I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí
Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt.
- Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước : Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc
của Lí Bạch.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra nghệ thuật đối của bài thơ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc - hiểu văn bản thơ cổ thể qua
bản dịch tiếng Việt.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Bước đầu so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ
Hán, phân tích tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:05/11/2020 (7A3), 06/11/2020 (7A1)
Tiết 37 – bài 10:
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ)
- Lý Bạch -
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí
Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt.
- Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
2. Phẩm chất :
- Yêu nước : Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc
của Lí Bạch.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra nghệ thuật đối của bài thơ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc - hiểu văn bản thơ cổ thể qua
bản dịch tiếng Việt.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Bước đầu so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ
Hán, phân tích tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: không kt
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Lí Bạch - một nhà thơ đời Đường. Có người nói thơ Lí Bạch tràn ngập ánh
trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch hết sức đa dạng, ý nghĩa vô cùng
phong phú. Chủ đề của bài thơ rất quen thuộc: “Vọng nguyệt hoài hương”
(trông trăng nhớ quê) cách thể hiện giản dị mà độc đáo. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”
(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) cũng nói về ánh trăng. Ánh trăng trong bài thơ
này có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của nhân vật trữ tình,
hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ.
- Gv giới thiệu bài mới...
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức trọng tâm
H’: Chúng ta đã được làm quen với nhà
thơ Lí Bạch qua bài thơ Xa ngắm thác
núi Lư. Vậy em hãy nhắc lại một vài nét
về tác giả Lí Bạch?
H’: Vì sao Lí Bạch lại được mệnh danh
là “Tiên thơ”?
(Làm thơ rất nhanh và rất hay)
H’: Lí Bạch thường viết về đề tài nào?
-> Đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình
yêu, tình bạn.
H’: Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh
tĩnh” thuộc đề tài nào?
H’: Nêu xuất xứ của bài thơ:
GV: HDHS đọc: Giọng chậm, buồn để
thể hiện được tình cảm của tác giả, nhịp
2/3.
GV: Đọc mẫu -> 3 HS đọc
- GV: Giải thích từ khó
H’: Dựa vào số câu, số tiếng trong bản
phiên âm và bản dịch thơ, em hãy cho
biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Bài thơ có vần không? Vần ở đâu?
-> câu 2,4.
- Ta đã gặp thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở
bài thơ nào?
-> Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
- GV: Bài Phò giá về kinh của Trần
Quang Khải là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
Đường luật, còn bài Cảm nghĩ trong đêm
thanh tĩnh là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ
thể. Cổ thể là thể thơ xuất hiện trước đời
Đường, không gò bó về niêm luật như
thơ Đường, không cần có đối và không
hạn định số câu.
HS: Đọc 2 câu đầu ở bản phiên âm và
bản dịch thơ.
H’: Hai câu đầu tả cảnh gì, ở đâu?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả: (sgk - T111).
b. Văn bản:
- Bài thơ do Tương Như dịch, in
trong thơ Đường - Tập II (1987).
2. Đọc, tìm hiểu từ khó:
a. Đọc:
b. Từ khó:
3. Thể thơ:
Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Hai câu thơ đầu:
- Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
-> Tả cảnh ánh trăng, ở đầu giường: sàng
tiền, nguyệt
H’: Cảnh ánh trăng được miêu tả qua
những từ ngữ nào? (minh, quang, sương)
H’: Em có nhận xét gì về cách sử dụng
từ ngữ của tác giả?
H’: Những từ đó đã gợi tả ánh trăng như
thế nào?
GV: Chữ “sàng” cho thấy trăng sáng
đầu giường, nghĩa là nhà thơ đang nằm
trên giường thao thức không ngủ được.
Chữ “nghi”: ngỡ là, tưởng là và chữ
“sương” đã xuất hiện một cách tự nhiên,
hợp lí. Vì trăng quá sáng trở thành màu
trắng giống như sương là điều có thật.
Nói về điều đó nhà thơ Tiêu Cương đã
viết: Dạ nguyệt tự thu sương (trăng đêm
giống như sương). Ở Tiêu Cương là so
sánh, đối chiếu, còn với Lí Bạch thì đó
lại là khoảnh khắc suy nghĩ của con
người.
H’: Hai câu thơ đầu gợi cho ta thấy vẻ
đẹp của trăng như thế nào?
GV: Đêm càng về khuya càng trở nên
yên tĩnh, không gian bốn bề vắng lặng,
nhà thơ chợt tỉnh giấc thấy mình nằm
dưới ánh trăng. Hình như trăng đã đánh
thức thi nhân dậy. Thật chủ động, trăng
đến khơi gợi một nguồn thơ và trăng là
chất liệu tạo nên nguồn thơ dào dạt.
H’(K,G): Hai câu thơ đầu chỉ thuần tuý
tả cảnh hay vừa tả cảnh, vừa tả tình?
GV: Từ “nghi” chỉ trạng thái của nhân
vật trữ tình, ẩn chứa tình cảm của thi
nhân, vừa tả trạng thái bâng khuâng, ngỡ
ngàng, vừa tả cử chỉ của người đang nằm
trên giường “cúi đầu” xuống nhìn mặt
đất, nhìn vào mông lung, nhớ đất, nhớ
người. Đó chính là tả tình.
H’: Em có nhận xét gì về cách dùng từ
ngữ giữa bản dịch thơ và bản phiên âm?
-> Bản dịch thơ đã đưa thêm 2 từ: rọi và
phủ vào, làm cho người đọc có cảm giác
2 câu thơ chỉ tả cảnh và ý vị trữ tình của
(Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.)
-> Sử dụng một loạt các từ ngữ gợi
tả
-> Ánh trăng rất sáng giống như
sương trên mặt đất.
=> Gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng,
yên tĩnh.
chủ thể có phần mờ nhạt đi.
GV: Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh, vừa tả
tình, còn 2 câu cuối thì sao?
* Hs đọc 2 câu thơ cuối (Bản phiên âm
và dịch thơ).
H’: Hai câu cuối tả cảnh hay tả tình?
H’: Cảnh và tình được tả thông qua
những từ ngữ nào?
-> Cảnh: minh nguyệt, tình: tư cố hương
H’: Cử đầu và đê đầu là chỉ hành động
của ai?
-> Chỉ hành động của nhân vật trữ tình
H’: Hai hành động này như thế nào với
nhau? (Trái ngược nhau)
H’: Em có nhận xét gì về từ ngữ và
BPTT được tác giả sd trong 2 câu thơ
cuối của tác giả?
H’: Việc sử dụng 1 loạt ĐT như vậy có
tác dụng gì?
GV(HSK,G): Nếu ở 2 câu thơ trên, nhà
thơ tả ngoại cảnh trước, nội tâm sau, thì
đến đây cảnh và tình, cử chỉ và tâm trạng
hài hoà đan xen không thể tách bạch.
Hành động ngẩng đầu xuất hiện như 1
động tác tất yếu để kiểm nghiệm sương
hay trăng? ánh mắt nhà thơ chuyển từ
trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời, từ
chỗ chỉ thấy ánh trăng đến chỗ thấy được
cả vầng trăng xa. Và khi thấy được vầng
trăng cũng đơn côi lạnh lẽo như mình,
lập tức nhà thơ lại cúi đầu, không phải để
nhìn sương. nhìn ánh trăng một lần nữa,
mà để nhớ về quê hương, nghĩ về quê
nhà xa cách.
H’(K,G): Vì sao tác giả nhìn trăng sáng
lại gợi nỗi nhớ quê?
(Dựa vào chú thích - sgk- T124).
H’: Nhan đề của bài thơ là Tĩnh dạ tứ
(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh), vậy
cảm nghĩ mà tác giả muốn thể hiện trong
bài thơ là cảm nghĩ gì ?
GV: Trong cái đêm thanh tĩnh ấy, trăng
2. Hai câu thơ cuối:
- Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.)
-> Phép đối, Sử dụng một loạt ĐT
chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất
của sự vật
-> Gợi tả tâm trạng của nhân vật
trữ tình
=> Tình yêu và nỗi nhớ quê hương
da diết luôn thường trực trong lòng
rất sáng, rất đẹp nhưng lòng người không
thể vui với trăng được mà trái lại dù
ngẩng đầu nhìn trăng, hay cúi đầu nhìn
đất thì nỗi nhớ quê vẫn khắc khoải trong
lòng.
Đỗ Phủ đã từng viết:
“Lộ tòng kim dạ bạch
Nguyệt thị cố hương minh”
(Sương từ đêm nay trắng xoá
Trăng là ánh sáng của quê nhà)
H’: Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
H’: Cách sử dụng từ ngữ của tác giả có
gì đáng chú ý?
H’: Bài thơ được biểu đạt bằng phương
thức nào?
H’: Sự kết hợp này được thể hiện như
thế nào trong bài thơ?
HS đọc ghi nhớ - Gv chốt kiến thức.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
H’(K,G): Em hãy chỉ ra các động từ có
trong bài thơ? Và chỉ ra vai trò liên kết ý
thơ của nó? Tìm CN cho các ĐT ấy?
Chúng bị lược bỏ nhằm mục đích gì?
tác giả.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn
ngữ tự nhiên, bình dị
- Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4
(số lượng các tiếng bằng nhau, cấu
trúc cú pháp, từ loại của các chữ ở
các vế tương ứng với nhau).
2. Nội dung:
- Từ ngữ giản dị, tinh luyện. Miêu
tả kết hợp với biểu cảm.
- Cảnh trăng sáng trong đêm thanh
tĩnh gợi tình yêu quê. Lí Bạchlà
người: Yêu thiên nhiên, gần gũi với
thiên nhiên. Nặng tình với quê
hương và yêu quê hương tha thiết.
Có tài làm thơ, thơ hay, ngắn gọn,
cô đúc, lời ít, ý nhiều.
*Ghi nhớ: sgk (124 ).
IV. Luyện tập
- Động từ: Nghi, cử, vọng, đê, tư
(ngỡ, ngẩng, nhìn, cúi, nhớ)
- CN là nhân vật trữ tình (nhà thơ)
bị tỉnh lược. Đó là điều tạo nên sự
thống nhất, liền mạch của các câu
thơ, bài thơ.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Viết một đoạn văn về tình yêu quê hương của tác giả Lí Bạch
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Tìm đọc các bài văn, bài thơ viết về tình yêu quê hương
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nét chính về nội dung và nghệ thuật
- Soạn: Hồi hương ngẫu thủ , trả lời các câu hỏi SGK, chú ý so sánh với văn
bản Tĩnh dạ tứ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_37_cam_nghi_trong_dem_thanh_tinh.pdf