Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 52 đến 54 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Khái niệm thành ngữ. Cách hiểu nghĩa của thành ngữ.

- Giải thích nghĩa của một thành ngữ cụ thể.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thành ngữ.

- Giải thích ý nghĩa của 1 số thành ngữ thông dụng

3. Thái độ

Học sinh có ý thức sử dụng thành ngữ đúng hoàn cảnh giao tiếp.

4. Đinh hướng năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.

b) Năng lực đặc thù

- Rèn cho hs năng lực ngôn ngữ, năng lực giải thích nghĩa của thành ngữ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập

2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi sgk

pdf10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 52 đến 54 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
171 Ngày giảng: 05/11/2019 Tiết 52: Bài 12 THÀNH NGỮ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Khái niệm thành ngữ. Cách hiểu nghĩa của thành ngữ. - Giải thích nghĩa của một thành ngữ cụ thể. 2. Kĩ năng - Nhận biết thành ngữ. - Giải thích ý nghĩa của 1 số thành ngữ thông dụng 3. Thái độ Học sinh có ý thức sử dụng thành ngữ đúng hoàn cảnh giao tiếp. 4. Đinh hướng năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. b) Năng lực đặc thù - Rèn cho hs năng lực ngôn ngữ, năng lực giải thích nghĩa của thành ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, bình giảng. 2. Kĩ thuật - Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi), trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức /26 2. Kiểm tra đầu giờ a. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng từ đồng âm? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn thành ngữ. Có 1 số thành ngữ được hình thành trên những câu chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử rất thú vị. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về thành ngữ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV dùng bảng phụ - HS đọc câu ca dao. ? Hãy giải thích nghĩa của từ thác, ghềnh? - HS trả lời I. Thế nào là thành ngữ 1. Ví dụ sgk/143 Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay 172 + Thác: chỗ dòng nước chảy qua 1 vách đá cao nằm chắn ngang dòng sông. + Ghềnh: chỗ dòng sông, suối bị thu hẹp và nông có đá nằm chắn ngang dòng sông, suối chảy xiết. - HS hoạt động nhóm đôi/ 3 câu hỏi (4 phút) - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận ? Em hiểu như thế nào về việc lên thác, xuống ghềnh? - GV Lên thác, xuống ghềnh: nói đến sự vất vả đặc biệt là khi điều khiển thuyền, bè lên thác, xuống ghềnh. ? Có thể thay cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” bằng cụm từ khác được không? Vì sao? - HS: Không thể thay đổi được, vì nếu thay thì cụm từ sẽ thiếu tính chính xác. ? Có thể thay đổi vị trí của cụm từ “lên thác, xuống ghềnh”được không? Vì sao? - GV Không thay đổi vị trí được, vì đây là 1 cụm từ có tính cố định. ? Cụm từ lên thác xuống ghềnh có đặc điểm cấu tạo như thế nào? - HS trả lời ? Nghĩa của cụm từ này biểu đạt hoàn chỉnh chưa? - HS trả lời - GV lên thác, xuống ghềnh là một thành ngữ. ? Em hiểu thế nào là thành ngữ? - HS trả lời - GV chân cứng đá mềm ? Thành ngữ “lên thác, xuống ghềnh” được hiểu theo mấy nghĩa? Những nghĩa nào? - HS trả lời - GV nghĩa 1 là nghĩa đen của các từ tạo nên thành ngữ. Nghĩa hai là nghĩa bóng phép ẩn dụ, so sánh. ? Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại → Lên thác, xuống ghềnh: Trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm. - Có cấu tạo cố định. - Biểu đạt 1 ý hoàn chỉnh. → Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh. - Hiểu theo hai nghĩa: + Nghĩa đen: chỉ công việc trên sông nước, khó khăn nguy hiểm. + Nghiã bóng: ví nhầm cuộc đời cò, có thể liên tưởng tới con người trải qua bao gian nan vất vả. - Nhanh như chớp: Chỉ hoạt động 173 sao lại nói nhanh như chớp? - HS trả lời + Chớp: vật sáng phát ra trên không trung do điện tích trong mây gặp nhau mà phóng ra rất nhanh. + Nhanh như chớp: diễn tả 1 hành động nhanh hơn mức bình thường, chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. ? Nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp” được hiểu thông qua phép tu từ nào? - HS trả lời ? Em có nhận xét gì về nghĩa của thành ngữ? (KG) - HS trả lời - HS đọc ghi nhớ sgk/144 - GV dùng bảng phụ - HS đọc ví dụ sgk/144 ? Xác định chức vụ ngữ pháp của hai thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn? - HS làm trên phiếu học tập ? So sánh “bảy nổi ba chìm” với “long đong, phiêu bạt”, “tắt lửa tối đèn” với “khó khăn, hoạn nạn” cách diễn đạt nào hay hơn? - HS trả lời - GV cách 1 hay hơn vì ngắn gọn hơn, thay như vậy câu văn vừa dài dòng không có tính hình tượng biểu cảm. ? Thành ngữ thường giữ chức vụ gì trong câu? Sử dụng thành ngữ có tác dụng gì? - HS trả lời - HS đọc ghi nhớ sgk/144 Hoạt động 3 - HS đọc bài 1 sgk/145 diễn ra mau lẹ, rất nhanh. → Phép so sánh. 2. Ghi nhớ 1 sgk/144 II. Sử dụng thành ngữ 1. Ví dụ sgk/144 - Thân em/vừa trắng lại vừa tròn CN Bảy nổi ba chìm/ với nước non. VN - Anh/đã nghĩ thương em như thế CN VN thì hay là anh/đào giúp em 1 CN VN cái ngách sang nhà anh, phòng khi/ tắt lửa tối đèn có đứa nào/ CN(DT) PN bắt nạt thì em chạy sang... 2. Ghi nhớ 2 sgk/144 III. Luyện tập 1. Bài 1 sgk/145 174 ? Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong n câu trên? - HS làm bài cá nhân - HS trả lời - HS nhận xet, bổ sung - GV nhận xét, kết luận ? Dựa vào các truyện truyền thuyết, ngụ ngôn đã học, hãy giải nghĩa các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận a) Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: → Món ăn ngon, lạ, quý hiếm khó tìm. b) - Khoẻ như voi: → rất khoẻ cách nói phóng đại, nói quá. - Tứ cố vô thân: sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa. c) Da mồi tóc sương: chỉ người già da có nhiều nốt màu nâu, đen như đồi mồi, tóc bạc như sương. 2. Bài 2 sgk/145 - Con Rồng cháu Tiên: chỉ dòng dõi cao qúy. - Ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn. - Thầy bói xem voi: chỉ sự nhận thức phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể. Hoạt động 4: Vận dụng - Viết một đoạn văn ngắn chừng 3 - 5 dòng có sử dụng thành ngữ? Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát biểu ý tưởng sáng tạo - Em rút ra được bài học gì khi học xong bài thành ngữ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Thế nào là thành ngữ? Cách sử dụng thành ngữ? - Chuẩn bị “Điệp ngữ” + Thế nào là điệp ngữ? tác dụng của điệp ngữ? + Có mấy dạng điệp ngữ? Đó là những dạng nào? *************************************** 175 Ngày giảng: 08/11/2019 Tiết 53: Bài 13 ĐIỆP NGỮ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Khái niệm điệp ngữ, các loại điệp ngữ. - Tác dụng của diệp ngữ. 2. Kĩ năng - Nhận biết phép điệp ngữ, phân tích tác dụng của điệp ngữ 3. Thái độ Biết sử dụng điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh. 4. Đinh hướng năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. b) Năng lực đặc thù - Rèn cho hs năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập 2. Học sinh: Đọc trước bài III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình 2. Kĩ thuật - Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi), trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức /26 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là thành ngữ? Cách sử dụng thành ngữ? b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động: Trong giao tiếp và trong viết văn, đôi khi do sơ ý hoặc do vốn ngôn ngữ ít ỏi ta thườg lặp lại 1 số từ ngữ khiến cho câu văn trở nên nặng nề, ý không thanh thoát. Đó là hiện tượng lặp lại vô ý thức, nó khác với hiện tượng lặp lại có ý thức, có chủ động, nhằm tạo nên những ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến. Đó là biện pháp tu từ điệp ngữ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV dùng bảng phụ, phiếu học tập - HS đọc khổ thơ... - Hoạt động nhóm đôi (5p) ? Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ 1. Ví dụ sgk/152 Bài thơ tiếng gà trưa - Khổ 1: lặp lại từ cục và nghe. 176 thơ “tiếng gà trưa” những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Việc lặp đi lặp lại như vậy có tác dụng gì? - GV cách lặp đi lặp lại như vậy gọi là điệp ngữ. ? Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Sử dụng điệp ngữ có tác dụng gì? - HS trả lời - HS đọc ghi nhớ sgk/152 - GV dùng bảng phụ Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ Mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. ? Các từ nghe được lặp lại ở khổ thơ này có được sắp xếp liền kề với nhau không? - HS trả lời - GV phát phiếu học tập 2 đoạn thơ sgk - HS hoàn thiện phiếu ? Những từ ngữ nào được lặp lại? Tác dụng? - HS trả lời ? Việc lặp lại từ ngữ ở ví dụ 2 có gì khác việc lặp lại từ ngữ ở ví dụ 1? - HS trả lời ? Ở khổ thơ này những từ ngữ nào được lặp lại? Tác dụng? - HS trả lời - GV lặp lại từ ở đầu câu trước và ở cuối câu sau gọi là điệp ngữ chuyển tiếp (vòng tròn). ? Có mấy dạng điệp ngữ? Những dạng + Lặp lai từ cục nhấn mạnh tiếng gà nhảy ổ (là điều kiện mở ra những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu) + Lặp lại từ nghe 3 lần nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa (Cảm xúc của tác giả) - Khổ cuối: lặp lại từ vì 4 lần. → Khẳng định ý chí chiến đấu của người chiến sĩ, thể hiện tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. 2. Ghi nhớ 1: sgk 152 II. Các dạng điệp ngữ 1. Ví dụ sgk/152 a) Ví dụ 1 - Các từ nghe được lặp lại không được sắp xếp liền kề với nhau. → Điệp ngữ cách quãng b) Ví dụ 2 sgk/152 - Lặp lại: rất lâu, khăn xanh, thương em. + Rất lâu: nhấn mạnh sự nối tiếp của thời gian. + Khăn xanh: ấn tượng về màu sắc. + Thương em: nhấn mạnh mục đích tình cảm. - Các từ ngữ lặp lại ở ví dụ 2 nối tiếp, liền kề với nhau. → Điệp ngữ nối tiếp. c) Ví dụ 3 sgk/152 + Lặp lại thấy: nhấn mạnh đối tượng chú ý. + Lặp lại ngàn dâu: nhấn mạnh sự xa cách. → Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng). 177 nào? - HS trả lời - HS đọc ghi nhớ sgk/152 Hoạt động 3 - HS đọc bài 1 sgk/153 ? Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? - HS trả lời - HS nhận xet, bổ sung - GV nhận xét, kết luận - HS làm bài cá nhân - HS trả lời - HS nhận xet, bổ sung - GV nhận xét, kết luận 2. Ghi nhớ 2: sgk/152. III. Luyện tập 1. Bài 1 sgk/153 - 1 dân tộc, dân tộc. → Khẳng định ý chí bản lĩnh của dân tộc. - Điệp ngữ “trông” → Nhấn mạnh nỗi lo âu, trông mong cho thời tiết thuận lợi của người nông dân. 2. Bài 2 sgk/153 - Xa nhau → cách quãng. - 1 giấc Mơ → nối tiếp. 3. Bài 3 sgk/15 a) Các từ ngữ được lặp lại không có tác dụng biểu cảm. Có thể lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết. b) Phía sau nhà em có 1 mảnh vườn, trồng rất nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế PN, em hái hoa ở vườn nhà để tặng mẹ, tặng chị em. Hoạt động 4: Vận dụng - Viết một đoạn văn ngắn chừng 3 - 5 dòng có sử dụng điệp ngữ? Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát biểu ý tưởng sáng tạo Em rút ra được bài học gì khi học xong bài điệp ngữ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ? - Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng việt, ôn lại các kiến thức về từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, QHT, Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ 178 Ngày giảng: 08/11/2019 Tiết 54 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Củng cố lại các kiến thức đã học về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ. 2. Kĩ năng Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói và viết đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3. Thái độ Giáo dục học sinh ý thức tự ôn tập nghiêm túc. 4. Đinh hướng năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề. b) Năng lực đặc thù - Rèn cho hs năng lực ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật - Đọc tích cực, viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi), trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức /26 2. Kiểm tra đầu giờ a) Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra b) Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Để củng cố lại kiến thức về phần tiếng Việt đã học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại tiếng Việt Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới GV dẫn dắt vào bài Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Thế nào là từ ghép? - HS trả lời - GV: chia lóp thành 2 tổ thi tìm ví dụ về từ ghép 1. Từ ghép - Là từ được tạo thành bằng cách ghép lại với nhau hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa. - 2 loại: 179 ? Từ ghép có mấy loại? - HS trả lời ? Thế nào là từ láy? Có mấy loại từ láy? - HS trả lời - GV đưa ra bài tập phát phiếu - HS hoạt động nhóm bàn 3’ Phân loại các từ láy sau: đo đỏ, trăng trắng, nhè nhẹ, xinh xinh, xấu xí; nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc. ? Thế nào là đại từ? - HS trả lời - Ví dụ: + Tôi/ rất ngại học. + Người học kém nhất lớp là tôi. Đại từ: → CN - VN. ? Đại từ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? - HS trả lời ? Có mấy loại đại từ? cho ví dụ. - HS trả lời - GV đưa ra bài tập phát phiếu - HS hoạt động nhóm bàn 3’ - HS đổi phiếu chấm bài ? Hãy sắp xép các đại từ trỏ người vật, theo bảng dưới đây? + Từ ghép chính phụ: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau: Hoa hồng, quạt điện + Từ ghép đẳng lập: các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp: núi sông, quần áo 2. Từ láy - Là một kiểu từ phức có sự hoà phối âm thanh có tác dụng tạo nghĩa gữa các tiếng - Từ láy: có 2 loại + Láy toàn bộ: Đăm đăm, xinh xinh, đo đỏ. + Láy bộ phận: + Láy bộ phận phụ âm đầu: mếu máo, ngơ ngác + Láy bộ phận vần: liêu xiêu, lôi thôi * Bài tập - Từ láy toàn bộ: đo đỏ, trăng trắng, nhè nhẹ, xinh xinh. - Từ láy bộ phận: xấu xí; nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc. 3. Đại từ - Đại từ: dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, trong câu hay phụ ngữ của DT, ĐT, TT. - Có 2 loại đại từ * Đại từ để trỏ - Trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô): tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao,... - Trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu. - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: Vậy, thế. * Đại từ để hỏi - Hỏi về người, sự vật: Ai, gì, nào. - Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy. - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào. * Bài tập Ngôi - số Số ít Số nhiều Số1: người nói Tôi, ta, tao, tớ Chúng tôi, chúng ta, chúng 180 Tôi, ta, tao, tớ, chúng tôi, chúng ta, chúng tao, hắn, nó, họ, y , chúng tớ, cậu, bạn, mày, mi, Các cậu, các bạn, chúng mày, Chúng nó, bọn họ, bọn hắn. ? Thế nào là quan hệ từ? - HS trả lời ? Sử dụng quan hệ từ trong khi nói, viết như thế nào cho phù hợp? (KG) - HS trả lời. - GV cho HS đặt câu với các cặp quan hệ từ - HS làm bài cá nhân - HS trả lời - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận ? Khi sử dụng quan hệ từ ta thường gặp những lỗi nào? Cách sửa? - HS trả lời tự xưng tao, Chúng tớ Số2: người đối thoại Cậu, bạn, mày, mi Các cậu, các bạn, chúng mày Số3: người sự vật nói tới Hắn, nó, họ, y Chúng nó, bọn họ, bọn hắn 4. Quan hệ từ - Là những từ biểu thị các ý nghĩa như: sở hữu, so sánh nhân quả... - Khi nói, viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ, nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. - Có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ. * Các cặp quan hệ từ: Nếu... thì. ; Vì... nên. Tuy... nhưng. Hễ... thì. Sở dĩ... là vì. * Các lỗi thường mắc về quan hệ từ - Thiếu quan hệ từ. → Sửa: Thêm quan từ. - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa → Thay bằng các từ thích hợp. - Thừa quan hệ từ → Sửa bỏ quan hệ từ thừa. - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết → Sửa: Thay bằng các từ thích hợp Hoạt động 4: Vận dụng - Viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 8 dòng có sử dụng từ ghép, từ láy? Chỉ ra các từ đã được sử dụng trong đoạn văn Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát biểu ý tưởng sáng tạo Tìm từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ trong các văn bản đã học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn lại các nội dung đã học về tiếng Việt - Chuẩn bị “Ôn tập tiếng Việt tiếp”. Từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. *****************************

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_52_den_54_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan