷ khi cha mẹ li hôn .
=> xuyên suốt
Thành có vai trò gì trong truyện? Sự
chia tay có vai trò gì?
- Là nhân vật chính, sự việc chính.
GV: vậy trong văn bản muốn có tính
mạch lạc người viết phải để cho các
sự việc xoay quanh một sự việc
chính, sự việc chính xảy ra với các
nhân vật.
? Các từ ngữ trong truyện có góp
phần tạo ra cái dòng mạch xuyên suốt
ấy không? Các cảnh trong những thời
gian, không gian khác nhau có góp
phần làm cho dòng mạch ấy trôi chảy
liên tục và thống nhất trong 1 chủ đề
không?
GV : Từ ngữ, sự việc đó là các yếu tố
làm cho chủ đề nổi bật. Nói cách
khác là chủ đề đã xuyên suốt, thấm
sâu vào các yếu tố đó
? Một văn bản có tính mạch lạc là
văn bản như thế nào?
? Mạch lạc trong văn bản là gì? Nêu
các điều kiện để 1 văn bản có tính
mạch lạc
-Hs đọc ghi nhớ
* HĐ 3 : Luyện tập
* Hãy xác định yêu cầu bài tập?
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2 bàn
trong 5 phút.
Nhóm lẻ làm phần a.
Nhóm chẵn làm phần b.
Đại diện trình bày
Hãy nhận nhận xét câu trả lời của
nhóm bạn?
Giáo viên kết luận
+ Từ ngữ: Chia tay, chia đồ chơi, chia
rẽ, xa cách, khóc ...
+ Các sự việc : Trong hiện tại - quá
khứ, ở nhà - ở trường .
=> Thống nhất
b. Bài học
- Văn bản có tính mạch lạc là :
+ Các phần, các đoạn, các câu trong
văn bản đều nói về một đề tài, biểu
hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt.
+ Các phần, các đoạn, các câu trong
văn bản được tiếp nối theo một trình
tự rõ ràng, hợp lí làm cho chủ đề liền
mạch .
* Ghi nhớ: sgk
II. LUYỆN TẬP.
1. Bài tập 1: Tìm mạch lạc văn bản
a. Văn bản Mẹ tôi:
- Văn bản xoay quanh chủ đề: Thái độ
của người cha trước sự vô lễ của En-
ri-cô với mẹ -> giáo dục -> răn dạy
con biết kính yêu cha mẹ
- Các ý, các đoạn trong văn bản đều
hướng về chủ đề đó
b. Văn bản: Lão nông dân và các con
- Chủ đề: lao động là vàng
Học sinh đọc đoạn văn của Tô Hoài
? Ý chính của đoạn văn là gì?
- Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng
quê vào mùa đông giữa ngày mùa.
? Chỉ ra sự mạch lạc cuả đoạn văn?
- Học sinh làm tại chỗ.
? Hãy nêu bài làm của mình?
? Hãy nhận xét bài làm của bạn?
- GV: Chốt các ý cơ bản.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 ở
nhà.
- Chủ đề xuyên suốt toàn bài
+ Hai câu mở bài nêu chủ đề
+ Đoạn giữa: kho vàng chôn dưới đất
và sức lao động của con người làm
nên lúa tốt “ vàng”
+ Đoạn kết: 4 câu kết: nhấn mạnh chủ
đề thêm một lần nữa để khắc sâu
* Đoạn văn của Tô Hoài:
- Ý chính: sắc vàng trù phú, đầm ấm
của làng quê vào mùa đông giữa ngày
mùa.
+ Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc
vàng trong thời gian, trong không
gian.
+ Miêu tả những biểu hiện phong phú
của sắc vàng
+ Nhận xét , cảm nhận của tác giả về
sắc vàng đó
-> Trình tự ba phần nhất quán, rõ ràng
-> làm cho bố cục mạch lạc.
2. Bài tập 2.
* HĐ 4: Vận dụng:
- Chỉ ra tính mạch lạc trong một văn bản mà em đã học.
* HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm đọc tài liệu về mạch lạc trong văn bản
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài mới: Từ ghép
Yêu cầu: Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi sgk
******************************************************
Ngày giảng: 18/9/2020( 7A2)
TIẾT 8:
TỪ GHÉP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Nắm được đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước: Yêu gia đình, yêu quê hương, thiên nhiên.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập
- Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm với lời nói của mình.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép
một cách hợp lí khi giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế của bản thân.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học:
+ Dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi
cần diễn đạt cái khái quát.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
* HĐ 1: Khởi động
Giáo viên giới thiệu bài bằng cách củng cố kiến thức lớp 6 và đặt vấn đề vào
bài: Từ gồm: Từ đơn và từ phức. Từ phức : Từ ghép và từ láy.
Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu từ ghép.
* HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm
về từ ghép : Là những từ phức được
tạo ra bằng cách ghép các tiếng có
quan hệ với nhau về nghĩa.
GV: Ghi 2 từ in đậm lên bảng.
? Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng
I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP.
1. Ví dụ.
a. Ví dụ 1:
Bà ngoại Thơm phức
Tc Tp Tc Tp
chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung
ý nghĩa cho tiếng chính?
? Em có nhận xét gì về vị trí của
những tiếng chính trong những từ
ấy?
? Theo em từ ghép chính phụ có cấu
tạo như thế nào?
Gv: Từ ghép có tiếng chính và tiếng
phụ trong đó tiếng phụ bổ sung ý
nghĩa cho tiếng chính là từ ghép
chính phụ.
- HS đọc Ví dụ 2 - Chú ý các từ trầm
bổng, quần áo.
? Giải thích nghĩa từ quần áo và trầm
bổng ?
? Các tiếng trong 2 từ ghép trên có
phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ
không ?
? Vậy 2 tiếng này có quan hệ với
nhau như thế nào?
? Khi đảo vị trí của các tiếng thì
nghĩa của từ có thay đổi không ?
- Không.
? Từ ghép đẳng lập có cấu tạo như
thế nào?
? Tìm một vài từ ghép đẳng lập chỉ
các sự vật xung quanh chúng ta ?
( Bàn ghế, sách vở, mũ nón ... )
? So sánh từ ghép chính phụ và từ
ghép đẳng lập, chúng giống và khác
nhau ở điểm nào ?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét, chốt.
? Từ ghép được phân loại như thế
nào ? Thế nào là từ ghép chính phụ,
thế nào là từ ghép đẳng lập ?
HS đọc ghi nhớ sgk.
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng
chính => quan hệ chính phụ.
=> Từ ghép chính phụ: Tiếng chính
đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
b. Ví dụ 2:
- Trầm bổng: âm thanh phát ra khi cao
khi thấp.
- Quần áo: trang phục nói chung của con
người.
-> 2 tiếng ngang bằng nhau
-> quan hệ bình đẳng => Từ ghép đẳng
lập.
=> Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ
pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng
phụ )
2. Bài học.
II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP.
1. Ví dụ.
? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với
nghĩa của từ bà?
? Nghĩa của từ thơm phức với nghĩa
của tiếng thơm?
? Từ ghép chính phụ có nghĩa như
thế nào?
? So sánh nghĩa của từ quần áo với
nghĩa của mỗi tiếng quần và áo?
? Trầm bổng với trầm và bổng?
? Từ ghép đẳng lập có nghĩa như thế
nào?
? Nghĩa của từ ghép chính phụ và
đẳng lập có gì khác nhau?
- Từ ghép chính phụ : có tính chất
phân nghĩa.
- Từ ghép đẳng lập: Có tính chất hợp
nghĩa.
GV: Dùng từ ghép chính phụ khi cần
diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép
đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái
quát.
* HĐ 3: Luyện tập
GV: Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập.
? Phân loại từ ghép đẳng lập, chính
phụ?
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
a. Ví dụ 1:
+ Bà : chỉ người phụ nữ sinh ra cha, mẹ
-> nghĩa rộng .
+Bà ngoại : chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ
-> nghĩa hẹp
+Thơm : có mùi như hương của hoa, dễ
chịu -> nghĩa rộng .
+Thơm phức : có mùi bốc lên mạnh,
hấp dẫn -> nghĩa hẹp.
-> Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp
hơn nghĩa của tiếng chính => có tính
chất phân nghĩa .
b. Ví dụ 2:
+ Quần áo : chỉ quần áo nói chung ->
hợp nghĩa, có nghĩa khái quát hơn.
- Quần, áo : chỉ riêng từng loại .
+ Trầm bổng : Miêu tả âm thanh lúc
thấp, lúc cao nghe rất êm tai => nghĩa
chung, khái quát.
- Trầm, bổng : chỉ âm thanh riêng từng loại
=> Nghĩa của từ ghép đẳng lập : Có tính
chất hợp nghĩa : Nghĩa của từ ghép đẳng
lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên
nó.
2. Bài học.
III. LUYỆN TẬP.
1. Bài 1:
- Từ ghép đẳng lập : Suy nghĩ, chài lưới,
cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi .
- Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt, nhà
máy, nhà ăn, nụ cười.
2. Bài 2: Điền thêm tiếng để tạo thành
từ ghép chính phụ.
- Bút chì - ăn mày
tiếp sức theo hai đội, mỗi đội ba học
sinh.
Giáo viên làm trọng tài.
Đội điền đúng, thời gian ít hơn là đội
chiến thắng.
? Hãy xác định yêu cầu, làm bài?
Gọi bốn học sinh lên bảng điền, số
còn lại làm vào vở.
Hãy nhận xét bài làm của bạn?
Giáo viên nhận xét chung.
- mưa phùn - trắng phau
- làm vườn - nhát gan
3. Bài 3: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép
đẳng lập
- Núi sông, núi đồi
- Ham muốn, ham mê
- Mặt mũi, mặt mày
- Tươi tốt, tươi vui
- Xinh đẹp, xinh tươi
- Học hành, học hỏi
* HĐ 4: Vận dụng:
- Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các loại từ ghép, chỉ rõ các từ ghép
đó?
* HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tham khảo tài liệu về từ ghép
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau:
- Chuẩn bị “ Từ láy”: Xem lại các kiến thức về từ láy đã học ở lớp 5.
+ Đọc kĩ các VD và trả lời câu hỏi sgk
**********************************************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_6_den_8_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf