Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 40: Từ đồng nghĩa - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Khái niệm từ đồng nghĩa.

- Nắm được các loại từ đồng nghĩa: Đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa

không hoàn toàn

2. Phẩm chất :

- Trách nhiệm : Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và không

hoàn toàn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với

ngữ cảnh.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng từ đồng nghĩa đúng

hoàn cảnh giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập,.

2. HS: Đọc nhiều lần bài và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng

bình.

2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu các lỗi thường gặp về quan hệ từ? Cho ví dụ?

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 40: Từ đồng nghĩa - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:10/11/2020 (7a3), 11/11/2020( 7A1) Tiết 40 – Bài 9 TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Khái niệm từ đồng nghĩa. - Nắm được các loại từ đồng nghĩa: Đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn 2. Phẩm chất : - Trách nhiệm : Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng từ đồng nghĩa đúng hoàn cảnh giao tiếp. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập,.... 2. HS: Đọc nhiều lần bài và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng bình. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các lỗi thường gặp về quan hệ từ? Cho ví dụ? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV: Cho biết nghĩa của từ "chết" và "từ trần"? - Ông cụ đã chết đêm qua. - Ông cụ đã từ trần đêm qua. HS: Đều chỉ cho nét nghĩa là không còn sống nữa. GV: Hai từ trên có đặc điểm gì về hình thức ngữ âm và nghĩa của nó? Cách phát âm khác nhau nhưng giống nhau về nghĩa. Trong Tiếng Việt, đó là lớp từ gì? Từ đồng nghĩa. Để hiểu rõ hơn về từ này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay . * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc bản dịch thơ" Xa ngắm thác Núi Lư" ? Tìm từ đồng nghĩa với từ rọi và trông? ?Nghĩa của những từ đồng nghĩa đó như thế nào? ?Tìm từ đồng nghĩa với từ "trông" theo các nghĩa sau? GV: Từ " trông" có 3 nét nghĩa, đây chính là sự chuyển nghĩa của từ. Như vậy từ đó tham gia vào nhiều nhóm từ cùng nghĩa ( Một từ nhiều nghĩa thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau) ?Thế nào là từ đồng nghĩa? HS đọc ghi nhớ GV khái quát - HS đọc VD 1 T 114 ?So sánh nghĩa của từ" trái" với " quả"? ?Hai từ này có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? ?Thế nào là đồng nghĩa hoàn toàn? - Đồng nghĩa không phân biệt về sắc thái biểu cảm. HS đọc VD 2 ? Nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinh giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Nhận xét về 2 từ Đn trên? I. Thế nào là từ đồng nghĩa. 1. Ví dụ( T113) a. VD1: - Rọi :( chiếu ánh sáng vào một vật) chiếu, soi. - Trông: ( nhìn để nhận biết) nhìn, ngắm, ngó, dòm, liếc, ghé... => Nghĩa giống nhau, gần giống nhau VD2: - Trông ( coi sóc giữ gìn cho yên ổn): trông coi, trông nom, trông chừng ... - Trông ( mong) mong, hy vọng, chờ đợi, trông ngóng. 2. Bài học ( T114) - Từ đồng nghĩa: Là từ có nghĩa giống nhau hoạc gần giống nhau... - Từ nhiều nghĩa: nhiều nhóm từ đồng nghĩa II. Các loại từ đồng nghĩa: 1. Ví dụ * Ví dụ 1 - Trái - Quả => Nghĩa giống nhau, Thay thế cho nhau được. => sắc thái biểu cảm giống nhau => Đồng nghĩa hoàn toàn. * Ví dụ 2 - Bỏ mạng - Hi sinh Giống: => chết ( không tồn tại) HS thảo luận nhóm bàn 3 phút ?Hai từ này có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? - Không thay thế được vì sắc thái biểu cảm khác nhau. ?Thế nào là đồng nghĩa không hoàn toàn? - Sắc thái biểu cảm khác nhau ? Có mấy loại từ đồng nghĩa đó là những từ đồng nghĩa nào? ?Lấy ví dụ tương tự? Cho, biếu, tặng: trao cái gì đó cho ai được quyền sử dụng mà không đòi hoặc đổi lại một cái gì. - Cho: Ngôi thứ người trao vật cao hơn hoặc ngang hàng với ng nhận. biếu: người trao vật thấp hơn ng nhận; tặng: Không phân biệt ngôi thứ. HS đọc ghi nhớ GV khái quát HS đọc VD 1, 2 T 115 ?Vì sao không dùng Sau phút chia tay mà dùng từ chia ly? ? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điều gì ? HS đọc ghi nhớ- GV khái quát Khác: - Bỏ mạng: chết vô ích( Sắc thái khinh bỉ) - Hi sinh: chết vì lý tưởng( Sắc thái kính trọng) => Sắc thái biểu cảm khác nhau => Đồng nghĩa không hoàn toàn 2. Bài học( SGK- 114) - 2 loại từ đồng nghĩa : đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn III. Sử dụng từ đồng nghĩa 1. Ví dụ - Cùng có nghĩa rời nhau mỗi người một nơi. - Sau phút chia tay, lúc từ mới " Chinh phụ ngâm khúc" chưa có cụm từ đó - Tạo sắc thái cổ xưa và diễn tả được cái cảnh ngộ sầu bi của người chinh phụ chia ly hay hơn. - Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau - Từ ĐN không hoàn toàn không thể thay thế cho nhau 2. Bài học: ( SGKT 115) * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - HS đọc xác định yêu cầu bài tập - HĐ nhóm 3 : Lần lượt một em lên bảng làm thi theo dãy HS đọc xác định yêu cầu bài tập HS làm bài tập bằng cách chơi trò giải ô chữ HS đọc xác định yêu cầu bài tập GV hướng dẫn cách làm HS làm bt các nhân. HS đọc xác định yêu cầu bài tập HS đọc xác định yêu cầu bài tập HS đọc xác định yêu cầu bài tập HS đọc xác định yêu cầu bài tập GV hướng dẫn học sinh làm IV. Luyện tập Bài 1: Tìm từ hán việt ĐN - Gan dạ - can đảm, dũng cảm - Nhà thơ - thi gia, thi sĩ - Mổ sẻ - phẫu thuật - Của cải - tài sản - Nước ngoài - ngoại quốc - Tên lửa - hoả tiễu - Chó biển - hải cẩu - Đòi hỏi - yêu sách - Lẽ phải - công lý - Loài người - Nhân loại - Thay mặt - đại diện - Tàu biển - Hải thuyền Bài 2: Từ ĐN có nguồn gốc Ân- Âu - Máy thu thanh - Ra-đi-ô - Sinh tố - Vi ta min - Xe hơi - Ô tô - Dương cầm - Pi-a-nô Bài 3: từ địa phương đồng nghĩa - quả - trái - phanh - thắng - rẽ - quẹo Bài 4: Tìm từ đồng nghĩa để thay thế - đưa - trao - đưa - tiễn - kêu - rên - nói - trách - đi - mất Bài 5: Phân biệt nghĩa - Ăn: Sắc thái bình thường - Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao - Chén: Sắc thái thân mật thông tục Bài 6: Chọn từ thích hợp a. Thành quả , thành tích b. Ngoan cố , ngoan cường c. Nghĩa vụ , nhiệm vụ d. Giữ gìn, bảo vệ Bài 8: Đặt câu * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm một số bài ca dao, bài thơ có sử dụng từ đồng nghĩa V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài, làm bài tập còn lại - Soạn tiết tiếp theo từ trái nghĩa + Đọc nội dung bài học + Trả lời câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_40_tu_dong_nghia_nam_hoc_2020_202.pdf