Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 19: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm

- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.

2. Phẩm chất :

- Trách nhiệm : biết cách lập ý bài văn bản biểu cảm

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: bài văn biểu cảm với đời sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do

nhu cầu biểu cảm của con người.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương

+ Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo

2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm?

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 19: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/10/2020 (7a3), 09/10/2020 (7a1) Tiết 19 – bài 6: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. 2. Phẩm chất : - Trách nhiệm : biết cách lập ý bài văn bản biểu cảm 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: bài văn biểu cảm với đời sống. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương + Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, đọc sáng tạo 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận, hỏi và trả lời IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ hiện tại, mơ ước tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm và thể hiện cảm xúc. Đó là nhiều cách lập ý của bài văn biểu cảm. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm Đọc đoạn văn (SGK T.117) H’: Đoạn văn nói về vấn đề gì? H’: Cây tre gắn bó với con người Việt I. Những cách lập dàn ý thường gặp của bài văn biểu cảm 1. Liên hệ hiện tại với tương lai * Ví dụ - Đoạn văn nói về cây tre VN trên bước đường đi tới tương lai của đất nước. Nam bởi những công dụng như thế nào? H’: Để thể hiện sự gắn bó “còn mãi” của tre, đoạn văn đã nhắc đến gì ở tương lai? GV: Bài này tác giả viết vào 1955, khi đó ông chưa nghĩ đến sự xuất hiện của đồ nhựa, mới chỉ nghĩ đến xi măng cốt sắt. Nhưng dù có đồ nhựa đi nữa thì tác dụng của cây tre vẫn nhiều hơn những gì tác giả viết: chiếu tre, tăm tre, đũa tre, hàng mĩ nghệ bằng tre H’: Như vậy người viết đã bày tỏ tình cảm đối với sự vật bằng cách nào? HS: Đọc đoạn văn SGK Tr.118 H’: Đoạn văn nói về vấn đề gì? H’: Nhân vật tôi đã say mê con gà đất như thế nào? H’: Việc hồi tưởng quá khứ gợi lên cảm xúc gì? H’: Cách lập ý của đoạn văn này là gì? HS: Đọc đoạn văn 1 SGK Tr. 119 H’: Đoạn văn đề cập đến vấn đề gì ? H’: Để bày tỏ tình cảm yêu mến cô giáo, tác giả đã tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm gì về cô? H’: Cách bày tỏ tình cảm của người viết với cô giáo như thế nào? - Công dụng: nứa tre còn mãi, chia bùi sẻ ngọt, vui hạnh phúc, hoà bình. - Tương lai: Tre là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình - Tre làm đu, làm sáo -> Cây tre mãi gắn bó và hữu ích -> Từ thực tại mà liên hệ tới tương lai, bộc lộ cảm xúc 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại * Ví dụ: - ĐV nói về sự say mê con gà đất của nhân vật tôi. - Tình cảm: Hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. -> Gợi lên những cảm xúc: những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn. -> Từ việc hồi tưởng quá khứ mà suy nghĩ về hiện tại 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước * Ví dụ: Đoạn 1: - Lòng yêu mến cô giáo - Đoạn văn đã tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm về cô giáo: Tìm gặp cô giữa đám học trò, nghe tiếng cô giảng bài, thấy cô mệt nhọc, đau đớn, yêu thương, thất vọng, lo lắng, sung sướng... -> Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và gợi lại kỉ niệm. HS: Đọc đoạn 2 (SGK Tr.120) H’: Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của tổ quốc tới Cà Mau cực Nam của tổ quốc đã giúp tác giả bày tỏ tình cảm gì? H’: Đoạn văn lập ý theo cách nào? Đọc đoạn văn H’: Cho biết đối tượng miêu tả là ai? -> U tôi H’: Đoạn văn đã miêu tả đặc điểm gì của u? Tác giả miêu tả bóng dáng và khuôn mặt của u để làm gì? H’: Vậy tác giả đã biểu lộ cảm gì? H’: Để miêu tả và biểu cảm được như vậy thì tác giả phải làm gì? H’: Để tạo lập ý cho bài văn biểu cảm và khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, thì người viết cần phải làm gì? HS : Trả lời H’: Em nhận xét gì về tình cảm và sự việc được nêu ra trong các bài văn, đoạn văn trên? -> Tình cảm chân thật, sự việc nêu ra do đã được trải nghiệm hoặc có trong kinh nghiệm của người viết. * GV: Dù lập ý bằng cách nào cũng yêu cầu tình cảm phải chân thật -> bài văn mới thuyết phục làm cho người đọc tin, đồng cảm. - HS đọc ghi nhớ Đoạn 2: + Ở cực Bắc, nghĩ tới cực Nam trên núi ông nghĩ đến vùng biển, nơi đầy chim nhớ về xứ Tôm. -> Tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước. -> Liên tưởng, mong ước. 4. Quan sát, suy ngẫm * Ví dụ: - Miêu tả: Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt của u đã già. - Biểu cảm: Tác giả đã biểu lộ lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình với u. -> Quan sát và suy ngẫm. * Ghi nhớ ( SGK 121) * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP H’: Có mấy cách lập ý cho bài văn biểu cảm, đó là những cách nào? * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Viết đoạn văn biểu cảm nội dung tự chọn * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Khái niệm biểu cảm, các thể loại văn biểu cảm - Tình cảm trong văn BC; các cách biểu cảm V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học ghi nhớ; - Làm bài tập b, d - Chuẩn bị bài: Đại từ.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_19_cach_lap_y_cua_bai_van_bieu_ca.pdf