Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 27: Sông núi nước Nam - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Qua 2 bài thơ trung đại, HS hiểu được khí phách và khát vọng của dân

tộc ta thời xưa thể hiện ở tinh thần độc lập dân tộc, tự hào về chiến thắng chống

ngoại xâm, khẳng định sức mạnh dân tộc trong việc bảo vệ và phát triển đất

nước.

- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.

2. Phẩm chất :

- Trách nhiệm : Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn

và gìn giữ những gì mà cha ông để lại.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân

tộc. Biết ơn và gìn giữ những gì mà cha ông để lại.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Rèn HS kỹ năng tìm hiểu , phân tích

thơ trữ tình trung đại. Kỹ năng đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình TĐ.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Kỹ năng đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình TĐ.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo

2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 27: Sông núi nước Nam - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:22/10/2020 (7a3), 23/10/2020 (7a1) Tiết 27 – bài 8: SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Chưa rõ tác giả) HDĐT: PHÒ GIÁ VỀ KINH (Trần Quang Khải) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Qua 2 bài thơ trung đại, HS hiểu được khí phách và khát vọng của dân tộc ta thời xưa thể hiện ở tinh thần độc lập dân tộc, tự hào về chiến thắng chống ngoại xâm, khẳng định sức mạnh dân tộc trong việc bảo vệ và phát triển đất nước. - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật. 2. Phẩm chất : - Trách nhiệm : Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn và gìn giữ những gì mà cha ông để lại. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn và gìn giữ những gì mà cha ông để lại. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Rèn HS kỹ năng tìm hiểu , phân tích thơ trữ tình trung đại. Kỹ năng đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình TĐ. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Kỹ năng đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình TĐ. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bao triều đại đi qua là bấy nhiêu triều đại đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm giữ nước. Truyền thống ấy đã được phản ánh trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học Lí Trần. Hai văn bản mà chúng ta được học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm H’: Bài thơ sáng tác vào khoảng thời gian nào? GV: HDHS đọc (Giọng hùng hồn, đanh thép, trang trọng, khảng khái) GV: đọc mẫu cả 3 phần -> Gọi 3 HS đọc 3 phân -> 1 HS đọc lại toàn bộ GV: Giải thích các từ khó H’: Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? H’: Em hãy nhận xét cách hiệp vần trong hai bài thơ? H’: Vậy bài thơ được làm theo thể thơ gì? H’: Em hiểu gì về thơ Đườngl uật? GV: Dựa vào chú thích SGK – 63 giới thiệu qua về thể thơ trung đại Việt Nam: - Thơ trung đại Việt Nam + Thời trung đại nước ta đã có nền thơ phong phú hấp dẫn + Những tác phẩm thơ được viết bằng nhiều hình thức, thể loại * GV gọi học sinh đọc lại 2 câu thơ đầu H’: Ngôn ngữ, ý thơ ở 2 câu thơ đầu có gì đặc sắc? Tác dụng của nó? H’: Lời khẳng định ấy có ý nghĩa gì? GV: Có thể nói đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của Đại Việt. Mọi niềm tin đều cho ta sức mạnh. Trước hoạ xâm lăng niềm tin A. SÔNG NÚI NƯỚC NAM I. Đọc – tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả - Văn bản a. Tác giả (Chưa rõ) b. Văn Bản: - Viết năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta 2. Đọc, tìm hiểu chú thích 3. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hai câu đầu: + Sông núi nước Nam → vua Nam ở + Giới hạn đó –> sách trời đã định => Ngôn ngữ trang trọng, ý thơ mạnh mẽ, đanh thép, khẳng định một chân lý lịch sử bất di bất dịch. => Khẳng định một niềm tin, một ý chí về chủ quyền quốc gia, về tinh thần tự lập, tự cường dân tộc. ấy sẽ làm bùng lên ngọn lửa yêu nước và căm thù giặc trong nhân dân. - Học sinh đọc 2 câu cuối H’: Em hãy nêu cảm nhận của em về giọng thơ của 2 câu thơ cuối? NT nào được tg sử dụng ở đây? H’(K,G): Tác dụng của các biện pháp NT ấy? H’: Hai câu thơ nói lên điều gì? *GV giảng bình: Mặc dù trong thơ không nói rõ hành động của giặc Tống nhưng qua việc tìm hiểu LSVN lúc đó ta thấy quân Tống có những âm mưu và hành động bạo ngược: giết người, cướp của, đốt phá, gây ra biết bao cảnh điêu tàn. Chúng muốn biến nước ta thành địa phương nhỏ của chúng, nhưng bằng sức mạnh yêu nước chính nghĩa, bằng truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết bất khuất, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng, quân giặc sẽ tan vỡ GV: Bài thơ là kết tinh ý chí độc lập đã ăn sâu trong máu thịt của DT VN từ nghìn đời nay, nó có 1 sức mạnh kì diệu mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng giày xéo thì nó trỗi dậy chiến đấu với một niềm tin lớn không gì lay chuyển nổi. Bài thơ là lời kêu gọi, truyền hịch, truyền niềm tin, niềm phấn khởi cho quân ta; đồng thời cũng là lời cảnh báo gieo sự hoang mang, hoảng hốt tới quân thù. - GV: “Sông núi nước Nam” được coi như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ” H’: Tuyên ngôn độc lập là gì? → Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng 2. Hai câu cuối: => Giọng thơ sang sảng căm giận. Câu hỏi tu từ -> làm cho lời thơ đanh thép, ý thơ thêm mạnh mẽ, hào hùng. => Khẳng định hành động xâm là tàn ác là phi nghĩa. Đồng thời khẳng định niềm tin chiến thắng và ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. định không một thế lực nào được xâm phạm. H’: Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì? - ý 1: Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn rõ ràng. - ý 2: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì thế nào cũng phải thất bại thảm hại. * GV gọi học sinh đọc bài thơ (cả phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ) - GV đọc 2 câu đầu “Chương Dương quân thù”. H’: Nghệ thuật ở 2 câu thơ đầu có gì đặc sắc? H’: Hai câu đầu có nội dung gì? H’: Hai câu thơ còn có ý nghĩa gì? H’: Em hãy nêu cảm nhận của em về giọng điệu của 2 câu cuối? H’: Hai câu thơ cuối nhà thơ muốn nói gì? * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích - Xúc cảm thiên về nghị luận, trình bày ý kiến - Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép 2. Nội dung: - Khẳng định chủ quyền đất nước - Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc. B. HD ĐT: PHÒ GIÁ VỀ KINH 1. Hai câu đầu: → Sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối làm nổi bật 2 sự kiện lịch sử, nói ít mà gợi nhiều, sức rung cảm của vần thơ kỳ diệu. → Ghi lại những trận thuỷ chiến dữ dội nổ ra trên chiến tuyến sông Hồng. => Thể hiện niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc. 2. Hai câu cuối: “Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu” → Giọng thơ trở nên sâu lắng thâm trầm như 1 lời tâm tình nhắn gửi, 1 tư tưởng vĩ đại → Lời động viên xây dựng và phát triển đất nước vững bền, phồn thịnh C. Luyện tập: H’: Nét chung nhất về nghệ thuật và ND của 2 bài thơ là gì ? H’: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau? H’: Em có biết 2 Văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 và 3 của dân tộc VN ta tên là gì? Do ai viết và xuất hiện bao giờ? 1. Nhận xét 2 bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh: - Hai bài thơ đều thể hiện 1 chân lí lớn lao và thiêng liêng đó là: - Bài 1: Nước VN là của người VN, không ai được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ bị thất bại. - Bài 2: là ngợi ca khí thế hào hùng của dân tộc qua chiến đấu và khát vọng XD phát triển đất nước trong hoà bình. - Hai bài thơ đều là thể Đường luật. Một theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 1 theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt. Cả 2 bài thơ đều diễn đạt ngắn gọn, súc tích, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một 2. Các bản tuyên ngôn độc lập: - Tuyên ngôn lần thứ 2: Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi (TK XV) - Tuyên ngôn lần thứ 3: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (2.9.1945) * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Học thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài “Nam quốc Sơn Hà” * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Xem kĩ lại kiến thức đã học. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học thuộc lòng 2 bài thơ (phiên âm, dịch thơ). - Học thuộc 2 ghi nhớ. - Tìm thêm những câu thơ, mẫu chuyện lịch sử về thời Lý, Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. - Chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo: Bánh trôi nước + Học thuộc bài thơ, tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của bài thơ + Trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_27_song_nui_nuoc_nam_nam_hoc_2020.pdf