Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 57 đến 60 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.

- Chuẩn mực sử dụng từ.

- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.

2. Phẩm chất :

- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức đã học về từ

để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có thái độ cẩn thận khi nói, viết.

- Năng lực văn học : Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử

dụng từ đúng chuẩn mực.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng

bình.

2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi

pdf11 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 57 đến 60 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/12/2020 (7a3), 09/12/2020 (7a1) Tiết 57 – bài 15: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ. - Chuẩn mực sử dụng từ. - Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa. 2. Phẩm chất : - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có thái độ cẩn thận khi nói, viết. - Năng lực văn học : Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng bình. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: không kt 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Để khắc sâu hơn về nguyên tắc sử dụng từ trong giao tiếp..... * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm ?(TB)Khi sử dụng từ cần chú ý những điều gì? GV nhắc lại nội dung kiến thức I. Lý thuyết * Khi sử dụng từ phải chú ý: - Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả - Sử dụng từ đúng nghĩa - Sử dụng đúng t/c ngữ pháp của từ - Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm hợp với tình huống giao tiếp - Không lạm dụng từ địa phương, từ * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP GV yêu cầu học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi. (Theo nhóm 4 – 5 phút) GV phát phiếu học tập – các nhóm nhận phiếu và làm. Các nhóm đổi phiếu cho nhau – GV đưa đáp án có biểu điểm. Hs nhận xét và chấm điểm cho nhau. GV cho HS ghi laị những từ dùng sai -> sửa lên bảng phụ SD từ sai âm, sai chính tả Cách sửa - Đấy củi - Đàm biệc - Chòn soe - rễ chịu - Bí dụ - Xợi tóc bạc - Lấy củi - Làm việc - Tròn xoe - dễ chịu - Ví dụ - sợi tóc bạc GV cho HS ghi vào bảng phụ và tìm cách sửa. GV lấy cho HS một số từ để sửa Từ dùng sai nghĩa và tính chất ngữ pháp Cách sửa - Em kính trọng bạn Liên - Em sẽ không bao giờ ghét cây - Mẹ em thường đi chợ mua dép - tôn trọng - Phá hoại - Cho em Hán Việt. II. Luyện tập 1. Bài tập 1: Sửa lỗi dùng từ sai chuẩn. a. Sau khi chọn được hoàng tử nối ngôi, vua cha rất hí hửng. -> vui mừng b. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến số phận thật là nhỏ nhen. ->Bất hạnh c. Ăn uống phải chừng mực mới tốt cho sức khoẻ. -> Điều độ d. Em bố thí cho bạn Lan một món quà đáng yêu vào ngày Nô - en. -> Tặng e. Giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàng cả người. -> Nhẹ nhõm. Từ dùng sai âm, sai chính tả Cách sửa Tre trở Che chở Bài tập 2. Nhận xét - Đọc bài của bạn. nhận xét về các trường hợp: dùng từ không đúng nghĩa, không đúng tính chất ngữ pháp, không hợp tình huống giao tiếp - Sửa từ dùng sai âm, sai chính tả mới cho cây - Mẹ em đối xử với em rất tốt - Ăn mặc của mẹ em thật là đẹp - Lá cây rơi heo hút. - Mẹ rất yêu quý em. - Mẹ em ăn mặc... - Chiếc lá lặng lẽ rơi xuống. GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập Hoạt động nhóm GV cho HS ngồi gần nhau trao đổi bài cho nhau, nhận diện ra lỗi đó và HS tự sửa GV kiểm tra lại và nhận xét HS * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Tìm lỗi sai trong bài kiểm tra văn của mình và sửa lại * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm cách tài liệu nói về chuẩn mực sử dụng từ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học về TV để chuẩn bị cho tiết ôn tập học kì I - Soạn bài: "Ôn tập văn biểu cảm" – Trả lời tất cả các câu hỏi theo SGK Ngày dạy: 08/12/2020 (7a3), 09/12/2020 (7a1) Tiết 58 – Bài 14 ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm - Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm. - Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm. 2. Phẩm chất : - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Tạo lập văn bản biểu cảm. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: không kt 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Các em đã được học về văn biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm... Biểu cảm với tự sự, miêu tả có những đặc điểm gì khác nhau. Yếu tố tự sự, miêu tả đóng vai trò gì trong văn biểu cảm... Tiết học ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm ?(TB) Văn biểu cảm là gì? ? (TB) Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá tình cảm của mình trước hết cần phải có yếu tố gì? I. Lý thuyết 1. Khái niệm văn biểu cảm - Là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống - Yếu tố đầu tiên, quan trọng: cảm xúc - Cảm xúc là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng -> làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người ? Phân biệt đặc điểm văn biểu cảm với tự sự, miêu tả? HS đọc đoạn văn ở bài 5, 6, 7, 9, 11, 12 HĐ nhóm Phiếu bài tập: 5’ N1+4: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và biểu cảm? N2+3: Văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào? GV trình bày bảng phụ ? Trong văn biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp? - Trong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ tình cảm và sự đánh giá - Thiếu tự sự và miêu tả thì tình cảm khó thể hiện rõ ràng, sâu sắc, cụ thể mà rất mơ hồ vì suy nghĩ và tình cảm của con người không thể gắn với một đối tượng biểu cảm cụ thể. ?(TB) Các bước làm một bài văn biểu cảm? Đọc bài ca dao sau Con sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong. Con sông nước chảy đôi dòng Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào. ? Những biện pháp nghệ thuật nào đã sử dụng trong bài? ? Các hình ảnh trong bài thơ có ý nghĩa gì? ? Tâm trạng của người viết như thế nào? -> Văn biểu cảm gần gũi với văn bản trữ tình 2. Phân biệt biểu cảm, tự sự, miêu tả VĂN BIỂU CẢM VĂN TỰ SỰ VĂN MIÊU TẢ - Bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với sự vật, hiện tượng. - Yếu tố miêu tả và tự sự có tác dụng gợi ra đối tượng biểu cảm - Kể lại một sự việc có đầu có cuối. ( Nhân vật và sự việc) - Tái hiện lại đối tượng nhằm giúp người nghe hình dung những dặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người... 3. Các bước làm bài biểu cảm: + Tìm hiểu đề + Tìm ý, lập dàn ý + Viết bài + Đọc bài và sửa lỗi 4. Đặc trưng của văn biểu cảm - Điệp ngữ, ẩn dụ, từ trái nghĩa... - Tượng trưng, ám chỉ những sự kiện đời sống tình cảm - Tâm trạng phân vân có xen hồi hộp * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP HS: Đọc, xác định yêu cầu bài tập ?(K) Lập dàn bài bố cục 3 phần theo đề bài trên? GV HD:Viết đoạn phần mở bài và kết bài theo đề bài trên? - Đọc, sửa chữa. II. Luyện tập Đề bài: Cảm nghĩ về mùa xuân 1. Tìm hiểu đề - PTBĐ: Biểu cảm - Nội dung:Mùa xuân - PVKT: Cảm nghĩ về mùa xuân, cảnh sắc, con người 2. Lập dàn bài * Mở bài - Giới thiêụ chung về mùa xuân, ( thời gian, khoảng cách) - Cảm xúc chung về mùa xuân * Thân bài - Mùa xuân của thiên nhiên - Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông... - Mùa xuân của con người - Tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy tư - PBCN: + Thích hay không thích mùa xuân + Kết hợp kể, tả để bộc lộ cảm xúc * Kết bài - Cảm nghĩ về mùa xuân * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Viết một đoạn văn biểu về kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai trường đầu tiên của em. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm đọc các bài văn, bài thơ biểu cảm trên sach báo. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài - Về nhà viết đề văn trên thành một bài văn hoàn chỉnh - Soạn tiết tiếp theo. Ngày dạy: 09/12/2020 (7a1, 7a3) Tiết 59 – bài 15 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nắm được tên tác phẩm trữ tình và tên tác giả tươg ứng. - Một số nội dung chủ yếu của các bài thơ trữ tình đã học. 2. Phẩm chất : - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh. - Năng lực văn học : Một số nội dung chủ yếu của các bài thơ trữ tình đã học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Đồ dùng, bảng phụ ghi ví dụ 2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H': Nêu tên những tác phẩ trữ tình đã học? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Từ đầu năm đến giờ chúng ta đã được học một số tác phẩm trữ tình. Bài hôm nay chúng ta sẽ củng cố hệ thống hoá lại những kiến thức đó. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm H': Hãy nêu tên tác giả của những tác phẩm sau: I. Nội dung ôn tập: 1. Tên tác giả và tác phẩm: - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Lí Bạch. - Phò giá về kinh: Trần Quang Khải. - Tiếng gà trưa: Xuân Quỳnh. - Cảnh khuya: HCM. - Ngẫu nhiên viết... : Hạ Tri Chương. - Bạn đến chơi nhà: Ng.Khuyến. H': Hãy sắp xếp lại tên tác phẩm khớp với ND tư tưởng, tình cảm được biểu hiện ? * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP H': So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ Cảm nghĩ trong ... và Ngẫu nhiên viết... ? - Buổi chiều đứng ở...: Trần Nhân Tôn.g - Bài ca nhà tranh bị..: Đỗ Phủ. 2. Sắp xếp tên TP khớp với ND tư tưởng, tình cảm được biểu hiện: - Bài ca Côn Sơn: Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với TN, - Cảnh khuya: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm thanh vắng. - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả. - Qua Đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. - Sông núi nước Nam: ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê. - Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. II. Luyện tập: - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Là tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê - là biểu cảm trực tiếp và tình cảm đó được thể hiện một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Là tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê- là biểu cảm gián tiếp và tình cảm đó đậm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Viết một đoạn văn so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm đọc các bài văn, bài thơ về tác phẩm trữ tình. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học về Văn học - Soạn tiếp câu 3, 4, 5 (bài 16), câu 4 (bài 17) Ngày dạy: 10/12/2020 (7a1, 7a3) Tiết 60 – bài 15: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nắm được tên tác phẩm trữ tình và tên tác giả tươg ứng. - Một số nội dung chủ yếu của các bài thơ trữ tình đã học. 2. Phẩm chất : - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Rèn kĩ năng ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: ghi nhớ và khắc sâu kiến thức đã học b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh. - Năng lực văn học : Một số nội dung chủ yếu của các bài thơ trữ tình đã học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Đồ dùng, bảng phụ ghi ví dụ 2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H': Nêu tên những tác phẩ trữ tình đã học? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Từ đầu năm đến giờ chúng ta đã được học một số tác phẩm trữ tình. Bài hôm nay chúng ta sẽ củng cố hệ thống hoá lại những kiến thức đó. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm H': Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ? - GV đưa bảng phụ -> HS lên bảng 1. Sắp xếp lại tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ: - Sau phút chia li: song thất lục bát. - Qua Đèo Ngang: thất ngôn bát cú sắp xếp lại - HS nhận xét -> sửa - GV kết luận H': Hãy nêu những ý kiến em cho là không chính xác? - GV đưa bảng phụ -> HS lên bảng đánh dấu - HS nhận xét -> sửa - GV nhận xét -> kết luận H': Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau? - GV đưa bảng phụ -> HS lên bảng điền - HS nhận xét -> sửa - GV nhận xét -> kết luận H': Qua những bài tập trên, em rút ra kết luận gì về thơ trữ tình ? -> Hs đọc ghi nhớ. H': Đọc kĩ 3 bài tuỳ bút trong bài 15, 16. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng? (Câu 4 – Bài 17) Đường luật - Bài ca Côn Sơn: Lục bát. - Tiếng gà trưa: Thơ 5 chữ. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: ngũ ngôn tứ tuyệt. - Sông núi nước Nam: thất ngôn tứ tuyệt. 2. Những ý kiến em cho là không chính xác: a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm. e. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. i. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng. k. Thơ trữ tình phải có một lập luận chặt chẽ. 3. Điền vào chỗ trống trong những câu sau: a/ Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng b/ Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát c/ Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, đối lập, liệt kê. * Ghi nhớ: sgk (182 ). 4. Những câu mà em cho là đúng: - Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật. - Tuỳ bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu. - Tuỳ bút có nhiều yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Đọc diễn cảm các tác phẩm trữ tình * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Viết một đoạn văn so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm đọc các bài văn, bài thơ về tác phẩm trữ tình. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học về Văn học - Soạn bài: Ôn tập TV (Bài 16): Ôn lại kiến thức và trả lời câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_57_den_60_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf
Giáo án liên quan