Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 42: Từ đồng âm - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm từ đồng âm.

- Việc sử dụng từ đồng âm.

2. Phẩm chất :

- Trách nhiệm : Nhận biết từ đồng âm.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt

từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đặt câu phân biệt từ đồng âm

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo

2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 42: Từ đồng âm - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14/11/2020 (7a1, 7a3) Tiết 42 – bài 10: TỪ ĐỒNG ÂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nắm được khái niệm từ đồng âm. - Việc sử dụng từ đồng âm. 2. Phẩm chất : - Trách nhiệm : Nhận biết từ đồng âm. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đặt câu phân biệt từ đồng âm b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ? Trả lời: - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau gầy – béo; xấu - đẹp; giỏi - dốt, giàu – nghèo... 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV cho ví dụ: Kiến bò đĩa thịt bò. ?Em hãy cho biết nghĩa của hai từ bò trong câu trên ? Bò 1: ( động từ) chỉ hoạt động của con kiến, rời khỏi chỗ Bò 2: ( danh từ) chỉ một loại thịt từ con vật. ? Em nhận xét gì về từ bò trên? - Đọc giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. Vậy từ có đặc điểm như vậy, người ta gọi là từ gì? Cần chú ý điều gì về cách dùng loại từ này .Để giải đáp được thắc mắc trên ta cùng tìm hiểu vào bài mới hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm - Hs đọc ví dụ - Bảng phụ. ? Giải thích nghĩa của các từ lồng? ? Hai từ lồng này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào? GV: Từ lồng ở 2 ví dụ trên là từ đồng âm. ? Em hiểu thế nào là từ đồng âm ? - HS đọc ghi nhớ - GV khái quát. HS: Từ bò trong bài ca dao trên là từ đồng âm. * Cho HS làm bài tập 1: HS đọc bài tập 1 SGK. Tr. 136 - Thu 1: mùa thu -> thu ( DT) chỉ thời tiết Thu 2: Thu tiền -> thu ( ĐT) chỉ hoạt động nhập vào Thu 3: Lệ Thu -> Thu ( DTR) chỉ tên người Thu 4: cá thu -> Thu ( DT) tên một loài cá ở biển.... - Cao: Chiều cao ( TT) + Cao 1: cao cấp (TT): bậc trên + Cao 2: Cao hổ ( DT) Một loại thuốc được chế biến bằng cách đun xương như thành bánh. + Cao 3: Làm cao (TT) – kiêu xa. + Cao hứng (TT): hứng thú mạnh hơn lúc thường) + Cao nguyên (DT): nơi đất cao hơn đồng bằng.... - ba 1: Số ba ( DT) 2 Ba người (St): chỉ số lượng 3,4 Ba: (DT): bố, tên người 5 Ba ba: ( DT): con vật I. Thế nào là từ đồng âm: 1. Ví dụ: - Lồng 1: ( động từ) Chỉ hđ nhảy dựng lên với sức mạnh đột ngột . - Lồng 2 ( danh từ) Chỉ đồ vật thường làm bằng tre, nứa, sắt... để nhốt con vật. -> Giống về âm thanh và nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. 2. Bài học: SGK - tranh: 1. tranh ảnh (DT) 2. Tranh giành, tranh chấp... ( ĐT) 3. Cây tranh (DT): cây cỏ tranh - sang 1: thu sang ( qua): chỉ hoạt động 2. sang giàu : chỉ tính chất - Nam: 1. Thôn Nam(DT) tên địa danh 2. Phía Nam(DT):chỉ phương hướng 3. thuốc Nam ( DT): tên một loại thuốc... - Sức: 1. sức mạnh ( DT) 2. Sức nước hoa (ĐT): chỉ hành động - nhè: 1. Khóc nhè. ( ĐT) 2. Nhè thức ăn (ĐT): nhả - tuốt: 1. tuốt lúa: ( ĐT)chỉ HĐ 2. đi tuốt: hết ( PT) - môi: 1. bờ môi( DT): chỉ sự vật 2. môi (DT): muôi. 3. môi trường ? HS lấy VD khác về từ đồng âm. Ruồi đậu - xôi đậu; Cây súng – hoa súng, đường đi - đường ăn, giá sách – giá cả - giá đỗ... * BT nhanh: Giải thích nghĩa của từ đầu và cho biết có phải từ ĐÂ không? - Đầu giường ánh trăng rọi(1) -> phần trên của giường, khi nằm ngủ ta đặt đầu ở phía đó. - Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương (2). -> Bộ phận trên cùng của người hoặc vật có chứa não. -> đầu ở đây tuy có nghĩa khác nhau nhưng vẫn có nét tương đồng về nghĩa: bộ phận trên cùng: Là từ nhiều nghĩa. ?(K) Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 ví dụ trên? - Dựa vào mối quan hệ giữa từ lồng với các từ khác ở trong câu - Tức là dựa vào ngữ cảnh. GV: Để không hiểu sai nghĩa của từ, ta cần căn cứ vào ngữ cảnh ( văn cảnh). II. Sử dụng từ đồng âm: 1. Ví dụ: * VD 1: - Nghĩa của từ đồng âm được xác định nhờ ngữ cảnh. ?(K) Câu: “Đem cá về kho.” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? GV: Như vậy là từ kho ở đây được hiểu với 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau. ?(K) Em có thể thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa? - Nghĩa 1: Đem cá về kho với tương nhé. - Nghĩa 2: Đem cá về kho chứa mà cất. ?(K) Qua VD 2, chúng ta cần chú ý gì khi sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp? ? Qua hai VD trên, để tránh những hiện tượng hiểu lầm do từ đồng âm gây ra, khi sử dụng ta cần chú ý điều gì? HS đọc ghi nhớ 2 sgk tr. 136 GV khái quát: Khi sử dụng từ đồng âm, để tránh hiểu lầm nghĩa của từ cần căn cứ vào ngữ cảnh của từ hoạt động. Không dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm có nghĩa là cần nói để hiểu theo một nghĩa. Tuy nhiên có phải ở bất kì trường hợp nào cũng thế? GV treo bảng phụ : Trời mưa đất thịt trơn như mỡ Dò đến hàng nem chả muốn ăn ? Giải thích nghĩa của từ chả trong ngữ cảnh sau? - chả có hai cách hiểu: + Một món ăn, ý nghĩa chỉ sự vật: giò chả, nem chả + Phủ định từ: không, chưa, chẳng. GV: Cùng một cách diễn đạt, hai câu thơ cho hai cách hiểu. Điều đó tạo nên sự thú vị, hấp dẫn. Đó là một cách để chơi chữ thường thấy trong văn học. * HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập HS đọc, xác định yêu cầu bt HD làm bài tập theo nhóm 4 nhóm * VD 2: Đem cá về kho: + Đem cá về chế biến + Đem cá về để nhập kho (Vật chứa) -> Không dùng từ với nghĩa nước đôi, đặt câu có một nghĩa. 2. Bài học: SGKtr.136 III. Luyện tập 2. Bài 2 (136 ): Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó? 7người/ nhóm Nhóm 1, 3: a Nhóm 2,4: b Đại diện nhóm trình bày. Gv nhận xét bổ sung, sửa chữa 2 HS một nhóm viết lên bảng phụ Nhóm khác nhận xét bổ sung Gv kết luận a. Các nghĩa khác nhau của DT cổ: - Cái cổ: phần giữa đầu và thân. - Cổ tay: Phần nối bàn tay với cánh tay. - Cổ chai, cổ lọ: Phần giữa miệng và thân chai ( lọ). -> Xuất phát từ nghĩa gốc cổ ( 1), có nét nghĩa giống nhau -> từ nhiều nghĩa b. Các từ đồng âm với DT cổ: - Cổ kính, cổ hủ, cổ tích, đồ cổ: xưa, cũ - Cổ động:(cổ vũ, động viên) - Cổ phiếu(Phiếu chứng nhận phần tài sản.); cổ đông: ( người có cổ phần trong công ty, xí nghiệp... ) -> Nghĩa khác xa nhau không liên quan đến nhau: Từ đồng âm 3. Bài 3 (136 ): Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm)? - Bàn (danh từ ) – bàn (động từ ): Các bạn đứng quanh bàn giáo viên để bàn cho cuộc thi nét đẹp đội viên sắp tới. - Sâu (danh từ ) – sâu (động từ ): Những con sâu đã đục sâu vào thân cây rồi. - Năm (danh từ ) – năm (số từ ): Năm học này, lớp ta phấn đấu năm học sinh giỏi. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Hãy viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng từ đồng âm? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm từ đồng âm trong đoạn văn vừa viết ở trên. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài làm bài tập 4 còn lại - Soan tiết tiếp theo: Ôn tập Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_42_tu_dong_am_nam_hoc_2020_2021_t.pdf
Giáo án liên quan