Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 11: Luyện tập tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và

làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.

2. Phẩm chất :

- Trách nhiệm : Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để tạo lập văn bản

- Nhân ái : yêu thích môn học.

- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập

- Trung thực : sống yêu thương, trung thực

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có kĩ năng tạo lập văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết,

mạch lạc

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương, tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng

bình.

2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 11: Luyện tập tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 24/09/2020 (7a3), 25/09/2020 (7a1) Tiết 11- bài 3: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản. 2. Phẩm chất : - Trách nhiệm : Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để tạo lập văn bản - Nhân ái : yêu thích môn học. - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập - Trung thực : sống yêu thương, trung thực 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có kĩ năng tạo lập văn bản. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : Cảm nhận văn chương, tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng bình. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H’: Để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần thực hiện những gì? Y/c: 1- Định hướng chính xác 2- Tìm ý - lập dàn ý 3- Viết các đoạn văn 4- Kiểm tra, sửa chữa văn bản 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Các em đó nắm khá rõ về các bước tạo lập văn bản. Bốn bước đó sẽ được áp dụng trong quá trình tạo lập một văn bản bất kỳ. Để hiểu sâu hơn và có khái niệm tạo lập văn bản chúng ta cùng học bài hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm *HS đọc đề bài trong sgk H’: Dựa vào những kiến thức đã được học ở bài trước, em hãy xác định yêu cầu của đề bài? H’: Để tạo lập văn bản chúng ta phải làm gì? H’: Việc định hướng ở đề này có những nhiệm vụ cụ thể nào? -> Nội dung, đối tượng, mục đích. H’: Nội dung viết về những vấn đề gì? H’: Đối tượng là ai? H’: Mục đích là gì? H’: Bước thứ 2 của việc tạo lập văn bản là gì? H’: Nếu viết về những cảnh sắc thiên nhiên VN thì viết những gì ở mỗi phần? H’: Mùa xuân có những đặc điểm gì về khí hậu, cây cối, chim muông? H’: Cảnh mùa hè có những gì đặc sắc? H’: Mùa thu có những đặc điểm gì? H’: Mùa đông có những nét gì đáng chú ý? I. Đề bài: Viết thư cho một người bạn ở nước ngoài để bạn hiểu về đất nước mình. * Y/c của đề bài: - Kiểu văn bản: viết thư - Quá trình tạo lập văn bản: 4 bước - Độ dài văn bản: 1000 chữ II. Xác lập các bước để tạo lập văn bản: 1. Định hướng cho văn bản: * Nội dung: - Truyền thống lịch sử - Danh lam thắng cảnh - Phong tục tập quán *Đối tượng: Bạn đồng trang lứa ở nước ngoài. * Mục đích: Giới thiệu về vẻ đẹp của đất nước mình -> Để bạn hiểu về đất nước VN. 2. Xây dựng bố cục: (Rành mạch, hợp lí, đúng định hướng) a. Mở bài: - Giới thiệu chung về cảnh sắc thiên nhiên b. Thân bài: - Tả cảnh sắc từng mùa: * Mùa xuân: Khí hậu hơi lạnh, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa nở rực rỡ thơm ngát, chim muông hót líu lo. * Mùa hè: Nắng vàng chói chang rực rỡ. Hoa phượng nở rực trời... * Mùa thu: gió thu se lạnh, thơm mùi hương cốm mới, lá cây xào xạc, hoa cúc vàng tươi, ... * Mùa đông: Khí hậu lạnh; sương sớm giăng mắc; thơm mùi ngô H’: KB nêu vấn đề gì? Viết gì? H’: Sau khi đã xây dựng được bố cục thì chúng ta phải tiếp tục công việc gì? H’: Sau khi đã viết xong văn bản chúng ta phải làm gì ? nướng... c. Kết bài: - Cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nước. Lời mời hẹn và lời chúc sức khoẻ. 3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu văn, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau 4. Kiểm tra sửa chữa văn bản. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP *Đọc bài tham khảo sgk (T60) - Hs viết đoạn mở đầu bức thư ? * Đoạn mở bài: Anna thân mến! Cũng như tất cả các bạn bè của chúng mình trên trái đất này, mỗi chúng ta đều sinh ra và lớn lên trên một đất nước tươi đẹp. Với bạn đó là nước Nga vĩ đại còn với mình là đất nước Việt Nam thân yêu. Bạn có biết không? Đất nước mình nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng độc đáo, bạn ạ. *Đoạn thân bài: Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đến là không khí trở nên mát mẻ hơn, làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hạ chói chang. Bầu trời mùa thu trong xanh cao vời vợi, Thỉnh thoảng còn có cả đám mây màu xanh phớt hay màu mỡ gà trôi nhè nhẹ trên trời như đang khoe sắc thắm của mình. Làn mây vàng tươi rực rỡ hơn hết thảy mọi mùa. Cây cối có những biến đổi đến diệu kì. Hôm nay còn xum xuê những lá mà có thể ngày mai chỉ còn trơ trụi cành lá khẳng khiu. Luỹ tre làng thay áo mới, khi những cơn gió ào tới, tầng tầng lá nối nhau bay xuống trao liệng trên không trung, có chiếc quay tít như còn muốn níu kéo nguồn cội của mình. Cái đặc biệt của mùa thu không phải là những trận mưa rào như mùa hạ mà là màn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc khắp đầu làng ngõ xóm vào mỗi buổi sớm mai. Có những hạt thì như kiêu hãnh đọng trên cành cây kẽ lá long lanh như rắc kim cương lấm tấm được nắng ban mai chiếu rọi, thật chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh. Vào mùa thu những trận mưa rào thưa dần thay vào đó là sự mát mẻ, dễ chịu nhưng đôi lúc vẫn còn sót lại đôi chút cái oi bức của mùa hè đã qua và cái se se lạnh của mùa đông sắp đến. Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch nên chín vàng óng ả, khi có đợt gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng óng lại nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Dòng sông trong vắt, mênh mông, làn nước mát lạnh. Vào mùa này, lũ trẻ chăn trâu tha hồ ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều trong một khung cảnh lãng mạn, nên thơ giữa bầu trời quê hương. * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Tập tạo lập văn bản * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm hiểu về quá trình sáng tác một tác phẩm văn học IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Nắm vững về bố cục, liên kết, mạch lạc và các bước tạo lập văn bản. - Viết hoàn chỉnh bức thư theo yêu cầu của đề bài trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_11_luyen_tap_tao_lap_van_ban_nam.pdf